Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi gấp gáp, căng thẳng. Nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu từ ngữ mới của bài. Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống bình yên.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.

- Giáo dục HS lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng trong mọi hoàn cảnh.

II. CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

-Bảng phụ ghi đoạn văn HD đọc diễncảm.( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trả lời các câu hỏi nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người tìm đường lên các vì sao.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng tên riêng, tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s....
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II.chuẩn bị
III.Các hoạt động
1.Kiểm tra bài cũ: HS.viết một số từ: mưa rào, nắng, trái chín, lần giường, quản gì,...
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng : Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, nảyra, non nớt, ...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi ,sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng , đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Kéo co. 
Ngày soạn: 1.3.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 thỏng 3 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
ga - vrốt ngoài chiến luỹ 
I. Mục đích, yêu cầu
- HS đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt.
- Kĩ năng xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định.
- GD lòng dũng cảm cho HS .
II. chuẩn bị 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc ( GTB)
- Bảng phụ ghi các câu văn HD đọc.( HĐ 1)
- Bảng phụ chép đoạn văn đọc diễn cảm.( HĐ 3)
III. Các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Thắng biển và TLCH về nội dung bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh họa .
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS đọc bài. HD chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu + Đoạn 2: tiếp đến Ga- vrốt nói + Đoạn 3: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài 2-3 lượt .
- GV kết hợp viết bảng HDHS viết đúng các tên riêng: Ga- vrốt, Ăng-giôn- ra, Cuốc- phây- rắc. HDHS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu khiến trên bảng phụ, giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
* HS đọc từng đoạn trong bài TLCH: 
+ Ga- vr ốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt?
+ Vì sao tác giả lại nói Ga- vrốt là mộ thiên thần?
+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Lòng dũng cảm của Ga- v- rốt đã không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy
để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa bom của địch.
- HS đọc lướt lại toàn bài, tìm nội dung của bài.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- HS tiếp nối nhau đọc bài theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Ga-vrốt, Ăng-giôn- ra, Cuốc-phây- rắc).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1trên bảng phụ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay.
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài. Cho HS liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
i. mục đích yêu cầu
- HS kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. 
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện,( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện( đoạn truyện)
- Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. chuẩn bị
- Các câu chuyện nói về lòng dũng cảm.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện Những chú bé không chết 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GVHD kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV gạch chân những từ ngữ cần lưu ý trong đề bài 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK 
- Yêu cầu HS có thể tìm và kể câu chuyện trong 
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
b. HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- KC trong nhóm 
+ HS kể chuyện theo cặp , trao đổi với nhau về ý nghiã của câu chuyện
- GV theo dõi giúp đỡ HS. 
*HĐ2: Thi kể chuyện trước lớp 
+ Mỗi HS kể xong truyện đều nói ý nghĩa câu chuyện 
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện nhất. 
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung bài kể chuyện tuần sau.
TIẾT 4 TOÁN
TIẾT 128: Luyện tập chung
i. mục đích yêu cầu
- Tiếp tục củng cố kiến thức về thực hiện phép chia phân số 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số. Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.Biết tìm phân số của một số.
- Yêu thích môn học 
ii. chuẩn bị 
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số? 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố kiến thức
- HS nhắc lại cách chia hai phân số.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1(a,b): HS đọc yêu cầu bài tập
- HS nêu cách thực hiện phép chia hai phân số và chia số tự nhiên cho phân số, rồi làm cả bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 2(a,b): HS đọc yêu cầu bài tập
- GVHDHS cách chia phân số cho số tự nhiên theo mẫu:
- Cho HS làm bài theo mẫu 
- GV nhận xét , đánh giá.
Bài 3( nếu còn thời gian). GVHSDHS tính giá trị biểu thức các phân số như tính giá trị biểu thức đối với STN
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau 
- HS làm bài. GV nhận xét, chữa bài 
Bài 4: HS đọc đề bài 
- GV gọi HS nêu các bước giải : 
+ Tính chiều rộng (tìm phân số của một số) 
+ Tính chu vi 
+ Tính diện tích 
- HS lên bảng làm bài 
- Lớp cùng GV nhạn xét , chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
mở rộng vốn từ : Dũng cảm 
i. mục đích yêu cầu 
- Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm
- Biết dùng theo chủ điểm để đặt câu, biết được một số từ ngữ nói về lòng dũng cảm.Đặt câu với từ ngữ theo chủ điểm.
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Vở bài tập tiếng Việt.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS thực hành đóng vai - giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm bạn Hà ốm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu một số từ ngữ về chủ điểm Dũng cảm mà các em biết.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm làm bài . Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập.
- GV gợi ý: Muốn đặt được câu đúng, các em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì của ai.
- HS suy nghĩ, làm bài, nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ.
- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ mà mình thích, giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó.
- Lớp nhận xét. GV đánh giá, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
ễN LTVC: ôn câu kể ai là gì ?
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS về câu kể Ai là gì ?, ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- HS xác định đúng câu kể Ai là gì ?; tạo được câu kể Ai là gì ? từ những chủ ngữ (vị ngữ ) đã cho.
- HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận.
II. chuẩn bị
- Hệ thông bài tập
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT 
- HS nêu:
+ Câu kể Ai là gì ?
+ ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
+ ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- HS nhận xét, bổ sung . HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
- GV cho HS làm các bài tập .
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
- Củng cố kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì trong các câu dưới đâyvà nêu tác dụng của từng câu kể( dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật)
a. Men- đê- lê-ép là nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà công nghệ vĩ đại.Các cống hiến của ông được đánh giá ngang với Niu- tơn, Cô- péc- ních, Đác - uyn.
b. Đào không diện áo bố ơi
 Hoa là áo của cây rồi đó con.
- HS làm bài. GV nhận xét - chữa bài:
Các câu kể Ai là gì: a) Câu 1 ; b) Câu 2
Bài 2: Gạch dưới CN; VN của từng câu kể Ai là gì?trong các đoạn văn sau. VN do DT hay cụm DT tạo thành?
 a. Cửa sổ là mắt của nhà
 Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
 Cửa sổ là bạn của người
 Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
- HS lên bảng gạch chân dưới câu kể Ai là gì? và nêu câu tạo của CN- VN.
- GV chữa bài: Cửa sổ ( CN- DT); là mắt của nhà ( VN- CDT)
 Cửa sổ ( CN- DT) ; là bạn của người ( VN- CDT)
Bài 3: Em đóng vai một bạn tổ trưởng trong lớp. Em lần lượt giới thiệu các bạn trong tổ với mọi người. Trong lời giới thiệu có dùng câu kể Ai là gì?
- HS thực hành giới thiệu.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cõu kể Ai là gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
Nóng, lạnh và nhiệt độ ( tiếp theo )
i. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được VD về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. 
- HS yêu thích tìm hiểu và khám phá thế giới. 
ii. Chuẩn bị
- Chuẩn bị chung: phích nước sôi.( HĐ 1+ 2)
- Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc chậu, 1 cốc, lọ cắm ống thuỷ tinh ...( HĐ 1+2)
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Để đo nhiệt độ của vật ta thường sử dụng các loại nhiệt kế nào?.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
* Mục tiêu: HS biết và nêu được VD về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt có nhiệt độ thấp; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên, các vật toả nhiệt sẽ lạnh đi.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm thí nghiệm trang 102/ SGK theo nhóm.
Bước 2: Các nhóm trình bày kết qủa thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS giải thích như SGK. 
Bước 3: HS trình bày ý kiến.
- GV giúp HS rút ra nhận xét: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên . Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi.
*HĐ2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
* Mục tiêu: - Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng, lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS tiến hành làm thí nghiệm trang 103/ SGK theo nhóm.
Bước 2: HS quan sát nhiệt kế sau đó trả lời câu hỏi trong SGK. 
Bước 3: Trình bày kết quả. 
- GV khuyến khích HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi có tính thực tế: Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 1.3.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 8 thỏng 3 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn 
miêu tả cây cối 
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối.
- Giáo dục HS ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết dàn ý quan sát.( BT2)
- HS: Tranh ảnh một số loại cây. (BT3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây mà em định tả.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu nội dung ghi nhớ về dàn ý quan sát cây cối.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.Trao đổi cùng bạn, trả lời câu hỏi của bài.
- HS phát biểu ý kiến. 
- Lớp nhận xét. GV kết luận: 
+ Có thể dùng đoạn a,b để viết KB
+ KB ở đoạn a nói về tình cảm của người tả đối với cây.
+ KB ở đoạn b nêu được tình cảm và lợi ích của người tả đối với cây.
Bài 2: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV treo bảng phụ chép sẵn câu hỏi BT2 - HS đọc.
- Hoạt động nhóm: Các nhóm bày tranh trên bàn. Sau đó tự giới thiệu và nêu tình cảm của mình đối với cây đó.
- HS treo tranh trên bảng sau đó trình bày trước lớp.
- HSNX- GVNX bổ sung.
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS dựa vào dàn ý ở BT2 viết KBMR
- Viết kết bài cho loại cây không trùng với loại cây em sẽ chọn viết ở bài tập 4
- HS viết đoạn văn . Sau đó đọc trước lớp. GVNX chữa bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. 
- Lưu ý HS cần lựa chọn để viết KBMRcho một trong 3 loại cây( Cần chọn những cây quen thuộc,gần gũi mà em có dịp quan sát)
- HS viết đoạn văn, viết xong cùng bạn trao đổi, góp ý cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm những đoạn kết bài hay. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách KB trong bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I.mục đích yêu cầu
- HS biết được những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại: đồng,nhôm,...) và những vậy dẫn nhiệt kém ( không khí, gỗ,nhựa, len, bông,...)
- Kể được tên vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.
- Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt, kĩ năng giải quyết vấn đế liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
- HS yêu thích và tìm hiểu thế giới.
ii. chuẩn bị 
+ Chuẩn bị chung : phích nước nóng ; xoong ; nồi , giỏ ấm ; caí lót tay( HĐ 1)
+ Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, ( HĐ 2)
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu VD về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1:Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
* Mục tiêu: HS biết được những vật dẫn nhiệt kém và đưa ra những VD chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật .
* Cách tiến hành: 
Bước 1: HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung câu hỏi của bài. 
- HS báo cáo kết quả. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại:
Các kim loại (đồng, nhôm...) dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt. Gỗ, nhựa,... dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
*HĐ2:Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí. 
* Mục tiêu: Nêu được VD về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc phần đối thoại trong SGK.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK.
- GVHDHS cách quấn giấy báo và đo nhiệt độ cốc nước.
Bước 3: Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
- GV nhận xét KL về tính cách nhiệt của không khí.
*HĐ3:Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt. 
* Mục tiêu: Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. 
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- TC cho HS chơi trò chơi dưới dạng: " Đố bạn tôi là ai , tôi được làm bằng gì?”
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại nội dung bài học.HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 TOÁN 
TIẾT 129: Luyện tập chung 
i. Mục đích yêu cầu 
- Tiếp tục củng cố kiến thức về thực hiện các phép tính về phân số. 
- Rèn kĩ năng thực các phép tính với phân số.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Hình trong SGK. 
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chia hai phân số?
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1:Củng cố KT.
- HS nêu cách thực hiện phép chia phân số. 
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1 (a,b): HS nêu yêu cầu của bài toán.
- HS nhắc lại cách cộng , trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu. 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Lưu ý HS: phần b nên chọn MSC là 12 
HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 2 (a,b): HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV hướng dẫn HS mẫu. Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở. HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố lại cách trừ hai phân số cùng mẫu và khác mẫu.
Bài 3(a,b): - HS nêu yêu cầu bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- GV chốt lời giải đúng, nhấn mạnh thực hiện nhân, chia trước; cộng, trừ sau.
Bài 4 (a,b): Cách thực hiện tương tự bài 3
- GV củng cố về cách chia phân số .
Bài 5( nếu còn thời gian): HS đọc đề bài. 
- GV gọi HS nêu các bước giải: 
+ Tìm số đường còn lại
+ Tìm số đường bán vào buổi chiều
+ Tìm số đường bán cả 2 buổi
- HS lên bảng làm bài. Lớp cùng GV nhận xét, chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số. 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.	
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
Khâu đột thưa( tiết 1)
i. muc đích, yêu cầu
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu cóthể bj dúm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. chuẩn bị
- HS: Bộ khâu thêu
- GV: Mẫu đường khâuđột thưa.( HĐ
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
b. Các hoạt động
*HĐ1: GVHDHS quan sát nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa
- HDHS quan sát mặt phải,trái đường khâu kết hợp với quan sát H1- SGK + TLCH:
 + Nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa
 + So sánh các mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường?
- GVHDHS nêu khái niệm về khâu đột thưa.
- HS đọc ghi nhớ SGK
*HĐ2: HDHS thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa
- HDHS quan sát hình 2,3,4 SGK và nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HSTLCH: + Nêu cách vạch dấu đường khâu?
 + Nêu cách khâu các mũi khâu đột thưa?
- GVHDHS thao tác bắt đầu khâu
- Gọi 1,2 HS lên thực hiện thao tác khâu
- Cả lớp và GV quan sát nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách khâu đột thưa
- GV nhận xét ý thức tinh thần học tập của HS, dặn chuẩn bị tốt dụng cụ tiết sau thực hành.
TIẾT 2 TOÁN *
Ôn tập về bốn phép tính của phân số
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về các phép của phân số, giải toán có liên quan đến phân số. 
- Rèn kĩ năng nhân và giải toán về phân số.
- GDHS ham học hỏi, tìm tòi.
II. chuẩn bị
- GV: Nội dung bài học.
III. các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng cộng, trừ phân số
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Củng cố kiến thức cũ
HS trả lời các câu hỏi sau:
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?
Muốn chia hai phân số ta làm thế nào?
- HS trả lời.
- Một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính: a, b, c,
Bài 2: Tính: a, b, c,
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện.
a, 	 b, 
Bài 4: Trong một đoàn nghệ thuật, số diễn viên nam bằng số diễn viên nữ. Tính số diễn viên nam, số diễn viên nữ, biết rằng đoàn có 75 diễn viên.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. 
- GV gọi HS lên bảng làm các bài tập.
- HS nhận xét/ GV chốt.
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 1.3.2018
 Ngày dạy: Thứ sỏu ngày 9 thỏng 3 năm 2018
 Sỏ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc