Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài có nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung bài. Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. ( GTB)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Bè suôi sông La.Trả lời các câu hỏi nội dung bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc:
- HS đọc toàn bài. GVHD chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- HS nối tiếp nhau 3 đoạn văn 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: sầu riêng, chiều quằn, quyến rũ. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài, khó.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm chã
ặn dò - Nêu ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải cư xử lịch sự với mọi người? - GVNX tiết học. Thực hiện tốt trong cuộc sống hằng ngày. TIẾT 3 LUYỆN VIẾT BÀI 18 I.mục đích yêu cầu - HS viết chính xác, trình bày đúng ,đẹp bài: Phong cảnh Pác Pó. - Rèn kĩ năng viết đúng độ cao, khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng các tên riêng, tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s.... - Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận. II.chuẩn bị - HS: Vở luyện viết III.Các hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ: HS.viết một số từ: nắng sớm, sáng trong, sáng rực lên, lượn... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *HĐ1: Hướng dẫn HS viết. - Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài? - Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết: hiểm trở, nương ngô, thung lũng, sương trắng, sườn núi... - GV phân tích một số tiếng khó trên bảng. - HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp. - HS nhận xét, GV nhận xét. *HĐ2: HS viết bài - HS nhắc lại cách trình bày bài viết. - HS tự luyện viết bài theo bài mẫu - GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời. *HĐ3: Chấm chữa bài. - GV chấm chữa một số bài - Nhận xét . - HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi. 3. Củng cố, dặn dò - Khen ngợi những em đã viết đúng , đẹp. - Dặn HS chuẩn bị bài Hoa học trò. Ngày soạn: 24.1.2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 31 thỏng 1 năm 2018 Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC chợ tết I. Mục đích yêu cầu - HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND bài: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. - Yêu thích môn học. II. chuẩn bị -Tranh minh hoạ. ( GTB) -Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ cần luyện đọc.( HĐ 3) III. Các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Sầu riêng”,TLCH về nội dung bài. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: SD tranh minh hoạ. b. Các hoạt động *HĐ1: Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm các từ khó: dải mây trắng, sương hồng lam, nóc nhà gianh, cô yếm thắm, núi uốn mình,... Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. HD HS ngắt hơi đúng nhịp thơ. - Một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm chãi, nhẹ nhàng. *HĐ2: Tìm hiểu bài - HS đọc và trả lời câu hỏi của bài - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại, nhấn mạnh: + Người trong các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp. + Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng. + Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết - HS đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Bài thơ có nội dung gì ? *HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 1đoạn trên bảng phụ. - HS nhẩm đọc thuộc bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Lớp NX và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu ND bài thơ. - GV nhận xét tiết học. Liên hệ. - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 KỂ CHUYỆN Con vịt xấu xí I. Mục đích yêu cầu - Dựa theo lời kể GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ. Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện đúng diễn biến. - Hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên người ta phải nhận ra cái hay,cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. - Giáo dục HS biết yêu quý loài vật xung quanh ta. II. chuẩn bị - Tranh minh hoạ truyện ( HĐ 1) III. Các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS kể chuyện về người có khả năng và có sức khoẻ đặc biệt. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động *HĐ1: GV kể chuyện. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm yêu cầu SGK - GV kể chuyện 2-3 lần. HS theo dõi. *HĐ2: HS sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ. - Dựa vào lời kể của GV, HS trao đổi, thảo luận, sắp xếp tranh theo đúng thứ tự. - HS trình bày cách sắp xếp của mình. - GV nhận xét chốt thứ tự đúng: Tranh 2,1,3,4 *HĐ3: HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện. - GV chia hóm 4 HS. Các nhóm dựa vào tranh để lại từng đoạn đến toàn bộ câu chuyện. Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện - Đại diện các nhóm trình bày( HSY chỉ kể một đoạn câu chuyện) và TLCH về ND,ý nghĩa của GV và các bạn. - GV đặt câu hỏi liên hệ để HS rút ra được: Cần phải biết yêu quý loài vật xung quanh ta, không vội đánh giá loài vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. - GV nhận xét khen ngợi những bạn kể chuyện hay. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện - Chuẩn bị: KC đã nghe, đã đọc. TIẾT 4 TOÁN TIẾT 108: luyện tập i. mục đích yêu cầu - Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số , so sánh phân số với 1 - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Tích cực tự giác trong học tập. ii. chuẩn bị - Vở bài tập iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số? - So sánh hai phân số: và 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : trực tiếp b. Các hoạt động *HĐ1: ôn tập - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số - GVnhận xét , KL. *HĐ2: Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu - HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Cho HS nhận xét, GVđánh giá. - Củng cố lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số Bài 2( 5 ý cuối): Cho HS nêu yêu cầu bài. - HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Gọi HS lên bảng chữa bài. Sau đó giải thích cách làm. - GV nhận xét , đánh giá. - Củng cố cách so sánh phân số với 1. Bài 3(a,c): Cho HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu cách sắp xếp các phân số - HS làm bài trên bảng. - GV nhận xét chữa bài. - Củng cố các bước so sánh và sắp xếp các PS. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU mở rộng vốn từ: cái đẹp i. mục đích yêu cầu - Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các câu thành ngữ liên quan đến cái đẹp. - Biết sử dụng những từ đã học để đặt câu, bước đầu làm quen với thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cái đẹp. - Yêu thích và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống. II. chuẩn bị - GV: Giấy khổ to, bút dạ( HĐ 1) iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Một HS đọc đoạn văn kể về một loại cây trái yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động *HĐ1: Củng cố KT - HS nêu một số từ ngữ em biết về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Một HS đọc nội dung bài tập 1. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Yc các nhóm viết các từ tìm được ra giấy. Hai nhóm viết vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm dán trên bảng lớp và đọc các từ tìm được. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và thêm từ. - GV nhận xét KL: a) đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, rực rỡ, lộng lẫy,... b) thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đậm đà, đôn hậu, tế nhị, chân thực, thẳng thắn, bộc trực,... Bài 2: Một HS đọc nội dung bài tập 2. - HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập. - Đại diện các nhóm lên bảng viết từ. - GV NX, chốt lại lời giải: a) tươi đẹp, rực rỡ, huy hoàng, hùng vĩ, hoành tráng,... b) xinh xắn, xinh đẹp, xinh, tươi, duyên dáng, ... Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ đặt câu và trình bày câu mà mình đặt. - Cả lớp và GV nhận xét. GV sửa chữa lỗi dùng từ cho HS . Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV ghi bảng vế B của bài. - Cho HS lên bảng viết câu thành ngữ ở vế A, cả lớp tự làm vào vở bài tập. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS giải thích nghĩa một số câu thành ngữ. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 TIẾNG VIỆT* ễN LTVC: ôn chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ? i. mục đích yêu cầu - Củng cố cho HS về cấu tạo và ý nghĩa của CN trong câu kể Ai thế nào ? - Rèn cho HS kĩ năng nhận diện được câu kể Ai thế nào? Tìm được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? Viết được đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào? - Giáo dục HS ý thức viết đúng ngữ pháp. II. chuẩn bị - Bảng phụ ghi sẵn BT. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Câu kể Ai thế nào gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động *HĐ1: Củng cố KT - HS nêu ví dụ về câu kể Ai thế nào? - HS nêu nội dung ghi nhớ về CN trong câu kể Ai thế nào? - HS đặt câu kể Ai thế nào? sau đó xác định CN và VN trong câu vừa đặt. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV nhấn mạnh về CN trong câu kể Ai thế nào? *HĐ2: Luyện tập - GV cho HS làm các bài tập sau: Bài 1: Xác định câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau rồi gạch một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN của từng câu kể xác định được: Rừng hồi/ ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Cây hồi/ thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi/ giòn dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi/ phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành. - HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập, cả lớp theo dõi / bảng phụ. - HS trao đổi cùng bạn ngồi bên để tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. - Báo cáo kết quả. - Lớp NX, GV chốt đáp án đúng: Tất cả các câu đều là câu kể Ai- thế nào? - Cá CN trong câu như trên. Bài 2: Đặt câu kể Ai thế nào? để tả một con vật. - HS tự đặt câu trên bảng. Dưới lớp đọc câu mình đặt. - GV nhận xét- sửa chữa. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 6 câu) tả một loại quả em yêu thích, có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào? - HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân - Lưu ý HS sử dụng câu kể Ai thế nào? để nêu đúng đặc điểm của quả chọn tả. - HS nối tiếp nhau đọc bài và chỉ ra các câu kể Ai thế nào? - Cả lớp và GV nhận xét, khen những bạn viết đúng yêu cầu, hay. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu k/n câu kể Ai thế nào? và các bộ phận của câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. TIẾT 3 KHOA HỌC âm thanh trong cuộc sống I. Mục đích yêu cầu - HS biết vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua hát, nói, nghe; dùng để làm tín hiệu ) - Nêu được VD về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp. Sinh hoạt, học tập, giải trí,... - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân ,giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - HS yêu thích tìm hiểu và khám phá thế giới. ii. Chuẩn bị - 5 chai hoặc cốc giống nhau.( HĐ 4) iii. Các Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Trò chơi tìm từ diễn tả âm thanh: GV chia lớp làm hai nhóm: +1 nhóm nêu nguồn phát ra âm thanh, nhóm kia phải tìm từ phù hợp để diễn tả ÂT. Ví dụ : Đồng hồ - Tích tắc 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống. * Mục tiêu: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống ( giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe); dùng làm tín hiệu ( tiếng trống, tiếng còi ). * Cách tiến hành: Bước 1: HS quan sát hình trang 86, ghi lại vai trò của âm thanh. Bước 2: HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. *HĐ2: Nói về những ÂT ưa thích và những ÂT không ưa thích. * Mục tiêu: HS diễn tả thái độ trước thế giới ÂT xung quanh. * Cách tiến hành: Bước 1: GV nêu vấn đề : Hãy kể ra những âm thanh mình thích, không thích. Bước 2: Thực hành: HS kể và giải thích. - GV chốt kiến thức - HS nhắc lại. *HĐ2: Tìm hiểu tác dụng của việc ghi lại được âm thanh. * Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. Hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng. * Cách tiến hành: Bước 1: GV đặt vấn đề : Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? Bước 2: HS làm việc theo cặp. Bước 3: Trình bày kết quả. *HĐ4: Trò chơi làm nhạc cụ. * Mục tiêu: Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao thấp, trầm bổng khác nhau. * Cách tiến hành: - HS đổ nước vào các chai, từ vơi đến gần đầy rồi so sánh ÂT phát ra khi gõ. - HS từng nhóm biểu diễn. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm biểu diễn hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc mục Bạn cần biết / SGK. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 25.1.2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 thỏng 2 năm 2018 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN Luyện tập quan sát cây cối i. mục đích yêu cầu - Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cây. - Ghi lại kết quả quan sát một cây cụ thể theo một trình tự nhất định. - Giáo dục ý thức học tập và yêu thích môn học. II. chuẩn bị - GV- HS :Tranh một số loại cây.( BT 2) iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : trực tiếp b. Các hoạt động *HĐ1: Củng cố KT - HS nêu dàn ý tả một cây ăn quả. - HS nhắc lại dàn ý tả một cây ăn quả. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài, HS theo dõi sách giáo khoa. - GV hướng dẫn cách làm từng phần. - HS làm bài theo cặp đôi trong từng bàn , GV đưa ra mẫu bảng làm phần a, b. Các nhóm ghi lại kết quả thảo luận. - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS : Bài yêu cầu các em quan sát một cây cụ thể( hoặc tranh), HS có thể quan sát một cây ăn quả, một cây khác, song cây đó phải được trồng ở khu vực trường, hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó. - HS dựa vào những gì quan sát được, ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. GV giúp đỡ. - HS trình bày kết quả quan sát, cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Khi quan sát cần chú ý những gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới. TIẾT 2 KHOA HỌC âm thanh trong cuộc sống (Tiếp) i. Mục đích yêu cầu - Nêu được VD về: +Tác hại của tiếng ồnHS nhận biết một số loại tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe, gây mất tập trung trong công việc, học tập. + Một số biện pháp chống tiếng ồn. - Thực hiện quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng. Biết cách phòng chống tiếg ồn trong cuộc sống. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chông ô nhiễm tiếng ồn. - HS có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. ii. chuẩn bị - Hình trang 88 SGK.( HĐ 1) iii. các Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của âm thanh đối với đời sống con người? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : trực tiếp b. Các hoạt động *HĐ1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn * Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn. * Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 88. HS bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và ở nơi HS sinh sống. Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả. - GV giúp HS phân biệt tiếng ồn chính. Sau đó giúp HS nhận ra hầu hết tiếng ồn đều do con người gây ra. *HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh. * Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh. * Cách tiến hành: Bước 1: HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK.Thảo luận tác hại và cách phòng tránh tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống. Bước 2: Đại diện các nhóm trình kết quả của nhóm mình, nhận xét, bổ sung. - GV NXKL: + Tác hại: Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh,... + Biện pháp: Có những quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng. Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai. Giúp HS nhận ra một số biện pháp phòng chống tiếng ồn. *HĐ3: Nói về các việc nên / không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. * Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những ngưòi xung quanh. * Cách tiến hành: - HS thảo luận cặp đôi về những việc em nên hoặc không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng. - HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu tác hại của một số loại tiếng ồn và biện pháp phòng chống? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. TIẾT 4 TOÁN TIẾT 109: So sánh hai phân số khác mẫu số I. Mục đích yêu cầu - HS biết so sánh hai phân số khác mẫu số ( Bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó ). Củng cố so sánh hai phân số có cùng mẫu số. - Vận dụng vào làm thành thạo các bài tập. - Yêu thích môn học . ii. chuẩn bị - Hai băng giấy bằng nhau .( HĐ 1) iii. Các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số? 2. Bài mới a.Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số. - GV nêu ví dụ : so sánh hai phân số và - HS nhận xét: Hai phân số khác mẫu số. - GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra phương án giải quyết: So sánh hai phân số trên băng giấy. - HS báo cáo kết quả , nhận xét kết quả của các nhóm. - GV kết luận : phân số HS đọc kết luận / SGK. *HĐ1: Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm mẫu phần a - HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài. - Lớp chữa bài trên bảng. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2 a: HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS thực hiện qua hai bước: + Rút gọn + So sánh - Cho HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài . HS làm các phần còn lại. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3:(nếu còn thời gian) Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. - HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT khâu thường ( Tiết 1) I. mục đích yêu cầu - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.( các mũi khâu có thể chưa đều, bị dúm.) - Rèn kỹ năng khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Giáo dục HS tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II. chuẩn bị - GV: Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường, một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. (HĐ2) - HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch III. Các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động *HĐ1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mũi khâu thường và giải thích. - Hướng dẫn HS quan sát mặt phải, mặt trái của mẫu khâu thường, kết hợp quan sát hình 3a, 3b,/ SGK để nêu nhận xét về đương khâu mũi thường. - GV bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường. - HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ. *HĐ1: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật a. GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản: - HS quan sát hình 1, nêu cách cầm vải cầm kim khi khâu. - GV nhận xét và hướng dẫn thao tác. - HS quan sát hình 2a, 2b, nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu. - 1 HS: lên bảng thực hiện các thao tác vừa hướng dẫn, lớp quan sát. - GV nhận xét, kết luận. b. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường: - GV treo tranh quy trình khâu. - HS quan sát tranh nêu các bước khâu thường. - HS quan sát hình 4/ SGK nêu cách vạch dấu đường khâu thường. - GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu thường. - HS đọc nội dung phần ghi nhớ/ SGK. - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. - GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ ở cuối đường khâu. *HĐ1: HS thực hành - HS tập khâu mũi thường trên giấy kẻ ô li. - GVQS và giúp đỡ kịp thời. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tốt giờ sau thực hành trên vải. TIẾT 2 TOÁN * ÔN tập chung I. Mục đích yêu cầu - Củng cố cho HS : Khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số. - Rèn kĩ năng rút gọn hai phân số, phân số bằng nhau. - Yêu thích môn học. II. chuẩn bị - Ghi sẵn BT lên bảng và bảng phụ. iii. Các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất bằng nhau của phân số? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Hoàn thiện bài tập buổi sáng. * Ôn tập: - HS nêu khái niệm về phân số và cho ví dụ? - Nêu tính chấtbằng nhau của phân số, lấy VD? - Nêu cách rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số. - GV nhận xét
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc