Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIấU

- Hiểu những từ ngữ trong bài, hiểu ND bài: Tả cừy sầu riờng cỳ nhiều nột đặc sắc về hoa, quả và nột độc đỏo về dỏng cừy.

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài cỳ nhấn giọng từ ngữ gợi tả với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rúi. (TL được cỏc CH trong SGK)

- Cỳ ý thức chăm sỳc và bảo vệ cừy trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lũng bài Bố xuụi sụng La: Nờu nội dung bài thơ?

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.

b. Luyện đọc và tỡm hiểu bài

* Luyện đọc :

 - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt.

- GV kết hợp giỳp HS hiểu nghĩa cỏc từ ngữ được chỳ thớch cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đỳng ở những cừu dài khỳ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tỡm hiểu bài

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời cừu hỏi:

 + Sầu riờng là đặc sản của vựng nào ?

 - HS đọc thầm toàn bài, trả lời cừu hỏi:

+ Húy miờu tả vẻ đẹp của hoa sầu riờng, quả sầu riờng, dỏng cừy sầu riờng? Tỡm những cừu văn thể hiện tỡnh cảm của tỏc giả với cừy sầu riờng?

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết :
	- GV đọc bài 22: Người tìm đường lên các vì sao trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài? Cách viết kiểu chữ thẳng?
	- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: Kéo co, trò cơi, keo, đối phương,
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 22: Người tìm đường lên các vì sao
	Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy theo cửa sổ để bay theo những cánh chim.Kết quả, ông bị gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
	- HS soát lại.
d. Chấm, chữa bài 
	- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ thẳng.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 23: Kéo co.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Luyện tập về câu kể Ai thế nào?
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố các kiến thức về câu kể Ai thế nào? 
	- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để nhận biết câu kể Ai thế nào?Biết đặt câu kể Ai thế nào?
	- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	- HS nhắc lại một số kiến thức về câu kể Ai thế nào?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau rồi gạch 1 gạch dưới CN và hai gạch dưới VN của từng câu đó:
	Cây bưởi đang ở thời kì phát triển. Thân cây rắn chắc, to khoẻ. Vỏ cây màu xam xám, loang lổ những đốm trắng. Các cành cây vươn dài xoè ra mọi phía thành những tán nhỏ. Lá bưởi khá dày, màu xanh đậm.
	- HS suy nghĩ làm bài vào vở.
	- 1 HS lên bảng trình bày.
	- Lớp và GV theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Điền tiếp VN vào chỗ trống để được các câu kể Ai thế nào? miêu tả một con búp bê:
	a. Gương mặt búp bê
	b. Mái tóc của búp bê
	c. Đôi mắt búp bê
	d. Những ngón tay
	e. Đôi bàn chân
	- HS tự làm bài.
	- Gọi vài HS đọc kết quả.
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3 ( Dành cho HS khá, giỏi) 
	Viết một đoạn văn ngắn kể về các thành viên trong gia đình em,trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào?
	- HS viết đoạn.
	- Gọi vài HS đọc đoạn vừa viết.
	- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
	- Nhắc lại các kiến thứcđã học về câu kể Ai thế nào?
	- GV chốt lại bài, yêu cầu HS về hoàn chỉnh bài văn vào vở.
.........................................................................................................................
Tiết 3: TLV
Ôn tập: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
	- HS biết vận dụng để lập được dàn ý cho bài văn tả cây cối.
	- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối gồm những phần nào? 
	- Nội dung từng phần? Khi quan sát cây cối ta cần sử dụng những giác quan nào?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Đoạn văn sau viết về cái gì? ứng với phần nào trong bài văn miêu tả cây cối? Đoạn văn miêu tả theo trình tự nào?
Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau trồi ra bằng ngón tay... bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm chị em tôi hái không xuể. Bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả.
	- HS suy nghĩ trao đổi theo cặp và trình bày kết quả.
	- Lớp và GV theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Lập dàn ý cho đề văn sau: “Hãy tả một cái cây mà em yêu thích”
	- Vài HS nói tên cây định tả.
	- HS lập dàn ý (10 ph)
	- Vài HS đọc dàn ý vừa lập.
	- GVHDHS nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò
	- HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
	- GV chốt lại bài, GD lòng yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, yêu cầu HS về hoàn chỉnh bài văn vào vở.
 Soạn: 22/1/2011 . Giảng: Thứ tư 26/1/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Con vịt xấu xí 
i. mục tiêu
- HS dựa vào lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý, đúng diễn biến (BT2)
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
- Rèn tính mạnh dạn, tự tin khi nói trước đông người. Biết yêu thương con người.
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ truyện (BĐD)
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể chuyện lần 2 - vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
 c. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập
* Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ của câu chuyện theo trình tự đúng.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- GV treo tranh minh hoạ của truyện theo thứ tự sai 
- HS quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ sắp xếp lại các bức tranh theo thứ tự đúng.
- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3, 4.
- HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp: 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện và nói ý nghĩa câu chuyện.
 	- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, hiểu truyện nhất..
3. Củng cố - dặn dò.
 + Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này?
- GV liên hệ GDHS phải biết yêu thương cn người, không nên đánh giá người khác quá thấp mà không nhìn thấy ưu điểm ở họ.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị cho tiết KC tuần sau.
.........................................................................................................................
Tập đọc
Chợ Tết 
i. mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ, ý nghĩa của bài thơ: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. (TL được các CH trong SGK, thuộc được một vài câu thơ yêu thích)
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ đầu (11 dòng thơ đầu)
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Sầu riêng ” : Nêu nội dung bài?
2. Dạy bài mới
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc 
- HSTB nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp. Một HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài: HS đọc lại bài, trả lời các câu hỏi:
+ Người trong các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? Bên cạnh dáng vẻ những người đi chợ Tết còn có những điểm gì chung? Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
- HS đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời câu hỏi: 
+ Bài thơ có nội dung gì ? (Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê)
- GV khái quát lại nội dung của bài.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ: Nêu giọng đọc mỗi đoạn?
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn một khổ thơ tiêu biểu (Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc).
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu ND chính của bài thơ? Để giữ cho cảnh thiên nhiên luôn tươi đẹp, em cần làm những gì?
- GV nhận xét tiết học. HD HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
Tiết 108 : Luyện tập (120)
i. Mục tiêu
- HS so sánh được hai phân số có cùng mẫu số, so sánh được một phân số với1 (BT 1; 2 (5 ý cuối). 
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn (BT3a,c).
- Có ý thức kiên trì học tập. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1: - 1 HSTB đọc BT 1
- Nêu yêu cầu của BT? (So sánh hai PS) 
- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV đánh giá chung, cho điểm HS.
Bài 2: (HSTB : 5 ý cuối)
- HS đọc: Nêu yêu cầu của bài? (So sánh các phân số với 1)
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nêu lại cách so sánh phân số với 1? 
Bài 3: (HSTB phần a,c)
- HSđọc: Nêu yêu cầu bài? (Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn)
- Muốn viết được các PS theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? (So sánh, sắp xếp)
- 2HS lên bảng làm (HSTB phần a,c; 1 HSKG phần b,d) 
 	- HS dưới lớp làm vở, nhận xét bài trên bảng.
 	- GV đánh giá, cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách so sánh hai phân số cùng MS? Cách so sánh PS với 1?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: So sánh hai PS khác MS.
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Khâu thường ( Tiết 1)
I. Muc tiêu:
- HS nắm được cách khâu thường và ứng dụng của khâu thường
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Mũi khâu có thể chưa cách đều, đường khâu có thể bị dúm.
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Mẫu khâu mũi khâu thường. Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu?
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS quan sát, nhận xét mẫu:
	- GV giới thiệu mẫu khâu thường, HS quan sát mặt phải và trái của mẫu kết hợp quan sát hình 1- SGKvà TLCH: Nêu đặc điểm của mũi khâu thường? So sánh mũi khâu ở mặt phải với mũi khâu ở mặt trái?
	- GV nhận xét và kết luận về đặc điểm mũi khâu thường.
	- HS nêu khái niệm về khâu thường? Vài em đọc ghi nhớ – SGK
 c. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
* HD một số thao tác khâu cơ bản
	- HS quan sát H.1 và nêu cách cầm vải, cầm kim, cách lên kim và xuống kim khi khâu?
	- HS quan sát H.2a, bvà nêu cách lên kim , xuống kim khi khâu.
	- GV HD thao tác kĩ thuật.
	- 1 HS thao tác lại.
	- GV nhắc HS một số lưu ‎ý khi khâu về cách cầm vải, cầm kim, cách giữ gìn an toàn khi khâu.
	- GV kết luận 
* HD thao tác khâu thưòng
	- HS quan sát H.4- SGK, nêu cách vạch dấu đường khâu thường?
	- GV HDHS vạch dấu theo 2 cách như SGV- tr. 23
	- HS đọc phần b mục 2, quan sát H. 5a,b c và nêu cách khâu thường theo đường vạch dấu.
	- GV vừa HD thao tác vừa làm mẫu mũi khâu thường.
	- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì? (GV HD lại cách nút chỉ)
* HS tập khâu mũi khâu thường.
	- HS tập khâu trên giấy kẻ ô li. GV quan sát, HD những em còn lúng túng.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- HS nhắc lại thế nào là khâu thường? Mũi khâu thường được ứng dụng để làm gì?
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau: Thực hành: Khâu thường.
...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 23/1/2011 . Giảng: Thứ năm 27/1/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 42: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
Trò chơi "Đi qua cầu"
I. Mục tiêu
	- HS thực hiện cơ bản đúng ĐT nhảy dây kiểu chụm hai chân, ĐT nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến.
	- Trò chơi " Đi qua cầu": HS biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi
	- Giáo dục HS say mê luyện tập TDTT.
II. địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: dây, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút
a. Ôn: Nhảy dây kiểu chụm hai chân:
	- GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình. GV bao quát và giúp đỡ những HS yếu.
	* Thi đuanhảy dây kiểu chum hai chân: GV cho cả lớp tập hợp theo đội hình vòng tròn, thi với nhau xem bạn nào nhảy đúng ĐT và được lâu nhất.
	- GV kết luận, đánh giá, khen ngợi những em nhảy tốt.
b. Trò chơi vận động: Đi qua cầu
	- Trò chơi "Đi qua cầu ". GV cho HS khởi động lại các khớp, nhắc lại cách chơi. Các tổ chơi dưới hình thức thi đua với nhau, GV trực tiếp điều khiển và chú ý nhắc nhở, đề phòng chấn thương cho HS.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2 phút
	- GV nhận xét giờ học, HDHS về tập luyện tiếp ở nhà.
................................................................................................................
Tập làm văn 
Luyện tập quan sát cây cối
i. Mục tiêu
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát. Bước đầu nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). 
- Có ý thức bảo vệ các loại cây.
ii. đồ dùng dạy học : - Tranh một số loại cây.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại dàn ý chung bài văn tả cây cối ?
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: 
	- 1HSTB đọc yêu cầu của bài, HS theo dõi sách giáo khoa.
- GV hướng dẫn cách làm từng phần 
- HS làm bài theo cặp đôi trong từng bàn.
- GV đưa ra mẫu bảng làm phần a, b. 
- Các nhóm ghi lại kết quả thảo luận. HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận: Như SGV trang 72, 73.
Bài tập 2: - 1HSTB đọc yêu cầu của bài tập 
- GV: Bài yêu cầu các em quan sát một cây cụ thể, vì vật các em có thể quan sát một cây ăn quả, một cây khác, song cây đó phải được trồng ở khu vực trường, hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó.
- HS dựa vào những gì quan sát được, ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp.
- HS trình bày kết quả quan sát cả lớp
- HS nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không? Trình tự quan sát có hợp lí không? Những giác quan nào bạn đã dùng để quan sát? Cây bạn quan sát có khác gì với những cây cùng loại?
- GV nhận xét, đánh giá chung.
3. Củng cố - dặn dò 
- Khi quan sát cây cối ta phải sử dụng những giác quan nào? Phải quan sát theo trình tự nào? Cây cối có ích lợi gì? Em cần làm gì để bảo vệ cây?
- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 109 So sánh hai phân số khác mẫu số (121)
i. Mục tiêu
- HS biết so sánh hai phân số khác mẫu số (Bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó). Củng cố so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Vận dụng vào làm thành thạo các bài tập (BT 1; 2a)
- HS yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh hai phân số cùng MS?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số.
- GV nêu ví dụ: So sánh hai phân số 2/3 và 3 /4 
- Nhận xét gì về hai phân số này? (Hai phân số khác mẫu số )
- HS thảo luận nhóm để tìm ra phương án giải quyết.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét kết quả của các nhóm. 
- GV kl: Sử dụng kiến thức đã được học là QĐMS hai phân số để chuyển vấn đề so sánh hai phân số khác mẫu số về trường hợp: So sánh hai phân số cùng mẫu số.
- Nêu cách so sánh hai PS khác MS? (Vài HS đọc trong SGK)
 c, Thực hành 
Bài 1: - HSTB đọc: Nêu yêu cầu của bài tập? (So sánh hai phân số)
- HS tự làm bài vào vở, 3 em lên bảng làm bài.
- GV chữa bài trên bảng.
- Nêu lại cách so sánh hai PS khác MS?
Bài 2: (a): 
- HSTB nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
b. HSKG làmn tương tự phần a.
Bài 3 (HSKG):
- HS nêu yêu cầu của bài tập. HS nêu cách giải. HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- GV chấm bài ở vở của HS (KQ: Hoa ăn nhiều bánh hơn Mai)
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách so sánh hai PS khác MS? 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
.
Mở rộng vốn từ : Cái đẹp 
i. mục tiêu 
- HS biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
- Biết đặt câu với các từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1,2,3); Bước đầu làm quen với các câu thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
- Yêu thích cái đẹp
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa và cấu tạo của CN trong CK Ai thế nào?
	- HS đọc đoạn văn kể về một loại cây trái yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào ? 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- Một HSTB đọc nội dung bài tập 1: Nêu yêu cầu của BT? (Tìm các từ theo yêu cầu)
- HS suy nghĩ, tìm từ theo yêu cầu theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, bổ sung thêm một số từ ngữ như SGV trang 75
Bài tập 2 : Tương tự BT 1:
- Một HSTB đọc nội dung bài tập 1: Nêu yêu cầu của BT? 
- HS suy nghĩ, trao đổi, trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, bổ sung thêm một số từ ngữ như SGV trang 75
Bài tập 3 
 	- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ nối tiếp nhau đặt câu mà mình đặt. 
- GV nhận xét, sửa câu sai cho HS. 
Bài tập 4 (HSKG)
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV ghi bảng vế B của bài.
- 1HSKG lên bảng viết câu thành ngữ ở vế A, cả lớp tự làm vào vở bài tập 
- Lớp nhận xét bài trên bảng, GV chốt kết quả: Như SGV trang 76.
- 1 HS dọc lại kết quả.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Dấu gạch ngang.
Buổi chiều
Lịch sử 
Trường học thời Hậu Lê
i. Mục tiêu
- HS biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh các trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, ND học tập là nho giáo,
+ Chính sách khuyến khích học tập: Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá đặt ở Quốc Tử Giám.
- Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc.
II. đồ dùng học tập : 
- Tranh vinh quy bái tổ, lễ xướng danh.
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu những chính sách tổ chức quản lí đất nước của Nhà Hậu Lê?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK và các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 + Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào? (ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh các trường công còn có các trường tư.)
+ Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì? (ND học tập là nho giáo)
	+ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc