Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc bài văn với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

+ KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.

- HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

- HS có ý thức giữ gìn sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa.

*Rèn HS phát âm chuẩn L/N: nơi, bản làng, nó, nấu, ăn no, lăn, lè lưỡi, núc nác, xanh lè, nước lụt, Nắm Tay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng phụ ghi các câu văn cần LĐ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC:- Gọi 2 HS đọc bài Bốn anh tài, trả lời câu hỏi trong sgk.

2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ sgk .

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc ( GV chia bài thành 2 đoạn)

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới.
* Hướng dẫn HS kể chuyện.
Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã đọc trong SGK hoặc nghe thầy giáo đọc, thầy giáo kể có nội dung nói về người có tài. 
- GV viết đề bài lên bảng.
- HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân dưới từ quan trọng của đề bài.
- GV đọc một câu chuyện: Ông Phùng Hưng đánh hổ - Kể chuyện 4 trang 91. 
* HS thực hành kể chuyện.
- HS chọn và KC trong nhóm: HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS cử đại diện thi kể. sau khi kể xong nêu ý nghĩa của câu chuyện.(HS có thể kể câu chuyện các em đã đọc trong SGK hoặc câu chuyện nghe thầy giáo kể)
- GV cùng HS nhận xét đánh giá.
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác, đặt câu hỏi thú vị thông minh.
- GV liên hệ giáo dục HS qua câu chuyện kể. 
- Qua câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài kể chuyện tuần 21. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 10/1/2018 
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018 
Tập đọc
Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- HS hiểu nội dung của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.
- HS tự hào về những di sản văn hoá Việt Nam, từ đó có ý thức gìn giữ những tinh hoa của dân tộc.
*Rèn HS phát âm chuẩn L/N: niềm, nền, là, nổi, thần linh, làm chủ, bay lả bay la, chim lạc, cá lội, nam nữ, nói lên, ấm no...
II. Đồ dùng dạy học: ảnh trống đồng Đông Sơn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: - HS nối tiếp nhau đọc bài : Bốn anh tài trả lời câu hỏi trong sgk.
 - HS đọc lại bài và nêu nội dung của bài học 
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc ( GV chia bài thành 2 đoạn) - HS đọc nối tiếp đoạn của bài
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: niềm, nền, là, nổi, thần linh, làm chủ, bay lả bay la, chim lạc, cá lội, nam nữ, nói lên, ấm no...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: GV hướng dẫn đọc đúng câu dài.
- HS luyện đọc theo cặp.- > 1HS đọc toàn bài -> GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: - HS đọc thầm đoạn 1 kết hợp quan sát tranh sgk.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Trên mặt trống đồng, các hoa văn được trang trí, sắp xếp như thế nào?
- GV cho HS quan sát ảnh chụp trống đồng Đông Sơn.
ý1: Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng Đông Sơn.
Đoạn 2: HS đọc .+ Nổi bật trên hoa văn của trống đồng là gì?
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người dân Việt Nam ta? 
ý2: Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên.
Nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. 
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài - > HS phát hiện giọng đọc của từng đoạn và cả bài 
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn cần đọc diễn cảm:“ Nổi bật... sâu sắc”.
+ HS đọc, phát hiện từ cần nhấn giọng; phát hiện chỗ cần ngắt hơi trong câu dài.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn -> Thi đọc diễn cảm giữa 3 nhóm.
- Bình chọn đại diện nhóm đọc hay, hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò 
-Vì sao trống đồng Đông Sơn được coi là niềm tự hào chính đáng của người dân VN?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài sau: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
------------------------------------------------------------
Địa lí
Đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sồn Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồngbằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- HS chỉ đúng vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, sông đồng Nai trên bản đồ ĐLTN Việt Nam.
- HS yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: Chỉ và mô tả đồng bằng Bắc Bộ? ĐBBB thuộc vùng miền nào của nước ta? ĐBBB do hệ thống những con sông nào bồi đắp?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT. 
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Đồng bằng lớn nhất ở nước ta.
- GVyêu cầu HS đọc mục 1 kết hợp quan sát ảnh chụp sgk rồi trả lời các câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười , Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch?
- GV củng cố và chốt lại kiến thức ở hoạt động 1.
HĐ2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- HS đọc mục 2 kết hợp quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi:
+HS nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta lại có sông tên là Cửu Long?
- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- HS dựa vào sgk, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông?
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, ng/dân ở nơi đây đã làm gì?
- HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV chốt lại kiến thức ở hoạt động 2.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về diện tích , đất đai đồng bằng NB?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
-----------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 98: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo )
I. Mục tiêu
- HS nắm được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0 ) có thể viết thành một phân số. (BT1)
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1. (BT3)
II.Đồ dùng dạy học 
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài 3 
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: 
	 b. Tìm hiểu bài
- GV nêu vấn đề trong phần a: Ăn một quả cam tức là ăn mấy phần quả cam? (Ăn một quả cam tức là ăn 4 phần hay ăn quả cam). Ăn thêm quả cam nữa, tức là thêm một phần, như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần quả cam? (Ăn thêm quả cam nữa, tức là thêm một phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay ăn quả cam.)
- GV nêu vấn đề trong phần b: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được bao nhiêu phần của quả cam? (Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam)
- GV: quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người. Ta có: 5 : 4 = + quả cam gồm 1 quả cam và phần quả cam do đó quả cam mhiều hơn một quả cam, ta viết: > 1
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.
+ Phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.
- Nêu cách so sánh phân số với 1?
 c. Thực hành 
Bài 1: - 1 HS đọc : Nêu yêu cầu của BT? (Viết thương dưới dạng phân số)
- HS tự làm bài rồi chữa. Chẳng hạn: 9: 7 = 
Bài 2(Nếu còn thời gian): HS tự đọc và nêu kết quả. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: 1 HS đọc : Nêu yêu cầu của BT? (So sánh các phân số với1)
- HS làm bài vào vở. HS chữa bài. 
GV nên lưu ý cách ghi: < 1 ; < 1 ........
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách so sánh phân số với 1?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
--------------------------------------------------------------
Khoa học
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,...
 Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch. Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS biết cách giữ gìn bầu không khí trong sạch.
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí; kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan đến ô nhiễm không khí; kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch; kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
- HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ bầu không khí trong sạch,có ý thức và tuyên truyền mọi người giữ gìn và bảo vệ bầu không khí trong sạch.
ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 80,81 sgk- Sưu tầm các tranh vẽ, hình ảnh, tư liệu về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
iii. các Hoạt động dạy học 
1. KTBC: 
- Thế nào là bầu không khí trong sạch? Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80, 81 sgk và trả lời cầu hỏi.
- HS quay lại chỉ vào từng hình và hỏi nhau những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được:
+ Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Những việc không nên làm để bảo vệ bầu khôngkhí trong sạch.
* KL: Chống ô nhiễm không khí bằng cách: thu gon và xử lí rác thải, phân hợp lí; giảm lượng khí thải độc hạicủa xe có động cơ chạy bằng xăng dầu và của các nhà máy,... Bảo vệ rừng và trồng rừng để giữ cho bầu không khí trong sạch.
HĐ 2: Vẽ tranh cổ động để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách thức tiến hành:
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Trưởng nhóm điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.
*KL :GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? Nêu những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? 
- GV liên hệ, giáo dục HS có ý thức, thói quen bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
-----------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
i. Mục tiêu
- Củng cố cách làm bài văn miêu tả đồ vật
- HS biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt thành câu rõ ý.
- HS yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn các đồ vật.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật? ND từng phần?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. HS làm bài
- GV viết 4 đề bài lên bảng (Như SGK) và HDHS chọn 1 trong 4 đề bài để làm.
(Khuyến khích HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
- HS làm bài, GV theo dõi, gợi ý thêm những em còn lúng túng.
- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố - dặn dò 
- HS nêu lại các kiến thức đã học về văn miêu tả đồ vật?
- GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
 Cắt vải theo đường vạch dấu
I. Muc tiêu:
- HS nắm được cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch đấu. 
- HS vạch được dấu trên vải (đường thẳng và đường cong) và cắt được vải theo đúng đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô (HS khéo tay: đường cắt ít mấp mô).
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận, an toàn trong lao động 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ dụng cụ cắt khâu thêu. Mẫu vải đã vạch dấu và cắt theo đường vạch dấu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và cách sử dụng kim khâu?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS quan sát, nhận xét mẫu: GVgiới thiệu mẫu.
- HS quan sát nhận xét hình dạng của các đường vạch dấu, đường cắt vảI theo đường vạch dấu? Tác dụng của việc vạch dấu trên vải? Các bước cắt vải theo đường vạch dấu?
- HS nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
c. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Vạch dấu trên vải
- HS quan sát H.1a, b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải? 
- GV đính 1 mảnh vải lên bảng, gọi 1 em lên chấm 2 điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu thẳng trên vải theo 2 điểm đã chấm.
- GV lưu ‎ HS khi vạch cần: Vuốt thẳng vải, vạch thẳng phải dùng thước thẳng, vạch dấu đường cong phải vẽ đường cong lên vị trí đã định.
* Cắt vải theo đường vạch dấu
- HS quan sát H.2a, bvà nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhắc HS chú‎ ý ‎ như SGV.
d. HS thực hành: vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS.
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành - HS thực hành
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những em còn lúng túng.
đ. Đánh giá kết quả học tập:
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- GV HDHS tự đánh giá kết quả bài của mình và của bạn.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại cách vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau: Khâu thường.
---------------------------------------------------
Luyện viết
Bài 19: Hoa học trò
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn Hoa học trò - Vở luyện viết chữ đẹp - T1 theo kiểu chữ thẳng.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hướng dẫn luyện viết :
- GV đọc bài trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết, cách viết kiểu chữ thẳng.
- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp.
- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
- Nhắc HS quy định viết chính tả.
- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 19: Hoa học trò
	Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lá lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau...
- HS soát lại.
d. Chấm, chữa bài 
- GV chấm 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật viết.
- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 20: Thăm trại Ba Vì.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 10/1/2018 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 99: Luyện tập
i. Mục tiêu
- HS biết đọc, viết phân số, biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số (BT 1, 2, 3).
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng khác 
ii. Đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh phân số với đơn vị? Lấy VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Giáo viên tổ chức cho HS làm tập 
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV viết các số đo đại lượng lên bảng: HS đọc.
- Lớp nhận xét cách đọc.
- GV củng cố chốt lại cách đọc các số đo đại lượng viết dưới dạng phân số. 
- HS nêu và giải thích phân số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 1.
Bài 2: 
- GV đọc, 1HS lên bảng viết các phân số. Lớp viết vở nháp.
- HS nhận xét kết quả viết trên bảng của bạn, GV đánh giá chung.
- GV củng cố chốt lại cách viết phân số. 
Bài 3: 
- 1 HS đọc : Nêu yêu cầu của BT? (Viết các STN dưới dạng phân số có MS là 1)
- Nêu lại cách so sánh phân số với 1?
- HS tự làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài của HS.
- GVchốt lại bất kì số tự nhiên nào cũng viết được thành phân số có mẫu số là 1. 
Bài 4( nếu còn thời gian ): 
- HS viết rồi nêu kết quả.
Bài 5( nếu còn tg): 
- 1 HS đọc : Nêu yêu cầu của BT?
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu 
- HS tự làm bài vào vở, chữa bài. GV chốt kết quả; đúng:
a. CP = CD; PD = CD
b. MO = MN; ON = MN
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại cách đọc, viết phân số, cách so sánh phân số với 1?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Phân số bằng nhau.
--------------------------------------------------------------
Đạo đức ( 4B )
Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (T. 2)
I. Mục tiêu:	
- HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
- GD học sinh lòng yêu lao động .
II . Đồ dùng dạy học 
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- HS chuẩn bị các sản phẩm như yêu cầu của bài 5,6.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Đóng vai 
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có nhiện vụ thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Gv phỏng vấn các HS đóng vai.
- Thảo luận cả lớp: 
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao 
+ Em cảm thấy như thế nào khi xử lí như vậy ?
c. Hoạt động 1: Trình bày sản phẩm ( bài tập 5, 6 ) 
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung 
d. Kết luận chung 
- GV mời 1, 2 HS đọc to phần ghi nhớ.
3. Nhận xét- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thực hiện nội dung học vào cuộc sống.
- HDHS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------
Luyện từ và câu ( 4A )
Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ
i. mục tiêu
- HS biết thêm một số từ ngữ nói về SK của con người và tên một số môn thể thao (BT1,2) ; nắm được một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3,4)
- HS nhận biết đúng một số tục ngữ, thành ngữ nói về sức khoẻ.
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bút dạ, bảng nhóm viết nội dung bài tập 1, 2 , 3.
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC :
- Gọi một vài HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu kể Ai làm 
gì ? trong đoạn văn.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1(19) :- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm đôi để làm bài tập. HS làm bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét chữa bài chốt kiến thức. 
- GV liên hệ giáo dục HS cần năng tập TDTT để rèn luyện sức khoẻ.
Bài 2 - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
- Các môn thể thao đó có tác dụng gì? 
- GV nhận xét, HDHS nên chơI những môn thể thao nào để phù hợp với lứa tuổi và có lợi cho SK: cầu lông, bóng đá, đá cầu, nhảy cao, nhảy xa,
Bài 3 - HS đọc yêu cầu của bài. HS tìm từ điền vào chỗ chấm cho hoàn thành câu thành ngữ theo mẫu.
- HS trình bày miệng: GV và HS nhận xét bổ sung.
Bài 4 - HS đọc yêu cầu của bài. HS đọc câu tục ngữ.
- HS làm việc theo nhóm đôI, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào có câu giảI thích hay nhất. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ nói về sứ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc