Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc rành mạch trôi chảy, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của Dế Mèn. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách mạnh mẽ của Dế Mèn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.

- Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với người không may.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1), nói ý nghĩa câu chuyện.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài . GVHDHS chia đoạn: 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu.

+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo

+ Đoạn 3: Còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài: 2 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng từ khó: lủng củng, nặc nô, co rúm lại,. đọc đúng các câu: Ai đứng chóp bu bọn này?, Thật đáng xấu hổ!

- Một, hai HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng từ hồi hộp, căng thẳng-> hả hê phù hợp với lời nói, suy nghĩ của DM.

*HĐ2: Tìm hiểu bài

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t .
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất và cho điểm.
3. Củng cố , dặn dò .
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tìm câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu.
Tiết 3 Toán
Tiết 8: hàng và lớp
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được: Lớp đơn vị gồm ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm ba hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
- Viết đúng các số theo hàng theo lớp
- GDHS ham thích môn học. 
II. chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ sẵn như đầu bài chưa viết số.
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS lấy ví dụ về số có sáu chữ số và đọc.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các HĐ:
*HĐ1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
- HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn...
- GV giới thiệu: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV đưa bảng phụ kẻ sẵn, yêu cầu HS nêu các hàng trong lớp và ngược lại.
- GV viết số 321 vào cột “ số”.
- HS lên viét từng chữ số vào các cột ghi hàng.
- Làm tương tự với các số 654 000, 654 321.
- GV lưu ý HS nên viết các số từ hàng nhỏ đến lớn.
- HS đọc lại các hàng từ đơn vị đến trăn nghìn.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS quan sát và phân tích mẫu SGK.
- HS làm vào phiếu học tập theo mẫu.
- đại diện một số em lên trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: a. - HS làm miệng.
- GV viết số chỉ lần lượt các chữ số HS nêu tên hàng tương ứng.
b. - GV kẻ bảng lớp cho HS nêu lại mẫu.
- HS lên bảng chỉ và xác định hàng và lớp của từng chữ số 7.
- HS và GV nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 3: HS tự làm theo mẫu vào vở.
- Đại diện một HS lên chữa bài.
- HS và GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: Cả lớp làm vở. Một HS lên chữa bài.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 5: HS tự làm theo mẫu sau đó chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng, các lớp vừa học. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về xem lại bài 4, 5.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
Dấu hai chấm
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu, nhận biết tác dụng của dấu hai chấm. Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
- Rèn kỹ năng dùng đúng dấu hai chấm khi viết văn.
- Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ ghi nội dung mục I/SGK - 22.( HĐ1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài 2 tiết trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét:
- GV treo bảng phụ, 3 HS nối tiếp nhau đọc các câu trên bảng phụ.
- HS nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
+ Câu a: báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép.
+ Câu b: báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn, dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ Câu c: báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
- GV kết luận.
*HĐ2: Phần Ghi nhớ
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ / SGK.
- HS nêu ví dụ minh hoạ.
*HĐ3: Phần luyện tập 
Bài 1: - 2 HS nối tiếp đọc nội dung bài tập 1/ SGK - 23.
- HS thảo luận theo cặp: trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
- Đại diện một số em phát biểu trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài 2, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS: để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng. Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
- Cả lớp viết bài vào vở bài tập.
- Một số em đọc đoạn văn viết trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Từ đơn và từ phức . 
Tiết 2 luyện từ và câu*
ôn Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết
I. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. Sử dụng từ đúng văn cảnh, đúng nghĩa.
- Giáo dục tình thương yêu đồng loại.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập kẻ phân loại bài tập 1, 2.
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ : Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Bài 1: Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
 Xếp các từ thành 3 nhóm:
Tiếng nhân có nghĩa là người.
Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.
Tiếng nhân có nghĩa là cái sinh ra kết quả.
 Thảo luận theo cặp.	
- Từng cặp hS thảo luận, làm bài vào vở. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
*HĐ2: Bài 2: Chon từ ngữ trong các từ sau để điền vào chỗ trống: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a) Giàu lòng c) Thu phục e) Nguồndồi dào
b) Trọng dụng. d) Lời khai của
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*HĐ3: Bài 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ tróng để hoàn thiện các câu tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết dưới đây:
Anh em như thể chân tay
 Rách lành... dở hay...
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây ... lại nên hòn núi cao.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ
Tiết 3 khoa học
trao đổi chất ở người ( tiếp theo)
I Mục đích yêu cầu:
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể. Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân cho cộng đồng.
II. chuẩn bị
- Hình trang 8,9 SGK. Phiếu học tập( theo nhóm).
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào gọi là quá trình trao đổi chất?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: XĐ những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người
Mục tiêu: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quả trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
Cách tiến hành
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các hình trang 8 SGK và thảo luận theo cặp: Trước hết chỉ vào từng hình trang 8 SGK, nói tên và chức năng của từng cơ quan.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Trong số những cơ quan có trong hình trang 8 SGK cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS thực hiện nhiệm vụ GV đã giao ở trên cùng với bạn.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện một vài cặp trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV ghi vắn tắt lên bảng.
- GV giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể.
- GVKL: Những biểu hiện bên ngaòi của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện: lấy khí ô-xi, thải khí cac-bô-nic.
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ qua tiêu hoá thực hiện: lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡngcần cho cơ thể; thải chất căn bã
+ Bài tiết: do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện.
- Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất các các cơ quan của cơ thể và đem chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí các-bô-nic đến phổi để thải ra ngoài.
*HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
Mục tiêu: - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. 
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc với sơ đồ trang 9 SGK
- HS xem sơ đồ trang 9 SGK để tìm các từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh và tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất.
Bước 2: Làm việc theo cặp
- Hai HS cùng kiểm tra chéo bổ sung cho nhau các từ điền đúng hay sai. Sau đó hai bạn lần lượt nói cho nhau nghe về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đối chất giữa cơ thể và môi trường.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Một số HS lên nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Hằng ngày cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
- GV KL.
3. Củng cố dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhấn mạnh vai trò của cơ quan tuần hoàn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn...
 Ngày soạn: 07.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
 Kể lại hành động của nhân vật
I. mục đích yêu cầu
- HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. Nắm được cách kể hành đômgj của nhân vật
- HS biết dựa vào tính cách để xác định hành động của nhân vật, biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành một câu chuyện.
- Giáo dục HS có lòng trung thực thật thà, biết chia sẻ cùng bạn. 
II : chuẩn bị:
- GV: Giấy khổ to viết sẵn 9 câu ở phần Luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống. ( HĐ 3)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là kể chuyện?
	 	 1 HS nói về Nhân vật trong truyện.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc truyện Bài văn bị điểm không: 2 lần ( chú ý đọc phân biệt lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ xúc động: Thưa cô, con không có ba - với giọng buồn).
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2, 3/ SGK. 
- HS lên thực hiện một ý của bài tập 2: Ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.
- GV nhận xét bài làm. Nhấn mạnh: ghi vắn tắt.
- HS làm việc theo cặp. Một số HS trình bày kết quả bài làm.
- GV khẳng định từng câu trả lời đúng. Sau mỗi câu dẫn dắt HS đi đến nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung phần ghi nhớ.
- GV giải thích nhấn mạnh những nội dung này.
*HĐ3: Phần luyện tập 
- HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, GV phát giấy khổ to cho một số HS của các tổ.
- HS trình bày kết quả bài làm lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. ( 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.).HS Có thể kể lại một phần câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Tiết 2	 khoa học
các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
vai trò của chất bột đường
I Mục đích yêu cầu:
- HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào các nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật; Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó; Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường.
- HS nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
- Giáo dục HS say mê tìm hiểu khám phá khoa học.
II. chuẩn bị
- Hình trang 10, 11 SGK.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu quá trình trao đổi chất diễn ra ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tập phân loại thức ăn
Mục tiêu: - HS biết sắp xếp các loại thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật; Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận theo cặp
- HS mở SGK, quan sát hình minh họa, cùng thảo luận trả lời 3 câu hỏi /10.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà các em đã thảo luận.
- GV kết luận .
*HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp:
- HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK, cùng nhau tìm hiểu về vai trò của của chất bột đường ở mục Bạn cần biết/ SGK 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV đánh giá, kết luận. 
*HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các em khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau “Vai trò của chất đạm và chất béo”. 
Tiết 3 Toán 
Tiết 9: so sánh các số có nhiều chữ số
I. Mục đích yêu cầu
- HS so sánh được các số có nhiều chữ số. Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn .Viết được số lớn (bé) nhất có ba(sáu) chữ số..
- Rèn kỹ năng so sánh các số có nhiều chữ số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Phấn màu.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: So sánh các số có nhiều chữ số.
+VD1: So sánh 99 578 và 100 000
- GV viết lên bảng 99 578 .... 100 000, yêu cầu HSTB viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu đó.
- HS nêu nhận xét: trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
+ VD2: So sánh 693 251 và 693 500
- Tiến hành tương tự VD 1.
- HS nêu nhận xét chung về cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- GV chốt lại.
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- HS tự làm bài tập và nêu kết quả: HS làm dòng 1, 2 -> cả bài.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- GV chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách so sánh các số có nhiều chữ số 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS nhận xét; GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách tìm số lớn nhất trong một nhóm các số.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tự làm vào vở rồi chữa bài. HS nhận xét, cả lớp thống nhất kết quả.
- GV chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách xếp thứ tự các số từ bé đến lớn.
Bài 4( nếu còn thời gian)
- HS nêu yêu cầu của bài tập. HS tự làm và nêu kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu.	
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
 Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng,chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi trồng rau, hoa.
- HS đọc nội dung 1 SGK.
+ Nêu tên và tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa?
- GV nhận xét tiết học 
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính.
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- HS đọc mục 2 SGK.
+ Nêu đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa?
- HS trả lời, bổ sung .
- GV giới thiệu từng dụng cụ ( có thể cho HS tự giới thiệu )
- GV tóm tắt nội dung của bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu một số vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa? Cách sử dụng của những vật liệu, dụng cụ đó?
- GV chốt nội dung bài, HDHS chuẩn bị bài “Điều kiện ngoại cảnh của rau, hoa”
Tiết 2	 Toán*
Ôn tập các số đến 100 000
Biểu thức có chứa một chữ
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố các phép tính, so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên; Tính giá trị biểu thức có chứa một chữ, giải toán lời văn.
- Rèn kĩ năng thực hành tính và giải toán.
- Ham học toán.
II. chuẩn bị
- GV: Ghi sẵn BT lên bảng và bảng phụ.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa và hoàn thành BT buổi sáng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Tổ chức cho HS làm và chữa BT.
Bài 1: a. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 73524; 73452; 75352; 37254; 37425.
 a. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
	43567; 44001; 29753; 29574; 29575
- Củng cố về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 2: Đặt tính rồi tính;
 25736 + 9157	15206 x 9
 71603 - 57354	29765 : 7
- Củng cố kĩ năng đặt tính và tính cho HS.
Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
 a. 375 + m với m = 45; m= 128
 b. 375 x ( 72 : n) +49 với n = 8; n= 9
- Củng cố tính giá trị BT có chứa một chữ.
Bài 4: Thùng 1 đựng được 356 l dầu; thùng thứ hai đựng được bằng 1/2 thùng một. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?
- Củng cố giải toán hợp.
Bài 5: một hình vuông có diện tích bằng 81m2. Tính chu vi hình vuông đó.
- Củng cố cách tính chi vi hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 08.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 2 Tập làm văn 
Tả ngoại hình của nhân vật 
trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu
- HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. 
- Dựa vào đặc diểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật. Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc.
- GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin và tư duy sáng tạo.
- GD HS trung thực trong học tập
II. chuẩn bị
- GV: + Ba tờ giấy khổ A4 ghi yêu cầu bài 1 (Phần nhận xét).
 + Bảng phụ chép đoạn văn của Vũ Cao (Phần luỵên tập)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại kiến thức cần nhớ trong bài Kể lại hành động của nhân vật .
- Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Phần nhận xét:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2,3. Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi SGK
- Đại diện ba dãy bàn làm bài vào phiếu học tập và trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+ ý1: + Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
	+ Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở.
	+ Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
+ ý 2: Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, yhân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
*HĐ2: Phần ghi nhớ:
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ . Cả lớp theo dõi.
- GV giải thích, nêu thêm ví dụ
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- HS viết vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé.
- GVđưa bảng phụ chép đoạn văn. Một HS lên gạch dưới các chi tiết miêu tả, trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV KL: Ngoại hình chú bé: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc