Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I - MỤC TIÊU :

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận củ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1 mục III) ; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).

II. CHUẨN BỊ:

- Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ:

 - GV nhận xét phần luyện từ và câu ở bài thi học kỳ 1.

 2. Giới thiệu bài:

 - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.

 - HS đọc tên bài và viết vào vở Ghi chung.

 - GV nêu mục tiêu bài học, 2 HS nhắc lại.

 3. Bài mới:

 

doc40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém bảy tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
HSNK: 
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: Quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
2. Kỹ năng:
- HS trình bày được tình hình đất nước cuối thời Trần. Nêu được một số biểu hiện suy yếu của nhà Trần.
- Hiểu được sự thay thế Nhà Trần bằng nhà Hồ.
- Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
3. Định hướng thái độ:
- Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước. Tự hào về triều đại nhà Trần đã đóng góp công sức vô cùng to lớn đối với lịch sử nước nhà, đó là việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
- Những chính sách cải tổ, cách trị vì đất nước của các vị vua phong kiến đến nay vẫn còn giá trị. Và đó là truyền thống quý báu mà bao thế hệ con cháu Việt Nam trong đó có các em cần phải biết quý trọng và giữ gìn, đó là tình cảm, là trách nhiệm của các em đối với đất nước, với truyền thống dân tộc.
- Noi gương và học tập gương sáng của các anh hùng dân tộc .
4. Định hướng về năng lực:
+ NL nhận thức LS: Trình bày được tình hình đất nước dưới thời Nhà Trần.
+ NL tìm hiểu LS: Trả lời được các câu hỏi ở phiếu bài tập.
+ NL Vận dụng KT,KN LS: Vận dụng trong thực tế luôn luôn đoàn kết trong mọi việc mới đưa đến thắng lợi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu học tập của HS 
- HS: Chuẩn bị đầy đủ SGK, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
- Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần?
- Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỷ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng được nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, ...Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Tìm hiểu tình hình đất nước cuối thời Trần 
- GV chia lớp theo nhóm 5.
- HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
Phiếu học tập
Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau cho đủ ý:
*Tình hình nước ta cuối thời Trần:
- Vua quan.
- Những kẻ có quyền thế của nhân dân để làm giàu.
- Đời sống của nhân dân
* Thái độ của nhân dân:
- Bất bình, phẩn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã
- Một số quan lại cũng bất bìnhdâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước.
* Nạn ngoại xâm:
Phía nam, quân..luôn quấy nhiễu, phía bắchạch sách đủ điều.
2. Trả lời câu hỏi: Theo em, nhà Trần có đủ sức để gánh vác công việc trị vì nước ta nữa hay không?
- Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV.
- Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, sau đó gọi một HS nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần.
- GV: Càng về cuối thời Trần, đất nước càng suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, vua quan chỉ biết ăn chơi vơ vét của dân, cuộc sống nhân dân vô cùng cơ cực. Nhân dân buộc phải đứng dậy đấu tranh trong đó có các quan đại thần triều đình mà tiêu biểu là Chu Văn An - 1 mệnh quan triều đình thanh liêm, chính trực.
 - GV giới thiệu về Chu Văn An: Đây là chân dung Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến nay, những đóng góp của ông vẫn được sử sách ghi nhận, rất nhiều trường học được mang tên thầy giáo Chu Văn An để ghi nhớ công lao của ông. 
- GV: Nhà Trần suy tàn, không còn đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước. Trước tình hình đó cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần để gánh vác công việc trị vì đất nước. Ai sẽ là người thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, ta cùng tìm hiểu sang phần 2 của bài học:
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp: Tìm hiểu nội dung : Nhà Hồ thay thế nhà Trần
- HS tìm hiểu SGK (phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào? (Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài)
+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào? (Ông đã truất ngôi vua Trần năm 1400 và tự xưng làm vua và lập nên nhà Hồ dời thành về Tây Đô).
+ Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? (Ông đã có nhiều cải cách, như: Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi, đặt lệ quan phải thường xuyên xuống thăm dân; quy định số ruộng cho quan lại, quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho nhà nước...) 
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?( Hành động truất quyền của ông hợp lòng dân vì vua cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, Hồ Quý Ly lên làm vua đã có nhiều cải cách mới).
HSNK: 
+ Nêu nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly?( Quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc).
+ Trình bày lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại? (Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội).
- GV: Nhà Hồ ra đời đã thực hiện một loạt cải cách để an dân, củng cố, xây dựng lại đất nước. Nhưng chưa được bao lâu thì năm 1406, đất nước lại lần nữa lại rơi và cảnh bị xâm lăng. 
- HS trả lời lần lượt từng câu.
- HS khác bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Gv giới thiệu chân dung Hồ Quý Ly, thành Tây Đô ở Thanh Hóa( hình ảnh).
- GV: Đây là chân dung Hồ Qúy Ly, Hồ Quý Ly sinh năm 1336, mất năm 1407. Năm 1400, ông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu và dời đô về Thanh Hoá và cho xây dựng thành Tây Đô. Đây là hình ảnh thành Tây Đô đời nhà Hồ- một minh chứng lịch sử của thời nhà Hồ trị vì đất nước và đây là một số hình ảnh về kiến trúc đời nhà Hồ để các em biết thêm.
3. Hoạt động luyện tập vận dụng: 
- Đọc ghi nhớ
- Viết một đoạn văn ngắn 3 – 5 câu về tình hình đất nước ta cuối thời Trần.
Tập đọc
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc với giọng kể, chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
II CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài Bốn anh tài kết hợp trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 - HS đọc tên bài và viết vào vở Ghi chung.
 - GV nêu mục tiêu bài học, 2 HS nhắc lại.
 3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- 1 HS năng khiếu đọc toàn bài.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ theo cặp. Thi đọc giữa các cặp.
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
 - Gọi HS đọc bài thơ. HS đọc thầm – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 
- Trong câu truyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên? ( Trẻ con sinh ra đầu tiên, cảnh vật trống vắng, trịu trần, không dáng cây, ngọn cỏ)
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? ( Có mặt trời cho trẻ em nhìn rõ.)
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? (Có mẹ để bế bồng chăm sóc)
- Bố giúp trẻ những gì? ( Có bố để bảo cho biết ngoan , biết nghĩ)
- Thầy giáo giúp trẻ những gì?( Thầy giáo để dạy trẻ học hành)
- Yêu cầu HS trao đổi tìm ý nghĩa của truyện. 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng, nhấn giọng đúng. 
- HS thi đọc diễn cảm bài thơ.
- Gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt. 
- Chuẩn bị : Bốn anh em ( tt ). 
Thứ Năm, ngày 16 tháng 1 năm 2020
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I - MỤC TIÊU :
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Bài tập cần làm: bài 1, 3 (a). HS năng khiếu làm hết các bài tập.
II.CHUẨN BỊ:
 - GV: bảng phụ & các mảnh bìa có dạng như hình trong SGK
 - HS: chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê ke & kéo cắt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời các câu hỏi: Nêu đặc điểm của hình bình hành; vẽ 1 hình bình hành.
- Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 - HS đọc tên bài và viết vào vở Toán.
 - GV nêu mục tiêu bài học, 2 HS nhắc lại.
 3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hình thành công thức tinh diện tích hình bình hành. 
 - GV tổ chức trò chơi lắp ghép hình:
 + Mỗi HS suy nghĩ để tự cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuẩn bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình chữ nhật.
 + HS cắt ghép đúng và nhanh nhất được tuyên dương.
- HS thực hành cắt ghép hình. HS có thể cắt ghép như sau:
 A B 
 h
 D H C
 A a B
 h
 H C I
- Diện tích hình chữ nhật ABIH như thế nào so với diện tích của hình bình hành ban đầu ?( Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.)
- Diện tích của hình chữ nhật ABIH là a x h
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? ( chiều dài nhân với rộng)
- Vậy diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích hình bình hành , h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là:
 Shbh = a x h
Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (với cùng một đơn vị đo)
* Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: Toán giải
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ?(Tính diện tích của các hình bình hành)
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi 3 HS lên bảng tính trước lớp.
 - HS lần lượt lên bảng tính, cả lớp thực hiện vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 
Bài 2: Toán giải ( Dành cho hs năng khiếu)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tính diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của hai hình với nhau 
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Toán giải ( Ý b dành cho hs năng khiếu)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện và nêu cách giải.
- 2 HS lên bảng giải và nêu cách giải: Ta đổi độ dài đáy về cùng đơn vị đo với chiều cao, sau đó áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tính.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Cho hs nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. 
...............................................................................................
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
I. MỤC TIÊU :
 - Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2)
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 hs đọc đoạn văn tả bên ngoài, bên trong chiếc cặp -> đoạn thân bài. 
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 - HS đọc tên bài và viết vào vở Ghi chung.
 - GV nêu mục tiêu bài học, 2 HS nhắc lại.
 3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. 
- GV nêu vấn đề: Một bài văn đầy đủ gồm mấy phần? Nêu ra?
- Vài hs phát biểu cá nhân: bài văn có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Có mấy cách mở bài? ( Có 2 cách mở bài. Trực tiếp và gián tiếp.)
- Thế nào là mở bài trực tiếp? ( HS nhắc lại 2 cách mở bài.)
- GV nhận xét và chốt lại 2 cách mở bài.
* Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi lần lượt 3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn mở bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Gọi hs đọc thầm lại nội dung.
- GV nêu yêu cầu và cho hs trao đổi, thảo luận với nhau theo nhóm nội dung yêu cầu.
- Gọi hs nêu ý kiến thảo luận.
- Cả lớp, gv nhận xét chốt ý.
- Giống nhau: Giới thiệu chiếc cặp sách (giới thiệu đồ vật cần tả)
- Khác nhau: 
+ Câu a, b: Mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đồ vật cần tả)
+ Câu c: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật cần tả)
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nhắc nhở: BT này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà. Các em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp. 
- Lần lượt một vài HS đọc bài của mình. 
- Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn viết được đoạn mở bài hay nhất. 
- GV đọc 1 hoặc 2 đoạn mở bài hay cho cả lớp nghe. 
* MB trực tiếp: Chiếc bàn HS này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm nay.
* MB gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó tôi có ba mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. 
- Chuẩn bị bài: Xây dựng kết bài trong bài miêu tả đồ vật.
...............................................................................................
Âm nhạc
Thầy Thành dạy
...............................................................................................
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người ; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2) ; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
- Biết xác được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS đặt 2 câu kể Ai làm gì?
 - Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét – tuyên dương.
 2. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 - HS đọc tên bài và viết vào vở Ghi chung.
 - GV nêu mục tiêu bài học, 2 HS nhắc lại.
 3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu
- GV phát phiếu để HS thảo luận theo nhóm 
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày. 
- HS nhận xét bổ sung
a) Tài có nghĩa“khả năng hơn người bình thường ”
b)Tài có nghĩa là “tiền của”
Tài có nghĩa “khả năng hơn người bình thường ”
Tài có nghĩa là “tiền của”
tài hoa, tài nghệ, tài giỏi, tài nghệ, tài ba,tài đức, tài năng
tài nguyên, tài trợ, tài sản

Bài 2: 
- Các em hãy đặt câu với các từ nói trên. 
- Gọi HS lên bảng viết câu mình đặt và đọc nhanh câu vừa viết. 
- Cùng HS nhận xét, điều chỉnh. 
- Lên bảng viết và đọc: 
Vd: “Vua Tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi là một người tài ba.
+ Bác Hồ là người có tài đức vẹn toàn. 
+ Lê-ô-nác-đô Đa vin-xi là một họa sĩ tài hoa.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý: Các em hãy tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Cùng hs nhận xét kết luận ý kiến đúng
a. Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ qúi giá nhất của trái đất. 
b. Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
c. Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn. 
* Nếu HS chọn câu Chuông có đánh mới kêu, Đèn có khêu mới tỏ thì GV giải thích: Đó là một nhận xét: muốn biết rõ một người, một vật, cần thử thách, tác động, tạo điều kiện để người hoặc vật đó bộc lộ khả năng. Vì vậy câu đó không rõ ý ca ngợi tài trí con người.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Muốn làm được bài này, các em cần hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ
a. Người ta là hoa đất. 
b. Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ. 
c. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
- Gọi HS nối tiếp nhau nối câu tục ngữ mình thích 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học,.
...............................................................................................
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2020
Thể dục
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP. 
TRÒ CHƠI : CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU :
- §i v­ît ch­íng ng¹i vËt thÊp. Yªu cÇu thùc hiÖn c¬ b¶n ®óng.
- Trß ch¬i “Ch¹y theo h×nh tam gi¸c”. Yªu cÇu biÕt c¸ch ch¬i vµ tham gia ch¬i chñ ®éng, tÝch cùc.
- V­ît ch­íng ng¹i vËt thÊp b»ng c¸c bËt nh¶y hoÆc b­íc cao ch©n
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- §Þa ®iÓm: Trªn s©n tr­êng. VÖ sinh n¬i tËp, b¶o ®¶m an toµn tËp luyÖn.
- Ph­¬ng tiÖn: ChuÈn bÞ cßi, dông cô vµ kÎ s½n c¸c v¹ch cho tËp luyÖn bµi tËp RLTTCB vµ trß ch¬i.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. PhÇn më ®Çu:
- GV nhËn líp, phæ biÕn néi dung vµ yªu cÇu cña giê häc: §i v­ît ch­íng ng¹i vËt thÊp. Trß ch¬i: Ch¹y theo h×nh tam gi¸c .
- §øng t¹i chç vç tay vµ h¸t.
- Trß ch¬i: “BÞt m¾t b¾t b¾t dª”.
- Ch¹y chËm theo vßng trßn.
2. PhÇn cơ bản: 
a) Bµi tËp RLTTCB:
§éng t¸c ®i v­ît ch­íng ng¹i vËt thÊp 
 - GV nªu c¸ch thùc hiÖn, cho HS lµm theo ®éng t¸c
- GV cho thùc hiÖn 2-3 lÇn cù li 10-15 mÐt. 
- GV cho HS tËp theo tæ, chó ý bao qu¸t líp vµ nh¾c nhë c¸c em ®¶m b¶o an toµn trong khi tËp.
b) Trß ch¬i vËn ®éng: Trß ch¬i “Ch¹y theo h×nh tam gi¸c”
GV nªu tªn trß ch¬i
 HS nh¾c l¹i c¸ch ch¬i.
- GV gi¶i thÝch ng¾n gän, nh¾c HS khi ch¹y ph¶i th¼ng h­íng, ®éng t¸c ph¶i nhanh, khÐo lÐo, kh«ng ®­îc ph¹m quy.
- Tæ chøc cho HS ch¬i. 
3. PhÇn kÕt thóc: 
- §øng vç tay, h¸t.
- §i theo vßng trßn xung quanh s©n tËp, võa ®i võa hÝt thë s©u.
- GV cïng HS hÖ thèng bµi.
 - GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ giê häc vµ giao bµi tËp vÒ nhµ. 
...............................................................................................
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Nắm vững hai cách kết bài(mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS trình bày đoạn mở bài trong bài tả đồ vật.
 - Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên tro

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc