Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An
I. MỤC TIÊU
- Hiểu từ ngữ mới của bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. Hiểu ND bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (TL được các CH trong SGK).
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. Biết đọc bài văn với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Rèn các KNS cho HS: KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác và đảm nhận trách nhiệm.
- Khâm phục về năng lực, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm của học kì II.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- GV Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài : - GV chia lớp thành 6 nhóm.
........... âm nhac (Đ/c Dinh dạy) ......................................................................................................................... TV ôn: Luyện viết Bài 19 : Hoa học trò I. Mục đích yêu cầu. - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn Hoa học trò - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng. - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1 III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học b. Hướng dẫn luyện viết : - GV đọc bài trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi. - Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết, cách viết kiểu chữ thẳng. - Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng. - Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp. - HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày. c. HS luyện viết: - Nhắc HS quy định viết chính tả. - HS nhìn và viết cho đúng mẫu: Bài 19: Hoa học trò Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lá lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau... - HS soát lại. d. Chấm, chữa bài - GV chấm 7-10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật viết. - HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 20: Thăm trại Ba Vì. Soạn: 2/1/2011 . Giảng: Thứ tư 5/1/2011 Buổi sáng Kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần i. mục tiêu - HS dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1); kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, dủ ý (BT2) - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn ) - Rèn tính mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. ii. đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện. iii. các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. GV kể chuyện. - GV kể lần 1, HS nghe. - GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện. - GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. c. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập * Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1, 2 câu. - HS nêu yêu cầu của bài tập 1. - GV treo tranh minh hoạ. - HS quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ tìm lời thuyết minh cho các bức tranh. - HS nêu nội dung tranh, lớp nhận xét, bổ sung. * Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3. - Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể trước lớp: 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện, Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện. - HS thi kể toàn bộ câu chuyện. + Câu chuyện có ý nghĩa gì? (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn ) - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất. 3. Củng cố - dặn dò. - Câu chuyện cho ta bài học gì? (Cần thông minh và cảnh giác trước kẻ xấu) - GV nhận xét tiết học. HD HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau. ......................................................................................................................... Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người i. mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ. Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, vì vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (TL được các CH trong SGK, thuộc lòng ít nhất 3 khổ thơ) - HS biết ơn tình cảm mọi người dành cho mình. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn khổ thơ cần HDHS đọc. Tranh trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Bốn anh tài” và nêu nội dung bài. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. Luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2 lượt. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. - Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ. - HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS đọc khổ 1 và TLCH: Trong “Câu chuyện cổ tích “này , ai là người được sinh ra đầu tiên ? - HS đọc khổ 2 và TLCH: Sau khi trẻ em sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời? - HS đọc khổ 3 và TLCH: Sau khi trẻ em sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ? - HS đọc khổ thơ 4 và TLCH: Bố giúp trẻ em những gì ? Thầy giáo giúp trẻ em những gì ? - HS đọc thầm lại cả bài thơ: Bài thơ có ý nghĩa gì ? - GV khái quát lại ý nghĩa của bài: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, vì vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS tiếp nối nhau đọc bài thơ - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm hai khổ thơ tiêu biểu: Khổ 4,5. - HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. 3. Củng cố - dặn dò - Nhắc lại ý nghĩa bài? Em cần có thái độ như thế nào để đáp lại những tình cảm mà mọi người dành cho? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Bốn anh tài (Tiếp). ................................................................................................................ Toán Tiết 92 Luyện tập (100) i. Mục tiêu - Hiểu sâu sắc hơn về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét-vuông. - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Rèn kĩ năng tính toán, giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông. ( HSTB làm BT 1, 3b, 5) - HS yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học? Mối quan hệ giữa các đơn vị đó đó? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Thực hành Bài 1: - HSTB nêu yêu cầu của bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS tự làm bài vào vở, HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận chung. Bài 2 (HSKG): - 1 HS đọc đề bài. - HS tự tóm tắt bài toán. - Cho 1HS nêu cách giải, HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài - HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Bài 3 (HSTB chỉ yêu cầu làm phần b): - 1HSTB đọc, nêu yêu cầu của đề bài. - HS nêu miệng kết quả, HS khác nhận xét. GV chốt: a. Diện tích hà Nội bé hơn DT Đà Nẵng. Diện tích Đã Nẵng bé hơ DT tp Hồ Chí Minh. DT tp Hồ Chí Minh lớn hơn DT Hà Nội. b. Tp Hồ Chí Minh có Dt lớn nhất. Tp Hà Nội có DT bé nhất. Bài 4: ( HSKG)- 1HS đọc đề của bài tập. - HS tự tóm tắt bài toán. - 1 HS khá nêu cách giải, HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài. - HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Kết quả: 3 km 2 Bài 5: - 1HSTB đọc đầu bài. - HS đọc kĩ từng câu của bài toán và quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tự tìm ra câu trả lời. - HS tự làm bài vào vở, HS trình bày miệng lời giải. - HS nhận xét và giáo viên kết luận chung. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau ......................................................................................................................... Kĩ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu ( Tiết 1) I. Muc tiêu: - HS nắm được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu (T.1). - HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( T.2). - Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ dụng cụ cắt khâu thêu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. HDHS quan sát, nhận xét vật liệu cắt khâu thêu * Vải: - HS quan sát 2 mẫu vải trong bộ đồ dùng và nêu nhận xét về đặc điểm của vải? - GV kết luận như nội dung a- SGK - GV HDHS chọn loại vải để học : chọn loại vải trắng hoặc vải màu có sợi thô dày như vải sợi bông, vải sợi pha. * Chỉ: - HS đọc nội dung b kết hợp quan sát chỉ và TLCH theo H.1 - GV giới thiệu cho HS biết các kiểu chỉ khâu. - GV lưu HS cách chọn chỉ cho phù hợp với từng loại vải. - KL như SGK. * Đặc điểm và cách sử dụng kéo: - HS quan sát H.2 và nêu đặc điểm, cấu tạo của kéo? So sánh sự giống và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ? - HS quan sát H.3 và nêu cách sử dụng kéo cắt vải? - HS tập cách cầm kéo và dùng kéo. * Các vật liệu, dụng cụ khác - HS quan sát H.6 và mẫu 1 số vật liệu dụng cụ cắt khâu khác như thước may, thước dây, phấn may, khuy cài, khuy bấm, khung thêuvà nêu công dụng của từng loại đó? 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu? Tác dụng và cách sử dụng của những dụng cụ, vật liệu đó? - GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị giờ sau học tiếp bài. ............................................................................................................................ Buổi chiều (Nghỉ) Soạn: 3/1/2011 . Giảng: Thứ năm 6/1/2011 Buổi sáng Thể dục Đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi "Thăng bằng" I. Mục tiêu - HS thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp:bằng cách bật nhảy hoặc bước cao chân. - Trò chơi "Thăng bằng": HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. - Rèn kĩ năng đi vượt chướng ngai vật và chơi trò chơi"Chạy theo hình tam giác - Giáo dục HS say mê luyện tập TDTT. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện:Chuẩn bị còi ,dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập RLTTCB và trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6 -10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút - HS khởi động tại chỗ. 2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 10 -12 phút - Ôn động tác đi vượt chướng ngai vật thấp. + GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện, cho HS ôn lại các động tác đin vượt chướng ngại vật, thực hiện 2-3 lần cự li 10-15 m. Cả lớp tập theo đội hình 2-3 hàng dọc,theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2m. + GV có thể cho HS ôn tập theo từng tổ.Nhác HS chú ý an toàn. b. Trò chơi vận động: 6 – 8 phút - Trò chơi "Thăng bằng". Cho HS khởi động lại các khớp, nhắc lại cách chơi. Các tổ tiếp tục thi đua với nhau, GV trực tiếp điều khiển và chú ý nhắc nhở, đề phòng chấn thương cho HS. 3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút - HS thả lỏng chân tay, thân mình. - GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 -2 phút - GV nhân xét và giao bài tập cho HS. ................................................................................................................ Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật i. Mục tiêu - HS nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1). - HS viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên (BT2). - Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ chơi, đồ vật ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nhắc lại các cách mở bài trong một bài văn? ND của các cách mở bài đó. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - Một HSTB đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài. - HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. GV kết luận: Giống: Cùng có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là cái cặp sách. Khác: a,b: MBTT; C, MBGT. Bài tập 2 - HSTB đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc học sinh: Bài yêu cầu chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em, viết hai đoạn mở bài theo hai cách khác nhau. - HS luyện viết mở bài theo hai cách vào vở. - Một số HS đọc mở bài trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, đánh giá, đọc cho HS nghe các mở bài mẫu: + MBTT: Chiếc bàn học sinh này là người ban thân thiết với tôi gần bốn năm nay. + MBGT: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi. 3. Củng cố - dặn dò - Nhắc lại các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? - GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới: KB trong bài văn miêu tả đồ vật. ......................................................................................................................... Toán Tiết 93 Hình bình hành i. Mục tiêu - Hình thành cho HS biểu tượng về hình bình hành. - HS nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó (BT1,2), từ đó phân biệt hình bình hành với một số hình đã học. HSKG biết vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hbh. - Có ý thức tự giác học tập. ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số hình đã học? Đặc điểm của các hình đó? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp Hình thành biểu tượng về hình bình hành - GV vẽ hình như SGK, HS quan sát hình vẽ: + Nhận xét hình dạng của hình ? Hình đó có đặc điểm gì? - GV hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Giới thiệu tên gọi của hình bình hành c. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành. - GV cho HS lên bảng đo số đo của các cặp cạnh đối diện, cả lớp cùng đo trên sách của mình và xét xem hai cạnh đối diện có song song với nhau không? - HS nêu nhận xét: hbh có hai cặp cạnh đối diện song song bằng nhau. - GV kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. - HS lấy ví dụ về các đồ vật trong thực tế có hình dạng của hình bình hành. d. Thực hành Bài 1 : - HSTB đọc, nêu yêu cầu. HS trả lời yêu cầu bài. HS nhận xét - GV đánh giá, kết luận: Hình 1,2,5 là hbh. Bài 2 : - HSTB nêu yêu cầu bài. - GV giới thiệu cho HS các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD. - HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạch đối diện song song và bằng nhau. - GV nhận xét, đánh giá, KL: Trong hai hình thì hbh MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Bài 3(HSKG) : - 1HS nêu yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV hướng dẫn HS vẽ hình trong sách giáo khoa vào vở. - HS tự làm bài vào vở. - HS đổi bài, kiểm tra, nêu nhận xét, GV đánh giá chung. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại đặc điểm của hbh? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau ........................................................................................................................ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Tài năng i. mục tiêu - HS biết thêm một số từ ngữ (Kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, 4). - HS yêu thích môn học ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa và cấu tạo của CN trong CK Ai làm gì? VD? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - Một HSTB đọc nội dung bài tập 1 - HS suy nghĩ, trao đổi, chia các từ có tiếng tài vào hai nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a. tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. b. tài nguyên, tài trợ, tài sản. Bài tập 2 - HSTB đọc yêu cầu của bài. - HS suy nghĩ, tự đặt một câu với một trong các từ ở BT1. 2 HS lên bảng viết câu văn của mình. HS nối tiếp đọc câu mình đặt. - GV nhận xét, nêu VD: Bùi Xuân Phái là nmột hoạ sĩ tài hoa. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gợi ý: Các em hãy tìm nghĩa bóng của câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. - HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, kết luận ý kiến đúng: Câu a, b. Bài tập 4: - HSTB đọc yêu cầu của đề bài. - GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ. - HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ mà mình thích, giải thích lí do. - GV yêu cầu HSKG nêu một số ví dụ trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó. - Lớp nhận xét. Gv nêu thêm VD (như SGV - tr.20) 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại một số từ ngữ và câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người. - GV nhận xét tiết học. ............................................................................................................................ Buổi chiều Lịch sử Nước ta cuối thời Trần i. Mục tiêu - HS nắm được một số sự kiện về sự suy yếu cảu nhà Trần (Vua ăn chơi sa đoạ, quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước, nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh) - Trình bày được hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập lên nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. - Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc. II. đồ dùng học tập III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. HDHS tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm - HS đọc GSK, trả lời các câu hỏi: + Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? + Những kẻ có quyền thế đối với dân như thế nào ? + Cuộc sống của nhân dân như thế nào? + Thái độ phản ứng của nhận dân với triều đình như thế nào ? + Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? - HS đại diện các nhóm lên trả lời từng câu hỏi và trình bày những biểu hiện sự suy yếu của nhà Trần? - GV kết luận chung. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - HS đọc đoạn tiếp theo, TL câu hỏi : + Hồ Quý Ly là người như thế nào ? + Ông đã làm gì ? + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? - HS nêu ý kiến của mình - GV kết luận 3. Củng cố - dặn dò - Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ......................................................................................................................... Khoa học Tại sao có gió? I. Mục tiêu - HS hiểu không khí chuyển động tạo thành gió . - HS biết làm thí nghiện để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió và giải thích được nguyên nhân gây ra gió. (HSKG giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền , ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển) - HS yêu thích tìm hiểu và khám phá thế giới. ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 74.75 SGK; chong chóng, iii. Các Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ : Không khí cần cho sự sống như thế nào? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Chơi chong chóng * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: GV kiểm tra xem HS sự chuẩn bị của HS. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: + Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi. - Bước 2 : HS chơi ngoài sân theo nhóm. GV quan sát bao quát hoạt động của các nhóm. + Cả nhóm nhận xét bình chọn chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất - Bước 3: Làm việc cả lớp ? Tại sao chong chóng quay? quay nhanh, quay chậm ? - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió *Mục tiêu: HS giải thích tại sao có gió . * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.GV yêu cầu HS đọc các mục thực hành trang 74. - Bước 2: Thực hành -Bước 3: Trình bày kết quả: Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + Lớp nhận xét, GV đánh giá . - GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhận gây ra sự chuyển động của kk trong tự nhiên *Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV đề nghị HS làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS quan sát đọc thông tin ở mục bạn cần biết, giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển . - Bước2: Làm
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc