Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. (BT1;2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu dấu hiệu : hết 2; 5? Số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5?

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: trực tiếp

b. GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9

- GV cho HS tìm các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 trong bảng chia 9.

- GV viết lên bảng thành 2 cột và yêu cầu HS chú ý tới các cột bên trái để tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9.

 VD: 72:9 = 8 128 : 9 = 20 dư 2

 657 : 9 = 73 . 451 : 9 = 50 dư 1 .

- HS nêu nhận xét về đặc điểm của các số ở cột này.

- GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9, cho HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm.

- HS ghi nhận xét các số ghi ở cột phải.

- HS nhận xét về đặc điểm các số không chia hết cho 9 ghi ở cột phải

- HS phát biểu về đặc điểm của số không chia hết cho 9.

- HS tự lấy ví dụ GV nhận xét.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Người Thái
B. Người Tày
C. Người Mông
D. Người Kinh
Câu 4 Hoàng Liên Sơn là dãy núi 
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc 
C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc 
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc 
Câu 5 : Những điều kiện thuân lợi nào để ĐBBB trở thành vựa lúa lớn lớn thứ 2 của cả nước ?
Câu 6 : Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là :
A.Thái, Mông, Dao B. Ba- na, Ê- đê, Gia-rai
C. Kinh D. Tày, Nùng
Câu 7 : Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của cả nước ?
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
HĐ 2: Làm việc cả lớp :
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS hệ thống lại bài tập.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài.
------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 87: Dấu hiệu chia hết cho 3 
i. mục tiêu
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. (BT1;2)
ii. Đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 9? VD? 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 
- GV cho HS tìm các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 
- GV yêu cầu HS chú ý tới các cột bên trái để tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- Từ đó HS nêu nhận xét về đặc điểm của các số ở cột này.
- GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm. 
- HS ghi nhận xét các số ghi ở cột phải.
- HS nhận xét về đặc điểm các số không chia hết cho 3 ghi ở cột phải
- HS Phát biểu về đặc điểm của số không chia hết cho 3.
 c. Thực hành 
Bài 1: - HS nêu lại đề bài, nêu lại cách làm.
- HS nêu số, GV viết số chia hết cho 3 vào một cột, số không chia hết cho 3 vào một cột.
- HS giải thích vì sao những số đó chia hết cho 3 còn ở cột phải những số đó lại không chia hết cho 3.
- GV chốt lại cách tìm số chia hết cho 3.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài GV ghi các số lên bảng. 
- Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?
- GV chốt lại những số không chia hết cho 3.
Bài 2 :- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài tương tự bài 1: Tìm các số không chia hết cho 3. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích vì sao.
Bài 3 (Nếu còn thời gian): - HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề.
- HS nêu nếu viết các số có ba chữ số đã cho và chia hết cho 3 thì cần làm theo hướng như thế nào? 
- GV đưa ra lời giải đúng.
Bài 4 (Nếu còn thời gian) HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 9. HS KL số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 thì có đặc điểm gì?
- HS tìm số. Cho HS nêu kết quả và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò 
- Những số như thế nào thì chia hết cho 3? VD? - Những số như thế nào thì không chia hết cho 3? VD? 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu
- HS làm nhiều thí nghiệm để chứng tỏ: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều 
ô - xi để duy trì sự cháy được lâu hơn; muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- HS nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn...
+ KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- HS có thái độ ham hiểu biết tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy họ: Dụng cụ TN và tranh minh hoạ sgk.
III. Các hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tính chất của không khí? Không khí có những thành phần chính nào?
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
*HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô -xi đối với với sự cháy.
MT: Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi 
để duy trì sự cháy được lâu hơn.
CTH:- GV chia lớp thành các nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- HS đọc mục thực hành trang 70 sgk để biết cách làm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong sgk và quan sát sự cháy của các
ngọn nến.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả TN của nhóm mình.
KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn Hay nói cách khác: Không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
*HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
MT: Làm TN chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
CTH:- Các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng để làm TN.
- HS đọc các mục thực hành TN trang 71 sgk.
- HS làm TN: Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN của nhóm mình.
KL: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. GV cho HS quan sát tranh hình 5 sgk. Nêu ứng dụng thực tế.
* HS đọc mục bạn cần biết sgk.
- GV liên hệ giáo dục HS qua hoạt động.
3. Củng cố dặn dò .
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV củng cố và nhận xét giờ học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
----------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU Tiếng việt
Ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đã học (theo tốc độ khoảng 80 tiếng/ 1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I. Nhận biết danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi, xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào?
- HS hiểu nội dung các bài tập đọc, củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, câu hỏi.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL.
- Bảng phụ để kẻ hai bảng để HS làm bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Lấy ví dụ.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
b. Hướng dẫn bài mới.
* Kiểm tra TĐ và HTL: ( 1/3 số HS trong lớp) 
- Từng HS lên bắt thăm bài đọc.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn, cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- HS trả lời, GV nhận xét.
* Bài 2: (Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.)
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở. GV phát phiếu cho một số HS.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
- GV cho những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải đúng:
+ Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn:
. Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu dí, Phù lá.
. Động từ: Dừng lại, chơi đùa.
. Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. 
+ Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm:
. Buổi chiều, xe làm gì?
. Nắng phố huyện thế nào?
. Ai đang chơi đùa trước sân?
3. Củng cố, dặn dò
- 3 HS nêu ghi nhớ DT,ĐT TT.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu ( Tiết 1) 
I. Muc tiêu:
- HS nắm được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu (T.1).
- HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( T.2).
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS quan sát, nhận xét vật liệu cắt khâu thêu
* Vải:
- HS quan sát 2 mẫu vải trong bộ đồ dùng và nêu nhận xét về đặc điểm của vải?
- GV kết luận như nội dung a- SGK
- GV HDHS chọn loại vải để học : chọn loại vải trắng hoặc vải màu có sợi thô dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
* Chỉ: 
- HS đọc nội dung b kết hợp quan sát chỉ và TLCH theo H.1
- GV giới thiệu cho HS biết các kiểu chỉ khâu.
- GV lưu ‎ HS cách chọn chỉ cho phù hợp với từng loại vải.
- KL như SGK.
* Đặc điểm và cách sử dụng kéo:
- HS quan sát H.2 và nêu đặc điểm, cấu tạo của kéo? So sánh sự giống và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- HS quan sát H.3 và nêu cách sử dụng kéo cắt vải?
- HS tập cách cầm kéo và dùng kéo.
* Các vật liệu, dụng cụ khác
- HS quan sát H.6 và mẫu 1 số vật liệu dụng cụ cắt khâu khác như thước may, thước dây, phấn may, khuy cài, khuy bấm, khung thêu và nêu công dụng của từng loại đó?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu? Tác dụng và cách sử dụng của những dụng cụ, vật liệu đó?
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị giờ sau học tiếp bài.
_______________________________________________________________________
 Ngày soạn: 27/12/2017
 Ngày giảng: Thứ năm, 4/1/2018
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 88: Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3; vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5; vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng giải toán qua môt số BT: 1;2;3..
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
2. Dạy bài mới
 a. GV tổ chức cho HS ôn bài cũ 
- HS nêu các VD về các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 9.
+ Dựa vào đâu để nhận biết một số có chia hết cho 3, hay 9?
- Kết luận: Dấu hiệu chia hết cho 3; 9 thì căn cứ vào tổng các chữ số 
 b. Thực hành:
Bài 1 - Yêu cầu HS thực hành làm bài vào vở. HS lần lượt làm từng phần a, b.
- Cho HS chữa bài trên bảng, GV ghi ra các số chia hết cho 3, số chia hết cho 9, số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
- GV cho HS giải thích vì sao.
Bài 2 - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên bảng làm 2 phần của bài, dưới lớp HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
- HS dưới lớp nêu kết quả bài làm của mình, các em khác nhận xét.
Bài 3 - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và cho các nhóm làm việc ghi lại các số:
- GV cho HS nhận xét bài làm của các nhóm và xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất. 
Bài 4 ( Nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu của đề bài. Làm bài.
- HS khác nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
- Học sinh nhắc lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
--------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Thực hành kĩ năng cuối học kỡ I
I. Mục tiêu:	
- Ôn tập các kiến thức thuộc các bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, Biết ơn thầy cô giáo, yêu lao động.
- Nhận biết các hành vi, việc làm thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết ơn thầy cô giáo, yêu lao động và thực hiện các hành vi đó.
II. Đồ dùng dạy học: Thẻ các màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy kể những công việc trong một ngày của em.
- GV gọi 3 HS trả lời.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
b. Ôn tập
Bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành nuôi dưỡng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Em hãy tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về công ơn của ông bà, cha mẹ?
- VD: Công cha như núi Thái sơn....chảy ra.
Bài: Biết ơn thầy cô giáo
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?
- Em hãy kể về cô giáo hoặc thầy giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Vài HS nêu trước lớp. Lớp nhận xét.
- Vài HS kể trước lớp chỉ kể ngắn gọn 5 đến 7 câu.
Bài: Yêu lao động.
- Em hãy giơ thẻ đỏ cho các việc thể hiện yêu lao động trong các việc làm sau:
a) Hàng ngày ngoài giờ học Lan còn giúp bố mẹ những việc nhỏ trong gia đình.
b) Thời gian biểu một ngày của Mai chỉ có học và vui chơi.
c) Thắng rất thích chăm sóc cây cảnh cùng ông ngoại.
- HS cả lớp giơ thẻ.
- GV hỏi để HS giải thích vì sao lại chon giơ thẻ đó và chốt lại phương án tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò.
- GV củng cố các kiến thức đã học về 3 bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, Biết ơn thầy cô giáo, Yêu lao động.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau.
---------------------------------------------------------------
Tiếng việt ( 4A )
Ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu 
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đã học (theo tốc độ khoảng 80 tiếng/ 1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I. HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/1 phút) 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng
- GD HS ý thức tự giác tích cực học tập.
I. Đồ dùng dạy học 
- Lập 12 phiếu ghi tên các bài tập đọc và 5 phiếu ghi tên các bài HTL.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật .
III.Các hoạt động dạy học
1. KTBC
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT. 
b. Hướng dẫn ôn tập
*Kiểm tra tập đọc và HTL : Từng HS lên bắt thăm bài đọc.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn, cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- HS trả lời, GV nhận xét cho điểm.
* Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài:
a. quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. 
- HS xác định yêu cầu của đề: đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật rất cụ thể của em 
- Một HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ. 
- HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát.
- HS quan sát đồ dùng học tập của mình ghi kết quả quan sát, sau đó chuyển thành dàn ý. 
- HS phát biểu ý kiến HS GV nhận xét.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng. 
- HS viết bài. Lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc các mở bài. Cả lớp và GV nhận xét GV tuyên dương những bài viết tốt. 
- GV hướng dẫn HS viết kết bài tương tự.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ghi nhớ nội dung vừa học, sửa lại dàn ý hoàn chỉnh phần mở bài kết bài viết lại vào vở.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 28/12/2017
 Ngày giảng: Thứ sỏu, 5/1/2018
Tiếng Việt
Ôn tập tiết 7
I. mục tiêu
- HS ôn tập đọc hiểu và những kiến thức luyện từ và câu có liên quan đến bài tập đọc.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu và vận dụng kiến thức Luyện từ và câu .
- HS có thái độ chăm chỉ học tập.
II. đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. các hoạt động dạy học
1Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn ôn tập.
* Đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
- HS đọc thầm bài Về thăm bà dựa vào nội dung bài đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời 
đúng.
- HS làm trong phiếu học tập.
- HS lần lượt nêu câu trả lời của mình GV thu chấm phiếu của HS .
- Cả lớp và GV nhận xét. GV tuyên dương những bài làm tốt. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà luyện đọc lại những bài tập đọc trong chương trình.
--------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 89: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
- HS bước đầu biết vận dụng đúng dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 trong một số tình huống đơn giản.
- HS có thái độ chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3? Lấy ví dụ.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1(99) HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 
- HS nhận xét chữa bài- GV chốt lại về 4 loại dấu hiệu đã học.
Bài 2(99) HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 
- HS tìm dấu hiệu để số vừa chia hết cho cả 2 và 5.
- HS tìm dấu hiệu để số vừa chia hết cho cả 2 và 3.
- HS tìm dấu hiệu để số vừa chia hết cho cả 2; 3; 9 và 5.
- HS nhận xét chữa bài. GV chốt lại về 4 loại dấu hiệu đã học.
Bài 3(99) HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận theo cặp trao đổi về yêu cầu của bài tập: Điền số thích hợp vào ô trống để được số có ba chữ số chia hết cho 3; 9; 3 và 5; 2 và 3.
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS nhận xét chữa bài. GV chốt lại về 4 loại dấu hiệu đã học.
Bài 4 ( nếu còn thời gian)
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Lớp suy nghĩ và đưa ra lời giải
- GV nhận xét
Bài 5 (nếu còn thời gian)
- HS đọc đề bài toán. Hỏi để tóm tắt bài toán, tìm cách giải.
- HS làm bài: chỉ phân tích và nêu kết quả.
3. Củng cố, dặn dò 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học: ? dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Ôn tập tiết 8
I.Mục tiêu.
- Ôn tập chính tả nghe - viết :Chiếc xe đạp của chú Tư ,viết một bài văn miêu tả đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
- Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả và kĩ năng làm văn miêu tả đồ vật.
- HS có thái độ chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
* Ôn chính tả.
- GV đọc HS viết bà : Chiếc xe đạp của chú Tư.
- GV đọc lại, HS soát lại bài.
* Ôn tập làm văn.
- GV chép đề bài lên bảng. HS phân tích đề bài.
- Lớp viết bài vào vở.
- Một số HS đọc bài viết: GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nhận xét giờ học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
-------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Toán
Tiết 90: Ôn tập
i. mục tiêu
- Củng cố cho HS các kiến thức đã học trong HKI
- Làm tốt các BT có liên quan.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các kiến thức toán đã học trong HKI?
2. Dạy bài mới
b. Thực hành: GV chép đề bài lên bảng, HS làm vào vở
	 - GV tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét và thống nhất kết quả.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
	a. 72 356 + 9 345	c. 4 369 x 208
	b. 37 821 – 19 456	d. 10 625 : 25
KQ: a. 81 701	c. 908 752
	b. 18 365	d. 425
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện:
	a. 312 x 17 + 83 x 312 b. 2789 x 16 – 6 x 2789
KQ: a. 3 1200	b. 27 890 
Bài 3 : Tìm X:
	a. X x 21 = 483 b. 12 915 : X = 123
KQ: a. X = 23	b. X = 105
Bài 4 : 
Tổng số HS của hai khối lớp 4 và 5 là 218 HS. Khối lớp 4 có ít hơn khối lớp 5 là 28 em. Hỏi mỗi khối có bao nhiêu HS?
KQ: Khối 4: 95 HS
	Khối 5: 123 HS
Bài 5 ( Nừu còn thời gian): Tính nhanh:
	1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x (4 x 9 – 36)
 KQ: 0
3. Củng cố, dặn dò 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập.
- GV củng cố lại các dạng BT vừa làm, nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Ki-lô-mét vuông.
----------------------------------------------------------
khoa học
Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu
- HS nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
- HS nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- HS có thái độ ham tìm tòi hiểu biết khoa học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Những yếu tố nào duy trì sự cháy? Nêu kinh nghiệm nhóm bếp và đun bếp?
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
*HĐ1: Điều kiện sống của con người.
MT:- Nêu điều kiện chứng minh con người cần không khí để thở. Xác định vai trò của không khí đối với sự sống.
CTH:- Cả lớp làm theo hướng dẫn mục thực hành sgk trang 72.
- HS phát biểu và nhận xét.
- HS thực hành nín thở và mô tả cảm giác của mình?
- Nêu ứng dụng của kĩ thuật này trong y học và trong cuộc sống?
KL: HS đọc ý 1 mục bạn cần biết sgk.
*HĐ2: Vai trò của KK đối với động vật, t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc