Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Giáo dục HS yêu thích những trò chơi dân gian.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .( GTB)

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn HD đọc.( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài “Chú Đất Nung”, trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh họa.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc:

- HS đọc toàn bài: GVHD chia đoạn:

+ Đoạn 1: 5 dòng đầu

+ Đoạn 2: Còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn: 2-3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó: “ Tôi đã ngửa cổ. bay đi”

- Một, hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tha thiết.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
- HS trình bày, giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bình luận - GV nhận xét.
*HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
- GV nêu yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. HS trình bày sản phẩm trước lớp.
- Lớp nhận xét. GV nhắc nhở HS gửi những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. 
* Ghi nhớ: Các thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy ta nên người. Vì vậy chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn thây cô giáo, cố gắng học tập rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy cô.
- GV yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung học vào cuộc sống. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Yêu lao động.
Tiết 3 LUYỆN VIẾT
Bài 11
I. mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng ,đẹp bài Mưa xuân.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s...
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
ii. chuẩn bị
III.Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: - HS.viết một số từ : khuya, cặm cụi, trời trở rét, dừng mũi kim...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết:
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện và phân tích một số tiếng khó trên bảng :vòm cây, nghe nhỏ giọt, khẽ sa, lòng rung...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao các con chữ, ......
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét.
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp. 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Bài 12. 
 Ngày soạn: 07.12.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
tuổi ngựa
i. mục đích yêu cầu 
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
- Giáo dục HS biết nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.( GTB)
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn HD đọc( HĐ 3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Cánh diều tuổi thơ, trả lời câu hỏi trong SGK. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh họa.
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc
- HS đọc toàn bài.	
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài: 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng từ khó: triền núi đá, lóa, nắng xôn xao,...
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng dịu dàng, hào hứng.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của mỗi khổ thơ:
+ Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo bạn ấy tính nết như thế nào?
+" Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?
+ Điều gì hấp dẫn Ngựa con trên những cánh đồng hoa?
+Trong khổ thơ cuối Ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
- HS nhận xét, bổ sung. chốt lại ý chính; nhấn mạnh cho HS:
+ Bạn nhỏ tuổi gì? 
+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?
+” Con ngựa “ theo ngọn gió đi chơi những đâu?
+ Điều gì hấp dẫn “ con ngựa “ trên những cánh đồng hoa?
+ Trong khổ thơ 4 con ngựa nhắn nhủ mẹ điều gì?
- HS: Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ những gì?
- HS đọc lướt toàn bài, nêu ý nghĩa của bài thơ.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- GVNX, đánh giá, khen ngợi những bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Kéo co.
Tiết 2 Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Giáo dục HS luôn luôn có ý thức bảo vệ những đồ vật, đồ chơi của mình
iI. Chuẩn bị 
- GV: Dàn ý bài văn kể chuyện.( HĐ1)
- HS: Sưu tầm truyện nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.( HĐ2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện: Búp bê của ai?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- HS quan sát tranh minh họa SGK và TL:
+Truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em?
+Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em?
- GV nhấn mạnh những truyện nói về đồ chơi hoặc truyện về con vật gần gũi,...
- Yêu cầu HS có thể tìm câu chuyện đã nghe, đã đọc trong SGK để kể.
- Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn.
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện.
*HĐ2: HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp.
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp.
- HS đưa câu hỏi phát vấn.
- Cả lớp và GV nhận xét về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện,...
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Tiết 3 Toán
Tiết 73: chia cho số có hai chữ số( Tiếp)
I. mục đích yêu cầu
- Thực hiện được phép chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư). Bài 1, 
bài 3(a)
- Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. Chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Trường hợp chia hết
- GV nêu và ghi: 8192 : 64 = ?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính kết quả. 
- GV gọi HS thực hiện phép tính, vừa tính vừa nêu miệng.
- HS nhận xét, nhắc lại. 
- Chú ý: GV cần hướng dẫn HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
 (Chẳng hạn: 179 : 64 = ? có thể ước lượng 17 : 6 = 2 ( dư 5)
 512 : 64 = ? có thể ước lượng: 51 : 6 = 8 ( dư 3)
*HĐ2: Trường hợp chia có dư 
- GV nêu và ghi: 1154 : 62 = ?
- HS đặt tính, thực hiện phép tính từ trái sang phải .
- Lớp nhận xét, sửa sai. 
- Chú ý : + Hướng dẫn HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ hơn số chia.
*HĐ3: Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS tự làm bài vào vở, gọi 4 em lên bảng làm bài. HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét; GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Nhấn mạnh cách tính.
Bài 2( nếu còn thời gian): HS đọc đề của bài toán.
- GV HD HS chọn phép tính thích hợp:
- Đóng gói 3500 bút chì theo từng tá( 12 cái) -> Chia 3500 cho 12.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài. 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV nhấn mạnh cách trình bày bài giải.
Bài 3a: Cho HS đọc đề của bài tập 
- HS nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết.
- HS lên bảng làm , lớp làm bài vào vở.
- HS NX; GV NX, chốt lại kết quả đúng; Nhấn mạnh cách tìm thừa số, số chia chưa biết. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ( biết thưa gửi, xưng hô phù hợp giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác ) .
- Nhận biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Giáo dục HS thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống. 
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi bài tập 1, 2 và 3.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 2,3 ( tiết LTVC trước )
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét 
Bài 1: Một HS đọc nội dung bài tập 1 
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lưu ý những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con: Lời gọi: Mẹ ơi!
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, đặt câu hỏi rồi phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GVNX xem câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa? Phù hợp với mối quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?
Bài 3: ( Làm như bài tập 2 )
*HĐ2: Phần Ghi nhớ:
- Gọi ba em đọc ghi nhớ. GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
*HĐ3: Phần Luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đưa ra bảng phụ chép đoạn văn, HS làm bài và trình bày bài làm .
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Đoạn a: Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò.
+ Đoạn b: Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giải thích yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài cá nhân: tìm các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già rồi trình bày ý kiến.
- HS nối tiếp trình bày.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học. Đọc trước nội dung bài sau.
Tiết 2 luyện từ và câu*
ôn mở rộng vốn từ: đồ chơi - trò chơi
i. mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS về tên một số trò chơi, đồ chơi có lợi cho trẻ em . 
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng một số từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề . 
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hoàn thiện nốt Bt buổi sáng( nếu còn)
- Cho HS ôn tập
- HS tự lấy ví dụ về: + Một số đồ chơi mà em biết .
 + Một số trò chơi có lợi cho trẻ em.
- HS nhận xét, bổ sung.
*HĐ2: Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm một số bài tập
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
- GV nhấn mạnh kiến thức cần ghi nhớ qua mỗi bài tập.
Bài 1: Gạch bỏ những từ không thuộc nhóm đồ chơi hoặc trò chơi.
a. diều, đầu sư tử, búp bê, dây thừng, bàn cờ, bộ xếp hình, rước đèn, chong chóng, que chuyền, ngựa gỗ,
b. múa sư tử, thả diều, đá cầu, nhảy dây, quả cầu, kéo co, xếp hình, trò chơi điện tử, đá bóng,
- HS làm bài. Gv KL: a) rước đèn b) kéo co
Bài 2: Đặt một câu với các từ sau: đá cầu, nhảy dây, rước đèn. 
- HS đặt câu trên bảng. HS dưới lớp nối tiếp đặt câu.
- GV nhận xét sửa chữa.
Bài 3: Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào hai nhóm thích hợp:
 nhiệt tình, ham thích, nhanh mắt, khoẻ mạnh, dũng cảm, giữ gìn đồ chơi, biết nhường nhịn, hăng hái, khéo tay,
Từ ngữ nói về tình cảm, thái độ đối với đồ chơi, trò chơi, bạn cùng chơi.
Những từ ngữ nói về những kĩ năng, năng lực cần có được rèn luyện khi chơi.
nhiệt tình, ham thích, biết nhường nhịn, hăng hái, giữ gìn đồ chơi.
 nhanh mắt, khỏe mạnh, dũng cảm, khéo tay.
- HS làm bài. GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
Tiết 3 khoa học
tiết kiệm nước
I. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lí do vì sao phải tiết kiệm nước và thực hành tiết kiệm nước. Vẽ được tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước (HS có khả năng).
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm nước.
- HS vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước. 
II. Chuẩn bị
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu cách bảo vệ nguồn nước?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước làm thế nào để tiết kiệm nước. 
Mục tiêu: - Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo cặp 
- Từng cặp HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61/ SGK
- HS thảo luận về: Những việc nên làm và không nên làm. Lí do cần phải tiết kiệm nước.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV NX, KL: Phải tốn nhiều công sức tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy không được lãng phí nước.
*HĐ2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.( Không YC tất cả HS đều vẽ) 
Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, vận động người khác cùng tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Thảo luận để tìm ý cho ND tranh.
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần cho ND tranh.
Bước 2: Thực hành 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc:
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Trình bày kết quả 
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và nêu ý tưởng bức tranh.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá tuyên dương các nhóm có sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Bài 30.
 Ngày soạn: 07.12.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
luyện tập miêu tả đồ vật
i. mục đích yêu cầu 
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (MB- TB- KB) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả.
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo.
- Giáo dục HS có ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi dàn ý .( BT2 )
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết trước. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS nêu cấu tạo của một bài văn miêu tả đồ vật.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư , thực hiện các yêu cầu của BT 
- HS trả lời các câu hỏi của bài. 
- Lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
- HS: Phần MB - KB theo cách nào?
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV viết bảng đề bài: Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
- GV nhắc HS: Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay (áo hôm nay, không phải áo hôm khác) 
- HS lập dàn ý theo nội dung tiết tập làm văn trước.
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- Một số HS đọc dàn ý của mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đi đến dàn ý chung cho cả lớp tham khảo.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý, HS đọc dàn ý.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. Nêu những việc cần làm của từng phần?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết tập làm văn sau.
Tiết 2	 khoa học
làm thế nào để biết có không khí ?
I. Mục đích yêu cầu
- HS làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong đều có không khí.
- HS phát biểu được định nghĩa về khí quyển .
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
ii. Chuẩn bị
- Hình trang 62,63 SGK
- Mỗi nhóm chuẩn bị: túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu thuỷ tinh, chai không một miếng bọt biển .
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần phải tiết kiệm nước?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình.
- HS đọc các mục thực hành.
Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm. 
Bước 3: Trình bày 
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- Giải thích các nhận biết không khí có ở xung quanh ta.
*HĐ2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật.
Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả những chỗ rỗng của các vật. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị. 
- HS đọc mục thực hành.
Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 3: Trình bày 
- GV yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả.
- GVKL: Xung quang mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
*HĐ3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
- Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở quanh ta và không khí có trong mọi chỗ rỗng của vật.
- HS nêu ý kiến, GV nhận xét, chốt kiến thức: Xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong của vật đều có không khí. Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 Toán 
Tiết 74: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có 2 chữ số( chia hết chia có dư).
- Rèn kĩ năng làm tính chia và giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 4674 : 82 5781 : 47
- HS và GV nhận xét - chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS tự lấy ví dụ và thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số.
- HS nhắc lại cách thực hiện.
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1a: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 4 em lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
- GV NX, chốt lại kết quả đúng. Nhấn mạnh cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 
Bài 2b: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài. HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng; Nhấn mạnh cách tính giá trị biểu thức không có dấu (). 
Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự tóm tắt và nêu cách giải bài toán. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- HS và GV nhận xét chữa bài :
 Mỗi xe đạp cần số lan hoa là: 36 x 2 = 72 (cái)
 Thực hiện phép chia ta có: 5260 : 72 = 73 (dư 4)
 Vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp cò thừa 4 lan hoa.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chia cho số có hai chữ số tiếp.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình tự chọn, mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo.
ii. chuẩn bị
- Bộ lắp ghép.
iii. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ : - Nhắc lại quy trình lắp ghép ôtô tải.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho HS chọn mô hình lắp ghép theo ý thích ( có thế chọn những mô hình đã ghép ở các tiết trước như: ô tô tải, cái đu, xe nôi,hoắc HS tự sưu tầm mô hình lắp ghép). 
*HĐ2: Chọn chi tiết
- HS lựa chọn chi tiết theo mô hình đã chọn.
*HĐ3: HS thực hành lắp từng bộ phận.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ hoặc tự sưu tầm.
- HS thực hành lắp từng bộ phận.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS thu dọn các bộ phận đã lắp được vào túi bóng. Giờ sau lắp ghép hoàn chỉnh.
- GV nhận xét giờ học. 
Tiết 2 toán *
Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 
- HS làm tính chia nhanh, chính xác, vận dụng vào giải bài toán có lời văn 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm x: X x 40 = 25 600 X x 90 = 37 800
- HS làm bài. GV nhận xét - chữa bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Hoàn thiện nốt BT buổi sáng( nếu còn). Sau đó cho HS ôn tập lại kiến thức.
- HS tự lấy ví dụ và thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
- HS nêu cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
*HĐ2: Luyện tập
- GV cho HS làm các bài tập. GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
- GV nhấn mạnh cho HS cách làm qua mỗi bài.
Bài 1: Tính: a) 240 : 40 b) 720

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc