Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

- Giáo dục HS có lòng dũng cảm, can đảm, luôn luôn học tập tốt để trở thành những người công dân có ích.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc. ( GTB)

- Bảng phụ chép đoạn văn HD đọc diễn cảm. ( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 HS đọc Văn hay chữ tốt , trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm Tiếng sáo diều và giới thiệu bài Chú Đất Nung.

b. Các hoạt động

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng tiếng. Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s...
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
ii. chuẩn bị
- Phấn màu. 
III.Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: - HS.viết một số từ : khuya, cặm cụi, trời trở rét, dừng mũi kim...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết:
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện và phân tích một số tiếng khó trên bảng: vòm cây, nghe nhỏ giọt, khẽ sa, lòng rung...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao các con chữ, ......
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét.
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp. 
- Dặn HS chuẩn bị bài:Nhạc rừng. 
 Ngày soạn: 29.11.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
chú đất nung (tiếp theo)
i. mục đích yêu cầu 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống đựoc người khác (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Kĩ năng xác định giá trị, tự nhân thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
- Giáo dục HS có lòng dũng cảm, can đảm, luôn luôn học tập tốt để trở thành những người công dân có ích.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .( GTB)
- Bảng phụ chép đoạn văn HD đọc diễn cảm.( HĐ 3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Văn hay chữ tốt , trả lời câu hỏi trong SGK. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - HS quan sát tranh minh họa giới thiệu bài Chú Đất Nung. 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc 
- 1 HS đọc bài. GVHD chia đoạn:
+ Đoạn 1 : Từ đầu dến vào cống để tìm coonh chúa.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến chạy chốn.
+ Đoạn 3 : Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.	
+ Đoạn 4 : Còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài: 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài, đọc đúng những câu hỏi, câu cảm: Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? Lỗu son của nàng đâu? Chuột ăn rồi! Sao trông anh khác thế?
- Một, hai HS đọc cả bài với giọng chậm chãi ở câu đầu. Hồi hộp căng thẳng ở đoạn tả nỗi nguy hiểm của chàng kị sĩ và nàng công chúa...
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của mỗi đoạn: 
+ Kể lại tai nạn của hai người bột? 
+ Chú bé Đất Nungđã làm gì khi cứu hai người bột?
+ Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
- HS đọc lướt toàn bài, nêu nội dung của truyện.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc một lượt toàn truyện theo cách phân vai. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm.
- GV treo bảng phụ HD HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn: Hai người bột ... lọ thủy tinh mà.
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Cánh diều tuổi thơ.
Tiết 2 Kể chuyện
Búp bê của ai?
I. Mục đích yêu cầu
- HS dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh
họa, bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước.
- Hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện: Phải biết giữ gìn, yêu quý đồ chơi.
- Giáo dục HS biết bảo vệ đồ dùng, đồ chơi..
II. chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ truyện phóng to.( HĐ 1)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về người có tinh thần kiên trì, vượt khó.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể chuyện 1,2 lần . HS theo dõi tranh minh họa phóng to trên bảng.
*HĐ2: HD HS thực hiện các yêu cầu bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn.
- GV gọi 6 HS lên bảng gắn lời thuyết minh cho mỗi tranh.
- HSNX - GVNX. Sau đó cho HS đọc lại 6 lời thuyết minh của 6 tranh.
Bài 2: HS đọc các yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý HS kể theo lời của búp bê là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện. Khi kể phải xưng tôi, tớ, mình, em,...
- HS kể mẫu đoạn đầu câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể chuyện.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ ,tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
- HS có khả năng thi kể phần kết câu chuyện.
- HS và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3 Toán
Tiết 68: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu 
-Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số. Bài 1, bài 2 (a), bài 4 (a)
- Giáo dục HS tính chính xác và yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 45879 : 8 657489 : 9
- HS và GV nhận xét - chữa bài. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Ôn tập
- HS nhắc lại cách chia cho số có một chữ số. 
- GV nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phép tính. 
- Lớp làm VBT.
- GV nhận xét. Nhấn mạnh cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
Bài 2a: HS đọc yêu cầu BT.
 - Một HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng và nhấn mạnh lại cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cùng HS phân tích bài toán. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
- HS nhận xét, GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4a: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm theo 2 cách.
- GV nhận xét chốt lại cách làm, củng cố lại cách chia một tổng cho một số.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tiết 69.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
dùng câu hỏi vào mục đích khác
i. mục đích yêu cầu 
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). HS nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích khác (BT3, mục III).
- Vận dụng làm tốt BT theo yêu cầu.
- HS yêu thích môn học, có ý thức viết đúng qui tắc chính tả.
II. chuẩn bị
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu từng cặp HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của bài.
- GV nhấn mạnh:
+ Câu " Sao chú mày nhát thế ?" ông Hòn Rấm hỏi với ý gì ?
+ Câu " Chứ sao?" của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc nội dungbài.
- HS trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi của bài. 
- HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức. 
*HĐ2: Phần Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- Yêu cầu HS đặt câu biểu thị một số tác dụng khác của câu hỏi.
*HĐ3: Phần Luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. GV nhận xét, chốt kiến thức. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện mỗi nhóm phát biểu.
- Nhận xét kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài và phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, tuyên dương HS có tình huống hay.
3. Củng cố, dặn dò 
- Câu hỏi còn được dùng với mục đích nào?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học.
Tiết 2 luyện từ và câu*
LTVC: dùng câu hỏi vào mục đích khác
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố để HS hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu hỏi .
- Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác: Thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định, yêu cầu mong muốn trong những tình huống khác nhau .
- HS yêu thích môn học, có ý thức viết đúng qui tắc chính tả .
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tổ chức cho HS hoàn thiện BT còn lại của tiết sáng( nếu còn).
+ Câu hỏi còn được dùng với mục đích nào?
- GV chốt kiến thức - Ghi bảng: Câu hỏi còn dùng với mục đích : khen, chê, khẳng định, phủ định, thể hiện yêu cầu, mong muốn, ...
*HĐ2: Luyện tập
- GV cho HS làm một số bài tập sau.
Bài 1: Trong từng câu dưới đây mục đích dùng câu hỏi để làm gì?
a. Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
b. Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ?
c. Sao bạn chăm chỉ chịu khó thế?
d. Sao con hư thế nhỉ?
e. Mình thấy ăn mận cũng ngon đấy chứ?
g. Ăn mận cho hỏng răng à?
- HDHS đọc kĩ từng câu, sau đó xác định mục đích nói từng câu.
- HS làm bài. GV chữa bài:
a) Nêu đề nghị b) khen c) khen d) chê e. khẳng định g. phủ định
* Bài 2: Đặt câu phù hợp với tình huống sau:
a. Vào công viên em thấy mấy bạn nhỏ vứt vỏ hộp lung tung ra lối đi, mặc dù thùng rác công cộng ngay bên cạnh. Em dùng hình thức câu hỏi nhắc bạn bỏ giấy , rác vào thùng.
b. Có một cụ già muốn sang đường. Em muốn giúp cụ qua đường,sẽ hỏi cụ thế nào?
- HS đặt câu hỏi phù hợp với từng tình huống. GV chữa bài.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại việc em mua đồ chơi ở cửa hàng bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho xem một đồ chơi. Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích đề nghị yêu cầu.
- HS viết đoạn văn. HS nối tiếp đọc bài. HSNX, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò 
- Câu hỏi còn được dùng với mục đích nào?
- GV nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học. .
Tiết 3 khoa học
một số cách làm sạch nước
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,...
- Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất còn tồn tại trong nước. HS biết cách làm sạch nước bằng cách diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình và địa phương .
II. Chuẩn bị
- Hình trang 56,57 SGK.
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước? Nêu tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm?	
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Các cách làm sạch nước thông thường 
Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách .
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
- HS trả lời. GV giới thiệu một số cách làm sạch nước: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi nước,...
*HĐ2: Thực hành lọc nước 
Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản .
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn (như SGK). 
Bước 2: HS thực hành theo nhóm, GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm. 
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận. 
*HĐ3: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch 
Mục tiêu: Kể ra tác dụng của từng giai đoạn sản xuất nước sạch .
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm 2.
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi theo mẫu trong SGK 
- HS nêu quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
*HĐ4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước 
Mục tiêu : Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận. 
- Đại diện HS trình bày ý kiến, GV nhận xét, chốt KT: Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ loại bỏ được các chất không tan trong nước. Nên cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ chất đọc còn tồn tại trong nước. 
- HS liên hệ thực tế trong gia đình.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 28.
 Ngày soạn: 30.11.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
Thế nào là miêu tả?
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu được thế nào là miêu tả .
- Nhận biết được những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung; Bước đầu viết được1,2 câu văn miêu tả của một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.
- HS có ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2 mục I .(HĐ1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kể lại truyện theo một trong bốn đề tài ở BT 2.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Phần Nhận xét 
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu và nội dung BT 1.
- HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét, chốt lại: Những sự vật được miêu tả là: Cây sồi , cây cơm nguội , lạch nước.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài .
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng và giải thích cách thực hiện yêu cầu của bài theo mẫu.
- Gọi 1 HS làm mẫu trên bảng câu đầu. 
- HS trao đổi theo cặp. Sau đó trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả đã phải quan sát bằng giác quan nào ?
+ Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải qs bằng giác quan nào?
+ Tả sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? 
+ Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì ?
*HĐ2: Phần Ghi nhớ 
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
- Gọi HS đặt 1 câu văn miêu tả đơn giản.
*HĐ3: Phần Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi phát biểu ý kến 
- GV nhận xét, kết luận những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung .
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và cho biết: Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào nhất?
- Yêu cầu HS tự viết 1,2 câu văn miêu tả một hình ảnh mình thích rồi trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi những bạn viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS: Thế nào là văn miêu tả?
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2	 khoa học
bảo vệ nguồn nước
I. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước .
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
ii. Chuẩn bị
- Hình trang 58, 59 SGK
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số cách làm sạch nước? Tại sao phải đun sôi nước trước khi uống?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
 Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp .
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
- GV KL: Để bảo vệ nguồn nước cần: Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước, không đục, phá ống dẫn nước, nhà tiêu phải làm xa nguồn nước,...
*HĐ2: HS đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo về nguồn nước.
Mục tiêu: Bản thân HS cam kết thực hiện tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Bước 2: Thực hành 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm làm việc. 
- GV giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
- Các nhóm đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo về nguồn nước. 
- Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 29.
Tiết 3 Toán 
Tiết 69: chia một số cho một tích
I. Mục đích yêu cầu 
- HS thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Biết thực hiện chia một số cho một tích và giải các bài toán có liên quan. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 67494 : 7 359 361 : 9
- GV nhận xét - chữa bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích 
a. So sánh giá trị các biểu thức 
- GV viết lên bảng 3 biểu thức sau :
 24 : ( 3 x 2 ) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3 
-Yêu cầu HS tính giá trị các biểu thức trên rồi so sánh giá trị của các biểu thức đó.
- Kết luận : 24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 
b. Tính chất một số chia cho một tích 
- HS nhận xét: Biểu thức 24 : ( 3 x 2 ) có dạng như thế nào? Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24 : ( 3 x 2 ) = ? 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x 2 ) ?
- GV rút ra kết luận: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
*HĐ1: Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. GV khuyến khích HS làm bài theo 3 cách.
- HS làm bài rồi chữa bài. GV nhấn mạnh cách làm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài 
- GV viết BT 60 : 15 và yêu cầu HS đọc biểu thức, suy nghĩ để chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia một số cho một tích và hoàn thành bài làm (theo mẫu).
- HS làm bài phần a, vào vở (HS làm cả bài). 
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán. 
- GV cùng HS phân tích bài toán rồi cho HS lớp làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài, mỗi em giải một cách. 
- HS lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Khi chia một số cho một tích ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Tiết 70.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
lắp ô tô tải ( Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp ráp được ô tô tảI theo mẫu. ô tô chuyển động được.
- Yêu thích mon học.
ii. chuẩn bị 
 - Bộ lắp ghép.
iii. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ : - Để lắp ô tô tải cần có bao nhiêu bộ phận? Nhắc lại cách lắp từng bộ phận?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS thực hành lắp xe ô tô tải
a. HS chọn chi tiết- GV kiểm tra
b. Lắp từng bộ phận
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ. Sau đó yêu cầu HS quan sát kĩ từng hình trong SGK và nội dung tờng bước lắp.
- HS thực hành lắp từng bộ phận.
- Trong quá trình lắp GV lưu ý HSmột số đặc điểm:
+ Khi lắp thành ca bin cần chú ý vị trí trên , dưới của tấm chữ Lvới các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ u dài
+ Khi lắp ca bin chú ý lắp đúng qui trình kĩ thuật.
c. Lắp ráp xe ô tô tải
- HS lắp các bộ phận để hoàn chỉnh xe
- GV theo dõi uốn nắn những HS còn lúng túng.
*HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV đưa tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chí để tự đánh giá s.ản phẩm của mình, của bạn.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về chuẩn bị bài sau: Lắp ghép mô hình tự chọn. 
Tiết 2 toán *
Ôn: chia cho số có một chữ số
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách chia một tổng cho một số.
- Vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành. Ap dụng tính chất một tổng ( một hiệu ) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan .
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- Hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Hoàn thiện bài tập buổi sáng( nếu còn)
- HS làm bài tập - GV chữa bài.
- Cho HS ôn tập lại kiến thức đã học.
- GV nhắc lại cách chia một tổng cho một số.
*HĐ2: Luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm một số bài tập.
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 2469 : 3 + 6531 : 3	9630 : 3 - 3249 : 3
 b) 1775 : 2 + 2225 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc