Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS về phép nhân ; nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
- Rèn cho HS kĩ năng vận dụng phép nhân vào giải toán , vận dụng tính chất nhân một số với 1 tổng, nhân mọt số với một hiệu để tính nhanh, tính thuận tiện , tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS nhắc lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và cho ví dụ minh họa.
- GV nhận xét.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Tính bằng hai cách:
a) 461 x 42 + 461 x 58 b) 396 x 37 – 396 x 17
- HS tự làm bài, GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, HS dưới lớp đổi chéo bài để kiểm tra.
- GV gọi 1 HS so sánh trong 2 cách cách nào thuận tiện hơn.
- GV củng cố.
Bài tập 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 138 x 35 + 138 x 65 b) 56 x 3 + 5 x 56 + 2 x 56
214 x 52 – 214 x 12 47 x 513 – 47 x 10 - 47 x 3
c) 246 x 81 + 246 x 18 + 246
38 + 38 x 2 + 3 x 38 + 38 x 4
ính diện tích hình vuông.* HSKT: Biết nhân với số có ba chữ số không có nhớ. - GDHS yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) - 2HSTB lên bảng tự lấy ví dụ về nhân với số có ba chữ số. - HSK,G nx, nhắc lại cách nhân và trình bày từng tích riêng khi thực hiện. 2. Thực hành: ( 35’) Bài 1: GV ghi đầu bài lên bảng Đặt tính rồi tính: a. 941 x 39 b. 437 x 52 835 x 124 2305 x 203 - 1HSTB nêu yêu cầu bài. 4HSTB lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào vở - GV giúp đỡ HSY. HS + GV n. xét, chốt kq’ đúng. - HSTB nhắc lại cách đặt tính và thực hiện khi nhân với số có ba chữ số. Bài 2: GV treo bảng phụ Tính bằng cách thuận tiện nhất: 123 x 46 + 123 x 54 b. 20 x 479 x 5 357 x 25 + 357 x 74 + 357 25 x 125 - 4 x 8 - 1HSTB nêu yêu cầu bài. 4HSTB lần lượt lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở. HS + GV nhận xét, chốt kq’ đúng. - HSK,G nêu cách để tính nhanh Bài 3: GV treo bảng phụ Tính diện tích khu đất hình vuông có cạnh dài 203m - 1HSTB đọc nội dung bài và tóm tắt – GV ghi bảng - GV HDHSTB ptích bài toán. 1HSTB làm bài trên bảng. - Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm một số vở HS và nxét, chốt kq’ đúng. - HSTB nhắc lại cách tính diện tích của hình vuông Bài 4: (Dành cho HSK,G) GV ghi đầu bài lên bảng : Thay vào * chữ số thích hợp: 4 * * X 2 * 5 2 0 7 * * * * * * * * - 1HS nêu yêu cầu bài. GV HDHS cách tìm từng thừa số dựa vào các chữ số ở tích riêng thứ nhất dựa trên hai trường hợp xảy ra. - 2HS làm bài trên bảng. GV nhận xét, chốt kq’ đúng. 3. Củng cố dặn dò: ( 2’) - HSTB nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số. GV nhận xét tiết học. TIẾNG VIỆT* Ôn tập: Chủ đề: Ý chí – Nghị lực I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố mở rộng một số từ ngữ về chủ đề: ý chí – Nghị lực. - HS làm tốt 1 số bài tập có liên quan đến chủ đề - G.dục HS lòng kiên trì, bền bỉ, ý chí vươn lên trong học tập và trong c/ sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tiếng Việt nâng cao 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu như thế nào về y chí- nghị lực? - Kể tên1 số từ ngữ nói về y chí, nghị lực của con người ? - Đặt câu với 1 từ ngữ đó? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : b, HD luyện tập dưới dạng làm 1 số bài tập sau: Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện - 1 HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài. - HS thi làm bài nhanh (Bài1) suy nghĩ và làm bài cá nhân (bài 2,4) và theo cặp (bài3) - HS nhận xét kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. Bài 1 Xếp các từ sau thành 2 nhóm và giải thích vì sao em xếp như vậy? chí thân, chí thiết, chí hướng, chí hiếu, chí nguyện, chí tình, chí lí, chí công, thiện chí, lập chí, đắc chí. Gợi ý: Các từ này đều có tiếng chí, em cần tìm hiểu xem nghĩa của ác tiếng chí đó có giống nhau không từ đó sắp xếp thành 2 nhóm cho phù hợp. Bài2: Tìm từ trái nghĩa vớicác từ: bền chí, bền lòng. Đặt câu với các từ vừa tìm được. Bài 3: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về y chí, nghị lực của con người: - Một câu nhịn, chín câu lành. - Có vất vả mới thanh nhàn - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. - Của rề rề không bằng nghề trong tay. - Chớ thấy sóng cả mà lo - Nước lã mà vã nên hồ Sóng thì mặc sóng chèo cho có chừng. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Bài 4: Viết một đoạn văn nói về một người có chí lớn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV liên hệ: . GD HS tính kiên trì, và nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. - GV nhận xét tiết học. TOÁN* Tiết 1: Ôn: Nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu I. MỤC TIÊU - Củng cố cách nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu. - HS rèn kĩ năng tính toán cho HS thông qua các bài tập. - Giáo dục HS ý thức ham học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu cách nhân một số với một tổng? Nhân một số với một hiệu? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, HD ôn tập qua việc làm các bài tập sau: Bài1: Tính bằng hai cách: a, 27 x (4+5) b, 354 x (8-5) - HS tự làm. - 2 HS trình bày bảng. lớp nhận xét và thống nhất kết quả. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a, 394 x 15 + 85 x 395 b, 36 x 532 + 63 x 532 + 532 c, 298 x 47 – 289 x 17 d, 2912 x 94 – 2912 x 44 - HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - ýGV nhận xét, chốt kết quả đúng . Bài 3: Hai đoàn xe ô tô chở dưa hấu ra thành phố, đoàn thứ nhất có 8 xe, đoàn thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở 1250 kg dưa hấu. Hỏi cả hai đoàn xe chở tất cả bao nhiêu kg dưa hấu? - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cách giải. - HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả. Bài 4: Khi nhân một số với 44, một bạn đã viết các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng do đó được kết quả là 2096. Tìm tích đúng của phép nhân đó. Gợi ý: Vì bạn đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên tích riêng thứ nhất gấp 4 lần thừa số thứ nhất, tích riêng thứ hai gấp 4 lần thừa số thứ nhất. Tích chung sẽ gấp 4+4=8 lần thừa số thứ nhất. Vậy thừa số thứ nhất là: 2096 : 8 = 262.Và tích đúng là: 262 x 44 = 11528 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nhân một số với một tổng? Nhân một số với một hiệu? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Ôn: Nhân với số có hai chữ số I. MỤC TIÊU - Củng cố cách nhân với số có hai chữ số, các tính chất của phép nhân. - HS rèn kĩ năng tính toán cho HS thông qua các bài tập. - Giáo dục HS ý thức ham học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu các bước nhân với số có hai chữ số? Nêu các tính chất đã học của phép nhân? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. b. HDHS ôn tập qua các bài tập sau: Bài1: Đặt tính rồi tính: a. 72 x 28 326 x 54 b. 941 x 39 437 x 52 - HS tự làm. - 2 HS trình bày bảng, lớp nhận xét và thống nhất kết quả. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số? Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a, 36 x 532 + 63 x 532 + 532 b, 679 + 679 x 123 – 679 x 24 c, 245 x 327 – 245 x 18 – 9 x 245 - HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - ýGV nhận xét, chốt cách làm và kết quả đúng. VD: a. 36 x 532 + 63 x 532 + 532 = 36 x 532 + 63 x 532 + 532 x 1 = 532 x (36 + 63 + 1) = 532 x 100 = 53 200 Bài 3: Vận dụng nhân một số với một tổng để tính: a. 432 x 125 241 x 208 b. 374 x 123 864 x 504 - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cách làm. - HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả. VD: a. 432 x 125 = 432 x (100 + 25) = 432 x 100 + 432 x 25 = 43 200 + 10 800 = 54 000. Bài 4: Một ngày có 24 giờ. Hỏi một năm thường có bao nhiêu giờ? - HS làm bài, chữa bài và thống nhất cách giải: + Một năm thường có bao nhiêu ngày?(365 ngày) + Muốn biết 1 năm thường có bao nhiêu giờ ta làm ntn?(24 x 365 = 8 760 giờ) 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các bước nhân với số có hai chữ số? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. Đáp án: Có hai trường hợp: 1. 4 1 4 2. 4 1 5 X 2 0 5 X 2 0 5 2 0 7 0 2 0 7 5 8 2 8 8 3 0 8 4 8 7 0 8 5 0 7 5 TOÁN* Ôn: Đề-xi-mét vuông, mét vuông I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố khái niệm mét vuông, đề-xi-mét vuông. Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học (mét vuông, dề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông) - HS rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích thông qua một số bài tập. - Giáo dục HS ý thức ham học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại thế nào là mét vuông, đề-xi-mét vuông? Quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông, đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - GV ghi bảng: 1 m2 = 100 dm2, 1 dm2 = 100 cm2 ; 1m2 = 10 000 cm2 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, HD luyện tập qua việc làm các bài tập sau: Bài1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a, 1 dm2 = cm2 b. 100 cm2 = dm2 15 dm2 = cm2 2000 cm2 = dm2 20 dm2 = cm2 10 500 cm2 = dm2 2005 dm2 = cm2 30 000 cm2 = dm2 c, 1 m2 = dm2 d. 100 dm2 = m2 1 m2 = cm2 10 000 cm2 = m2 23 m2 = cm2 200 000 cm2 = m2 150 m2 = cm2 1000 000 cm2 = m2 - HS tự làm. 2 HS lên bảng trình bày, lớp nhận xét và thống nhất kết quả. GV nhận xét chung. Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: a. 503 cm2 5 dm2 30 cm2 b. 470 cm2 47 dm2 800 cm2 8 dm2 360 cm2 3 dm2 70 cm2 8 m2 80 dm2 160 dm2 16 m2 - HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - ýGV nhận xét, chốt cách làm: Đổi ra cùng đơn vị đo, so sánh rồi điền dấu thích hợp. Bài 3: Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài 80 mét và chiều rộng 50 mét. Tính chu vi và diện tích của sân trường đó. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cách giải. - HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông, đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. LUYỆN VIẾT Rừng cọ quê tôi I. MỤC TIÊU - HS viết đúng, đều, đẹp đoạn văn: Rừng cọ quê tôi (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.13) - Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm. - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1. - Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HSTB: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? - HSKG: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học. b, HDHS tìm hiểu và viết đúng - GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn. - HS đọc thầm lại bài. + HSKG: Nêu nội dung của đoạn văn? (Vẻ đẹp của cây cọ, rừng cọ) + HSTB: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (quật ngã, kiếm sắc vung lên, trồi, xoà, tròn xoè ra,) - HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó: + GV đọc từng từ ngữ. + HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết - GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai. c, HDHS viết bài: Rừng cọ quê tôi (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 13 ): - HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp. - GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung. 3. Củng cố dặn dò: - GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa. - GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau. ......................................................................................................................... TIẾNG VIỆT* Ôn : Tập đọc – Học thuộc lòng - Củng cố, luyện đọc lại bài tập đọc đã học trong tuần 12, 13: Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao. - Rèn luyện khái niệm đọc đúng, đọc diễn cảm. - Giáo dục HS lòng khâm phục trước y chí, nghị lực của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài tập đọc đã học từ tuần trước đến nay? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : b, HD luyện đọc: Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện đọc theo trình tự như sau: - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. - GV cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhiều hình thức. + Lần 1: 1 số HS nối tiếp nhau đọc. HS, GV nhận xét, GV nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. + Lần 2: HS luyện đọc theo cặp. - 1 em đọc cả bài. c, HD HS đọc diễn cảm: Với mỗi bài GV cho HS luyện dưới hình thức sau: - HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS, GV bình chọn bạn đọc hay nhất . 3. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được gì qua các bài tập đọc trên? - GV liên hệ thực tế, giáo dục HS và nhận xét tiết học. ......................................................................................................................... I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu được các từ ngữ trong bài. Hiểu được ND câu chuyện: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - GD các KNS cho HS: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu và kiên định. - GDHS lòng yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Người tìm đường lên các vì sao” và TLCH gắn với nội dung đoạn văn. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - GV chia đoạn bài văn. - HSTB tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng đoạn bài văn. - GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài, và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HSKG đọc lại toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó, đổi giọng một cách linh hoạt. * Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1, từ đầu đến xin sẵn lòng, trả lời câu hỏi: + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn? - HS đọc đoạn 2, tiếp đến viết chữ sao cho đẹp, trả lời câu hỏi: + Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận? - HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: + Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? - HS đọc lướt toàn bộ bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 4. HS phát biểu ý kiến. - HS nêu ND bài? (Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát) * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - 3 HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu (Đoạn1). - Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất. 3. Củng cố - dặn dò - Em học được gì qua tấm gương Cao Bá Quát ? - GV liên hệ, GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau. - - Tiết 64 Luyện tập (74) I. MỤC TIÊU - HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số. Biết vận dụng các tính chất của phép nhân (nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân) trong thực hành tính. Biết công thức tính bằng chữ và tính được diện tích HCN. - Rèn kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số, kĩ năng giải toán qua các BT: 1;3;5a. - Tính chính xác và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các bước nhân với số có ba chữ số? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Luyện tập: Bài 1: - GV hướng dẫn HS cách làm. Cho HS tự đặt tính rồi tính, hết phép tính này rồi mới chuyển sang phép tính khác. - Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài, có thể cho các nhóm thi tính nhanh xem nhóm nào tính nhanh nhất. - HS nêu lại cách nhân với số có tận cùng là CS0; nhân với số có hai, ba chữ số? Bài 3 :- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài. - HS nêu thế nào là cách tính thuận tiện nhất. HS làm theo cách cho là nhanh nhất. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. HS nhác lại t/c nhân 1 số với 1 tổng, 1 hiệu? Bài 5(a): - HS tự làm phần a vào vở. 2 em lên bảng làm bài: S = a x b. Với a = 12 cm và b = 5 cm thì S = a x b = 12 x 5 = 60 cm2. - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - HSKG đọc kĩ phần b của bài tập. Lập công thức tính diện tích hình chữ nhật và cho chiều dài tăng lên 2 lần để tìm ra diện tích thay đổi thế nào: S = a x 2 x b = 2 x (a x b). Vậy DT tăng thêm 2 lần. Bài 2(HSKG) : - Cho HS tự làm bài vào nháp. - HS làm xong cho các em nhận xét kết quả. Bài 4(HSKG) : - HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán. - Cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV nêu cho HS biết bài toán có thể giải bằng nhiều cách. Mỗi em chỉ cần giải bằng một cách và giải đúng. - GV cùng HS nhận xét các cách giải ấy. (ĐS: 896 000 đồng) 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại các tính chất của phép nhân. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung ........................................................................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu hỏi và dấu chấm hỏi I. MỤC TIÊU - Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ) - Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1 mục III), bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo ND, yêu cầu cho trước (BT2,3). HSKG đặt được CH để tự hỏi mình theo 2,3 ND khác nhau. - Có ý thức sử dụng đúng loại câu khi nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại một số từ ngữ đã học về chủ điểm: ý chí - Nghị lực 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài * Phần nhận xét: - GV kẻ lên bảng gồm các cột: Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3. Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm bài “Người tìm đường lên các vì sao” suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Bài tập 2,3: - Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 - Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. - GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó yêu cầu một HS đọc bảng kết quả - GVHDHS rút kết luận: CH dùng để làm gì? Dấu hệu nhận biết CH?. * Phần ghi nhớ:- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. * Phần luyện tập: Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung của bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm bài văn “Thưa chuyện với mẹ”,”Hai bàn tay”, làm bài vào vở bài tập - GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng. Bài tập 2:- HSTB đọc yêu cầu của đề. - 1 cặp HSKG làm mẫu. - GV viết lên bảng 1 câu văn. - Từng cặp HS đọc thầm bài văn: “Văn hay chữ tốt” chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp. - Một số cặp thi hỏi - đáp . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi- đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu. VD: Câu: Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Câu hỏi: + Về nhà bà cụ làm gì? (Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.) + Bà cụ kể lại chuyện gì? ( Bà kể chuyện bị quan cho kính đuổi ra khỏi huyện đường) + Vì sao Cao Bá Quát ân hận? (CBQ ân hận vì mình viết chữ quá xấu mà bà cụ bị ) Bài tập 3:- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình. - GV gợi ý các tình huống cho HS. - HS lần lượt đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu để nhận biết câu hỏi? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài của tuần sau. ...................................................................................................... SINH HOẠT Tuần 13 I. MỤC TIÊU - Ổn định nền nếp học tập của HS. - HS thực hiện tốt nền nếp học tập đã quy định. - HS tích cực tự giác trong học tập. II. NỘI DUNG 1. Văn nghệ 2. Tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của tổ, lớp trong tuần và nêu phương hướng hoạt động tuần sau. 3.ý Ý kiến của các thành viên trong lớp. 4. GV chủ nhiệm nhận xét chung và giao công việc cho tuần sau: a. Nhận xét chung các hoạt động của lớp : - Về nề nếp: - Nhìn chung cả lớp đã có ý thức tự giác thực hiện tương đối tốt các nội quy, quy định của lớp, của trường. *Tồn tại: Vẫn còn một số em thực hiện chưa tốt: + Chưa nghiêm túc trong giờ truy bài + Một số em nam xếp hàng chưa nhanh - Về học tập: - Hầu hết các em đã xác định được nhiệm vụ học tập. Một số em có ý thức học tập tốt. Bên cạnh đó vẫn còn 1 vài em chưa xác định được nhiệm vụ học tập, còn nói chuyện riêng, quên sách vở đồ dùng học tập, trong lớp chưa chú ý nghe giảng. - Về vệ sinh: - Cả lớp đã có tinh thần vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt các quy định và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. b. Công việc tuần sau: - Phát huy ưu điểm đã đạt trong tuần, khắc phục những hạn chế. Phấn đấu đạt tuần học tốt - Phát động tháng thi đua theo chủ điểm: Biết ơn chú bộ đội. .....................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc