Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; b¬ước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Đọc diễn cảm toàn bài.

+ GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

 HS trả lời 𬬬¬¬ược các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK. Nêu đ¬¬ược nội dung bài.

- GDHS có ý chí v¬ượt khó, vư¬ơn lên trong học tập

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn: Từ đầu.không nản chí để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS đọc nối tiếp bài Có chí thì nên

- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu ý nghĩa các câu tục ngữ.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

 a . Giới thiệu bài.

GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo cặp đôi câu hỏi: Bạn đã bao giờ gặp khó khăn chưa? Bạn đã khắc phục khó khăn đó như thế nào?

- 1 HS trình bày trước lớp.

- GV giới thiệu tranh minh họa và giới thiệu bài.

b. H¬¬¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

*Luyện đọc.

 

doc44 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn thấy trong hình.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước phóng to lên bảng và giảng cho các em về vòng tuần hoàn đó.
- Giáo viên khắc sâu cho HS bằng cách viết sơ đồ bằng chữ lên bảng vừa viết vừa nói.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:? Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên? 
* Kết luận: GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa đưa ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV giao nhiệm cho HS như yêu cầu ỏ mục Vẽ trang 49 SGK
Bước 2:(cá nhân)	
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
Bước 3: Trình bày theo cặp
- Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: ( Cả lớp)	
- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
3. Củng cố dặn dò. 
- Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 24: Nước cần cho sự sống.
--------------------------------------------------------------------
CHIỀU:
LUYỆN VIẾT
Luyện viết bài 12: Ông Trạng thả diều
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp một đoạn trong bài: Ông Trạng thả diều (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.12)
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:	
 - Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
 - GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HS: Khi viết một đoạn vănt ta cần chú ý điều gì?
	- HS: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b. HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HS: Nêu nội dung của đoạn văn? (Sự ham học và kiên trì khắc phục khó khăn trong học tập của chú bé Nguyễn Hiền)
	+ HS: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chăn trâu, nghe giảng, lưng trâu,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Ông Trạng thả diều (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 12 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
 	 Bài 11 : Đồng bằng Bắc Bộ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ. 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ. Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam. Dựa vào ảnh trong SGK mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước. Nêu tác dụng của đê ở đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình. 
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
+ HS: Chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt .
+ HS: Nêu một số điều kiện thuận lợi để Đà Lạt phát triển thành khu du lịch nghỉ mát. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động1: Vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- GV treo bản đồ và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ (SGK tr. 98)
- HS lên chỉ trên bản đồ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ và mô tả hình dạng.
- HS + GV nhận xét, chỉnh sửa cách xác định trên bản đồ.
- GV nx, kết luận( kết hợp với chỉ bản đồ): Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
* Hoạt động 2: Đặc điểm về địa hình của đồng bằng Bắc Bộ
- HS đọc nội dung mục 1 sgk tr. 98, kết hợp qs hình 2 tr. 99, thảo luận theo cặp TLCH:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp – GV kết hợp ghi bảng ý chính. HS mô tả lại.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- HS thảo luận theo cặp để TLCH:
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? 
- Đại diện một số nhóm trả lời trớc lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. 
3. Củng cố, dặn dò:
- 1,2HS nhắc lại một số đặc điểm về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. 
- GV nx tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
 KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HỌC TẬP, NỀ NẾP TRONG TUẦN
GDHS THEO CHỦ ĐIỂM : NHỚ ƠN THẦY CÔ
I. MỤC TIÊU:
	- Tiếp tục GDHS theo chủ điểm tháng 11: Nhớ ơn thầy cô. 
	- HS kiểm điểm về tình hình học tập, nề nếp của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác, tích cực trong mọi HĐ.
II. TIẾN HÀNH:
1- Ổn định tổ chức: 
- Lớp hát 1, 2 bài.
2- Kiểm điểm tình hình học tập của lớp trong tuần:
* Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, nề nếp của các bạn trong tổ ở tuần qua.
- Lớp phó học tập nhận xét chung về tình hình học tập của các bạn trong lớp.
- Ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm của HS trong tuần, nhắc nhở các em học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh. 
* Phương hớng tuần tới:
 - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường. 
- Duy trì tốt mọi nề nếp ra vào lớp, học tập tích cực, tự giác.
- Truy bài nghiêm túc, thể dục đều, vệ sinh sạch sẽ,.
- Chú trọng giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 3- Sinh hoạt văn nghệ 
 KĨ THUẬT
Lắp xe nôi ( Tiết 2 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS tiếp tục biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy định.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn laođộng khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Để lắp được xe nôi, cần chọn những chi tiết và dụng cụ gì?
	- Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 3 : HS thực hành lắp xe nôi.
* HS chọn chi tiết: như mục chuẩn bị.
* Lắp từng bộ phận.
- Lắp tay kéo: như hình 2 SGK 
- Lắp giá đỡ trục bánh xe: như hình 3 SGK
- Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe
- Lắp thành xe với mui xe.
- Lắp trục bánh xe
- GV nhắc HS lưu ý 1 số điểm sau:
+ Vị trí trong ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
* Lắp ráp xe nôi .
- GV nhắc HS lắp ráp theo quy trình như SGK. Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. Sau khi lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe.
c. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
	- HS trưng bày sản phẩm thực hành
	- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
	+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy định.
	+ Xe chắc chắn và không bị xộc xệch.
	+ Xe chuyển động được.
	- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, nhắc HS tháo dỡ các chi tiếtvà xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng lắp xe nôi của HS.
- HD HS chuẩn bị bài sau: Lắp ô tô tải. 
 Ngày soạn: 12 – 11 - 2011
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
 ĐẠO ĐỨC
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( Tiết 1 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
* KNS: KN xác định giá trị tình cảm, của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu; KN lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ; KN thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
- HS biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II . ĐỒ DÙNG: Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới: a. Khởi động: 
Hát tập thể bài: Cho con - Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
b. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần thưởng.
1. GV cho một số bạn trong lớp đóng tiểu phẩm: Phần thưởng.
2. HS dưới lớp xem tiểu phẩm do các bạn đóng.
3.GV cho HS phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm.
4. Lớp thảo luận nhận xét cách ứng xử.
5.GV kết luận: Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GVKL.
d. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2, SGK )
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Các nhóm thảo luận, q.sát tranh và đặt tên tranh sao cho phù hợp với nội dung tranh. 
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
4. GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp 
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Tự liên hệ các việc làm của bản thân xem mình đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa.
TOÁN
 	Tiết 59 : Nhân với số có hai chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	 
- Biết cách nhân với số có hai chữ số. Tính giá trị của biểu thức có chứa chữ
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân với số có hai chữ số, giải toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. Tính được giá trị của biểu thức có chứa chữ. 
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 3HSTB lên bảng làm dòng hai của bài 3 sgk tr. 68. 
- 2HSK, G làm trên bảng dòng hai bài 2 sgk tr. 68 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức 
* HDHS nhân với số có hai chữ số:
	- GV ghi bảng ví dụ: 36 x 23 = ?. 
- HSTB nhận xét về số chữ số của mỗi thừa số trong phép nhân trên.
- GV HDHS cách nhân và ghi bảng( như sgk tr. 69).
- 1HSK,G nêu cách đặt tính và từng bước tính tích riêng - GV kết hợp ghi bảng 	- HSTB nhắc lại.
c. Thực hành:
Bài tập 1: (a, b, c)
- 1HSTB nêu yêu cầu bài tập
- 3HSTB làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở( HSK,G làm thêm phần d)
- GV cùng HS nhận xét, lưu ý cho HS cách viết từng tích riêng của phép nhân với số có hai chữ số
Bài tập 2: (Dành cho HSK,G nếu còn thời gian)
- 1HS nêu yêu cầu bài tập. 3HS làm bài trên bảng. 
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
Bài tập 3: 
- 1HSK đọc nội dung bài và tóm tắt - GV ghi bảng.
- 1HSTB lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
	- GV chấm một số vở của HS.
- HS nhận xét bài trên bảng, GVchốt kq’ đúng.(Đs: 1200 trang)
3. Củng cố dặn dò: 
- HSTB nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số
- HSK,G so sánh sự khác nhau giữa cách nhân một số với số có một chữ số và cách nhân một số với số có hai chữ số. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Luyện tập. 
 KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc hoặc nghe GV kể rồi kể lại nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Tìm đọc câu chuyện ngoài sgk nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống .
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
 Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể lại 
đủ ý bằng lời của mình. Kể được câu chuyện ngoài sgk.
- GDHS luôn có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
	- 1HSTB kể nối tiếp câu chuyện Bàn chân kì diệu.
	- 1HSK,G kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện 
 * HDHS tìm hiểu đề bài.
- Gọi 1HSTB đọc đề bài - GV ghi bảng, gạch chân dưới từ nêu y/c chính của đề.
- 4 HSK,G đọc lần lượt 4 gợi ý SGK tr. 119. Cả lớp đọc thầm.
- GV kể 1- 2 câu chuyện, HS kể lại.
- HSTB : Tìm và kể lại câu chuyện trong SGK hoặc HSKG: Kể câu chuyện ngoài SGK. 
- Một số HS giới thiệu câu chuyện của mình
 * HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS tập kể câu chuyện trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- Đại diện nhóm kể - Cả lớp cùng trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp cùng GV nhận xét và chọn ra bạn kể hay, tự nhiên.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà luyện kể chuyện .
 - GV yêu cầu HS đọc trước đề bài của tiết KC tuần 13 
 Ngày soạn:13 – 11 - 2011
 Ngày soạn: Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
 TẬP LÀM VĂN
 	 Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện( mở bài, diễn biến, kết thúc). 
 - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ( khoảng 12 câu). 
- Có ý thức học tập tự giác, độc lập
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ chép sẵn đề bài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ :
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu tiết KT.
 b. Bài kiểm tra: ( Gv treo bảng phụ) 
 Đề bài gợi ý:
 	 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
 	 2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca bằng lời của cậu bé An - đrây - ca.
 	3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
	- HSK,G lần lượt đọc từng đề bài trước lớp.
	- GVHDHS phân tích đề bài và kết hợp gạch chân từ quan trọng của từng đề.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn yêu cầu chung khi viết một câu chuyện: Bài văn kể chuyện phải có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
- 1,2HSK,G nhắc lại các yêu cầu trên 
- GV nhắc nhở HS lựa chọn đề bài. Một số HS nêu đề bài mình lựa chọn.
- HS làm bài – GV qs giúp đỡ HSY
- Cuối giờ GV thu chấm bài cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nx ý thức làm bài của HS
- Nhắc HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 13
 TOÁN
 	Tiết 60 : Luyện tập ( TR. 69 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách nhân với số có hai chữ số. 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân với số có hai chữ số, giải toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
*HSKT: Biết nhân với số có hai chữ số không có nhớ
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ : (3’) 
- 2HSTB lên bảng tự lấy ví dụ về nhân với số có hai chữ số và đặt tính rồi tính. 
- HSK,G chữa bài 2 sgk tr. 69 trên bảng. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập (34’)
 Bài 1: - 1HSTB nêu yêu cầu bài tập
 - 3HSTB lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. HS, GV nx, chốt ý đúng.
 - HSK,G nhắc lại cách đặt tính, thực hiện và cách trình bày từng tích riêng trong phép nhân với số có hai chữ số.
Bài 2: ( Cột 1, 2)	
- 1HSTB nêu yêu cầu bài tập – GV kết hợp kẻ bảng bài tập 2
- 2HSTB lên bảng làm cột 1, 2. Cả lớp làm bài vào vở nháp(HSK,G làm thêm cột 3)
- HS + GV nx, chốt kq’ đúng.
Bài 3: 
- 1HS đọc nội dung bài tập và tóm tắt - GV ghi bảng
- GVHDHS phân tích bài toán. 1HSK,G đổi 24 giờ = . phút
- 1 HSTB làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.(ĐS: 108 000 lần)
Bài 4: ( Dành cho HSK,G nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài tập. GVHDHS phân tích bài toán.
- 1 HSTB làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.(ĐS: 131 500 đồng)
Bài 5: ( Dành cho HSK,G nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài tập. GVHDHS giải toán tương tự bài 4.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.(ĐS: 570 học sinh)
3. Củng cố dặn dò: (3')
- HSTB nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
- GV nx giờ học và nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau 
KHOA HỌC
 Nước cần cho sự sống
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
	+ Nước giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
	+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
	- Trình bày được về vai trò của nước trong sự sống và trong sản xuất.
	- Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước.
II. ĐỒ DÙNG: H.tr 50, 51. HS sưu tầm tranh ảnh nước cần cho sự sống của con người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu (vẽ) sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động - thực vật.
* Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
	- GV yêu cầu HS nộp các, tranh ảnh đã sưu tầm được
	- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
	+ Nhóm 1: Trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người
	+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với động vật.
	+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
	- GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm.
Bước 2: Trình bày và đánh giá:
	- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
	- GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
	- GV kết luận: Như mục bạn cần biết SGK trang 50
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành: Bước 1: - GV: Con người còn sử dụng nước vào việc gì khác?
	- GV ghi tất cả những ý kiến của HS lên bảng.
Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến
	- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau.
Bước 3: Thảo luận từng vấn đề cụ thể:
	- GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ví dụ minh hoạ.
	- HS có thể sử dụng thông tin từ mục bạn cần biết trang 51 SGK và tư liệu đã sưu tầm.
	- GV khuyến khích HS tìm dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
3. Củng cố dặn dò: 
 - HS nêu lại vai trò của nước đối với sự sống của con người và các sinh vật.
 - GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau: Nước bị ô nhiễm.
 TẬP LÀM VĂN
 	 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III). Nhận biết thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng.
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III). Nêu được thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng.
* HSKT : Viết được câu kết bài không mở rộng
- Có ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 3 phần nhận xét
- 3 bảng nhóm ( BT3- phần nhận xé

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc