Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý trí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- Giáo dục HS làm việc gì cũng cần phải có ý chí, quyết tâm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC: Nhắc lại các chủ điểm đã học?

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài:

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu về chủ điểm Có chí thì nên.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bửực tranh veừ caỷnh gỡ?

b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc (HS chia đoạn của bài)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến làm diều để chơi. + Đoạn 2: Lên sáu tuổi đến chơi diều.

+ Đoạn 3: Sau vì đến học trò của thầy. + Đoạn 4: còn lại.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm từ khó: làng, trí nhớ, trang sách, chăn trâu, lưng trâu, .

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài,GVHD cách đọc bài với giọng kể chuyện.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - HS đọc truyện Ông trạng thả diều. 
 - HS đọc diễn cảm bài và nêu ý nghĩa câu chuyện 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoaù
b. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài.
* Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp từng câu tục ngữ:
+ GV hướng dẫn đọc đúng các TN: đã quyết, hãy lo bền chí, câu chạch, câu rùa, sóng cả, rã,..
- Chỳ ý cỏc cõu tục ngữ: 
Ai ơi đó quyết thỡ hành
Đó đan/ thỡ lận trũn vành mới thụi
Người cú chớ thỡ nờn
Nhà cú nền thỡ vững
- HS đọc nối tiếp từng câu tục ngữ: HS đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu tục ngữ: GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ câu, đọc đúng kiểu câu cảm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai em đọc 7 câu tục ngữ - GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm 7 câu tục ngữ SGK.
- HS đọc câu hỏi 1, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho.
- Đại diện nhóm báo cáo: GV nhận xét bổ sung và đưa ra đáp án.
+ Nhóm a: câu 1, 4. + Nhóm b: câu 2, 5. + Nhóm c: câu 3, 6,7.
- GV liên hệ giáo dục HS cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. Nhắc HS áp dụng vào trong cuộc sống và trong học tập.
- HS đọc câu hỏi 2 SGK thảo luận theo 3 phương án.
+ Đại diện nhóm báo cáo: GV nhận xét bổ sung: đáp án đúng (c)
- GV nhận xét chốt lại: Cách diễn đạt của những câu tục ngữ có những đặc điểm khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhớ như: ngắn gọn, ít chữ, có vần có nhịp cân đối, có hình ảnh.
- HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- Cỏc cõu tục ngữ khuyờn chỳng ta điều gỡ?
Nội dung: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn 
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL.
- HS đọc nối tiếp 7 câu tục ngữ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài.
- HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. 
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Các câu tục ngữ kuyên em điều gì?
- GV liên hệ cho HS có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
______________________________________
Địa lí
Ôn tập
I. Mục tiêu
- Hệ thống được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Yêu thích môn học. Thích tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam.
II- Đồ dùng:	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ 1)
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Đà Lạt có những lợi thế gì? 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
 b. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp 
Bước 1:- GV treo bản đồ.
- GV yêu cầu HS lên bảng nhìn bản đồ chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt 
Bước 2: - GV , HS nhận xét 
 c. Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 
Bước 1: - HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK
Bước 2: 
	- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
	- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
	- HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
	- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- HS liên hệ về việc phủ xanh đất trống đồi trọc ở địa phương mình.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Đồng bằng Bắc Bộ
_______________________________________
Toán
Tiết 53: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
i. mục tiêu
- HS biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm các phép tính.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân? 
- Viết công thức tổng quát của tính chất này?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 
- GV ghi lên bảng phép tính 1324 x 20 = ? 
- GV hướng dẫn HS cách nhân: 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 ) = ( 1324 x 2 ) x 10 
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 
- Vậy ta có 1324 x 2 = 26480 
- Từ đó GV hướng dẫn HS cách đặt tính 
- HS nhắc lại cách nhân 1324 x 20.
 c. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 
- GV ghi phép tính lên bảng: 230 x 70 
- GV hướng dẫn HS cách làm tương tự như trên 
230 x 70 = ( 230 x 10 ) x ( 7 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x 100
- Viết thêm hai chữ số 00 vào bên phải của tích 23 x 7 
- Hướng dẫn HS đặt tính - HS nhắc lại cách nhân 230 x 70.
 d. Thực hành 
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 
- HS làm bài vào vở: đặt tính rồi tính.; 2 em lên bảng làm. 
- GV gọi HS nhận xét, nêu cách làm và kết quả.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3 (nếu còn thời gian): 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu rồi tóm tắt 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. (KQ: 3 900 kg)
Bài 4 (nếu còn thời gian): HS làm tương tự bài 2. ( KQ: 1 800 cm 2 )
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Đề-xi-mét vuông 
_______________________________________
Khoa học
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
i. Mục tiêu
- HS biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Giải thích đúng sự hình thành của mây, nêu đúng nước mưa từ đâu ra.
- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, tìm tòi về hiện tượng tự nhiên, GDBVMT.
ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 46, 47 SGK.
iii. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nước gồm mấy thể? Là những thể nào? 
- Lấy ví dụ về sự chuyển thể của nước? 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu: 
- Trình bày mây được hình thành như thể nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: HS quan sát tranh minh hoạ SGK. 
- Bước 2: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: 
+ Mây được hình thành như thế nào? 
+ Nước mưa từ đâu ra?
- Bước 3: làm việc theo cặp. 
+ Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân. 
- Bước 4: Làm việc cả lớp, đại diện cặp báo cáo kết quả trước lớp:
+ Mây được hình thành như thế nào? Nước mưa từ đâu ra?
+ HS trả lời, GV nhận xét bổ sung: Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
	Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- GV gợi ý cho HS nêu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên => GDHS ý thức bảo vệ môi trường.
HĐ2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước. 
* Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. 
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS hội ý và phân vai theo: Giọt nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa 
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Các nhóm phân vai sau đó trao đổi với nhau về lời thoại.
- Bước 3: Trình diễn và đánh giá. 
+ Lần lượt các nhóm lên trình bày. 
+ Nhóm khác bổ sung, góp ý.
+ GV nhận xét tuyên dương nhóm đóng vai tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Mây được hình thành ntn? Mưa từ đâu ra? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 23
_______________________________________
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục tiêu
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra.
- GD các KNS cho HS: 
+ Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông
- Giáo dục lòng tự tin trong giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học: 
-Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin, trình bày 1phút, đóng vai
III. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : GV công bố điểm bài kiểm tra HTL giữa học kỳ 1, nhận xét chung.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
 	Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thưc hiện cuộc trao đổi đó.
- HS đọc đề bài 
- GV ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS phân tích đề bài, GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
* Hướng dẫn HS thực hành cuộc trao đổi 
- HS đọc lần lượt từng gợi ý: 
+ Gợi ý 1: Tìm đề tài trao đổi 
+ Gợi ý 2: Xác định nội dung trao đổi 
+ Gợi ý 3: Xác định hình thức trao đổi 
- GV giải thích thêm từng gợi ý.
* Từng cặp HS thực hành trao đổi theo nhóm (5 phút). 
* Từng cặp HS trình bày 1 phút về dự kiến phần trình bày của nhóm mình.
* Từng cặp HS thi đóng vai thực hành trước lớp 
	- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò 
- Để đóng vai trao đổi ý kiến với người thân có hiệu quả, cần có kĩ năng gì?
- GV liên hệ, rèn KNS cho HS, nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Kĩ thuật
 Lắp xe nôi (tiết 1)
i. mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy định.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ATLĐ khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
ii. đồ dùng dạy học : Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành lắp cái đu?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi: 
+ Để lắp xe nôi cần bao nhiêu chi tiết?
+ GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: 
c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận .
- Lắp tay kéo: HS quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi: Để lắp được em cần chọn chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu ? (2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ u dài)
+ GV lắp tay kéo theo SGK. 
- Lắp giá đỡ trục bánh xe.
+ HS quan sát hình 3 SGK, sau đó GV gọi 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
+ GV quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe.
 	+ GV gọi 1 HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe
	+ GV gọi 1,2 HS lên lắp bộ phận này.
	+ GV và các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
- Lắp thành xe với mui xe: GV lắp theo các bước trong SGK.
- Lắp trục bánh xe: HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV nhận xét và bổ sung.
* Lắp ráp xe nôi.
- GV lắp ráp xe nôi theo quy trình trong SGK. Trong khi lắp GV có thể đưa ra những câu hỏi hoặc gọi 1, 2 HS lên lắp để tạo không khí trong lớp.
- Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
* GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét - Dặn dò:
- Nêu các bước lắp xe lôi?
- GV nhận xét 
______________________________________
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 11: Nhạc rừng
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng, đều, đẹp bài 11: Nhạc rừng (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.11)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn thơ cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết một số tiếng khó của bài trước.
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn thơ.
- 1HS đọc lại, lớp đọc thầm lại bài.
+ Nêu nội dung của đoạn thơ? (Tả những âm thanh thánh thót của loài vật trong rừng)
- Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (khướu bách thanh, thánh thót, kiêu kì, ánh nắng, trở lại, rành rọt,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Nhạc rừng (Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 11 ):
- GV hướng dẫn HS cánh trình bày bài, tư thế ngồi viết.
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________________________________
 Ngày soạn : 8/11/2017
 Ngày dạy : Thứ năm, 16/11/2017
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 54: Đề - xi - mét vuông
i. mục tiêu: 
- HS biết Đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích. Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông. Biết được 1 dm2 = 100 cm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang 
cm2 và ngược lại.
- HS đọc, viết, chuyển đổi đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề - xi - mét vuông. 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm bài 2 
- Nhắc lại cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Giới thiệu đề-xi-mét vuông 
- GV giới thiệu đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
- HS lấy hình vuông cạnh 1 dm đã chuẩn bị, quan sát hình vuông đó, đo cạnh bằng 1 dm. 
- GV chỉ vào hình vuông đó và nói: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm, đây là đề-xi-mét vuông.
- GV gới thiệu cách đọc, cách viết.
- HS quan sát để nhận biết: Hình vuông cạnh 1 dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ (diện tích 1 cm2) từ đó nhận biết mối quan hệ: 1dm2 = 100 cm2 
 c. Thực hành 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS viết lại cách đọc số vào vở. 
- GV viết các số lên bảng: Lần lượt HS đọc số.
- HS nêu cách đọc số kèm theo đơn vị đo diện tích 
- GV, HS nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại cách đọc số có kèm theo đơn vị đo diện tích.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
- GV treo bảng phụ viết sẵn như SGK.
- HS dựa vào cách đọc để viết số dựa vào mẫu. 
- HS làm vào vở nháp, Lần lượt HS lên bảng viết số.
- HS nêu cách viết số kèm theo đơn vị đo diện tích 
- GV, HS nhận xét bổ sung: GV chốt lại cách viết số có kèm theo đơn vị đo diện tích.
Bài 3 ; HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp (kém) nhau bao nhiêu lần? 
- GV, HS nhận xét bổ sung, chốt lại cách đổi đơn vị đo diện tích bằng cách áp dụng cách nhân, chia nhẩm với 10, 100, 1000 để làm.
Bài 4: ( nếu còn thời gian)
- GV yêu cầu HS qs các số đo theo từng cặp, so sánh để viết dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 5 ( nếu còn thời gian)
- GV yêu cầu HS quan sát hình vuông và hình chữ nhật để phát hiện mối quan hệ diện tích giữa hai hình.
3. Củng cố - dặn dò
- Đề-xi-mét vuông là gì? Quan hệ giữa đề-xi-mét vuông vơpí mét vuông?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Mét vuông.
_______________________________________
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Thực hành kĩ năng giữa học kỡ I
I. Mục tiêu:	
- Nắm được nội dung các bài đạo đức đã học .	
- HS biết thực hành những kĩ năng đã học qua các bài đạo đức đã học .
- Vận dụng những điều đã học trong cuộc sống hàng ngày của các em 
II . Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm ghi lại những việc làm mà từng thành viên nhóm mình đã thực hiện sau khi học các bài đạo đức :
	- Trung thực trong học tập 
	- Vượt khó trong học tập 
	- Biết bày tỏ ý kiến 
	- Tiết kiệm thời giờ 
	- Tiết kiệm tiền của 
 - Các nhóm thảo luận 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo cho nhóm trưởng một cách trung thực .
- Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
c.Hoạt động 2: 
- GV đưa ra một số tình huống dựa vào nội dung các bài đạo đức đã học, yêu cầu HS chuyển thành lời kịch bản sau đó chuyển thành kịch bản và diễn trước lớp .
 - GV theo dõi để nhận xét xem HS đã áp dụng những điều đã học vào trong cuộc sống như thế nào . 
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống .
____________________________________
Luyện từ và câu ( 4A )
Tính từ
i. mục tiêu
	- HS hiểu thế nào là tính từ (Là những từ miêu tả tính chất hoặc đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,..).
	- Bước đầu nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (BT1 a hoặc b - mục III - HSKG cả 2 đoạn), biết đặt câu có dùng tính từ (BT3-mục III).
	- Có ý thức sử dụng đúng các thể loại từ.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - Động từ là gì ? VD? 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Phần nhận xét 
Bài tập 1, 2
	- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2. 
	- HS làm việc cá nhân 
	- Vài HS báo cáo kết quả.
	- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
KQ: * Các từ chỉ tính tình, tư chất của Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
*Màu sắc của sự vật: Chiếc cầu: trắng phau. Mái tóc của thầy Giơ-nê: xám.
*Hình dáng, kích thước, màu sắc của: Thị trấn: nhỏ. Vườn nho: con con. Nhũng ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính. Dòng sông: hiền hoà. Da của thầy Giơ-nê: nhăn nheo.
Bài tập 3 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Gọi HS lên bảng làm bài 
	- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Trong cụm từ " đi lại vẫn nhanh nhẹn" , từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
c. Phần ghi nhớ 
	- Qua 3 BT ở phần nhận xét, em hiểu thế nào là tính từ? (Là những từ miêu tả tính chất hoặc đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,...).
	- HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 
	- Gọi HS nêu VD để giải thích nội dung cần ghi nhớ
d. Phần luyện tập
 Bài tập 1: 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 
	- HS làm bài vào vở
	- 1 HS lên bảng trình bày kết quả.
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Các TT trong đoạn văn là: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng.
Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu của bài 
	- HS đặt câu và viết vào vở 
	- Vài HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
	- GV nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò 
	- HS nhắc lại khái niệm về tính từ? VD?
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài.
______________________________________________________________________
 Ngày soạn : 9/11/2017
 Ngày dạy : Thứ sỏu, 17/11/2017
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
i. mục tiêu 
- HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp va mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện
- HS nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, 2- mục III). Bước đầu biết viết đoạn mở đầu bài văn kể chuyện theo cách gián tiếp (BT3- mục III).
- HS có ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học : Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Phần nhận xét 
Bài tập 1,2: HS quan sát tranh: + Em biết gì qua tranh vẽ?
- HS đọc thầm câu chuyện.
+ Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện trên?
- HS trả lời: GV, HS nhận xét bổ sung.
- GV đưa ra đáp án: Trời mùa thu... tập chạy.
Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS suy nghĩ để so sánh cách mở bài thứ nhất với cách mở bài thứ hai .
=> Đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
c. Phần ghi nhớ: - Vậy có mấy cách mở bài cho bài văn KC? 
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- GV nhắc HS đọc thuộc ghi nhớ. 
 d. Phần luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ.
- HS thảo luận theo cặp.
+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- HS trả lời: GV, HS nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức và đưa ra đáp án đúng: a (mở bài TT); b, c, d (mở bài gián tiếp)
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp?
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc câu chuyện Hai bàn tay SGK - HS đọc thầm lại bài.
- HS tìm câu mở bài trong câu chuyện.
+ Câu chuyện trên mở bài theo cách nào?
- HS trả lời: GV, HS nhậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc