Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

Tiết 31: Bảng nhân 7

I. Mục tiêu

- Tự lập được bảng nhân 7 và bước đầu thuộc bảng nhân 7. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải BT bằng phép nhân.

- HS vận dụng bảng nhân 7 để làm BT

II. Đồ dùng : Bộ đồ dùng biểu diễn

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS lên bảng làm bài 1(30). GV củng cố về phép chia có dư

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Hướng dẫn lập bảng nhân 7

* Lập công thức 7 x 1; 7 x 2; 7 x 3

- GV yêu cầu HS lấy 7 chấm tròn trong bộ đồ dùng và hỏi:

 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

- GV gắn 7 chấm tròn lên bảng lớp như HS, nêu 7 được lấy 1 lần ta viết: 7 x 1=7

- GV yêu cầu HS lấy tiếp 2 tấm bìa và nêu tiếp câu hỏi tương tự

- GV gắn tiếp các tấm bìa và hỏi: 7 được lấy mấy lần và viết thành phép nhân nào?

- HS trả lời, GV viết phép nhân lên bảng.

* Hướng dẫn các phép nhân còn lại.

- HS lấy vở bài tập lập tương tự các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7.

- GV hỏi để HS nêu các phép nhân còn lại và ghi lên bảng.

- HS so sánh hai tích liền nhau, nêu đặc điểm của bảng nhân 7.

* HS đọc thuộc bảng nhân 7.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải - Lớp làm vào vở.
Bài 4*: (nếu còn tg) Tìm x
 x : 7 = 8 (dư 3) x : 7 = 10 (dư 1)
HS làm nháp, vài em nêu cách làm.
GV củng cố: SBC = Thương x số chia + số dư.
Bài 5*(nếu còn tg): Tìm một số biết số đó nhân lên 8 lần rồi cộng với 7 cùng bằng số đó nhân với 9.
 HS nêu cách làm. 
 GV gợi ý: Dựa vào công thức lập bảng nhân 7.
Bài giải
	Gọi số cần tìm là a. Theo bài ra, ta có:	
	a x 8 + 7 = a x 9
	a x 8 + 7 = a x 8 + a
	7 = a ( cùng giảm đi a x 8) => a = 7
	Vậy số cần tìm là 7
3. Củng cố, dặn dò
HS thi đọc bảng nhân 7 theo hình thức nối tiếp bàn.
GV NX tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em(tiết 1)
I. Mục tiêu
	- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng ngững việc làm phù hợp với khả năng.
	- Biết được tại sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
+ KNS: Kĩ năng nghe ý kiến của người thân; kĩ năng thể hiện sự cảm thông; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
 	- Có ý thức quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng : Vở BT đạo đức 3, những câu thơ bài hát về gia đình.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : - Hãy kể tên một số việc mà em tự làm lấy? 
2. Dạy bài mới
	a. Khởi động: Cả lớp hát bài : Cả nhà thương nhau.
	b. Hoạt động: HS kể về sụ quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình
* Mục tiêu: HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm mà mọi người dành cho, hiểu giá trị của quyền được sống với gia đình và bố mẹ quan tâm chăm sóc.
*Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu bài tập 1.
	- GV hướng dẫn HS cách kể lại nội dung bài tập 1.
	- HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện kể trước lớp.
	GV hỏi thêm: Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em? Và những em nhỏ thiếu sống tình cảm đó?
	c. Hoạt động2: Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất.
*Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ. 
*Cách tiến hành: - .GV kể chuyện
	- HS theo dõi GV kể.
	- GV nêu câu hỏi SGK:
	- HS thảo luận các câu hỏi SGK, sau đó trình bày trước lớp.	
	=> GV kết luận: Con cháu phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, những người thân. Sự quan tâm đó sẽ mang lại niềm vui cho mọi người.
 d. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
	* Mục tiêu:HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
	* Cách tiến hành: Các nhóm đọc các hành vi ở bài tập 4, đưa ra nhận xét.
	* GV KL : Việc làm của bạn Hương, Hồng, Phong là rất tốt các em nên học tập.
3. Củng cố dặn dò
	- Cả lớp hát bài hát về gia đình.
	- GV liên hệ giáo dục HS cần biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. HS về nhà sưu tầm những bài thơ, tục ngữ về gia đình.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
I. Mục tiêu
- Biết thêm được 1 kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người (BT1)
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài TĐ Trận bóng dưới lòng đường, trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3) 
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn BT1 - HS: Bài TLV tuần 6.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm miệng BT1 ở tiết LTVC tuần trước
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT:
 Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh có trong các khổ thơ:
 - 2 HS đọc yêu cầu của bài- GV treo bảng phụ.
 - HS trao đổi theo cặp.
 - 4 HS chữa bài trên bảng (HS gạch dưới những hình ảnh so sánh với nhau trong từng câu văn, câu thơ)
 - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải
a. trẻ em – búp trên cành
b. ngôi nhà - trẻ nhỏ
c. cây pơ mu im – người lính canh
d. bà - quả ngọt chín rồi 
 - GV giúp HS hiểu rõ: Các hình ảnh SS trên là so sánh giữa sự vật với con người
Bài 2: Đọc bài Trận bóng dưới lòng đường, tìm từ
 - HS đọc yêu cầu của BT 
 - Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào? VD: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, 
 - Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào? VD: hoảng sợ, sợ tái người.
 - HS đọc thầm bài văn, trao đổi theo cặp
 - HS nêu miệng- GV ghi bảng
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại bài học.
- HS nêu lại các TN chỉ hoạt động, trạng thái ở BT2.
Tiết 2: CHÍNH TẢ (nghe viết )
Bận
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài thơ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần en/ oen BT2. Làm đúng BT3a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn 2 lần BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - HS viết vào vở nháp - 1HS lên bảng viết: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS nghe- viết 
- HS HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài thơ – 2 HS đọc lại
 Bài thơ viết theo thể thơ gì?
 Những chữ nào trong bài cần viết hoa? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
+ HS đọc bài, tự viết vào vở nháp những tiếng khó 
- GV đọc cho HS viết bài
- Chấm một số bài, chữa bài.
c. HD HS làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống en hay oen? 
- HSTB nêu yêu cầu BT- GV treo bảng phụ
- HS làm bài vào vở nháp – 2 HS lên bảng thi điền đúng, điền nhanh
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Vài HS đọc lời giải : nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhác.
BT3a: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: Trung/ chung; trai/ chai; trống/ chống
- HS đọc yêu cầu của BT, GV khuyến khích HS tìm được càng nhiều từ càng tốt
- HS làm bài vào vở nháp. 2 nhóm HS lên bảng làm bài dưới hình thức tiếp sức
* trung: trung thành, trung kiên, trung dũng, trung bình, ...
 chung: chung thuỷ, chung sức, cùng chung, chung lòng, 
* trai: ngọc trai, con trai, trai gái, trai tráng, trái trẻ, 
 chai : cái chai, chai lọ, chai tay, chai sạn, chai đá, ...
* trống : cái trống, trống trải, chống rỗng, 
 chống: chống chế, chống choi, chống cự, chống đỡ, chống phá, chống án, chèo chống, 
- Lớp nhận xét, bình chọn
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 33: Gấp một số lên nhiều lần
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần
 - HS vận dụng để làm BT có liên quan
II. Đồ dùng dạy học: thước có vạch chia cm
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - 2 HS đọc bảng nhân 7
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS thực hiện gấp một số lên nhiều lần
 - GV nêu BT: Đoạn AB dài 2 cm, đoạn CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm. 
 - HDHS tóm tắt BT bằng sơ đồ đoạn thẳng như SGK
2 cm
A
B
 C
D
? cm
 - HS trao đổi theo cặp để nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD
 - HS giải BT vào vở nháp- 1HS lên bảng giải
 Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm thế nào?
 Muốn gấp 4 kg lên 3 lần ta làm thế nào? 
 Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? 
 - HS nhắc lại KL: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần
c)Thực hành: HDHS làm BTT 33.
 Bài 1: HS đọc BT - HS vẽ lại sơ đồ trong SGK
6 tuổi
 Em
 Chị
? tuổi
 - HS giải BT - 1 HS lên bảng chữa bài
 - GV nhắc HS phần tóm tắt BT không thuộc bài giải
 Bài 2: HS đọc BT - HS tóm tắt BT bằng sơ đồ đoạn thẳng
 - HS tự giải BT vào vở. GV chấm 1 số bài - Chữa bài
	Mẹ hái được số quả cam là:
	7 x 5 = 35 ( quả )
	Đáp số: 35 quả cam
 Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Số đã cho
3
6
4
7
5
0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị
8
Gấp 5 lần số đã cho
15
 - GV giúp HS hiểu mẫu ở dòng 2
 - HS tự làm bài. HS làm cả bài. Chữa bài
3. Củng cố- dặn dò:
 - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? 
 - Nhận xét tiết học- dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động thần kinh (tiếp) 
I. Mục tiêu
- HS biết vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
- Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; Kĩ năng làm chủ bản thân; Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
- HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn bộ não.
II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
 HS nêu ví dụ về phản xạ.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc với SGK
	* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
	* Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS quan sát hình 1(30) và trả lời các câu hỏi SGK.
HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV hỏi thêm: Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
	 Sau khi nhấc đinh ra Nam vứt nó vào đâu?
 	 Việc làm đó có tác dụng gì?
Đại diên các nhóm trình bày KQ thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
=> GV nhận xét về việc làm của Nam : Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. ...
	c. Hoạt động 2: Thảo luận
	* Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
 * Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc cá nhân
 HS đọc các hoạt động viết chính vào hình 2 sau đó tìm thêm ví dụ mới để thấy rõ thêm vai trò của não.
+ Bước 2: Làm việc theo cặp
Từng cặp quay mặt vào nhau nói về cách lấy ví dụ để nhận xét.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
HS xung phong trình bày trước lớp.
GV hỏi thêm: Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta ghi nhớ những điều đã học?
Vai trò của não trong hoạt động thần kịnh là gì? 
=> GV kết luận về chức năng của não: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
Não có vai trò như thế nào đối với con người? 
GV liên hệ tới HS cần biết giữ gìn và bảo vệ não.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa E, Ê
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa E, Ê 
- HS viết đúng chữ hoa E (1 dòng) Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê- đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà có phúc (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS K – G viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: M ẫu chữ hoa E, Ê 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Kim Đồng, Dao
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD Hs viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: E, Ê
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. So sánh chữ hoa E với Ê
Chữ E gồm 3 nét cong trái nối liền nhau tạo thành 2 vòng xoắn một to một nhỏ giữa thân chữ ( chữ Ê thêm dấu mũ)
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ E)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Ê- đê
+ GV giới thiệu : Ê- đê là 1 dân tộc thiểu số, có trên 270 000 người sống chủ yếu ở tỉnh Đắk Lăk và Phú Yên, Khánh Hoà.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Em thuậncó phúc
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ - Gv bổ sung: Anh em phải biết yêu thương sống phải hoà thuận đó là niềm hạnh phúc lớn cho gia đình.
+ HS tập viết trên bảng con: Em- GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại bài viết
- HS so sánh chữ hoa Ê với chữ hoa E. Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
I. Mục tiêu
Ôn tập, củng cố cho HS từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái. Ôn tập về so sánh.
HS vận dụng để tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài tập. Biết đặt câu với từ chỉ hoạt động, trạng thái.Tìm đúng các hình ảnh so sánh.
Gây hứng thú môn học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ 
HS : vở viết, vở nháp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái trong đoạn văn sau:
 Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam cầm dây thừng dắt bê, miệng hát ngêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau lũy tre cuối làng.
1 HS đọc yêu cầu của đề bài và đoạn văn.
GV chia lớp làm các nhóm nhỏ, yêu cầu HS tìm những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn, ghi ra nháp - 2 HS lên bảng kẻ.
GV nhận xét, chữa bài, chốt bài làm đúng: HĐ: đi, cầm, hát, dắt
 TT: lấp ló, nghêu ngao
HS nêu thêm một số từ chỉ HĐ , TT khác mà em biết => GV củng cố thế nào là từ chỉ HĐ,TT
Bài 2: Chia các từ ngữ dưới đây thành 2 nhóm rồi ghi vào chỗ trống thích hợp trong bảng dưới.
 đọc ,viết, vui, hát, múa, chạy, buồn, ăn uống, thương, nói, yêu, ghét, gãi
 Từ chỉ hoạt động
 Từ chỉ trạng thái
1 HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận theo nhóm đôi.
GV mời 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em lên bảng chữa bài dưới hình thức thi nối tiếp.
Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải:
+ Từ chỉ hoạt động: đọc, viết, hát, chạy, ăn uống, nói, gãi 
 + Từ chỉ trạng thái: vui, buồn, thương, yêu, ghét
Bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 3: Đặt câu với 1 từ chỉ hoạt động, 1 từ chỉ trạng thái ở BT3
HS làm bài vào vở
HS nói câu mình đặt được.
Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Gạch dưới những hình ảnh so sánh trong câu, đoạn văn dưới đây: 
a. Ở chân trời phía đông, mặt trời mới mọc đỏ như một quả cầu lửa.
b. Đêm trung thu, mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng.
c. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến - Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại ND bài học. Nhắc lại các từ chỉ hoạt động, trạng thái, hình ảnh so sánh ở BT vừa học.
Nhận xét tiết học , dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn: Gấp một số lên nhiều lần. 
I. Mục tiêu
 Củng cố lại kiến thức gấp lên một số lần đã học.
 Rèn kĩ năng tính các bài toán có dạng gấp lên một số lần và . Vận dụng để làm tính và giải toán có lời văn.
 Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
 Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
 Lấy một số bất kỳ và gấp số đó lên 7 lần, tính KQ.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b Huớng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gấp mỗi số sau lên 7 lần: 
a. 14, 26, 35, 40.
b. 22kg, 13m, 27l, 58cm, 19km
 HS làm bảng con. 2 em lên bảng làm.
 GV củng cố về gấp một số lên nhiều lần.
Bài 2: Đoạn thẳng AB dài 13cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
 HS đọc BT, phân tích BT, nêu dạng toán.
 HS tóm tắt BT - HS tự giải vào vở. 1em lên bảng làm.
Bài 3: Năm nay con 7 tuổi. Tuổi bố gấp 5 lần tuổi con. Hỏi
Hiện nay bố bao nhiêu tuổi?
Bố hơn con bao nhiêu tuổi?
 HS đọc BT tóm tắt BT bằng sơ đồ ĐT.
 HS nêu dạng toán rồi giải BT vào vở. 1 HS làm trên bảng.
 HS + GV nhận xét củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần và dạng toán So sánh hơn kém một số đơn vị.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
Tìm một số, biết rằng số đó gấp lên 7 lần rồi cộng với 51 thì được 100.
HS suy nghĩ và tìm cách giải.
GV hướng dẫn và cách làm:
Bài giải
Gọi số cần tìm là X.
Theo bài ra, ta có: X x 7 + 51 = 100
 X x 7 = 100 - 51
 X = (100 - 51) : 7
 X = 49 : 7
 X = 7
Vậy số cần tìm là 7.
3. Củng cố, dặn dò
+ Chúng ta vừa Luyện tập gì? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
+ Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 34: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. 
- Áp dụng vào làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
	- HS nêu quy tắc: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? Nêu VD
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn làm bài tập T 34:
	*Bài 1(34): Viết ( theo mẫu)
	- GV giải thích mẫu: 4 gấp 6 lần được 24 ( hay 4 x 6 = 24)
	- 1HS nhắc lại.
	- HS làm cột 1, 2 ; HS làm xong làm thêm các cột còn lại.
	*Bài 2(34): Tính
	- GVđọc các phép tính, HS làm bảng con.
	- HS làm cột 1, 2, 3 ; Hslàm xong làm cột 4, 5. 
	- GV củng cố về nhân có nhớ.
	*Bài 3(34): HS đọc đề bài.
	- GV tóm tắt bài toán ở bảng lớp, đặt câu hỏi phân tích đề.6 bạn
 nam
nữ
? bạn
	- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
	- GV chấm bài , củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần.
	*Bài 4(34): Thực hành vẽ đoạn thẳng.
	- HS tự vẽ hình vào vở nháp phần a và b ; Hslàm xong làm phần c.
3. Củng cố dặn dò
	- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
 - GV lưu ý HS cách nhân có nhớ.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .
Gấp, cắt, dán được bông hoa theo quy trình . Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. (Nếu còn tg, hướng dẫn HS gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa, trình bày đẹp.)
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán .
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu các bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh được gấp cắt từ giấy màu 
Tranh quy trình gấp , cắt bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh .
Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .	
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nêu lại quy trình gấp , cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu :Nêu mục tiêu.
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét . 
GV giới thiệu một số bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh được gấp , cắt từ giấy màu , yêu cầu HS quan sát và nêu một số nhận xét : Các bông hoa có màu sắc như thế nào ? Các cánh của bông hoa có giống nhau không ? Khoảng cách giữa các bông hoa thế nào ?
GV treo quy trình và gợi ý để HS nêu cách gấp , cắt bông hoa trên cơ sở nhớ lại bài học trước .
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu . 
Gấp, cắt bông hoa 5 cánh : 
+ Cắt tờ giấyhình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh giống cách gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Cắt một đường lượn cong để được bông hoa 5 cánh .
Gấp cắt bông hoa 4 cánh , 8 cánh :
+ Gấp tờ giấy hình vuông sao cho được 4 phần (8 phần) bằng nhau .
+ Cắt đường lượn cong để được bông hoa 4 cánh , 8 cánh .
Dán hình các bông hoa :
+ Bố trí bông hoa cắt được vào vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng .
+ Nhấc bông hoa ra , lật mặt sau để bụi hồ , sau đó dán vào vị trí cố định .
+ Vẽ thêm cành , lọ để trang trí . 
GV gọi một vài HS thực hiện thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh , 8 cánh.
GV nhận xét và cho HS quan sát lại quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh , 4 cánh, 8 cánh.
Tổ chức cho HS tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh .
HS trưng bày sản phẩm thực hành .
GV đánh giá những sản phẩm thực hành .
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh.
GV nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
 Bài 6
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa H
- HS biết viết chữ hoa H, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_07_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc