Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học, giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hơn kém nhau một số đơn vị)

- Rèn kĩ năng đặt tính, trình bày bài toán.

II. Đồ dùng:

II Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

 - 3 HS lên bảng chữa bài 4 (17)

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài tập

 * Bài 1 (18)

 - GVđọc các phép tính của bài 1

 - 3 HS đại diện 3 dãy bàn lên làm bảng, ở dưới làm bảng con.

 - GV lưu ý HS cách đặt tính và cộng trừ có nhớ.

 * Bài 2(18)

 - GV ghi bài tập ở bảng lớp

 - HS làm bảng con tương tự bài 1

 - GV hỏi củng có cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết.

 * Bài 3 (18): Tính

 - 2HS lên bảng làm , ở dưới làm nháp

 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 5 x 9 + 27 = 45 + 27 80 : 2 - 13 = 40 - 13

 = 72 = 27

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Luyện tập
I . Mục tiêu
Tiếp tục củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ 1 lần) các số có 3 chữ số, cách tìm thừa số, số bị chia, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị và cách tính độ dài đường gấp khúc.
Rèn kĩ năng làm các bài tập đúng, trình bày bài sạch sẽ.
HS có ý thức tự giác làm bài nghiêm túc.
II. Đồ dùng: Nội dung 1 số bài tập liên quan.
III . Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
HS đọc các bảng nhân và bảng chia đã học.
2, Nội dung: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
427+ 316 571 - 253 362+ 355 738- 467
HS đọc và nêu yêu cầu BT.
4 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS, GV nhận xét.
GV củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ (có nhớ 1 lần) số có 3 chữ số.
Bài 2: Tìm y
 a, y x 4 = 36 b, y : 7 = 3 c, y x 5 = 227 - 197
HS đọc và nêu yêu cầu BT.
3 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS, GV nhận xét.
GV củng cố cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
Bài 3: Có 32 lít mật ong rót đều vào các can, mỗi can có 4 lít. Hỏi rót được bao nhiêu can mật ong ?
HS đọc và nêu yêu cầu BT.
2 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS, GV nhận xét.
GV củng cố cách giải toán có lời văn.
Bài 4: Một đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau, mỗi đoạn bằng 5 cm. Hãy tính độ dài của đường gấp khúc ABCD.
HS đọc và nêu yêu cầu BT.
2 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS, GV nhận xét.
GV củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 5: Đã khoanh vào 1/4 số chấm tròn ở hình nào ?
ŸŸŸ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 A B
HS suy nghĩ và giải thích cách làm.
GV củng cố cho HS cách nhận biết số phần bằng nhau của 1 đơn vị.
Bài 6*: Hai số có tổng là số bé nhất có ba chữ số, một trong 2 số là số lẻ bé nhất có 2 chữ số. Tìm số còn lại.
HS đọc đề và suy nghĩ cách làm.
Bài giải:
 Số bé nhất có 3 chữ số là 100.
 Số lẻ bé nhất có 2 chữ số là 11, suy ra một trong 2 số là 11
 Số còn lại là: 100 - 11 = 89
 Đáp số: 89
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Giữ lời hứa ( T2)
I. Mục tiêu
	- Củng cố hành vi giữ lời hứa. 
	- Rèn thói quen luôn giữ lời hứa với bạn và mọi người.
 + KNS: tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; thương lượng với người khác để thực
hiện lời hứa của mình; đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
	- Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Đồ dùng: VBT đạo đức	
III. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ :
	 + Thế nào là giữ lời hứa?
	 + Vì sao cần phải giữ lời hứa?
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người
	+ MT: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với những hành vi không đúng lời hứa.
	+ Cách T/H
	- GV yêu cầu HS mở VBT đạo đức làm bài 3.
	- HS dùng bút chì ghi chữ Đ, S vào ô trống trước hành động đúng.
	- GV gọi đại diện HS trình bày.
	+ GVKL: Các việc làm a, d là giữ lời hứa. Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
	c. Hoạt động 2: Đóng vai
	+ MT: HS biết ứng xử đúng các tình huống có liên qan đến việc giữ lời hứa.
	+ Cách T/H: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc tình huống ở bài tập 3 và đóng vai tình huống.
	- HS thảo luận và tập đóng vai.
	- Đại diện nhóm lên đóng vai.
	- GV nêu câu hỏi: Em có đồng tình ví cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Theo em có cách nào giải quyết khác? 
	+ GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
	d. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến
	+ MT: Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng đắn về gĩư lời hứa
	+ Cách T/H :
	- GV lần lượt nêu từng ý kiến SGK (17)
	- HSK bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình và giải thích lí do.
	+ GV KL: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ; không đồng tình với các ý kiến a, c, e
	3. Củng cố dặn dò
	- GV nhắc nhở HS luôn giữ lời hứa.
 - GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì?
I. Mục tiêu
	 - Mở rộng vốn từ về gia đình. Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì ) là gì? 
	 - Tìm từ đúng, nhanh các từ chỉ gộp và đặt câu hỏi đúng.
	 - Biết yêu quý, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	 	- 2 HS làm miệng bài 2
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1(33): Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình:
	 	- 1 HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp (chỉ 2 người)
	 	- HS thảo luận theo nhóm đôi, viết nhanh ra nháp các từ chỉ gộp.
	- HS đọc trước lớp. GV ghi nhanh ở bảng lớp, nhận xét bài của HS:
	ông bà, chú bác, dì dượng, cô chú, cậu mợ, chú cháu, bác cháu, cha mẹ, ...
	 	- HS đọc lại đáp án.
*Bài 2 (33): HS đọc đề bài: Xếp các thành ngữ và tục ngữ sau vào nhóm thích hợp:
	 - GV kẻ nội dung bài tập lên bảng
	 - HS làm mẫu câu a. HS mở vở bài tập làm bài vào vở.
	 - 2 HS làm bảng lớp.
	 - GV giải thích nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ.
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
c. Con có cha như nhà có nóc.
d. Con có mẹ như măng ấp mẹ.
a. Con hiền cháu thảo
b. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.
e. Chị ngã em nâng
g. Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
*Bài 3 (33)
	 - HS đọc đề bài, nhắc lại nội dung đề bài
	 - HS câu a: nói về bạn Tuấn
	+ Tuấn là anh của Lan.
	+ Tuấn là đứa con ngoan.
	 - HS tìm câu theo mẫu, GV hướng dẫn tiếp.
	 - HS trao đổi theo cặp, nói tiếp các nhân vật còn lại.
	 - GV gọi HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố dặn dò
	- GV hệ thống lại bài, liên hệ giáo dục tình cảm của HS với gia đình.
 	- HDHS về xem lại các bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( Nghe- viết)
Ông ngoại
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay (BT 2). Làm đúng BT3a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng : Bảng phụ chép bài tập 3 (a)	
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con, bảng lớp.
	- GV đọc các từ: Thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn chính tả :
*Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	 - GV đọc đoạn viết - 1- 2 HS đọc lại - lớp đọc thầm
	 - GV nêu câu hỏi: 
	+ Đoạn văn gồm có mấy câu? 
	+ Những chữ cái nào trong bài viết hoa?
	 - GV đọc từ khó: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, lang thang, căn lớp, ...
	 - HS viết ở bảng con, bảng lớp.
* HS viết bài : GV đọc cho HS viết bài vào vở, quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
* Chấm, chữa bài
	- HS đổi vở soát lỗi.
	- GV thu chấm 5-7 bài, nhận xét rút kinh nghiệm.
	 c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2 (35): 1HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ làm bài.
	- GV chia lớp làm 3 nhóm để cho HS chơi trò chơi: tiếp sức
	- Mỗi nhóm cử đại diện lên tham gia chơi, mỗi em viết 1 tiếng có vần oay rồi chuyền phấn cho bạn.
VD: Nước xoáy, xoáy đầu, loay hoay, ngúng ngoảy, hí hoáy, ngo ngoạy, ...
	- GV nhận xét, tuyên dương các đội. HS có thể giải thích 1 số từ ngữ.
*Bài 3(35)a
	- GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên thi giải nhanh bài tập. 
	- HS và GV nhẫn xét, chốt: giúp - dữ - ra 
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét bai viết của HS.
	- Dặn về nhà xem lại bài.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết18: Bảng nhân 6
I. Mục tiêu
 - HS tự lập và học thuộc bảng nhân 6. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán = phép nhân.
 - HS vận dụng bảng nhân 6 vào làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: HS đọc các bảng nhân đã học.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS lập bảng nhân 6
 - GV hướng dẫn HS lập các công thức: 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18
 + GV cho HS quan sát các tấm bìa có 6 chấm tròn - Nêu câu hỏi HS trả lời: 6 chấm tròn được lấy một lần được 6 chấm tròn.
 6 được lấy 1 lần ta viết như thế nào? - nhận xét
 - Vài HS nêu: 6 x 1 = 6
 - GV cho HS quan sát và nêu câu hỏi HS trả lời: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. 6 chấm tròn được lấy 2 lần viết thành phép nhân như thế nào? ( HS lên bảng viết).
 - Yêu cầu HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2= 6 + 6 = 12
 - Vài HS nêu: 6 x 1= 6, 6 x 2 = 12
 - GV nêu: Làm thế nào để tìm được 6x3=?
 - Cho HS nhận xét: 6 x 2 =12; 6 x 3 = 18. Mỗi tích bằng tích trước nó cộng thêm 6
 - HS tự lập: 6 x 4, 6 x 5, 6 x 10 - HS học thuộc bảng nhân 6.
c) Thực hành: Tr. 19
 Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu của BT: Tính nhẩm
 - HS làm miệng. GV ghi bảng
 Bài 2:- HS đọc BT
 - HS giải BT vào vở – Chữa bài
Tóm tắt: 1 thùng: 6 l
 5 thùng:  l?
Bài giải:
5 thùng có số l dầu là:
 5 x 6 = 30 (l )
 Đáp số: 30 lít.
 Bài3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
6
12
18
36
60
 - HS nêu yêu cầu của BT – HS lên bảng điền
3. Củng cố – dặn dò:
 - 2 HS đọc bảng nhân 6.
 - GV nhận xét – dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu
- Hiểu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn. 
- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm.
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin so sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động; Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
- Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm ta bài cũ : Nêu chức năng của hai vòng tuần hoàn?
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động
	+ MT: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn
	+ Cách T/H: GV cho HS tập 1 số động tác của bài thể dục tại chỗ , sau đó chạy 1 vòng xung quanh sân trường.
	- HS tập theo sự hướng dẫn của GV
	- GV nêu: Hãy so sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi.
	- HS trả lời
	=> GV KL: Cần phải lao động vui chơi hợp lí để bảo vệ sức khoẻ.
c. Hoạt động2: Thảo luận nhóm
	+ MT: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
	+ Cách T/H:
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK (19) chỉ việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
	- HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát nêu những việc nên làm và không nên làm.
	- Đại diện các nhóm trình baỳ trước lớp.
	- GV nêu tiếp câu hỏi: + Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch?
	+ Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
	+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
	+ Kể tên 1 số thức ăn đồ ống có lợi cho tim mạch? HS trả lời câu hỏi GV nêu
	- GV nhận xét bổ sung và liên hệ cho HS cần phải ăn uống đầy đủ giúp cho tim mach phát triển tốt.
 3. Củng cố dặn dò
	- Để bảo vệ tim mạch phát triển tốt em cần phải làm gì?
	- GV nhận xét tiết học .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa C
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa C
- HS viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng Công chatrong nguồn chảy ra (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng ( HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa C, L, N. Tên riêng Cửu Long BĐD
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Bố Hạ, Bầu
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: C, L, N
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ ( trọng tâm là chữ C)
Chữ C: Viết liền một nét, là sự kết hợp của hai nét cơ bản cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng to ở đầu chữ.
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Cửu Long
+ GV giới thiệu: Cửu Long là tên 1 dòng sông lớn nhất của nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Công cha nguồn chảy ra
+ HS nêu nội dung - GV bổ sung: Công ơn của cha mẹ như trời biển.
+ HS tập viết trên bảng con: Công, Thái Sơn, Nghĩa - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - Gv nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu ca dao đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa C?
- HS đọc lại toàn bài.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn: Từ ngữ về gia đình. Câu theo mẫu Ai là gì?
I. Mục tiêu
 - Giúp HS ôn tập KT đã học về: Từ ngữ về gia đình – Câu theo mẫu: Ai là gì?.
 - HS tìm đợc từ và làm BT đúng.
 - Có ý thức vận dụng KT trong làm bài, viết bài.
 II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
 - 1 HS tìm một vài từ ngữ về chủ đề: Gia đình.1 HS đặt câu với các từ đó.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
 b Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ: ông bà, anh em, cha anh, cha chú để điền vào chỗ trống.
a. Ông ấy là bậc.. của tôi.
b. ..như chân với tay.
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
c. Chủ nhật tới cả nhà về quê thăm 
d. Thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp của..
 Bài 2: Trong từ gia đình tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó có tiếng gia cũng có nghĩa là nhà?
 Gia cảnh, gia cầm, gia quyến, gia nhập.
 Bài 3: Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ địa danh thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu: Ai là gì?
là thủ đô của nước ta.
. là thành phố hoa phượng đỏ.
.là thành phố nghỉ mát nổi tiếng trên cao nguyên.
d.là quê hương của những làn điệu dân ca.
Bài 4: 
 Em hiểu thế nào về nghĩa của các từ sau: anh cả, anh rể, anh em họ, anh em ruột.
 - GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét, bổ sung cho các em.
 - GV chép BT lên bảng. Gọi 1, 2 HS đọc yêu cầu và ND của các BT.
 - GV giúp HS hiểu cách làm. 
 - HS làm bài vào trong vở. GV giúp đỡ HS trong lớp.
 - HS làm bài xong lên bảng chữa bài. HS nhận xét, chốt KT.
3. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung bài. GV liên hệ GD.
 - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn bảng nhân 6
I. Mục tiêu
 - Củng cố bảng nhân 6, thuộc bảng nhân 6
 - HS vận dụng làm tốt các BT có liên quan
II. Đồ dùng:
 - HS: vở nháp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. HDHS làm BT:
 Bài 1: Tính nhẩm:
a 6 x2 = 6 x 3 = 6 x 8 = 6 x 1 =
 6 x4 = 6 x5 = 6 x 9 = 6 x 0 =
 6 x 6 =	 6 x 7 = 6 x 10 = 1 x 6 =
b 6 x5 = 6 x 4 = 3 x 6 = 2 x 6 =
 5 x 6 = 4 x 6 = 6 x 3 = 6 x 2 =
 - HS nêu miệng KQ – GV ghi bảng
 - HS K- G nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân qua phần b
 Bài 2: Tính :
a. 6 x 3 + 20 = c. 6 x 7 - 35 =
b. 6 x 6 + 32 = d. 6 x 9 -18 =
 - HS làm bài vào vở
 - 2 HS lên bảng chữa bài. GV lưu ý HS cách trình bày
 Bài 3: Mỗi bàn ăn có 6 cáighế. Hỏi 5 bàn ăn như thế có bao nhiêu cái ghế?
 - HS làm bài vào vở – Chữa bài
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a. 6; 12; 18;;;;.
b. 10; 15; 20;;;;;.
 - HSTB cho biết mỗi dãy số phải viết mấy số
 - HS K- G nêu quy luật của từng dãy số
 - HS làm bài – Chữa bài
 Bài 5:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(Dành cho HS K- G)
 a. 6 x 5 = 6 x 4 +  b. 6 x 8 = 6 x + 6
3. Củng cố- dặn dò:
 - Vài HS đọc bảng nhân 6
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 19: Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Thuộc bảng nhân 6
 - Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: BĐD (BT5)
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - Gọi vài HS đọc bảng nhân 6 
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HDHS làm BTT 20
 Bài 1:Tính nhẩm:
 - HS nhẩm miệng- GV ghi kết quả lên bảng
 - HS nhận xét từng cột tính để thấy được: 6 x 2 = 2 x 6
 Bài 2:Tính:
 - HS làm bảng con
 - 2 HS chữa bài trên bảng
 - GV lưu ý HS cách trình bày: VD: 6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60 
 Bài 3:
 - HS đọc bài toán
 - HS tự giải bài toán vào vở
 - GV chấm 1 số bài- chữa bài
Cả 4 học sinh mua số vở là:
 6 x 4 = 24 ( quyển vở)
 Đáp số: 24 quyển vở
Hoặc: Số vở 4 học sinh mua là:
 6 x 4 = 24 ( quyển vở)
 Đáp số: 24 quyển vở
- HS nêu câu lời giải khác nhau
 Bài 4: 
 - HS đọc yêu cầu BT: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS nêu quy luật của dãy số (số đứng sau hơn số đứng trước 6 đơn vị (a); hơn 3 đơn vị (b)
 - HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vở
 - Chữa bài
 Bài 5: Xếp hình theo mẫu (Hs làm thêm nếu còn thời gian)
 - HS lấy các hình tam giác ở bộ đồ dùng để xếp hình theo mẫu
3. Củng cố- dặn dò
 - GV tổ chức trò chơi để củng cố bảng nhân 6
 - Nhận xét tiết học- dặn dò
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Gấp con ếch (tiết 2) 
I. Mục đích yêu cầu 
HS biết cách gấp con ếch 
Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Con ếch gấp bằng giấy .
Giấy, kéo, thước .
III Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu.
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1 : HS thực hành gấp con ếch .
GV gọi 2 HS lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con ếch đẫ học ở tiết 1 và nhận xét . Sau đó treo quy trình gấp con ếch lên bảng để nhắc lại các bước gấp con ếch :
+ Bước 1: Gấp , cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch .
+ Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch .
HS thực hành gấp con ếch theo nhóm . GV quan sát giúp đỡ .
Tổ chức HS thi xem con ếch của ai nhảy nhanh hơn .
Chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát .
GV đánh giá sản phẩm của HS .
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ , kết quả học tập của HS .
Dặn chuẩn bị giờ sau .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 3
I. Mục tiêu:
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa C
- HS biết viết chữ hoa C, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa C
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại bài luyện viết tuần trước
- HS viết bảng con: Ba, Biết
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết:
b1: Luyện viết bảng con:
- HS đọc bài viết, tìm các chữ hoa có trong bài (bài 3 vở luyện viết).
- HS quan sát chữ mẫu C - nhắc lại cấu tạo của chữ
- GV nhắc lại cách viết và viết mẫu chữ hoa C
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc các từ, câu ứng dụng có trong bài viết.
- HS nêu nội dung của câu ứng dụng – lớp, GV nhận xét bổ sung.
- HS viết bảng: Của, Chọn – GV lưu ý HS cách nối chữ hoa với chữ thường.
b2: Luyện viết vào vở:
- HS mở vở luyện viết – GV nêu yêu cầu:
+ HS viết 2 dòng chữ C, mỗi câu ứng dụng viết 1 lần
+ HS viết xong thì viết cả bài
- HS viết bài – GV quan sát uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu quy trình viết chữ hoa C? HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét tiết học – dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ATGT: Bài 2: Giao thông đường sắt
(Thiết kế bài giảng)
----------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc
Giáo án liên quan