Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.

- Giải được bài toán bằng hai phép tính.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ

- 4 HS lên bảng làm 4 phép tính của bài 2 (171)

- GV củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia.

 2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Hướng dẫn làm bài tập

 *Bài 1( 172)

- GV yêu cầu HS tự nhẩm.

- 2HS đọc kết quả trước lớp.

- GV củng cố lại cách nhẩm.

 *Bài 2( 172)

- 2 HS làm bảng.

- HS dưới lớp làm vào bảng con.

- GV củng cố lại cách cộng, trừ , nhân, chia và nhất là cộng nhiều số.

 *Bài 3 (171)

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV phân tích bài toán và yêu cầu HS làm bài vào vở.

- 1HS làm bài trên bảng lớp.

- GV củng cố dạng toán về tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Yêu thiên nhiên, góp phần làm cho thiên nhiên đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học: Chép bài đọc ở bảng lớp
III.các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng
GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	* GV đọc mẫu, nêu cách đọc 
	 HS theo dõi SGK
	* Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
	+ Đọc từng câu
	- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu đến hết bài.
	- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
	+Đọc từng đoạn trước lớp
	- 5 HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ của bài.
	- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
	+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
	+ HS đọc đồng thanh toàn bài.
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	+ 3 khổ thơ đầu 
	- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
	- GV nêu câu hỏi SGK 1 (134)
	- HS đọc thầm và trả lời
	+ Khổ 4: Lớp đọc thầm
GV nêu câu hỏi 2( 134)
+ Khổ 5: - GV nêu câu hỏi 3, 4( 134)
	GV: Bài thơ nói lên điều gì?
d. Luyện đọc lại
	- GV mở bảng phụ đã chép nội dung bài và hướng dẫn HS học thuộc bài thơ.
	- HS đọc thuộc bài thơ và thi đọc trước lớp.
	- GV nhận xét tuyên dương HS đọc.
3. Củng cố dặn dò
1HS nhắc lại nội dung bài thơ.
Về nhà học thuộc bài thơ.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( Nghe- viết) 
Thì thầm 
I. Mục tiêu
 - Nghe viết bài thơ: Thì thầm. Điền vào chỗ trống các âm đầu tr/ch, giải câu đố.
 - Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á.Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
	- GV yêu cầu HS viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x.
	- 2 HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp.
	- GV nhận xét và chữa bài.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài viết
- HS đọc bài thơ, lớp theo dõi SGK
- Bài thơ cho thấy các sự vật và con vật đều biết trò truyện và thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
 - Mỗi dòng thơ gồm có mấy chữ?
 - Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?
* Viết từ khó
 - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
 - GV nhận xét HS viết
* Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm , chữa bài
 - GV đọc cho HS soát lỗi.
 - HS ghi số lỗi ra lề.
 c. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 2( 133): HS đọc bài tập
GVđọc các tên riêng nước ngoài và yêu cầu HS viết.
HS viết bảng lớp và giấy nháp. 
GVlưu ý HS cách viết tên riêng nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên của 
mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên Thái Lan ( từ Hán Việt)
HS đọc lại các tên riêng nước ngoài.
 *Bài 3( 133)
- HS làm bài cá nhân và đọc trước lớp.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 167: Ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu
 - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).Củng cố về giải toán có liên quan đến những đại lượng đã học.
 - Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng đã học.
- GV nhận xét và bổ sung.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1(172)
HS đọc yêu cầu của bài.
GV cho HS nhận xét về hai đơn vị trong số 7m 3cm.
HS nhận xét và trình bày.
GV yêu cầu HS đổi hai đơn vị trên ra đơn vị nhỏ là cm và điền dấu.
HS làm bài cá nhân, trình bày trên bảng lớp.
GV củng cố lại cách đổi và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
 *Bài 2 (173)
GV yêu cầu HS quan sát hai cái cân và khối lượng trên hai đĩa cân của hai cân.
HS quan sát và đọc trước lớp.
GV củng cố cách cân .
 *Bài 3 (173)
HS quan sát hai đồng hồ và trả lời hai câu hỏi SGK.
GV củng cố lại cách xem đồng hồ.
 *Bài 4 (173)
HS đọc đề bài
GV phân tích bài toán.
HS trả lời sau đó làm bài vào vở.
1 HS lên bảng chữa bài.
GV và HS nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
GV hệ thống hoá lại nội dung bài học.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bề mặt lục địa
I. Mục tiêu
	- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. Nhận biết được suối, ao, hồ. 
 - Phân biệt được suối, ao, hồ.
	+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ núi, đồng bằng, ; Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau giữa đồi và núi, giữa đồng bằng và cao nguyên.
	- Có ý thức bảo vệ ao hồ sông ngòi đê cho môi trường sạch sẽ.
II. Đồ dùng : Tranh ảnh về ao, hồ, sông
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	- GV: Hãy kể tên các châu lục và đại dương?
	- GV nhận xét và đánh giá.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc theo cặp
	* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa
	* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý:
- Chỉ trên hình1 chỗ nào là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?
Mô tả về lục địa
HS trao đổi theo cặp.
Bước 2: Đại diện các cặp lên trình bày
 	=> GV kết luận: Bề mặt lục đại có chỗ nhô cao( đồi, núi), có chỗ bằng phẳng( đồng bằng, cao nguyên), có chỗ có dòng nước chảy ( sông, suối) và những nơi chứa nước ( ao, hồ)
	c. Hoạt động2: Làm việc theo nhóm
	* Mục tiêu: Nhận biết được suối, ao, hồ 
	* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 và trả lời:
Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông?
Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
 HS thảo luận
Bước 2: GV gọi đại diện HS trả lời và chỉ trước lớp.
 	 GV nhận xét và bổ sung và cho HS quan sát một số ảnh về ao, hồ, sông
	=> GV kết luận: Nước theo những khe chảy ra tạo thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
3. Củng cố dặn dò
- GV liên hệ: Hãy nêu tên một số con sông, ao, hồ ở đại phương em?
- Em cần làm gì để bảo vệ những con sông, suối, ao, hồ đó?
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
LĐ-KC: Sự tích chú Cuội cung trăng
I. Mục tiêu
Củng cố nghĩa các từ mới trong bài và nội dung bài.
Có kĩ năng đọc trôi chảy cả bài. Phân biệt được giọng các nhân vật. Nhớ kể lại 
được các đoạn trong câu chuyện vừa đọc.
HS ham học bài. 
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 2HS đọc bài : Sự tích chú Cuội cung trăng
 GV nêu câu hỏi 1 và 3 SGK
 GV nhận xét 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện đọc - Kể chuyện:
HS lần lượt đọc các đoạn trong bài. 
GV luyện cho HS đọc đúng các từ như: liều mạng, vung rìu, quăng rìu, lăn quay, lững thững...Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Mỗi lần sau khi HS đọc GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo nội dung của đoạn vừa đọc, và nghĩa từ mới có trong đoạn
HS tập kể chuyện (nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn ) 2 lượt
1- 2 HS kể cả câu chuyện
HS thi kể cả câu chuyện 
Lớp cùng GV bình chọn
Liên hệ thực tế
 3. Củng cố - dặn dò
Em học tập được gì ở câu chuyện này ? Câu chuyện ca ngợi ai?
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
 Ôn 4 phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp)
I) Mục tiêu
Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.Giải toán có 
liên quan đến rút về đơn vị.
Vận dụng làm BT đúng, chính xác.
II) Đồ dùng dạy học
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ
2HS nêu tiết Toán của buổi sáng.
GV nhận xét .
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
56237+ 4567, 
42 356 - 32578, 
21 476 x 4, 37 246 : 6
4 HS lên bảng làm bài. HS làm vào vở.
Chữa bài:HS nêu cách thực hiện- GV Củng cố cách đặt tính, cách tính.
Bài 2: Tìm X:
 a.42 457 + X = 85 436
 b.44 563 : X = 3
 c. X x 4 = 64 812
3 HS lên bảng làm. HS làm vào vở.
Chữa bài:HS nêu cách tìm SH, SC, TS.
Gv củng cố: TS = T- TS; SC = SBC : T; SH = T - SH
Bài 3: Mua 7 quyển sách giống nhau thì hết 21000 đồng. Hỏi có 12000 đồng thì mua được bao nhiêu quyển sách như thế?
HS đọc đầu bài -Gv hướng dẫn HS phân tích bài tập
HS làm vào vở- 1 em lên trình bày trên bảng
GV chữa củng cố cách làm và 2 bước giải
B1:Tính số tiền mua 1 quyển: 21000 : 7 = 3000( đồng)
B2: Tính số quyển mua được nếu có 12 000 đồng: 12000: 3 = 4 ( quyển)
Bài 4:Tìm một số biết rằng lấy 64 chia cho số đó thì bằng 72 chia cho 9 
HS suy nghĩ làm bài.
Chữa bài: Củng cố cách làm
. Gọi số cần tìm là x, ta có: 64 : x = 72 : 9
 64 : x = 8
 x = 64 : 8
 x = 8 Vậy số cần tìm là 8
 3. Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại ND tiết học.Gv củng cố
 Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương
Tìm hiểu về quyền của trẻ em
I. Mục tiêu: 	
- Giúp HS nắm được về các quyền của trẻ em
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ; phiếu học tập
III. Hoạt động dạy và học: 
1. KTBC- Khi đi xe đạp trên đường phố còn phải đi ntn?
- Để đảm bảo An toàn giao thông khi đi trên đường con cần ghi nhớ điều gì?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) HĐ1: LV theo cặp
- GV treo bảng phụ, ghi các quyền trẻ em
- Yêu cầu HS đọc thầm các điều luật và nói cho nhau biết về nội dung từng điều luật
- Gọi đại diện 1 số HS nêu nội dung từng điều luật
- GV hỏi:
+ Qua việc tìm hiểu các điều luật trên các con cho cô biết trẻ em có những quyền gì?
GV chốt: Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh phù hợp với lứa tuổi, quyền được có mức sống thích cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và đạo đức. 
c)HĐ2: Làm BT ở phiếu
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Đánh dấu (+) vào ý đúng thể hiện quyền trẻ em
+  : Trẻ em chỉ có quyền được học tập
+  : Có quyền tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật
+  : Có quyền sống tự do, làm việc theo ý thích
+  : Có quyền được xác hội qtâm
+  : Trẻ em phải làm việc để tự kiếm sống?
+  : Có quyền được bảo vệ, không phải làm những công việc tổn hại đến sức khoẻ
- Gọi 1HS lên chữa bài và gt lý do
+ Vì sao những ý này không thể hiện đúng quyền trẻ em
+ Tại sao những ý này không thể hiện đúng quyền trẻ em?
=> GV khẳng định và hỏi: BT này giúp các con hiểu điều gì?
d)HĐ3: Tự liên hệ bản thân
- GV cho HS liên hệ
+ Hiện nay con đã được hưởng những quyền gì?
- Đã lần nào con bị người lớn xâm phạm đến quyền mà con được hưởng không?
- Điều đó thể hiện ở những việc làm nào?
=> GV chốt về quyền trẻ em
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về thiên nhiên ; Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
- Nêu được 1 số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. 
- Thêm yêu TN và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.	
II. Đồ dùng : Bảng phụ chép ND bài tập 3
II. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS đọc đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây
- Lớp, GV nhận xét; 
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1(135) 
 1HS đọc yêu cầu bài tập
 GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi để tìm từ theo yêu cầu nội dung bài
 HS làm việc sau đó trình bày trước lớp
 GVchốt lại lời giải đúng
 HS nhắc lại
	Bài 2 (135)
 1HS đọc yêu cầu bài tập
 GVhướng dẫn tương tự bài 1
	Bài 3 (135)
 HS đọc yêu cầu đề bài; GV treo bảng phụ, giúp HS nắm y / c của BT 
 HS làm bài cá nhân
 GV nhắc các em chú ý viết hoa chữ cái đứng sau dấu chấm
 1 HS chữa bài trên bảng phụ
 Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu chấm, dấu hai phẩy
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc ND bài
- GV nhấn mạnh lợi ích của TN đối với con người và vai trò của con người đối với TN
- GV liên hệ việc bảo vệ TN cho HS
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ Nghe - viết)
Dòng suối thức 
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng bài chính tả: Dòng suối thức; trình bày đúng bài thơ lục bát.
 - Viết đúng các từ có âm tr/ch ở bài tập 2a.
 - Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2HS lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á. 
GV nhận xét và chữa bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
*Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc cả bài thơ
- HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
- Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
- HS nói cách trình bày bài thơ
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2a: 1HS đọc yêu cầu đề bài.
GV đọc từng câu.
HS trả lời các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ ch.
*Bài 3a
HS làm bài cá nhân điền vào bài thơ tiếng có âm tr/ ch.
GV gọi HS đọc lại bài thơ.
HS đọc bài thơ.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 168: Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu
 - Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. 
 - Tính được chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
 - Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng: Bảng phụ vẽ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
 GV ghi bảng: 3 dm 4 cm = cm 62 cm =  dm .cm.
2 HS lên bảng làm.
GV nhận xét và bổ sung.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1: 
- GV treo bảng phụ lên bảng
HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
 - GV hỏi: + Vì sao M lại là trung điểm của đoạn AB ?
 + Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào?
HS và GV nhận xét. 
 *Bài 2
HS đọc đề bài và làm bài.
Gọi HS lên chữa bài.
GV củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
 *Bài 3 
- 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
Gọi 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
HS làm bài vào vở.
1 HS chữa bài.
GV củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
 *Bài 4
HS đọc đề bài
GV phân tích bài toán
HS trả lời sau đó làm bài vào vở.
1 HS lên bảng chữa bài.
GV và HS nhận xét và củng cố, GV hỏi: Tại sao tính cạnh hình vuông ta lại lấy chu vi hình chữ nhật chia cho 4?
3. Củng cố dặn dò
GV hệ thống hoá lại nội dung bài học.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bề mặt lục địa ( tiếp)
I. Mục tiêu
	- Biết so sánh 1 số địa hình. Nhận ra sự khác nhau giữa đồi và núi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
	- Phân biệt được đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
	- Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bút màu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	 - Nước suối, sông thường chảy đi đâu?
	- Cần làm gì để bảo vệ các nguồn nước?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
	*Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa đồi và núi 
	* Cách tiến hành:
 +Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1SGK trang 130 và sự hiểu biết để thảo luận theo bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
	- HS quan sát và trả lời theo nhóm.
	- GV theo dõi và giúp đỡ HS thảo luận.
	+Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
	- GV cùng các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
	* GV kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn có đỉnh tròn, sườn thoải.
	c. Hoạt động2: Quan sát tranh theo cặp
	* Mục tiêu: Nhận biết được , đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
 	* Cách tiến hành:
	+ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 3,4,5 SGK trang 131 và trả lời câu hỏi.
So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
	+ Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
	* GV kết luận: Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
	d. Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
	- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút màu ra vẽ theo cặp về mô tả đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng.
	- HS thi vẽ và trưng bày bài vẽ của mình.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Luyện viết: Mặt trời xanh của tôi
I. Mục tiêu
- HS nhớ – viết bài thơ: Mặt trời xanh của tôi ( 3 khổ ). Làm bài tập chính tả.
- Biết cách trình bày bài thơ, . Nhận ra những chữ viết sai chính tả và sửa sai.
- Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc thuộc bài: Mặt trời xanh của tôi.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv nêu ND, YC tiết học. 
b. Hướng dẫn HS nhớ viết:
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị:
B1: Gv đọc 3 khổ thơ đầu.
H: Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị?
B2: Gv đọc: lắng nghe, lá che, giống hệt.
- 1 em viết bảng lớp, còn lại viết vở nháp
HĐ2: Viết chính tả:
- Gv yêu cầu HS nhớ viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
- HS viết bài vào vở.
- Gv nhắc HS cách trình bày và tư thế ngồi viết.
HĐ3: Chấm – chữa bài:
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm BT:
BT: Các từ sau, hãy xem và sửa lại các từ viết sai:
a- Cây sào chống đò, một sào ruộng, nhảy sào, sào huyệt.
b- Xào thịt, xào nấu, lào xào, xì xào.
c- Cọng rau, cọng rơm, cọng dừa.
d- Tính cộng, công cộng, cộng tác, cộng đồng.
- HS trao đổi cặp đôi.
- Nêu ý kiến trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, nhắc HS ôn tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Quan tâm giúp đỡ người khác 
( Theo thực hành kĩ năng sống)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Nghe kể: Vươn tới các vì sao
Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu
 - Nghe và nói lại các thông tin về chuyến bay đâu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên đặt chân vào vào trụ. Luyện ghi chép sổ tay. 
 - Viết được vào sổ tay những ý chính của 1 trong 3 thông tin vừa nghe được.
 - Có ý thức ghi chép sổ tay.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài ghi chép sổ tay giờ trước
GV nhận xét và bổ sung
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1
1HS đọc yêu cầu bài tập và 3 mục a, b, c
GV yêu cầu HS quan sát từng tranh minh hoạ (tàu vũ trụ Phương Đông 1, Am- xtơ- rông, Phạm Tuân) đọc tên tàu vũ trụ và hai nhà du hành vũ trụ.
GV nhắc HS nhớ các chi tiết đó để kể lại cho chính xác.
GV nêu câu hỏi SGK trang 139.
HS trả lời câu hỏi trên.
GV yêu cầu HS nói lại các thông tin đó đầy đủ.
HS thi nói trước lớp.
 *Bài 2
1HS đọc yêu cầu bài tập.
GV nhắc HS lựa chọn và ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin.
HS thực hành viết vào sổ tay.
GV theo dõi và giúp HS viết bài.
HS đọc sổ tay trước lớp.
GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn biết ghi chép sổ tay.
3. Củng cố - dặn dò
GV nhắc HS ghi nhớ cách ghi chép sổ tay và nhớ những thông tin đó.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN 
Tiết 170: Ôn tập về giải toán 
I. M

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_pha.doc