Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Ôn tập về đọc, viết số có năm chữ số: Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ , phép nhân, phép chia số có năm chữ số; giải toán có đến hai phép tính; xem đồng hồ và nêu kết quả bằng 2 cách khác nhau.

- Thực hiện tính thành thạo các BT có liên quan.

II. Đề ôn tập

Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Số liền sau của số 69 457 là:

 A. 68 467 B. 68 477 C. 68 456 D. 68 458

2. Các số 48 617; 47 861; 48 716; 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 48 617; 48 716; 47 861; 47 816

B. 48 716; 48 617; 47 861; 47 816 C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716

D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 816

3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là:

 A. 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875

4. Kết quả của phép trừ 85 371 - 9046 là:

 A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325

Phần II: Làm các bài tập sau:

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh hãy kể lại chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Hướng dẫn HS kể
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- HS nêu nội dung từng tranh và chọn nhân vật kể theo vai nào.
- GV yêu cầu HS kể.
-Từng cặp HS kể theo vai. 
- GV nhắc các em kể bằng lời kể của nhân vật.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét và bổ sung, chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố dặn dò
- 1HS kể lại nội dung câu chuyện.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Thể dục; Tin học; Âm nhạc (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: TẬP ĐỌC
Mặt trời xanh của tôi
I. Mục tiêu
- Biết đọc bài với giọng trìu mến, thiết tha . Hiểu nghĩa từ : cọ. Hiểu ND: Qua hình ảnh mặt trời xanh và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. Học thuộc bài thơ
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Yêu quý quê hương, góp phần làm cho quê hương luôn tươi đẹp. 
II. Đồ dùng : Chép bài đọc ở bảng lớp, tranh cây cọ
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cóc kiện trời. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	* GV đọc mẫu, nêu cách đọc – HS theo dõi SGK
	* Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
	+ Đọc từng câu
HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu đến hết bài.
GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
	+ Đọc từng đoạn trước lớp
2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
	+ Đọc từng đoạn trong nhóm
	+ HS đọc đồng thanh toàn bài
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	+ 2 khổ thơ đầu 
1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi SGK 1, 2 (126), kết hợp giảng tranh cây cọ.
HS đọc thầm và trả lời 
GV: Bài thơ nói lên điều gì?
d. Luyện đọc lại
GV mở bảng phụ đã chép nội dung bài và hướng dẫn HS học thuộc bài thơ.
HS đọc thuộc bài thơ và thi đọc trước lớp.
GV nhận xét tuyên dương HS đọc.
3. Củng cố dặn dò
1HS nhắc lại nội dung bài thơ.
Em nào chưa thuộc về nhà học thuộc bài thơ.
Tiết 2: CHÍNH TẢ(nghe viết)
Cóc kiện Trời 
I. Mục tiêu
Nghe viết đúng bài chính tả: Cóc kiện Trời. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Viết đúng tên riêng 5 nước khu vực Đông Nam Á. Làm đúng BT 2a.
Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ : lâu năm, nứt nẻ, náo động.
2 HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp. GV nhận xét và chữa bài.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc bài viết
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?(Các chữ đầu câu, đầu đoạn và các tên riêng Cóc, Trời, Cua, Gờu, Cọp, Ong, Cáo)
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
 c. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á
GV giúp HS nhận xét về cách viết hoa các tên riêng nói trên.
GVđọc các tên riêng nước ngoài và yêu cầu HS viết.
HS viết bảng lớp và giấy nháp: Bru- nây
GV chốt lại lời giải đúng và lưu ý HS cách viết tên riêng nước ngoài.
HS đọc lại các tên riêng.
 *Bài 3a( 125)
HS làm bài cá nhân, đọc bài - GV lưu ý cách viết các từ đó.
Đáp án: cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử.
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 162: Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
- Đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000. Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục và đơn vị và ngược lại. Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
- Rèn cho HS đọc viết số đúng.
II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu các bước giải BT bằng hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị đã học.
- GV nhận xét và bổ sung.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập T 169.
 *Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch
 GV cho HS nhận xét về dãy số trên tia số.
 HS nhận xét và trình bày, sau đó làm bài cá nhân, trình bày trên bảng lớp.
 GV củng cố lại cách giải.
 *Bài 2: Đọc số
 GV ghi các số của bài tập 1 lên bảng.
 HS đọc theo nhóm đôi, đọc trước lớp.
 GV củng cố cách đọc.
 *Bài 3
- HS quan sát mẫu và làm bài, làm bảng lớp.
- GV củng cố lại cách viết số.
 *Bài 4( 169) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 GV cho HS nhận xét dãy số, sau đó yêu cầu HS làm vở.
HS làm bài vào vở.
 3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống hoá lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các đới khí hậu
I. Mục tiêu
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. (HSK- G nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu).
- Chỉ đúng các đới khí hậu trên quả địa cầu.
- Thích khám phá điều bí ẩn.
II. Đồ dùng : quả địa cầu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
GV: Một năm có mấy mùa? Hãy kể tên các mùa?
GV nhận xét và đánh giá.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc theo cặp
	* Mục tiêu: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
	* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1SGK trang 1241 và trả lời câu hỏi SGK 124.
- GV hỏi thêm: Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Kể tên các đới khí hậu xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực?
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện các cặp lên trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận: Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có ba đới sau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
	c. Hoạt động2: Thực hành theo nhóm
	* Mục tiêu: Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu .Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
	* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
- HS theo dõi
- GV gọi đại diện HS lên chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
=> GV kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa 
xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới : thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài. 1 HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
LĐ- KC: Cóc kiện Trời
I.Mục tiêu
 - Củng cố nghĩa các từ mới trong bài và nội dung bài
 - Có kĩ năng đọc trôi chảy cả bài. Phân biệt được giọng các nhân vật. Nhớ kể lại 
được các đoạn trong câu chuyện vừa đọc
 - HS ham học bài 
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc- Kể chuyện:
- HS lần lượt đọc các đoạn trong bài (HS đọc yếu )
- GV luyện cho HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Mỗi lần sau khi HS đọc GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo nội dung của đoạn vừa 
đọc, và nghĩa từ mới có trong đoạn
- HS tập kể chuyện ( nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn ) 2 lượt
- 1- 2 HS kể cả câu chuyện
- HS thi kể chuyện theo lời của nhân vật.
- Lớp cùng GV bình chọn
- Liên hệ thực tế
 3. Củng cố- dặn dò:
- Câu chuyện giải thích hiện tượng gì?Em học tập được gì ở câu chuyện này ? 
- GV nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
I. Mục tiêu
Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( tiếp rheo ).
Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài1 Có 45l dầu đựng trong 9 can. Hỏi có 35 l dầu đựng trong mấy can ? Biết số lít dầu trong các can đều bằng nhau.
- 1 HS dọc đầu bài.
1 HS lên tóm tắt, trình bày lời giải.
GV củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị ( tiếp theo) 
*Bài 2: 5 đội đào được 65 m mương. Hỏi 9 đội đào được bao nhiêu m mương? Biết số người và sức làm của mỗi đội như nhau.
 - 1 HS đọc bài và tóm tắt bài.
 - HS làm bài vào vở. 1 HS lên chữa bài.
 - GV cho HS nhận xét 2 bài toán trên, so sánh 2 cách làm. 
 - GV nhận xét, củng cố. 
*Bài 3: Lan mua 4 quyển vở hết 20000 đồng. Hỏi Lan có 30000 đồng mua được mầy quyển vở như thế?
 - HS làm bài vào vở. 
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV nhận xét, củng cố. 
* Bài 4: Đặt tính rồi tính: 
45890 : 8
45729 : 7
98641 : 6
78944 : 4
 - 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở.
 - GV nhận xét, củng cố.
3. Củng cố - dặn dò:
HS nêu cách giải bài toán rút về đơn vị 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương
Tìm hiểu về an toàn giao thông
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu và nắm được các biển báo giao thông đường bộ và biết giữ an toàn giao thông khi đi bộ
II. Chuẩn bị:
- Các tấm bìa có vẽ các biển báo giao thông đường bộ
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HĐ1: Nhận biết các biển
- GV chia lớp thành các nhóm 6, giao cho các nhóm những tấm bìa biển báo giới thiệu
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu nội dung các biển báo đó
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trinh bày
- GV hỏi:
+ Trong các biển báo đó, đâu là biển báo nguy hiểm, đâu là biển báo chỉ dẫn
- Nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm?
- Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
=> GV chốt và lưu ý HS cần ghi nhớ
 HĐ2: Bày tỏ ý kiến
 - GV chia ra các ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ ® giới thiệu 
- GV lần lượt đọc các ý kiến sau:
+ Đi trên vỉa hè, không đùa nghịch, chảy nhảy
+ Đi hàng ngang 3 hoặc 4 người trên đường 
+ Phải đi sát lề đường
+ Nắm tay nhau chạy qua đường 
+ Không cần nhìn biển báo giao thông 
+ Khi sang đường cần quan sát kĩ xe cộ ở trên đường
=> GV hỏi:
- Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi trên đường con cần ghi nhớ điều gì?
=> GV chốt kiến thức 
2. Củng cố.
- Liên hệ việc chấp hành biển bảo giao thông của các em.
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Nhân hoá
I. Mục tiêu
- Nhận biết hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong các đoạn thơ, đoạn văn
- Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá.
- Giáo dục HS tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ 
- HS làm miệng BT2 tuần 32
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm 
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1( 126) 
a. 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn thơ SGK
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi 
- HS làm việc sau đó trình bày trước lớp
=> GVchốt lại lời giải đúng: Các sự vật được nhân hoá là mầm cây, hạt mưa và cây đào. Tác giả dùng từ ngữ chỉ bộ phận của người để nói về cây: cây đào cũng có mắt. Đặc biệt tác giả dùng các từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của người để tả: mầm cây tỉnh giấc, hạt mưa mải miết, trốn tìm, cây đào mắt lim dim, cười.
b. GV yêu cầu HS làm bài cá nhân để tìm các sự vật được nhân hoá trong phần b
- HS làm bài cá nhân, sau đó trình bày trước lớp
- GV hỏi: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
	Bài 2( 127) 1HS đọc yêu cầu bài tập
 GVnhắc HS chú ý: 
- Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoắc tả một vườn cây.
- Nếu chọn về tả một vườn cây, các em có thể tả vườn cây trong công viên, ở làng quê, vườn cây nhỏ trên sân thượng nhà mình hoặc nhà hàng xóm..
- HS làm bài cá nhân, viết đoạn văn
- GV yêu cầu vài HS đọc đoạn văn
- Lớp, GV nhận xét, chỉnh sửa
* GV : Em có tình cảm gì đối với thiên nhiên ?
	 Em cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên ?
3. Củng cố dặn dò
- GV nhấn mạnh tác dụng của biện pháp nhân hoá
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ Nghe - viết)
Quà của đồng nội
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả Quà của đồng nội. Làm đúng bài tập 2a.
- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng 	
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2HS lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á : Bru- lây, Cam-pu-chia, Đông-Ti-mo, In- đô-nê-xi-a, Lào.
- GV nhận xét và chữa bài.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc cả bài. HS đọc lại, lớp theo dõi SGK
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
* Viết bài: GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
 * Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS soát lỗi - HS ghi số lỗi ra lề.
 c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a : 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV đọc câu đố và yêu cầu HS giải câu đố.
*Bài 3a
- HS trao đổi theo cặp.
- GV đọc từng câu hỏi.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 163: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp)
I. Mục tiêu
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Biết sắp xếp dãy số theo thứ tự nhất định.
II. Đồ dùng	
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
HS nêu các bước giải bài toán bằng hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị đã
học. GV nhận xét và bổ sung.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1
HS đọc yêu cầu của bài
GV hướng dẫn: + Muốn điền dấu ta phải làm gì?
 + Vì sao lại điền dấu đó?
 + Có cách giải thích nào khác không?
HS làm bài và giải thích tương tự các bài còn lại. 
 * Bài 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài và giải thích cách sắp xếp.
GV củng cố cách sắp xếp các số có 5 chữ số.
 * Bài 3
HS nêu yêu cầu và tự làm 
GV gợi ý: + Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé ta phải làm gì?
 + Dựa vào đâu mà em sắp xếp được như vậy?
- GV cho HS giải thích nhiều lần.
 *Bài 5: 
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm
- HS thi đua giải thích cách làm
 + Vì sao dòng c là đúng còn các dòng khác là sai?
- GV nhận xét và yêu cầu HS sắp xếp lại các số phần cho đúng.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống hoá lại nội dung bài học.
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Bề mặt Trái Đất 
I. Mục tiêu
 HS hiểu được bề mặt Trái Đất. Phân biệt được lục địa, đại dương. Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và bốn đại dương. 
 Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
 HS ham học hỏi, tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học: Quả địa cầu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
Hãy nêu tên các đới khí hậu?
Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Thảo luận cả lớp 
	* Mục tiêu: Nhận biết được lục địa, đại dương. 
	* Cách tiến hành:
 + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang 126 chỉ đâu là nước, đâu là đất
HS quan sát và trả lời.
GV theo dõi và giúp đỡ HS thảo luận.
HS trình bày trước lớp.
	+ Bước 2: GV chỉ cho HS biết phần đất liền và phần nước trên qủa địa cầu( màu xanh lơ, xanh lam là phần nước)
GV hỏi: Nước hay đất liền chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?
GV giải thích cho HS biết thêm về lục địa, đại dương.
	=> GV kết luận: Trên bề mặt Trấi Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đât được gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có bốn địa dương.
	c. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
	* Mục tiêu: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và bốn đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và bốn đại dương trên lược đồ 
 	* Cách tiến hành:
	+ Bước 1: GV yêu cầu HS trao đổi theo câu hỏi sau:
Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các địa dương trên lược đồ hình 3?
Chỉ vị trí Việt Nam trên lược đồ? Việt Nam nằm ở châu lục nào?
	+ Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
	- GV cùng HS nhận xét và bổ sung.
	=> GV kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu á, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đậi Dương, Châu  u, Châu Nam Cực và 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
3. Củng cố dặn dò
GV hệ thống lại nội dung bài.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
 -------------------------------------------------
Thứ năm ngày 27 tháng 4năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 32
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS luyện viết bài 32
- HS viết chính xác, viết đẹp bài luyện viết ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại bài học ở tiết trước
- Nhận xét bài viết tiết trước
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết bài.
- HS tự chọn một đoạn văn, hoặc bài thơ viết vào vở
- GV hướng dẫn Hs cách viết từ khó, chữ viết hoa.
- GV đọc , Hs viết bài
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại bài. HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét tiết học – dặn dò 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Lời hứa của em
( Theo thực hành kĩ năng sống)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu
- Viết được vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời đó
- Đọc bài báoA lô, Đô- rê- mon Thần thông đây!; hiểu nội dung, nắm được ý chính của các câu trả lời của Đô-rê-mon. 
- Có ý thức ghi chép sổ tay
II. Đồ dùng dạy học:
Gv + HS: Tranh, ảnh 1 số loài động vật quý hiếm cú trong bài, 1 cuốn chuyện tranh Đô – rê – mon 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1 ( 130 ):
- 1 HS đọc bài báo.
- 2 HS đọc phân vai.
- Gv giới thiệu tranh động vật đó sưu tầm ( nếu có ).
* Bài tập 2 ( 130 ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp; Làm mẫu trước lớp.
- Gv nhận xét, hướng dẫn HS ghi chép lại nội dung câu trả lời của Đô – rê – mon.
- HS viết.
- 1 số em đọc trước lớp.
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dũ:
- Gv nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ cách ghi chép sổ tay, làm sổ tay ghi chép lại những điều lí thú,
 ------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN 
Tiết 165: Ôn tập bốn phép tính trong 
phạm vi 100 000 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia, tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, giải toán có liên quan đén rút về đơn vị
- Rèn kĩ năng tính và giải toán
- Có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học
 	GV, HS: Bộ đồ dùng thực hành toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
Bài 3( 171) 
- Giải miệng bài tập (theo hai cách)
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(171)
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp nhẩm tính giá trị của biểu thức
- Củng cố lại cách nhẩm
Bài 2(171) 
- Giải nháp và bảng lớp
- Củng cố về cách cộng, trừ, nhân, chia số có nhiều chữ số
Bài 3(171) 
- Làm bài ra nháp, bảng lớp
- Củng cố về cách tìm số hạng thừa số chưa biết
Bài 4(171)
- Đọc đề bài
- Phân tích bài toán
- Làm bài vào vở
Bài 5(171)
- Yêu cầu HS lấy bộ đồ dung thực hành ra xếp theo yêu cầu bài tập
- Thực hành xếp
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài ôn
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: SINH HOẠT

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2016_2017_pha.doc