Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số( có hai lần nhớ không liền nhau).
- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện tính.
II. Đồ dùng : GV: Kẻ 2 lần bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 1 HS làm bài 3 (160)
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
GV nêu ví dụ: 14 273 x 3 = ?
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính tương tự nhân số có bốn chữ số.
- 1HS lên bảng làm, ở dưới làm nháp.
- GV gọi HS nêu lại cách nhân.
- GV chú ý cho HS nhân rồi mới cộng phần nhớ ở hàng liền trước nó.
c. Thực hành: HDHS làm bài tập T.161
*Bài 1 : Tính
- GV ghi bảng các phép tính và yêu cầu HS giải.
- 3 HS lên bảng làm, ở dưới làm theo dãy bàn.
- GV củng cố cách nhân có nhớ hai lần không liên tiếp.
*Bài 2 : Số?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mở bảng đã chép nội dung bài tập và nêu yêu cầu trò chơi.
- HS nối tiếp nhau điền kết quả.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng. HS nêu cách tìm tích.
y, luôn chăm sóc và bảo vệ cây. II. Đồ dùng: Chép bài thơ trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : - 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Y- éc – xanh + Câu chuyện nói lên điều gì? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc *GV đọc mẫu, nêu cách đọc. * Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ đến hết bài. - GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng đoạn trước lớp - 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài. - GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài. + Đọc từng đoạn trong nhóm + HS đọc đồng thanh toàn bài. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK - GV nêu câu hỏi SGK. - HS đọc thầm và trả lời. - GV: Bài thơ nói lên điều gì? - GV liên hệ giáo dục HS cần biết ơn những người đã trồng cây và luôn chăm sóc bảo vệ cây trồng . d. Luyện đọc lại - GV mở bảng đã chép nội dung bài đọc và hướng dẫn HS học thuộc bài thơ. - HS tự nhẩm và học thuộc bài thơ. - HS thi đọc trước lớp - GV nhận xét tuyên dương HS đọc. 3. Củng cố - dặn dò Các em hiểu được điều gì qua bài thơ? Tiếp tục học thuộc bài thơ. ------------------------------------------------ Tiết 2: CHÍNH TẢ(nghe viết) Bác sĩ Y – éc – xanh I. Mục tiêu Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Viết chính xác các từ khó trong bài. Làm đúng BT 2a. Có ý thức giữ gìn vở sách chữ đẹp. II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ GV yêu cầu HS viết các tiếng bắt đầu bằng tr/ ch. 2HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp. GV nhận xét và sửa sai. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe viết * Hướng dẫn chuẩn bị GV đọc đoạn viết. HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. GV nêu câu hỏi: + Vì sao bác sĩ Y - éc - xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang? * Viết từ khó HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết. * Viết bài: GV đọc - HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. * Chấm , chữa bài GV đọc cho HS soát lỗi - HS ghi số lỗi ra lề. c. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 a HS đọc bài , làm bài cá nhân - GV gọi HS chữa bài. 2 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập. HS đọc lại bài đúng (dáng , rừng , rung) *Bài 3 GV đọc từng câu đố. HS trả lời miệng kết quả của câu đố: Gió – giọt sương mưa. Củng cố dặn dò GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Về nhà xem lại bài tập. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 152: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Biết tính nhẩm và tính giá trị của biểu thức. - HS vận dụng vào làm tính, giải toán thành thạo. II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm bài, ở dưới làm giấy nháp. 17 092 x 4 15 180 x 5 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập T. 162 *Bài 1 Đặt tính rồi tính GV ghi các phép tính lên bảng và yêu cầu HS đặt tính. 3HS làm bảng lớp, ở dưới làm theo dãy bàn. GV chữa bài và củng cố nhân có nhớ. *Bài 2: 1 HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. HS theo dõi GV tóm tắt. GV đặt câu hỏi phân tích đề bài. HS giải bài toán theo 2 bước: + Tìm số lít dầu lấy ra 3 lần + Tìm số lít dầu còn lại trong kho HS trả lời sau đó giải vở nháp. 1HS làm bảng lớp. *Bài 3b tính giá trị biểu thức. GV yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức. HS làm bài vào vở. GV chấm, nhận xét. *Bài 4 tính nhẩm - HS nêu miệng kết quả của bài tập. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài tập. - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời I. Mục tiêu - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.( HSK- G biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là có sự sống.) - Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. + KNS: kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho TĐ luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn luôn sạch và đẹp. II. Đồ dùng : Hình SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động1: Quan sát tranh theo cặp *Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV giảng: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi trang 116. Từng cặp HS trao đổi và thảo luận để trả lời câu hỏi. + Bước 2: - GV gọi đại diện từng cặp trả lời. - HS các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. => GV kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh ( sao hoả, sao thuỷ, sao diêm vương, sao hải vương, Mặt Trời, Mặt Trăng) chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. c. Hoạt động2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn luôn sạch và đẹp. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV chia nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi: Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống? Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn sạch và đẹp? Các nhóm thảo luận + Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. => GV kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. để giữ cho Trái đất luôn xanh, sách và đẹp, chúng ta phải trồng và chăm sóc , bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh cho môi trường xung quanh. 3. Củng cố dặn dò HS nhắc lại tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời. GV liên hệ giáo dục HS giữ vệ sinh ở bất kì chỗ nào và đặc biệt là nơi công cộng. ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT Luyện đọc- Kể chuyện: Bác sĩ Y - éc - xanh I. Mục tiêu Củng cố về cách đọc và kể câu chuyện: Bác sĩ Y- éc - xanh Luyện đọc đúng, kể được từng đoạn câu chuyện; Đọc diễn cảm, kể sáng tạo. Giáo dục ý thức tự học, luôn yêu thương giúp đỡ mọi người. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Bác sĩ Y- éc - xanh. Bác sĩ Y- éc - xanh là người như thế nào? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học đối với 2 đối tượng HS. b. Luyện đọc: Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm ba: cần thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật. * Sửa lỗi phát âm cho HS. (L/n: : nơi, này, thổ lộ, nỗi, im lặng, lên,...) Gọi HS đọc bài. Lớp + GV theo dõi nhận xét. GV lựa chọn đoạn 2, YC học sinh thi đọc diễn cảm. (kết hợp TLCH SGK) Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. +Bác sĩ Y- éc - xanh là người như thế nào? c, Luyện kể: GV nêu YC kể chuyện HS luyện kể theo cặp. Gọi 1 số cặp lên thi kể Bác sĩ Y - éc - xanh ? GV cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 3, Củng cố- dặn dò. Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc- xanh? GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Tiết 2:ÔN TOÁN Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số I. Mục tiêu Củng cố cách nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 10023 x 3 13218 x 3 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài1: Đặt tính rồi tính: 21245 x 3 42718 x 2 11087 x 5 10023 x 7 Gọi 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp viết vào bảng con. Nhận xét, nêu cách nhân GV củng cố cách nhân số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Bài 2: Tính giá trị của BT: a. 21 762 x 3 - 14 768 b. 54312- 21 609 x 2 c.( 13 618 + 25 736) x 2 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện ntn? Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện ntn? HS làm vở- 3 em làm bảng Chữa bài -HS nêu cách thực hiện tính giá trị của BT Bài 3: Có 4 kho thóc, mỗi kho chứa được 21050 kg thóc. Người ta đã xuất đi 53250 kg thóc. Hỏi còn lại bao nhiêu ki- lô- gam thóc? Muốn biết còn lại bao nhiêu ki-lô-gam thóc, ta cần biết gì? Muốn biết 4 kho thóc có bao nhiêu ki-lô-gam thóc ta làm thế nào? HS làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò HS nêu cách nhân số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Nhận xét tiết học. Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 2) I. Mục tiêu - HS hiểu được: Cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi - HS có kĩ năng chăm sóc cây trông vật nuôi. + KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; Kĩ năng trình bày ý tưởng chăm sóc cây trồng, ở nhà và ở trường; Kn thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng vật nuôi; Kn ra quyết định; Kn đảm nhận trách nhiệm. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây trồng vật nuôi. II. Đồ dùng HS: phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động1: Báo cáo kết quả điều tra: + Mục tiêu: Biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, địa phương, biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Tiến hành: HS trình bày kết quả điều tra ở nhà, địa phương mình theo phiếu. - Đại diện 1 số nêu trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung + GV kết luận, khen ngợi * Hoạt động Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” + Mục tiêu: HS ghi nhớ các công việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Tiến hành: - GV chia nhóm, phổ biến luật chơi. - HS liệt kê những việc làm cần thiết để chăm sóc cây trồng, vật nuôi vào phiếu học tập ( BT 5). - HS dán lên bảng, nhận xét đánh giá. + GV nhận xét, kết luận: Cây trồng vật nuôi cần thiết cho cuộc sống của con người, nên cần bảo vệ, chăm sóc. 3. Củng cố dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài học. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Từ ngữ về các nước.Dấu phẩy I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về các nước. Ôn luyện về dấu phẩy. - Kể được 1 vài nước mà em biết. Viết được tên các nước vừa kể. Đặt đúng dấu phẩy. - Bồi dưỡng tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới (BT1) ; bảng phụ chép sẵn các câu văn ở BT3 III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm miệng bài 1 và 2 tuần 30 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1(110) 1HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp để kể têm một số nước mà em biết - GV treo bản đồ thế giới và yêu cầu HS lên chỉ tên một số nớc trên bản đồ - HS lên bảng quan sát bản đồ và chỉ . Lớp, GV nhận xét và bổ sung Bài 2 (110) 1HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm nháp. HS làm bài cá nhân - 3 HS đại diện cho 3 dãy lên bảng viết tên một số nước - GV nhận xét bài viết và lưu ý HS khi viết tên một số nước cần có dấu gạch ngang như : Xinh-ga-po, Ma-lay-xi-a Bài 3 (110) HS đọc yêu cầu bài tập - GV treo bảng phụ, giúp HS nắm vững y/ c của BT - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV gọi 3 HS TB chữa bài trên bảng phụ. Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài học - Các em cần có tình cảm gì đối với các nước trên thế giới ? ------------------------------------------------ Tiết 2: CHÍNH TẢ Nhớ viết) Bài hát trồng cây I. Mục tiêu - Nhớ viết chính xác bốn khổ thơ đầu của bài thơ: Bài hát trồng cây. Phân biệt r/ d/ gi. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. - Viết đúng tiếng có âm r/ d/ gi . - Có ý thức viết đúng. II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ GV đọc HS viết bảng con, bảng lớp: dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe viết * Hướng dẫn chuẩn bị 1HS đọc thuộc bài thơ, lớp theo dõi. GV yêu cầu HS đọc thầm lại 4 khổ thơ cần viết , chú ý chữ viết hoa, những chữ dễ viết sai để viết từ khó. * Viết từ khó HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết. * Viết bài - HS tự nhớ viết bài vào vở - GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. * Chấm , chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV chấm 7 – 10 bài c. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2a: HS đọc yêu cầu bài tập , làm bài cá nhân. GV gọi HS lên bảng thi điến đúng kết quả bài tập. 3HS lên bảng thi điền nhanh. Cả lớp đọc kết quả. *Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. HS nối tiếp nhau mối em đọc nhanh hai câu trên. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 153: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết. - Rèn cách đặt tính và thực hiện tính đúng II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 21718 x 4 10670 x 6 - 2 HS lên bảng đặt tính và tính, ở dưới làm vào vở nháp 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS chia số có năm chữ số cho số có một chữ số GV đưa ra ví dụ: 37648 : 4 -1HS đọc phép tính - GV yêu cầu HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính - 1HS lên bảng, ở dưới làm vở nháp - GV gọi HS nhận xét và nêu lại cách chia * GV : Đây là phép chia hết hay phép chia có dư ? GV nhấn mạnh lại cách chia c. Thực hành Bài 1( 163) - GV yêu cầu HS tính - HS làm bảng lớp, Lớp làm bảng con - Vài HS nhắc lại cách chia ; GV củng cố lại cách chia Bài 2( 163) - 1HS đọc bài toán - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng - HS nêu các bước giải bài toán ; GV chốt lại 2 bước : Bước 1 : Tìm số kg xi măng đã bán Bước 2 : Tìm số kg xi măng còn lại - HS giải BT vào vở; GV chấm 1 số bài ; chữa bài Bài 3( 163) - HS thực hiên tính giá trị của biểu thức vào vở ; chữa bài - GV củng cố lại quy tắc tính giá trị của biểu thức 3. Củng cố - dặn dò - HS nhắc lại các bước chia số có năm chữ số cho số có một chữ số - Nhận xét, dặn dò ------------------------------------------------ Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất I. Mục tiêu - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - So sánh độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. - Ham thích khám phá thế giới. II. Đồ dùng dạy học: Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? Hãy kể tên 8 hành tinh đó? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động1: Quan sát tranh theo cặp * Mục tiêu: Bước đầu biết được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 và trả lời các câu hỏi trang 118. - HS quan sát theo cặp chỉ Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất. - GV gọi đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác nhận xét và bổ sung. => GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. c. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất * Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời . * Cách tiến hành: - GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 SGK. => GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học ; tạo hứng thú cho giờ học . * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc của nhóm; hướng dẫn trò chơi. - HS chơi trò chơi theo nhóm. - GV tuyên dương nhóm nào thắng. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy) ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy) -------------------------------------------------------- Buổi chiều Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP Bài 30 I. Mục tiêu - Hướng dẫn HS luyện viết bài 30 - HS viết chính xác, viết đẹp bài luyện viết ; trình bày đúng hình thức bài thơ. - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - HS: Bảng con, vở luyện viết. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại bài học ở tiết trước - HS viết bảng con : Mùa, Từ, Tất 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện viết. b1: Luyện viết tên riêng: - GV đọc bài viết : Bài 30 - 2 HS đọc bài viết, lớp đọc thầm - Bài ca dao nói lên ND gì ? - Trong bài có những chữ nào được viết hoa? Vì sao? - Nêu cách trình bày ca dao - HS viết vào vở nháp các chữ viết hoa và các tiếng khó có trong bài - GV nhận xét, chỉnh sửa. b2: Luyện viết vào vở: - HS mở vở luyện viết – GV nêu yêu cầu - HS viết bài (chép lại bài) - GV nhắc HS trình bày đúng hình thức bài thơ. GV quan sát uốn nắn. c. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài của HS, nhận xét, HDHS sửa lỗi sai. 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bài - Nhận xét tiết học – dặn dò ------------------------------------------------ Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên) ------------------------------------------------ Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KNS: Khi em có lỗi (tiết 2) ( Theo thực hành kĩ năng sống) ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2017 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Thảo luận về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?. Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. - Thuật ngắn gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trờng - Có ý thức giữ và bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch và đẹp II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề - GV nhắc HS chú ý: + Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp + Điều cần bàn bạc trong nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? + Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu địa điểm sạch đẹp và chưa sạch đẹp, cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao hồ, sông, ngòi) Sâu đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể mà HS cần làm gì để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch đẹp - HS nghe GV hướng dẫn - GV chia lớp thành các nhóm để trao đổi - HS trao đổi thi tổ chức cuộc họp - GV và cả lớp nhận xét và bổ sung Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhắc HS : Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy - HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS chậm - HS thi đọc lần lượt bài văn - Lớp, GV nhận xét ; GV ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại ND bài - Liên hệ: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên ? - Nhận xét, dặn dò ------------------------------------------------ Tiết 2: TOÁN Tiết 155: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải bài toán bằng hai phép tính. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính II. Các hoạt động dạy học
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_pha.doc