Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy toàn bài phát âm đúng các từ khó: lặng, lim dim, chích choè, vẫy, biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi hợp lý sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.

- Hiểu nghĩa và biết dùng từ mới : thiu thiu. Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ)

- Giáo dục HS tình cảm kính yêu ông bà bằng những việc làm cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học: Viết sẵn bài thơ lên bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KT bài cũ:

 - 4 HS lên bảng đọc câu chuyện Chiếc áo len và TLCH về ND mỗi đoạn

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Luyện đọc:

 - GV đọc mẫu toàn bài

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

 + HS đọc nối tiếp câu- (Mỗi em đọc 2 dòng thơ) GV lưu ý Hs đọc đúng một số từ khó: lặng, lim dim

 + HS đọc nối tiếp đoạn: HS đọc từng khổ thơ trước lớp ( 2 lượt)

 + GV giúp HS ngắt nhịp đúng từng dòng thơ và nghỉ hơI sau mỗi dòng thơ

 GV giúp HS hiểu 1 số từ mới ở cuối bài – HS đặt câu có từ “thiu thiu”

 - Lớp đọc đồng thanh cả bài.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi dòng thơ
 GV giúp HS hiểu 1 số từ mới ở cuối bài – HS đặt câu có từ “thiu thiu”
 - Lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) HDHS tìm hiểu bài:
 - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
d) Học thuộc lòng bài thơ:
 - GV treo bảng phụ 
- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài.
- HS thi đọc thuộc cả bài. Lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Bạn nhỏ trong bài thơ có tình cảm gì đối với ông bà?
- Liên hệ HS: Kể những việc em đã làm thể hiện sự chăm sóc ông bà.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:CHÍNH TẢ(Nghe- viết)
 Chiếc áo len
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Làm đúng BT 2a/ b. Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). Học thuộc tên 9 chữ tiếp theo trong bảng
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ bảng chữ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - HS viết vào vở nháp - 1HS lên bảng viết: xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh
 - Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS nghe- viết
- HD HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài viết – 2 HS đọc lại
 Vì sao Lan ân hận? 
 Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 Lời Lan nói với mẹ được đặt trong dấu gì?
+ HS đọc bài, tự viết vào vở nháp những tiếng khó
- GV đọc cho HS viết bài
- Chấm một số bài, chữa bài.
c. HD HS làm bài tập:
Bài 2a: HS nêu yêu cầu BT: Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- HS làm bài vào vở nháp. HS chữa bài trên bảng
- Lớp - GVnhận xét, chốt lời giải: cuộn tròn, chân thật, chậm trễ.
Bài( 3): HS đọc yêu cầu bài tập: Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:
- GV treo bảng phụ. 1 HS làm mẫu 1dòng
- Lớp làm bài vào vở nháp
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải 
- HS đọc thuộc tên 9 chữ tiếp theo trong bảng( g, gh, gi, h, i, k, kh, l, m)
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài. 1 HS đọc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng.
 - GV nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Bài 2: Giữ lời hứa ( tiết 1 )
I. Mục tiêu 
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giữ lời hứa. 
 + KNS: tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; thương lượng với người khác để 
thực hiện lời hứa của mình; đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
II. Đồ dùng: Phiếu học tập ghi nội dung hai tình huống
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Để thể hiện lòng kính yêu Bác, em cần phải làm gì?
- GV nhận xét HS trả lời và đánh giá .
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hoạt động1
 + MT: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
 + Cách T/H:
- GV kể chuyện: Chiếc vòng bạc
- HS nghe GV kể, sau đó kể lại. 
- GV nêu câu hỏi SGK
- HS thảo luận các câu hỏi SGK 
- GV hỏi thêm: Thế nào là giữ lời hứa?
- Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào? HS trả lời.
+ GV kết luận về thế nào là việc giữ lời hứa.
 c. Hoạt động2: 
 +MT: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cầ làm gì nếu không thể giữ lời hứa 
với người khác.
 + Cách T/H:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao phiếu và công việc cho các nhóm xử lí tình huống.
- HS các nhóm thảo luận tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận qua 2 tình huống trên.
 d.Hoạt động 3:
 + MT: HS biết tự đánh giá viêc giữ lời hứa của bản thân.
 + Cách T/H: GV nêu câu hỏi liên hệ SGK
- HS tự liên hệ bản thân.
- GV tuyên dương HS. trả lời tốt, liên hệ tốt.
 3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc HS cần biết giữ lời hứa và thực hành lời hứa.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
So sánh. Dấu chấm
I. Mục tiêu
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1). Nhận biết được các từ so sánh ( BT2)
- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3)
 - HS có hứng thú nói viết câu văn có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn BT 1, 3 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- HS lên bảng làm BT 1 ở tuần trước. 1HS làm BT 3. Lớp, GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT:
Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm- GV treo bảng phụ
- HS trao đổi theo cặp
- 4 em lên bảng thi làm bài đúng, làm nhanh
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
phần
Hình ảnh so sánh
Từ chỉ sự so sánh
a
b
c
d
mắt hiền với vì sao
Hoa xao xuyến nở với mây từng chùm 
Trời( mùa đông) với cái tủ ướp lạnh
Trời ( mùa hè) với cái bếp lò nung 
Dòng sông với một đường trăng lung linh dát vàng.
tựa
như
là
là
là
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT : Ghi lại những từ chỉ sự vật so sánh trong những câu trên.
- HS viết ra nháp, 4 HS lên bảng gạch dưới những từ chỉ sự so sánh ở BT 1
 - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải: tựa, như, là, là, là.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT.
- HS trao đổi theo cặp điền dấu chấm thích hợp và viết hoa chữ đầu câu.
- HS chữa bài trên bảng phụ. Lớp, GV nhận xét
- HS đọc đoạn văn đã điền đúng dấu câu- HS trao đổi theo cặp rồi chữa bài.
 Ônggiỏi. Có lần,.đinh đồng. Chiếc búa.tơ mỏng. Ông..tôi.
3. Củng cố – dặn dò:
- Khi viết hết câu ta phải làm gì? Chữ đầu câu sau được viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Tập chép)
Chị em
I. Mục tiêu
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài c/ tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT(3)a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài thơ Chị em lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - 1 HS lên bảng viết- Lớp viết vào vở nháp: trăng tròn, chậm trễ
 - 1 HS đọc thuộc lòng, đúng thứ tự 19 chữ đã học 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS tập chép:
- HS HS chuẩn bị:
+ GV đọc đoạn chép trên bảng phụ – 2 HS đọc lại
 Người chị trong bài thơ làm gì?
 Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày bài thơ như thế nào?
+ HD HS tập viết vào bảng con tiếng khó: trải chiếu, lim dim
- HS chép bài vào vở - GV theo dõi, uốn nắn.
 - Chấm một số bài, chữa bài.
c. HD HS làm bài tập:
Bài 2 : HS nêu yêu cầu BT: Điền vào chỗ trống ca hay oăc?
- HS làm bài vào vở nháp - 1 HS chữa bài trên bảng.
- Lớp, GV nx, chốt lời giải đúng: đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
Bài 3(a): HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm các từ.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
 - HS làm bài- 3 HS lên bảng chữa bài. Gọi vài HS nhìn bảng lớp đọc lời giải đúng.
+ Trái nghĩa với riêng: chung
+ Cùng nghĩa với leo: trèo
+ Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau, : chậu.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài. Nêu cách trình bày thể thơ lục bát?
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 12: Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
 - Củng cố về bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Biết giải bài toán hơn kém nhau 1 số đv
 - HS vận dụng để giải BT có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ các hình ở BT 3a
III.Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - HS tính chu vi của tam giác ABC có độ dài các cạnh là: AB = 15cm; BC=12cm; AC=17cm
 - HS làm vở nháp- 1HS lên bảng làm. Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
 b) HDHS làm bài tập T 12
 Bài 1: HS đọc đề toán
1 HS tóm tắt bài toán = sơ đồ đoạn thẳng
HS tự giải BT. 1HS lên bảng chữa bài
Số cây đội hai trồng được là:
230 + 90 = 320 ( cây )
 Đáp số: 320 cây
 Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
635 – 128 = 507 ( l )
 Đáp số: 507 lít xăng.
 => Qua 2 BT, GV củng cố cho HS về bài toán nhiều hơn, ít hơn.
 Bài 3:
a) Giới thiệu bài toán về Hơn kém nhau 1 số đơn vị
GV treo bảng phụ. HS đọc BT. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS giải BT
HS nêu miệng bài giải- GV ghi bảng
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là:
7 – 5 = 2 ( quả)
 Đáp số: 2 quả cam.
b) HS đọc BT. HS tự giải vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài- nhận xét
 Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- GV giúp HS hiểu: nhẹ hơn như là ít hơn.
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
50 – 35 = 15 ( kg )
 Đáp số : 15 kg
3. Củng cố- dặn dò
- Muốn ss 1 số hơn hoặc kém một số khác bao nhiêu đv ta làm như thế nào? 
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục đích yêu cầu
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
Phân biệt được các thành phần trong máu và các bộ phận trong CQTH.
Biết bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng
Hình vẽ trang 14, 15(HĐ1,2); tranh cơ quan tuần hoàn phóng to(HĐ2)	
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
Nguyên nhân gây lên bệnh lao phổi?
Cách đề phòng bệnh lao phổi?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
* Hoạt động1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn
- Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
HS quan sát hình vẽ 1,2,3 trong SGK và trả lời 
Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
Theo bạn, khi máu bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc ?
QS máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
QS huyết cầu đỏ ở H3, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 Đại diện HS của nhóm lên trình bày
* GVKL : Máu là một chất lỏng màu đỏ gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu
	 - Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể.
	- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thế được gọi là cơ quan tuần hoàn
*HĐ2 : Làm việc với SGK
- Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
- Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp 
HS quan sát hình 4 và làm việc theo cặp :Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 Một số em lên trả lời và chỉ trên tranh vẽ các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
* GVKL : Cơ quan tuần hàn gồm có : tim và các mạch máu
*HĐ3 : Chơi trò chơi tiếp sức
- Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể
- Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : GV HD HS chơi
+ Bước 2 : HS thực hiện chơi theo đội
 * GVKL : Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bo-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
3. Củng cố, dặn dò
 HS đọc mục "Bạn cần biết "- GV củng cố
 Cơ quan tuần hoàn có những chức năng gì?
 Em cần làm gì để giữ gìn cơ quan tuần hoàn?
 Chuẩn bị bài: Hoạt động tuần hoàn.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
 Ôn chữ hoa B
I. Mục tiêu
- Học sinh viết đúng chữ hoa B, H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng : Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng "Bầu ơi thương....chung một giàn" (1 lần) theo cỡ chữ nhỏ.
- Rèn kỹ năng viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
- HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng : Chữ mẫu, câu ứng dụng, phấn màu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- Gv: Trong bài có chữ viết hoa nào? ( B, H, T.)
- GV treo chữ mẫu. - 3 HS đọc: B, H, T.
- Hs quan sát và nêu lại quy trình viết chữ B đã học ở lớp 2 ( chữ B được cấu tạo bởi 2 nét: nét móc ngược trái, nét cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ)
- GV vừa viết vừa nêu lại qui trình viết.
- HS viết bảng con chữ B, H, T.
b. Viết từ ứng dụng
- Gv treo mẫu: Bố Hạ - HS đọc 
+ Em biết gì về Bố Hạ? (Bố Hạ là tên một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ở đây có giống cam ngon nổi tiếng).
+ HS nêu chiều cao các chữ ? (Chữ B, H cao 2, 5 li các chữ còn lại cao 1 li).
+ Khoảng cách giữa các chữ?
- HS viết bảng con.
c. Viết câu ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng trong vở.
- Gv giải thích: con người không cùng họ hàng anh em nhưng cùng giống nòi nên phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Hs nêu chiều cao của các chữ? (B, T, h, b, k, y cao 2,5 li, các chữ còn lại cao 1 li)
- Hs viết bảng con: Bầu, Tuy
2. Luyện viết vở
- HS viết vào vở.
- Gv theo đõi nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.
3. Chấm - chữa bài
- Gv thu vở, chấm khoảng 7, 8 bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- 2 Hs nhắc lại quy trình viết chữ hoa B. Gv nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 2
I. Mục tiêu:
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa B.
- HS biết viết chữ hoa B, K, S, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa B, K, S
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại bài luyện viết tuần trước
- HS viết bảng con: A, Ăn
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết:
B.1: Luyện viết bảng con:
- HS đọc bài viết, tìm các chữ hoa có trong bài (bài 2 vở luyện viết).
- HS quan sát chữ mẫu B, K, S - nhắc lại cấu tạo của từng chữ 
- GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ B).
- HS tập viết từng chữ trên bảng con.
- HS đọc các từ, câu ứng dụng có trong bài viết.
- HS nêu nội dung của câu ứng dụng – lớp, GV nhận xét bổ sung.
- HS viết bảng: Ba, Biết, Không, Sao – GV lưu ý HS cách nối chữ hoa với chữ thường.
B.2: Luyện viết vào vở: HS viết bài – GV quan sát uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: HS nhắc lại bài.
+ So sánh chữ hoa A với chữ hoa Ă? Nêu quy trình viết chữ hoa B?
- Nhận xét tiết học – dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:MĨ THUẬT
Mặt nạ con thú (tiết 1)
( Thiết kế bài giảng)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 13: Xem đồng hồ
I. Mục tiêu
 - Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là thởi điểm). Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hàng ngày.
 - HS biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12
II. Đồ dùng: Mô hình đồng hồ BĐD
III. Các hoạt động dạy học
1. KT bài cũ: 
- HS giải BT 3b trang 12 vào vở nháp
- 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Giảng bài:
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời: 1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 - GV dùng mô hình đồng hồ giới thiệu các vạch chia phút
 - GV giúp HS xem giờ, phút
 + GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở khung hình phần bài học SGK để nêu các thời điểm.
 + GV lưu ý: 8 giờ 30 phút còn gọi là 8 giờ rưỡi
 + Kim ngắn chỉ gì? Kim dài chỉ gì? 
c. Thực hành: HS làm bài tập T 13
 Bài 1: HS nêu yêu cầu BT (Đồng hồ chỉ mấy giờ?)
HS quan sát từng hình
HS nêu miệng
 Bài 2:
HS đọc yêu cầu của BT: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ
HS thực hành trên mô hình đồng hồ của GV
 Bài 3:
HS nêu yêu cầu BT: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
GV giới thiệu cho HS đây là hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử , dấu 2 chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút
HS trả lời miệng các câu hỏi
 Bài 4:
GV cho HS quan sát các hình vẽ, chọn các mặt đồng hồ( A- B; C- G; D- E)
3. Củng cố – dặn dò:
Kim ngắn chỉ gì? Kim dài chỉ gì?
HDHS về nhà tập xem đồng hồ.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
 Gấp con ếch (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết cách gấp con ếch.
Gấp được con ếch đúng qui trình kĩ thuật.
HS yêu thích các sản phẩm mình gấp, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II, Chuẩn bị
Mẫu con ếch
Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Bài mới.
a. Giới thiêu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ 1: HDHS quan sát. 
HS quan sát hình mẫu và nêu các bộ phận của con ếch.
*HĐ 2: HDHS gấp con ếch.
GV treo tranh quy trình các bước gấp con ếch
HS nêu các bước:
+ Bước 1:Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2 : Gấp tạo hai chân trước con ếch
+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân.
GV vừa gấp mẫu vừa nêu cách làm - HS quan sát.
GV tổ chức cho HS thực hành cắt, gấp theo nhóm
GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
3, Củng cố - dặn dò 
Nhắc lại các bước gấp.
Nhận xét giờ học .
Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ sau.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TOÁN
Tiết 14: Xem đồng hồ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - HS biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12 rồi đọc theo 2 cách, chẳng hạn : 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút. Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian và hiểu biết làm các công việc hàng ngày.
 - HS vận dụng để làm các BT và trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ BĐD (GV – HS )
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - GV dùng mô hình đồng hồ quay kim đồng hồ để đồng hồ ở các vị trí khác nhau để HS đọc giờ
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Giảng bài
 - GVHD HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách
 - GV cho HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong khung hình bài học rồi nêu:
 + Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút
 + HDHS cách đọc khác: 9 giờ kém 25 phút
 - Tương tự GVHD HS cách đọc các thời ở các đồng hồ tiếp theo 2 cách
 Thông thường ta chỉ nói giờ, phút theo mấy cách?
 GV: Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 thì nói VD: 7 giờ 20 phút. Nếu kim dài vượt quá số 6 thì nói VD: 9 giờ kém 5 phút
c) Thực hành: HD HS làm BT Tr. 14
 Bài 1: HS đọc yêu cầu BT
HS quan sát mẫu - HS giải thích mẫu
GV gọi HS lần lượt trả lời theo từng đồng hồ
 Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
HS thực hành trên mặt đồng hồ B ĐD
GV quan sát, giúp đỡ
 Bài 4:
 - HS nêu yêu cầu BT: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi:
- HS xem tranh SGK, trả lời miệng
3. Củng cố – dặn dò:
 - Có mấy cách đọc giờ? Thông thường ta chỉ đọc mấy cách?
 - GV nhận xét giờ học, HDHS về nhà xem đồng hồ hàng ngày.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: TIN HỌC( gv CHUYÊN)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
- Củng cố về kiểu bài văn kể về gia đình
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một bạn mới quen theo gợi ý (BT1). Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm gia đình, ý thức thực hiện nội quy của lớp của trường
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn Đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
- 2HS đọc lá đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS làm BT
 Bài 1 : 2 HS đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Các em chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em theo gợi ý
- HS đọc gợi ý trong SGK
- HS kể về gia đình theo cặp
- HS lên thi kể trước lớp
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn HS kể tốt nhất, kể đúng yêu cầu của bài, kể lưu loát, chân thật
 Bài 2
 - HS đọc yêu cầu của BT
 - GV treo bảng phụ
 - HS đọc mẫu đơn, sau đó nói trình tự mẫu đơn
 - 2HS lên bảng làm miệng
 - Lớp làm vào vở
 - GV lưu ý: + Quốc hiệu và tên của đơn không cần viết chữ in
 + Lí do nghỉ học cần điền đúng sự thực
 - HS đọc bài viết- Lớp, GV nhận xét, ghi điểm 
3. Củng cố – dặn dò:
- Khi nghỉ học em cần làm gì?
- 1HS nhắc lại mẫu đơn
 ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_03_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc
Giáo án liên quan