Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Dựa vào dấu hiệu để so sánh đúng các số có sáu chữ số.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc đáp án bài 1 (146), GV nhận xét

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000

+ GV viết bảng: 999 . 1012 và yêu cầu HS so sánh.

- HS nhận xét về số chữ số trong hai số trên.

- GV kết luận : 999 < 1012

+ GV viết tiếp: 9790 9786

- GV hướng dẫn HS so sánh như trên

- HS nêu nhận xét về các hàng trong mỗi chữa số không giống nhau.

 c. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000

+ GV viết bảng 100 000 .99 999

- GV yêu cầu HS so sánh hai số.

- HS nhận xét về số chữ số trong mỗi số sau đó điền dấu.

=> GV kết luận : Hai số có số chữ số không bằng nhau , số nào có nhiều chữ số

hơn thì lớn hơn.

 + Tiếp theo GV đưa ra ví dụ về so sánh hai số có cùng số chữ số 76 200 và 76 199

 - HS so sánh về từng cặp số chữ số và rút ra kết luận như sgk.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài cũ
2 HS mỗi em kể lại hai đoạn của câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng
Câu chuyện nói lên điều gì?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
	* GV đọc mẫu, nêu cách đọc 
	* Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ
	+ Đọc từng câu
HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ đến hết bài
GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho hs: đẹp lắm, khắp nơi, bóng lá, xanh xanh, lộn xuống, dẻo chân, rơi.
	+ Đọc từng khổ thơ trước lớp
4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài
GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài
	+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	+ Khổ 1 
1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi 1 (85) và giới thiệu quả cầu - HS đọc thầm và trả lời
	+ Khổ 2 + 3
GV nêu câu hỏi 2 (85) 
+ Khổ 4: HS đọc thầm
GV nêu câu hỏi 3 (85)
GV: Bài thơ nói lên điều gì?
d. Luyện đọc lại
HS luyện đọc thuộc bài thơ, thi đọc trước lớp
GV nhận xét tuyên dương HS đọc
3. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung bài? HS kể tên một số trò chơi khác.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( nghe viết)
Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu
Nghe viết đoạn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng. Phân biết l/ n.
Viết đúng từ có âm l/ n.
Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ: rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép
HS viết bảng lớp, bảng con. GV nhận xét
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. GV nêu câu hỏi
Đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: nhanh nhẹn, nguyệt quế, thợ rèn,
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a: Điền l hay n?
1 HS đọc yêu cầu đề bài, tự làm bài cá nhân
2HS lên bảng thi làm bài, cả lớp nhận xét
GV chốt lời giải đúng : thiếu niên, nai nịt, khăn lụa trắng thắt lỏng, sau lưng, nâu sẫm, trời lạnh, nó, lại.
1HS đọc lại bài đúng.
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Nhận xét tiết học.
Tiết 3:TOÁN
Tiết 137: Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Luyện tập đọc và nắm thứ tự các số có năm chữ số trong nghìn, trong trăm, so sánh số, tính nhẩm, tính viết. 
 - Đọc, viết đúng các số có năm chữ số, dựa vào dấu hiệu để so sánh.
II. Đồ dùng : Kẻ trước bài tập 1(148)
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV viết bảng: 89 156.98 516	67 628.. 67 728
2HS lên bảng so sánh và điền dấu.
GV yêu cầu HS nêu cách so sánh.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(148) Số?
GV mở bảng đã chép nội dung bài tập và nêu yêu cầu của bài.
GVcho HS nhận xét về quy luật của dãy số.
2HS nêu quy luật của dãy số: Số sau hơn số trước 1 đơn vị
HS làm bài cá nhân, chữa bảng lớp
GV nhận xét và chốt lời giải đúng. Cả lớp đọc lại các số
*Bài 2(148) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
HS tự đọc và làm bài cá nhân phần a, sau đó trình bày miệng
GV hỏi củng cố cách so sánh
GV hướng dẫn HS cách làm phần b
*Bài 3(148) Tính nhẩm:
HS tự tính nhẩm và đọc kết quả
GV củng cố lại cách nhẩm
*Bài 4(148)
GV hỏi miệng nội dung bài tập 4
HS trả lời số lớn nhất và nhỏ nhất có năm chữ số: 99 999 ; 10 000
*Bài 5(148) Đặt tính rồi tính
HS làm vở. GV chấm nhận xét
GV củng cố lại cách cộng, trừ , nhân, chia số có nhiều chữ số 
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại bài tập.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thú ( tiếp ) 
I. Mục tiêu
- Chỉ và nói được tên được các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát. Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà em thích.
- Phân biệt được các bộ phận cơ thể con thú.
+ KNS: Kĩ năng kiên định: xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng; Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.
- Chăm sóc và bảo vệ nòi giống của những loại thú rừng.
II. Đồ dùng: Tranh vẽ một số loại thú rừng
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ 
Kể tên các bộ phận cơ thể con thú nhà?
Nêu ích lợi của chúng?
 2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Chỉ và nói được tên được các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát hình các loài thú trong SGK trang 106 thảo luận câu hỏi SGK trang 107.
HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trên. 
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV phân biệt cho HS giữa thú nhà và thú rừng.
=> GV kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm gống thú nhà như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
	c. Hoạt động2: Thảo luận cả lớp
+ Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm kể tên một số loài thú mà em biết và nêu ích lợi của chúng? Tại sao phải bảo vệ chúng?
- HS thảo luận ghi ra giấy.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
- GV liên hệ tình hình thực tế hiện nay về tình trạng săn bắt thú rừng làm ảnh hưởng đến môi trường.
	d. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân	
+ Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà em ưa thích.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy bút vẽ một con thú rừng mà em thích.
HS tập vẽ ra giấy	.
Bước 2 HS trình bày trước lớp.
 3. Củng cố dặn dò: 
	- GV liên hệ giáo dục HS cần bảo vệ thú rừng.
	- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Luyện đọc- Kể chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng 
I. Mục tiêu
- HS luyện đọc và kể lại câu chuyện " Cuộc chạy đua trong rừng ". Hiểu được nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.
- Có kĩ năng đọc trôi chảy cả bài. Nhớ - kể lại được chính xác các tình tiết trong từng đoạn của câu chuyện; giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến của câu chuyện, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời kể; kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của ngựa con. Rèn HS các KNS: KN tự nhận thức bản thân, xác định giá trị của bản thân, KN lắng nghe tích cực, KN tư duy phê phán, KN kiểm soát cảm xúc.
- GD HS tính cẩn thận, chu đáo trong mọi việc.HS thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
II- Đồ dùng dạy- học
 SGK
III- Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS đọc thuộc lòng bài “ Cùng vui chơi” và trả lời các câu hỏi SGK.
- 1 HS đọc thuộc lòng toàn bài với giọng biểu cảm. Nêu nội dung bài đọc?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu nội dung của tiết học.
2. Luyện đọc- Kể chuyện:
- HS lần lượt đọc nối tiếp các đoạn trong bài 
- GV luyện cho HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- Mỗi lần sau khi HS đọc GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo nội dung của đoạn vừa đọc và nghĩa từ mới có trong đoạn. 
- HS luyện đọc bài theo lối phân vai: Người dẫn truyện, Ngựa Cha, Ngựa Con.
- HSTB tập kể chuyện (nối tiếp mỗi em kể 1 đoạn) 
- 1- 2 HS kể cả câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- Lớp cùng GV bình chọn.
3. Củng cố- dặn dò:
- Em học tập được gì ở câu chuyện này ?
- Liên hệ- giáo dục: Thêm yêu quý loài vật... 
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
So sánh các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu
Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 thông qua một số bài tập.
Hs thực hiện so sánh đúng, chính xác
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:Điền dấu >, <, =
 2784 .... 10214 32856 .... 32658
2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bảng con.
Nhận xét. Nhắc lại cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
2. Bài mới
Bài 1: >, <, = ?
 56527 ...... 5699 14005 .... 1400 + 5
 67895 ...... 67869 51723 .... 51723
 92012 ...... 92102 26107 .... 19720
HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
Nhận xét bài làm trên bảng. Yêu cầu HS giải thích về một số dấu điền được.
GV Củng cố cách so sánh hai số có 5 chữ số
Bài 2: Xếp các số sau: 86485; 46588; 88546; 68458
 a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
 b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm 
Nhận xét, giải thích cách xếp của mình.
Bài 3: Cho các số: 1, 3, 0, 4, 7. Hãy viết số có 5 chữ số khác nhau lấy từ 5 số đã cho.
a. Số lớn nhất b. Số bé nhất
3. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại nội dung giờ học - GV củng cố cách so sánh các số có 5 chữ số.
Nhận xét giờ học. Khen HS.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được: Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường; kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường; kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng HS: phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác?
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh:
 + Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
 + Tiến hành: GV yêu cầu HS vẽ những gì cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
 HS làm việc theo cặp ( chọn 4 thứ cần thiết nhất cho con người )
 + GV kết luận
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
 + Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
 + Tiến hành: GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận, nhận xét việc làm trong mọi trường hợp...
Thảo luận nhóm
Đại diện báo cáo
 + GV kết luận: Cần bảo vệ nguồn nước.
 * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 + Mục tiêu: HS quan tâm, tìm hiểu thực tế sử dụng nước trong đời sống hàng ngày.
 + Tiến hành: GV chia nhóm, phát phiếu học tập
- Từng cặp trao đổi.
- Vài cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ: Tìm hiểu thực tế ở gia đình, nhà trường, địa phương.
3. Củng cố dặn dò:
GV và HS hệ thống lại bài học.
Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
I. Mục tiêu
- Tiếp tục học về nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? Ôn luyện dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1). Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì ? (BT2). Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3)
- HS có có thức nói viết câu có sử dụng biện pháp nhân hoá, sử dụng đúng dấu câu 
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ chép sẵn ND BT3
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1(85) Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- 1 HS đọc yêu cầu của BT, 1 HS đọc đoạn thơ
- GV hỏi: Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì ?
- HS trả lời (bèo lục bình xưng là tôi, xe lu xưng là tớ ; cách xưng hô gần gũi và thân mật)
	Bài 2(85) Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
- 1HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi 
- GV viết 3 câu lên bảng, yêu cầu HS gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
- 3 HS lên bảng làm , cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt lời giải đúng
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng. 
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
	Bài 3( 85): Điền dấu chấm, dấu chấm hỏ hay dấu chấm than?
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm vào vở nháp. 1 HS chữa bài trên bảng phụ
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
- Vài HS đọc lại truyện vui sau khi đã điền đúng dấu câu
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ND bài. Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nào?
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)
Cùng vui chơi 
I. Mục tiêu
 - Nhớ và viết lại 3 khổ thơ 2, 3, 4 bài: Cùng vui chơi. Tiếp tục phân biệt l/n.
- Trình bày đúng theo thể thơ, viết đúng khi gặp các tiếng có âm l/n.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. 
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ: thiếu niên, nai thịt, khăn lụa, thát lỏng, lạnh buốt 
HS viết bảng con, bảng lớp. GV nhận xét .
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
 *Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết. HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
Theo em vì sao: Chơi vui học càng vui?
Đoạn thơ có mấy khổ?
Cách trình bày các khổ thơ như thế nào cho đẹp?
 * Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết
 *Viết bài
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
 *Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề
 c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a 
+ Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n có nghĩa như sau;
- Môn bóng, người chơi dùng tay ném bóng vào khung thành đối phương-> bóng ném
- Môn thể thao trèo núi -> leo núi
- Môn thể thao dùng tay chân hay côn kiếm thi đấu -> đấu võ.
+ 1 HS đọc lại bài.
 3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 138: Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.
- HS vận dụng làm tốt các BT có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học : BĐD (dùng cho BT4)
II. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV viết bảng : 8700 – 700  8000	6500 + 200  6621
	 9000 + 900  10 000	3000 + 2  3200
- 2 HS lên bảng so sánh và điền dấu ; lớp làm vào vở nháp
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập T 149
	Bài 1(149) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GVcho HS nhận xét về qui luật của từng dãy số
- 3 HS nêu quy luật của dãy số : Số sau hơn số trước 1 đơn vị
- HS làm bài cá nhân vào vở. 3 HS chữa bài trên bảng lớp
- Lớp, GV nhận xét và chốt lời giải đúng
- Vài HS đọc lại dãy số đã điền 
 Bài 2: Tìm x:
- HS nêu y/ c của BT : Tìm x
- HS tự làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng chữa bài ; nhận xét
- GV hỏi củng cố cách tìm thành phần chưa biết các phép tính (Tìm số hạng? số bị trừ? số bị chia? thừa số?)
	Bài 3(149)
- 1 HS đọc bài toán, tóm tắt
	3 ngày: 315 m
	8 ngày: ... m mương?
- HS cho biết bài toán thuộc dạng toán nào ¿
- GV củng cố lại cách giải bài toán rút về đơn vị 
- 1 HS lên bảng giải; ở dưới lớp giải vào vở. GV chấm 1 số bài; nhận xét.
	Bài 4(149): 
- HS xếp hình từ 8 hình tam giác đã cho thành hình như hình vẽ trong SGK
- GV quan sát HS xếp, tuyên dương HS xếp nhanh
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại ND bài
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Mặt trời 
I. Mục tiêu
- Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt. Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Kể tên một số ví dụ về con người sử dụng ánh sáng nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày
- Kể đúng tên các việc mà con người sử dụng ánh sáng nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày.
- Ham học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
* Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
- Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy thế nào? Tại sao?
- Nêu ví dụ chững tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?
+ HS thảo luận theo nhóm đôi
	Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
=> GV kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt
	c. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
* Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sông trên Trái Đất. 
* Cách tiến hành:
	Bước 1: HS quan sát phong cảnh xung quanh sân trường và thảo luận theo câu hỏi:
- Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?
- Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
	Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
- GV lưu ý về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô
=> GV kết luận: Nhờ có mặt trời cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh
	d. Hoạt động 3: Làm việc với SGK	
* Mục tiêu: Kể tên một số ví dụ về con người sử dụng ánh sáng nhiệt của Mặt Trời
trong cuộc sống hàng ngày
* Cách tiến hành: 
	Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và kể với bạn về những ví dụ về con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời	
	Bước 2: HS trình bày trước lớp
- GV bổ sung phần trình bày của HS và liên hệ thực tế hằng ngày gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt để phơi quần áo 
3. Củng cố dặn dò
- Nêu vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất?	
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 27: Cò và Vạc
I. Mục tiêu
- Củng cố cách trình bày đoạn văn "Cò và Vạc ".
- Rèn KN viết đúng, đẹp, KN trình bày.
- Giáo dục HS có ý thức tự rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết sẵn bài "Cò và Vạc ".
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết:
- GV treo bảng phụ, 2 HS đọc bài: Cò và Vạc
- 1 HS nêu nội dung bài.
- Bài viết có mấy câu? (4câu). 
- Nêu danh từ riêng có trong bài? ( Cò, Vạc)
- HS luyện viết bảng con một số từ ngữ: Vạc, rúc, khuyên.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- HS quan sát bài viết của GV.
- GV lưu ý cách trình bày đầu bài, cách ghi tên tác giả.
- HS viết bài. GV quan sát nhắc nhở, HD thêm HS viết chậm và sai.
d. Chấm bài: GV chấm 1 số bài. Nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung giờ học.
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Giúp em tự tin (tiết 2)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Kể lại một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu
 - Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật giúp người nghe hình dung được trận đấu. 
+ KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét; Quản lí thời gian; Giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
GT: Bỏ BT 2
- Yêu thích môn thể thao.
II. Đồ dùng : Tranh ảnh một số môn thể thao, báo thể thao
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
2 HS đọc bài viết về những trò chơi trong ngày hội.
GV nhận xét .
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1
1HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK
GV nhắc HS: 
- Các em có thể kể về buổi thi đấ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_pha.doc