Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

 - Biết đọc, viết đúng các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản( không có chữ số 0 ở giữa).

II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng biểu diễn

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Ôn tập các số trong phạm vi 10 000

 * GV viết bảng: 2316 và yêu cầu HS đọc và nêu các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị

- HS đọc cá nhân, chỉ ra đâu là hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Tương tự với số 1000.

c. Viết và đọc các số có năm chữ số

- GV viết số 10 000 - 1HS đọc

- GV giới thiệu 10 000 còn gọi là một chục nghìn.

 * Số 10 000 gồm có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- HS chỉ và phân tích số.

- GV gắn các số lên bảng như SGK

- GV nêu lại câu hỏi để phân tích lại các số trên.

- HS lên bảng điền.

- GV hướng dẫn viết số: 42316 -> đọc số

- HS viết bảng con

- GV hướng dẫn đọc từ trái sang phải.

- HS tự lấy các VD số có năm chữ số rồi đọc viết số.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 3)
I. Mục tiêu : 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ. HS nắm được cách đọc, hiểu nội dung bài Người trí thức yêu nước.
- Ôn luyện về trình bày báo cáo ( miệng ). Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch. Đọc trôi chảy.
- GDHS sự tự tin trước tập thể.
II. Các hoạt động – dạy học :
1. GV nêu mục tiêu 
2. Kiểm tra TĐ : Thực hiện như tiết 1 (5 em)
3. Bài tập 2: 1 HS đọc y/c, cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc lại mẫu báo cáo (tuần 20)
- Yc của báo cáo này có gì khác với yc của báo cáo đã được học ở tuần 2. 
. Người báo cáo là chi đội trưởng.
. Người nhận báo cáo là cô Tổng phụ trách.
. Nội dung thi đua : Xây dựng Đội vững mạnh 
. Nội dung báo cáo : về học tập, lao động .
* Lưu ý HS : thay lời “Kính gửi” bằng lời “Kính thưa” 
- Các tổ làm việc theo các bước sau :
 . Thống nhất k/q hoạt động của chi đội trong tháng.
 . Lần lượt tự động đóng vai chi đội trưởng trưởng báo cáo các k/q hđ của CĐ. Cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn.
- GV gọi đại diện của các tổ thi trình bày trước lớp 
- Cả lớp + GV bổ sung, nhận xét, tính điểm cho từng tổ -> bình chi đội trưởng báo cáo giỏi nhất. 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức vừa ôn tập. Nhận xét giờ học .
 ------------------------------------------------
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 4)
I. Mục tiêu : 
- Tiếp tục kiểm tra TĐ. HS nắm được cách đọc, hiểu nội dung bài chiếc máy bơm: Ca ngợi ác- si- mét nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của người nông dân- Ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
- Nghe – viết đúng bài thơ “Khói chiều”. HS đọc trôi chảy bài.
- HS có ý thức ôn tập .
II. Các hoạt động - dạy học :
1. GV nêu mục tiêu:
2. Kiểm tra TĐ: Thực hiện như tiết 1 (4 em)
3. Hd HS nghe - viết :
+ GV đọc 1 lần bài thơ “Khói chiều”. 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
- Tìm những câu thơ tả cảnh “ khói chiều”?
- Bạn nhỏ trong bài nói gì với khói ?
- Bài thơ lục bát nên trình bày ntn?
+ GV đọc cho HS viết 
+ Chấm, chữa bài .
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung tiết học.
- Nhận xét giờ học .
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 132: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về đọc, viết các số có năm chữ số. Làm quen với số tròn nghìn.
- Đọc viết đúng thứ tự các số.
II. Đồ dùng: Kẻ nội dung bài 1(142) lên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS đọc số câu bài tập 3 (141)
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 1(142) Viết theo mẫu:
GV mở bảng đã chép nội dung bài tập 1.
HS quan sát nội dung bài tập.
GV hướng dẫn HS phân tích mẫu số 63 457.
HS đọc số trên và các số còn lại: 45913; 63721; 47535
GV lưu ý cách đọc số có hàng đơn vị là 1, 5.
 * Bài 2(143) Viết theo mẫu
GV làm mẫu 1 số viết và đọc 31942.
2HS (TB) đọc số.
HS làm tương tự các phần còn lại: 97 145; 27 155; 63 211; 89 371
 *Bài 3(143) Số?
GV cho HS nêu quy luật của dãy số: Các số tự nhiên liên tiếp.
HS điền tiếp vào các số còn lại, làm bảng lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh các số trên.
 *Bài 4(143) Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
HS quan sát tia số.
GV yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số.
HS dựa vào quy luật để điền số ( cách nhau 1000 đơn vị)
3. Củng cố dặn dò
GVnhắc lại cách đọc số có năm chữ số.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chim
I. Mục tiêu
 - Biết các bộ phận bên ngoài của chim. Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.Biết ích lợi của chim.
- Quan sát hình vẽ chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim. Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu). Nêu được ích lợi của chim đối với con người. 
- GDKNS: +KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.
+ KN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.
II. Đồ dùng dạy - học
	GV: Tranh ảnh về các loài chim.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cơ thể cá gồm những bộ phận nào? Nêu ích lợi của cá?
- HS trả lời. GV nhận xét và đánh giá.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động1: Quan sát và thảo luận ( KN tìm kiếm và xử lí thông tin; quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim )
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình các con chim trong SGK trang 102, 103 và thảo luận câu hỏi T102. Các nhóm thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV hỏi thêm HSK,G: 
+Bên ngoài cơ thể chim thường có gì bảo vệ? Chúng có xương sống không? 
Mỏ có đặc điểm gì? Dùng mỏ để làm gì?
+ Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu).
- GV kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim. 
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV treo tranh một số loài chim, yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo định hướng:
+ Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim.
+ Chim có khả năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
* GVKL: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng.
c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của chim. 
* Cách tiến hành:
 GV nêu câu hỏi: Hãy nêu những ích lợi của loài chim? (HSTL-GV ghi bảng)
* GVKL: Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
- Có loài chim nào gây hại không?
- HSTL - GVKL: Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng.
3. Củng cố dặn dò
- HS thi kể tên một số loài chim mà em biết và bắt chước tiếng him hót => GDKN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái. 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Tập viết: tuần 27
I. Mục tiêu
Củng cố cách trình bày bài thơ thể lục bát, cách viết một số tên dân tộc.
Rèn KN viết, Kn trình bày.
Giáo dục HS có ý thức tự rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung giờ trước?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HDHS viết bài thơ của Trần Đăng Khoa.
1 HS đọc bài thơ.
HS nêu nội dung.
Bài thơ được trình bày theo thể thơ nào? ( lục bát).
HS tìm từ khó viết bảng con, bảng lớp: mái chèo, tàu dừa, chuyển, rào rào.
HS, GV nhận xét.
c. HDHS viết bài thơ của Kpa Ylăng
1 HS đọc bài thơ.
HS nêu nội dung.
Nêu cách trình bày của bài thơ? Nêu danh từ riêng có trong bài? (Pôlôtôk, Gia-rai, Ê-đê, Tây nguyên, Kpa Ylăng).
HS tìm từ khó viết bảng con, bảng lớp: Pôlôtôk, Gia-rai, Ê-đê, Tây nguyên, Kpa Ylăng, giục, rẫy.
HS, GV nhận xét.
d. HDHS viết bài:
GV lưu ý HS cách trình bày đầu bài, tên tác giả.
HS viết bài. GV quan sát, nhắc nhở.
e. GV chấm bài:
GV chấm 1 số bài. Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhắc lại nội dung giờ học.
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- HS vận dụng giải đúng bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy- học
 Vở
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ:
 Tính giá trị của biểu thức:
 3620 : 4 x3	 2070 : 6 x 8
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm giấy nháp.
- HS, GV nhận xét chốt đúng. Củng cố cho HS về tính giá trị của biểu thức.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 5 thùng có 3020 gói mì. Hỏi 6 thùng như thế có bao nhiêu gói mì?
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán này thuộc loại toán nào?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải của bài toán.
- HS nêu cách giải. Lớp nhận xét, chốt đúng.
- HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS.
- 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét chốt đúng.
+ Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?
+ Trong bài toán trên bước nào là bước rút về đơn vị?
* Củng cố cho HS cách giải bài toán bằng hai phép tính chia, nhân.
Bài 2: Có 9345 viên gạch được xếp vào 3 lò nung. Hỏi 7 lò nung như thế có bao nhiêu viên gạch?
- HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải của bài toán.
- HSnêu cách giải. Lớp nhận xét, chốt đúng.
- HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS.
- 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét chốt đúng.
* Củng cố cho HS cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải:
4 căn phòng: 2464 viên gạch
5 căn phòng:  viên gạch?
- 1HS nêu đề toán.
- HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét chốt đúng. 
Bài 4: Một số chia cho 5 thì được 135 dư 3. Tìm số đó.
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm bài, 1HS chữa bài. HS, GV nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nhận xét giờ học. 
- HSY về nhà làm lại bài 2. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác ( tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác; vì sao cần tôn trọng quền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 
- HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ KNS: Kĩ năng tự trọng, kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
- Thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
II. Đồ dùng HS: 
	Tranh minh hoạ truyện , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai:
 + Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 + Tiến hành: Các nhóm thảo luận các tình huống GV đưa ra ( nội dung bài tập 3)
Đại diện xử lí trước lớp.( cách nào phù hợp nhất)
GV kết luận
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 + Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
GV phát phiếu học tập ( bài tập 2)
Thảo luận nhóm
Đại diện báo cáo
GV kết luận
 * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Từng cặp trao đổi
- Vài cặp trình bày trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố dặn dò:
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 5)
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Kiểm tra HTL các bài thơ, văn có yc HTL (từ tuần 19-> 26)
- Ôn luyện viết báo cáo: Dựa vào b/ cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại một báo cáo có đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
II. Đồ dùng dạy học: 7 phiếu ghi tên 7 bài có yc HTL
III. Các hoạt động - dạy học:
1. GV nêu mục tiêu. 
2. Kiểm tra TĐ - HTL: Thực hiện như tiết 1 (5 em)
3. Bài tập 2:
- 1 HS đọc yc của bài & mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi SGK 
- GV nhắc HS nhớ lại nội dung đã trình bày ở tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, trình bày đẹp.
- HS viết vào VBT
- 1 số HS đọc bài viết 
- Cả lớp & GV nhận xét , bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức vừa ôn tập.
- Nhận xét giờ học, HDHS về tiếp tục ôn luyện.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra HTL.
- Luyện viết đúng các chữ có âm dễ lẫn : r/d/gi ; l/n ; tr/ch
II. Đồ dùng dạy học: 7 phiếu cho BT 1 ; 3 phiếu cho BT 2
III. Các hoạt động – dạy học:
1. Kiểm tra TĐ - HTL: Thực hiện như tiết 1 (4 em)
2. Bài tập 2: GV nêu Yc của BT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
 Hiệp Sơn, ngày ... tháng ..... năm ....
 Báo cáo kết quả tháng thi đua xây dựng đội vững mạnh của chi đội ...
	Kính gửi: Cô ( thầy) tổng phụ trách
	Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội ... ttrong tháng ... vừa qua như sau:
	1. Về học tập:
	2. Về lao động
	3. Về công tác khác
	 Chi đội trưởng.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp , 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
- GV + cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài?
- Nhận xét giờ học, HDHS về nhà tiếp tục ôn tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 133: Các số có năm chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng 
đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số 
có 5 chữ số. Biết thứ tự của các số có 5 chữ số và ghép hình.
- Rèn KN đọc, KN viết số. 
- GD HS tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV: Bảng phụ, 8 hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV chữa bài tập 4 (142)
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Đọc, viết các số có 5 chữ số(các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0)
- GV treo bảng phụ có ghi như phần bài học rồi chỉ vào số 30000.
+ Số này gồm mấy chục nghìn?, mấy nghìn? mấy trăm?, mấy chục? mấy đơn vị?
- Vậy ta viết số này như thế nào?
- GV hướng dẫn viết vào các hàng( bảng phụ). Cho HS đọc: Ba mươi nghìn
- Hướng dẫn tương tự với các số còn lại trong bảng.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
- HS tự đọc và viết số (làm theo cặp 1 HS đọc, 1 HS viết )
- Đại diện trình bày trước lớp (yêu cầu HS yếu đọc nhiều)
- GV củng cố cách đọc.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu( a, b). HS làm cả bài.
- GV hướng dẫn HS :
+ Số đứng liền trước số 18302 là số nào? Số đó hơn số sau bao nhiêu đơn vị?
+ Đây là dãy số tự nhiên có 5 chữ số bắt đầu từ só 18302, số tiếp theo là?
+ Hãy đọc số còn lại của dãy số.
- HS làm tương tự với phần b, c.
- 3 HS lên bảng làm. HS khác làm vở. Chữa bài.
- GV củng cố cách đọc, viết các số thứ tự trong dãy số có 5 chữ số.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở phần a, b
- Củng cố cho HS số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục, cho HS lấy ví dụ khác.
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu.
- HS xếp hình trên mặt bàn (1 HS lên bảng xếp )
- Thi đua xem ai xếp nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc 3 dãy số điền đúng bài tập 3.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thú 
I. Mục tiêu
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. 
- Nêu được ích lợi của thú nhà. Vẽ và tô màu loài thú nhà mà em thích. 
+ KNS: Kĩ năng kiên định: xác định được giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết tròn việc bảo vệ các loài thú rừng; Kĩ năng hợp tác: tìm kiếm các lựa chọn, cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài vật nuôi. 
- Yêu quý và chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học: tranh vẽ một số loài thú
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ích lợi của chim?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
	GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú trong SGK và trả lời câu hỏi:
Kể tên các con thú mà bạn biết?
Mỗi con có đặc điểm gì về mõm, tai, thân hình, cách sinh sản?
HS quan sát theo nhóm đôi và thảo luận câu hỏi GV nêu.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
	Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
+ GV đưa ra một số tranh vẽ về một số loài thú.
	HS quan sát các bức tranh đó.
	GV hỏi: Thú có đặc điểm chung gì?
	=> GV kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 
	c. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của thú nhà. 
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Hãy nêu ích lợi của các loài thú nhà như: lơn, trâu, bò, chó, mèo? ở nhà em nào có nuôi một loài thú nhà? Nếu có em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
- HS trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét bổ sung.
=> GV kết luận:
	Lợn con vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng
	Trâu bò được dùng để kéo cày, kéo xe ... Phân trâu bò dùng để bón ruộng. Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
 d. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân	
* Mục tiêu: Vẽ và tô màu loài thú nhà mà em thích. 	
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS lấy giấy đã chuẩn bị để vẽ một con thú nhà mà em thích.
- HS tập vẽ.
3. Củng cố dặn dò
- GV liên hệ việc chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 26: Suối	
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS luyện viết bài 26: Suối
- HS viết chính xác, viết đẹp bài luyện viết; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại bài học ở tiết trước
- HS viết bảng con: Cao Bá Quát, Minh Mạng
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết.
b1: Luyện viết tên riêng:
- GV đọc bài viết : Bài 26
- 2 HS đọc bài viết, lớp đọc thầm
 + Tìm hình ảnh so sánh có trong bài thơ ? 
 + Trong bài, suối được nhân hoá bằng cách nào ? 
 + Trong bài có những chữ nào được viết hoa? Vì sao? 
 + Nêu cách trình bày bài thơ
- HS viết vào vở nháp các chữ viết hoa và các tiếng khó có trong bài
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b2: Luyện viết vào vở:
- HS mở vở luyện viết – GV nêu yêu cầu
- HS viết bài (chép lại bài)
- GV nhắc HS trình bày đúng hình thức bài thơ. GV quan sát uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài. Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bài. HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét tiết học – dặn dò 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Giúp em tự tin (tiết 1)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 8)
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS đọc hiểu và trả lời đúng theo nội dung bài (kiểu trắc nghiệm).Ôn luyện về phép nhân hoá.
- Rèn HS đọc đúng, trả lời đúng câu hỏi; tìm đúng sự vật được nhân hoá, cách nhân hoá.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra học thuộc lòng những HS chưa thuộc bài.
- HS, GV nhận xét.
2. Ôn tập:
a. Giới thiệu bài
b. GV cho HS đọc bài ở tiết 8 và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc lại – Lớp đọc thầm “suối”. 
- 1HS đọc chú giải.
- HS đọc CN - Nhóm. 
*. Trả lời các câu hỏi:
- HS đọc yêu cầu và đọc các câu hỏi.
- GV nêu các câu hỏi và phương án trả lời cho HS lựa chọn. 
- HS lựa chọn các phương án trả lời đú

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2016_2017_pha.doc