Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
- Viết đúng đẹp và tương đối nhanh chữ viết hoa R1 dòng , B 1dòng Viết đúng tên riêng Phan Rang 1dòng và viết câu ứng dụng 1 lần
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao Rủ nhau.phong lưu.
- HS có ý thức tham gia học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
- Mẫu chữ viết hoa, BP viết tên riêng, câu ứng dụng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS viết bảng con: Quang Trung, Quờ.
- 2 HS lờn bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng con
y nháp. - Cả lớp đọc lại bài viết. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết: + Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc mẫu bài thơ - 1HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK - GV hỏi: Đoạn viết nói về chuyện gì?- HS TL + Viết từ khó - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. - GV nhận xét HS viết + Viết bài - GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS + Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. - HS ghi số lỗi ra lề. Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a - 1HS đọc yêu cầu đề bài và làm bài cá nhân. - GV đọc từng yêu cầu cảu bài tập. - HS trả lời nhanh các câu đó. Bài 3a - HS thi trả lời nhanh tìm từ chỉ hoạt động. - Lớp, GV nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố -dặn dò: - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Về nhà xem lại bài tập. TOÁN Tiết 117: Luyện tập chung I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - HS biết chia thành thạo, vận dụng được phép nhân, phép chia vào giải toán. - HS ham học tập, tự giác cao. II/ ĐỒ DÙNG: III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đưa ra 2 phép tính: 2035 : 5 4218 : 6 - 2HS lên bảng làm, dưới làm giấy nháp.->HS- GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Thực hành Bài 1(120): - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - GV cho HS làm mẫu 2 phép tính: 821 x 4 3284 : 4 - 2HS lên bảng thực hiện phép chia và nhân, cả lớp nhận xét. - GV cho HS nhận xét về hai phép tính trên và hỏi: Em có nhận xét gì về hai phép tính này?-> Nêu nhận xét: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. - HS nêu được mối quan hệ của phép nhân và chia. - HS làm nháp và bảng lớp các phần còn lại.-> GV củng cố lại cách nhân, chia. Bài 2(120): - Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Trong các phép chia trên phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia còn dư? - GV nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai, nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo. Bài 3(120) - 1HS đọc yêu cầu đề bài . - GV phân tích bài theo hai bước: - Tìm tổng số sách trong 5 thùng: 306 x 5 = 1530 (quyển) - Tính số sách chia cho mỗi thư viện: 1530 : 9 = 170 (quyển) - HS làm nháp và 1HS làm bảng lớp. - GV củng cố dạng toán giải bẳng hai phép tính. Bài 4(120): 1HS đọc yêu cầu đề bài . - GV giúp HS tìm hiểu bài.-> GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng + Muốn tính chu vi HCN làm thế nào? - >HS nhắc lại cách tính chu vi HCN. - Lớp làm vở, 1 HS lên bảng chữa bài. -> GV nhận xét1 số bài, HS_ GV chốt. Giải Chiều dài sân vận động là: 95 x 3 = 285 (m) Chu vi sân vận động là: (285 + 95) x 2 = 760 (m) ĐS: 760m - GV củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật. 3. Củng cố- Dặn dò: - GV lưu ý lại cho HS về chia số có bốn chữ số khi thương có chữ số 0 và khi chữ số bị chia không chia được cho số chia ta phải lấy hai chữ số đề chia. - Cách tính chu vi của một hình. - GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________________ TIẾNG VIỆT* Ôn TLV: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố cách kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật - HS viết được một đoạn văn ngắn( từ 7-10 câu) về buổi biểu diễn nghệ thuật - GD ý thức học tập tốt. II/ĐỒ DÙNG : III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem? - HS kể trước lớp.-> HS- Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Luyện kể về buổi biểu diễn nghệ thuật - GV treo bảng phụ và yêu cầu - HS nêu yêu cầu. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT - GV yêu cầu - HS đọc các câu hỏi gợi ý. Gợi ý + Buổi biểu diễn được diễn ra ở đâu? + Vào thời gian nào? + Em được xem khi nào? + Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? + Em thích tiết mục nào? - HS nói miệng về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý Hoạt động 2: Viết bài - HS làm bài vào vở.- >2,3 HS đọc bài làm của mình. - Lớp ,GV nhận xét bổ sung. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Nhận xét giờ học Ngày soạn :15/ 2/2016 Ngày dạy:Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2017 Buổi sáng: TẬP ĐỌC Tiếng đàn I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ. - Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên & cuộc sống xung quanh. (Trả lời được câu hỏi trong SGK) - Học sinh có ý thức học bài, yêu cuộc sống xung quanh. II/ ĐỒ DÙNG:- GV: - Tranh minh hoạ bài đọc; hoa ngọc lan; hoa mười giờ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ:- 3HS kể đoạn 1, 2, 3 của câu chuyện. 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện “ Đối đáp với Vua” và TLCH. - HS, GV nhận xét . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bằng tranh minh hoạ. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Luyện đọc : * GV đọc mẫu.HS theo dõi SGK. *Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu:- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài. - GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS: vi-ô-lông ; ắc-sê. + Đọc từng đoạn trước lớp:- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GVtreo bảng phụ HD cách đọc và giải nghĩa1 số từ khó có trong bài: Ắc-sê, lên dây. + HS đọc đồng thanh toàn bài. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : - Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: ->- Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời: ? Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? -> Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc ? Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của dây đàn?-> Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. - Cả lớp đọc thầm đoạn tả cử chỉ của Thủy và trả lời câu hỏi: ? Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?->Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi. Thủy rung động với bản nhạc - gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn. ? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? -> Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền thuyền giấy trên những vũng nước mưa, ven hồ. - HS, GV nhận xét, chốt nội dung. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại : - Giáo viên đọc lại bài văn, HDHS đọc đoạn: “Khi ắc - sê. khẽ rung động” - HS đọc lại theo HD của giáo viên.-> 3 HS thi đọc đoạn văn - >2 HS thi đọc cả bài . 3. Củng cố- Dặn dò : - Bài văn nói lên nội dung gì ? -> Nhận xét tiết học. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật); Tiếp tục ôn dấu phẩy( với chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức ). - HS nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật. Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. - GD lòng say mê, yêu thích môn nghệ thuật . II) /ĐỒ DÙNG GV: Bảng phụ chép bài tập 2(53) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhân hóa là gì ? - HS trả lời miệng trước lớp.-> HS- GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1(53) - 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân rồi trao đổi theo nhóm đôi - GV chia bảng làm ba phần và lưu ý HS gạch chân từng yêu cầu của mỗi phần. a. Chỉ người làm nghệ thuật b. Chỉ hoạt động nghệ thuật c. Chỉ môn nghệ thuật - 3 HS lên bảng làm, dưới lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. - GVKL: a. Các từ chỉ người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, giáo sư, bác học, họa sĩ, nhạc sĩ, b. Chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, quay phim, thiết kế, . Các môn: điện ảnh, kịch nói, múa, cải lương, hội họa, kiến trúc -1HS đọc lại nội dung bài. Bài 2(53) - 1HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sâu đó đổi vở cho bạn để kiểm tra chéo lẫn nhau. - HS làm bài điền dấu phẩy vào đoạn văn. - GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập, yêu cầu 1HS lên bảng điền dấu phẩy vào đoạn văn. - 1HS lên bảng làm, lớp nhận xét. - GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh( giải thích thế nào là nghệ thuật và các hoạt động của họ). - 1HS đọc lại đoạn văn. 3. Củng cố-Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài học. - Dặn HS áp dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn. TOÁN Tiết 118: Làm quen với chữ số La mã I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Giúp HS bước đầu làm quen với chữ số La Mã.Nhận biết các số từ I - XII, số XX, XXI - Biết đọc và viết một vài chữ số La Mã như các số từ I – XII để xem đồng hồ Số XX – XXI để đọc viết về thế kỉ - Hứng thú với tiết học . II/ ĐỒ DÙNG:GV:- Mặt ĐH loại to có ghi các số La Mã. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - Mời 1 HS lên chữa bài 4 ( tiết trước ). - HS lên bảng làm. - >GV, HS nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài. b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hình thành kiến thức. Giới thiệu một vài chữ số La Mã và các chữ La Mã thường gặp + Giáo viên giới thiệu mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã . - Đồng hồ chỉ mấy giờ? => Số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. + GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I ( một ), V ( năm ), X ( Mười ). + GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ I- >XII. - Giáo viên ghi bảng I ( một ) đến XII ( mười hai)-> - Quan sát và đọc theo giáo viên: I (đọc là một); - Tương tự như trên học sinh nhận biết khi thêm I hay II hoặc III vào bên phải một số nào đó có nghĩa là giá trị số đó tăng thêm một, hai, ba đơn vị. - Hướng dẫn học sinh đọc và nhận biết các số. -> Lớp thực hiện viết và đọc các số. - Yêu cầu đọc và ghi nhớ. * Hoạt động 2: Thực hành : Bài 1:(121)- HS đọc y/c của bài. - Giáo viên yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi: I, III, V, VII, IX, XI, XXI, II, IV, VI, VIII, X, XII, XX. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - Cho HS đọc các số LM theo hàng ngang, cột dọc, theo thứ tự bất kì. - HS nhận dạng được các số LM thường dùng. Bài 2:(121) - HS đọc y/c của bài - GV nhắc lại y/c của bài, HD học sinh - Y/c HS thực hành chỉ đúng giờ - GV, HS nhận xét. Bài 3:(121) - HS đọc y/c của bài. - Cho HS nhận dạng số LM và viết vào vở theo thứ tự từ lớn -> bé và ngược lại. - HS làm vào vở- GV chữa bài. Bài 4:(121)- Cho HS tập viết các số LM vào vở.-> HS nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố- Dặn dò : - Hãy đọc số : XIX ; XX ; XXI . - Nhận xét tiết học . TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 47: Hoa I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương cảu một số loài hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa. Phân loại các bông hoa sưu tầm được. Nêu được chức năng và ích lợi hoa. - Kể tên đúng và phân biệt đúng các bộ phận của bông hoa - Yêu thích loài hoa, biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa. -Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa. II/ ĐỒ DÙNG :GV, HS: Một số loài hoa khác nhau. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Lá cây có khả năng kì diệu gì? HS trả lời trước lớp.- HS, GVNX. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận +Mục tiêu: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương cảu một số loài hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm4. - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau: + Nói về màu sắc của những bông hoa đó. + Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm ? + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 90 và 91 kết hợp với một số loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung => GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương. - Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa. Hoạt động2: Làm việc với vật thật +Mục tiêu: Phân loại các bông hoa sưu tầm được. +Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đặt những bông hoa đã sưu tầm được để lên bàn và phân loại do nhóm đặt ra. - Các nhóm thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp - Cả lớp bình chọn nhóm trình bày đẹp, có nhiều loại hoa phong phú Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp + Mục tiêu:Nêu được chức năng và ích lợi hoa + Cách tiến hành: -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Hoa có chức năng gì? ->Hoa là cơ quan sinh sản của cây. - Hoa thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ? -> Hoa được dùng để trang trí, dùng để ăn, dùng làm nước hoa. - Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, để ăn.. + GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố-Dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Kể tên các bộ phận của hoa? - Hoa có chức năng ( thường dùng ) để làm gì? - Nhận xét tiết học. _________________________________________________________________ Ngày soạn :15/ 2/2016 Ngày dạy:Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017 Buổi sáng: CHÍNH TẢ Nghe - viết: Tiếng đàn I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nắm được cách viết bài chính tả, cách trình bày một đoạn văn xuôi. Cách làm một số BT . - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả ,trình bày đúng một đoạn bài Tiếng đàn.Làm đúng một số BT - Rèn cho HS trình bày VSCĐ. II/ ĐỒ DÙNG: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS viết 4 từ chỉ hoạt động có chứa âm s/ x. - 1HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp. - GV nhận xét và chữa bài. - HS đọc lại các từ đã viết. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe viết + Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc mẫu bài thơ - 1HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK + Nội dung đoạn này nói lên điều gì? ->Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? ->Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người. +Viết từ khó:- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, 2 HS lên bảng lớp viết: mát rượi, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh... - GV nhận xét HS viết. - HS đọc lại các từ khó. + Viết bài: - GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS + Nhận xét, đánh giá , chữa bài: - GV đọc cho HS soát lỗi. - HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu một số bài đánh giá nhận xét, y/c HS viết sai lỗi lên chữa lỗi. Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a - 1HS đọc yêu cầu bài tập 2a. - GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi. - HS thi nói nhanh trước lớp, Lớp, GV nhận xét. - 1HS đọc lại. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét tiết học. _____________________________________________________________ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 48: Quả I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả và chức năng, ích lợi của quả. - Gọi tên và phân biệt được các loại quả. - Giáo dục HS bảo vệ môi trường, bảo vệ chăm sóc cây trồng. GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả. -Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. II/ ĐỒ DÙNG:- GV, HS: Một số loại quả. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hoa gồm có những bộ phận nào? Người ta trồng hoa để tìm gì? - Lớp; GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận + Mục tiêu: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả. + Cách tiến hành: Bước 1: Quan sát các hình trong SGK. - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả ? + Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó ? + Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả? - HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó trình bày trước lớp. Bước 2: Quan sát các quả mang đến lớp. - GV y/ c HS để quả đã mang đặt trên bàn và giới thiệu về các loại quả đó theo gợi ý: - Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu săc của quả. - Quan sát bên trong: bóc, gọt, nhận xét về vỏ, gồm những bộ phận nào, mùi vị của chúng? Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. => GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. *Hoạt động 2: Thảo luận. + Mục tiêu: Nêu được chức năng, ích lợi của quả. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: +Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ? + Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ? + Hạt có chức năng gì? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Từng cặp quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày. - GV ghi nhanh tên các loại quả được dùng để: ăn tươi, làm mứt, làm rau, ép dầu. => GV kết luận về ích lợi và chức năng của quả. 3. Củng cố-Dặn dò: - 1 HS nêu tên bài. - Nêu chức năng của hạt? Nêu ích lợi của quả? - Cả lớp hát bài: Quả. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, dặn dò. TOÁN Tiết 119: Luyện tập I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giúp HS củng cố về đọc ,viết nhận biết về giá trị của các số La Mã đã học - HS biết đọc ,viết, biết về giá trị của các số La Mã đã học - HS thích học môn toán. II/ĐỒ DÙNG - HS: 1 bao điêm III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu cẳ lớp viết các số La Mã từ I đến XII. - 1HS lên bảng, ở dưới viết giấy nháp. - GV chữa bài. - 1HS đọc lại các chữ số La Mã. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Thực hành Bài 1( 122): - HS nêu yêu cầu bài. GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát và đọc số giờ trên đồng hồ. - HS đọc số giờ trên từng đồng hồ theo nhóm đôi và trước lớp. - GV củng cố cách đọc qua từng đồng hồ. Bài 2(122) - GV ghi nội dung bài tập lên bảng, sau đó cho HS đọc xuôi, ngược các số La Mã trên - HS đọc cá nhân, cả lớp. Bài 3(122): - HS nêu yêu cầu bài. - HS dùng bút chì ghi Đ, S. - GV lưu ý khi viết số La Mã không được viết mỗi số lặp lại quá 3 lần. - HS_GV nhận xét chốt. + III : ba Đ IIII : bốn Đ + VI : bốn S VIIII: chín S Bài 4( 122): - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS thực hành xếp que diêm thành các số. - Cả lớp thực hành xếp các số La Mã bằng 3 que diêm: xếp được các số: III, IV, VI, IX, XI. 3. Củng cố- Dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài. - Tổ chức cho HS thi xếp số La Mã bằng que diêm. TIẾNG VIỆT* Ôn: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố từ ngữ về nghệ thuật. Cách dùng dấu phẩy - HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu - HS yêu quý sự trong sáng của Tiếng Việt II/ ĐỒ DÙNG: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ:- Tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật? -> HS, GV nhận xét.. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: a. Nêu tên người làm nghệ thuật. b.Nêu hoạt động nghệ thuật. c. Nêu môn nghệ thuật mình biết. - HS nêu y/c bài tập. - HS tự làm sau đó GV gọi lên bảng chữa bài. *Bài 2: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Muốn là con ngoan trò giỏi các em phải siêng học siêng làm. b) Khi đi
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc