Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.

- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm )

- Biết quý trọng thời gian.

II. Đồ dùng: Tờ lịch năm 2016

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- Một năm có bao nhiêu tháng? nêu các tháng trong năm? số ngày trong từng tháng?

- 3 HS trả lời, GV nhận xét.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 1 ( 109)

- HS quan sát tờ lịch SGK tháng 1, 2, 3.

- GV nêu từng câu hỏi của bài tập 1.

- HS làm bài các nhân, 1 HS lên bảng lớp tra lịch và trả lời, các em khác ở dưới nhận xét.

- GV nhận xét và bổ sung.

*Bài 2(109)

- HS mở SGK quan sát lịch năm 2005.

- GV nêu từng câu hỏi của bài tập 2.

- HS trả lời miệng.

- GV cho HS so sánh số ngày trong tháng hai của hai năm 2004 và 2005

- HS nhận xét về số ngày trong hai tháng đó.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 pa, mô hình hình tròn
iII. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
GV hỏi miệng nội dung bài tập 1 và 2SGK
HS trả lời miệng câu hỏi GV nêu
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu hình tròn
GV đưa ra một số vật có dạng hình tròn: đồng hồ và giới htiệu mặt đông hồ có 
dạng hình tròn.
GV vẽ một hình tròn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB 
HS theo dõi và nhắc lại
c. Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn
GV đưa ra chiếc com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa, công dụng của chiếc 
com pa
HS quan sát cái com pa
GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm
- Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước
- Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn
- HS tập vẽ trên giấy nháp
d. Thực hành
 *Bài 1( 111)
GV yêu cầu HS mở SGK tự đọc tên cac đường kính, bán kính
HS làm bài cá nhân, sau đó đọc trước lớp
GV nhận xét và sửa sai
*Bài 2(111)
- HS vẽ ở vở nháp 1HS nhắc lại cách vẽ
 *Bài 3(111)
- HS quan sát hình vẽ và vẽ như nội dung yêu cầu SGK, sau đó trả lời các cau hỏi SGK
- GV hỏi vì sao lại chọn ý đó
3. Củng cố dặn dò
GV hệ thống lại nội dung bài học
HS nhắc lại cấu tạo của com pa và cách vẽ hình tròn
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Rễ cây
I. Mục tiêu
- Hiểu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ. Phân loại các rễ cây. 
- Biết nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ. Phân loại các rễ cây.Phân biệt đúng các loại rễ cây.
- Biết yêu quý và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học
HS: Các loại rễ cây
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
GV: Thân cây có lợi ích như thế nào?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc với SGK
	*Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ
	* Cách tiến hành:
	Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát hình 1,2, 3 trang 82 và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
Quan sát hình 4, 5, 6 trang 82 và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
HS thảo luận theo nhóm đôi.
GV theo dõi và hướng dấn HS thảo luận.
	Bước 2: Làm việc cả lớp
GV chỉ định một vài HS nêu đặc điểm của các rễ trên.
Các nhóm khác nhận xét.
=> GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xunh quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cât có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy gọi là rễ củ.
 c. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật	
	* Mục tiêu: Biết phân loại được rễ cây sưu tầm được
	* Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS để lên bàn những cây mà mình đã sưu tầm được và thảo luận theo dãy bàn phân loại các rễ cây đã sưu tầm
Các nhóm lên giới thiệu cho cả lớp cùng nghe, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Cả lớp nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều , trình bày đúng, đẹp và nhanh.
3. Củng cố dặn dò
Có mấy loại rễ cây? Cho ví dụ 
Cần làm gì để bảo vệ cây trồng? GV liên hệ GDHS ý thức bảo vệ cây trồng.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Nói, viết về trí thức
I. Mục tiêu
- Nói, viết được về những người trí thức và công việc của họ đang làm.
- Rèn kĩ năng nói, viết về những người hoạt động trí thức .
- Tự tin, hứng thú trong học Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ học
2. Bài mới: 
a. GTB: Trực tiếp.
b. Nội dung: 
* Nói về tri thức.
- Những người trí thức, họ là những ai?
- Y/c HS giới thiệu về người trí thức. Vai trò, đóng góp của họ cho xã hội theo gợi ý sau:
* Họ là ai?
* Họ làm những công việc gì?
* Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
+ Tất cả những người tri thức họ đều có một điểm chung là gì?
+ Em học tập được gì ở những người trí thức ? 
- HSTB,... chỉ cần nói được tên, nghề nghiệp và 1 số đóng góp của họ cho xã hội.
- HS K, G nêu được những đóng góp của họ cho xã hội còn phải nêu được xem mình học tập được gì từ những người trí thức đó.
* Viết về trí thức:
Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn văn nói về một người lao trí thức mà em biết.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Tháng, năm
I. Mục tiêu
- Giúp HS tiếp tục củng cố KT đã học về: Cách xem lịch, 
- Rèn kỹ năng xem lịch, biết được các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy cho biết số ngày của mỗi tháng trong năm? Để dễ nhớ số ngày trong từng tháng còn có cách tính nào? Ví dụ?
- HS từng em nêu số ngày của các tháng và cách tính số ngày trong từng tháng 
2. Bài mới:
 a. GTB: Trực tiếp. 
b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: GV treo lịch 2015 lên bảng
Xem lịch 2015 rồi cho biết:
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy?	+ Ngày 2 tháng 9 là thứ mấy?
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy?	+ Ngày 19 tháng 5 là thứ mấy?
+ Ngày 1 tháng 6 là thứ mấy?	+ Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?
+ Ngày 30 tháng 4 là thứ mấy?	+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy?
+ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy?
+ Sinh nhật em là ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
+ Tháng ba có mấy ngày thứ bảy? Đó là các ngày nào?....
GV nêu từng câu hỏi của bài tập .
HS làm bài các nhân, 1 HS lên bảng lớp tra lịch và trả lời, các em khác ở dưới nhận xét.
GV nhận xét và bổ sung.
Bài 2: Ngày mùng 1 của tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a. Các ngày chủ nhật tiếp theo của tháng đó rơi vào những ngày nào trong tháng?
b. Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
c. Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
HS nêu yêu cầu của bài và làm bài.
Bài 3: Ngày mùng 2 của một tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a. Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
b. Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
 Bài 4: Ngày lễ Nôel (25-12) của một năm nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi ngày 
mùng 1 tết dương lịch (1-1) của năm liền theo là ngày thứ mấy?
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở. 1-HS nêu cách tính.
3. Củng cố, dặn dò. 
Nêu tên các tháng trong 1 năm ?
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Vòng tay bạn bè (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Sưu tầm thơ về tình bạn.
- Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác. HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè.
- Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng
- Các bài thơ có nội dung về bạn bè.
- Giấy A4 , bút màu.
III. Các hoạt động dạy học
Bước 1: Chuẩn bị
- Qua tiết 1, GV phổ biến cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động và các quy định chung:
+ Nội dung: Sưu tầm hoặc tự sáng tác một bài thơ có nội dung về tình bạn; về tình cảm của mình đối với bạn trong lớp, trong trường, hay bạn cũ; về tấm gương đối xử tốt với bạn bè,
+ Hình thức trình bày: Viết trên giấy HS hoặc khổ giấy A4 để dễ trang trí. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí đẹp. Ghi rõ tên tác giả.
+ Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
+ Thời gian nộp bài: trước buổi sinh hoạt từ 1 – 2 ngày.
+ Mỗi tổ chuẩn bị 1 – 2 tiết mục văn nghệ.
+ Chọn (cử) người điều khiển chương trình.
Chuẩn bị của HS:
+ Sưu tầm các bài thơ.
+ Sáng tác các bài thơ (từ 4 dòng trở lên). Các bài thơ này ghi rõ họ tên, lớp, năm học.
+ Trình bày và trang trí bài thơ vào khổ giấy theo quy định.
+ Mỗi tổ chọn từ 2 – 3 bạn đọc thơ trước lớp.
+ Tập các tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Đọc thơ
- MC giới thiệu ý nghĩa và thông qua chương trình. 
- Văn nghệ chào mừng.
- MC mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm/ sáng tác. Sau khi đọc xong, người đọc trao bài thơ cho GV.
- MC, GV và các khán giả có thể hỏi, trao đổi với tác giả/ người đọc thơ về nội dung, ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ.
- Lưu ý: nên bố trí các tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa các phần trình bày thơ.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- MC cùng cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất, người đọc thơ hay nhất.
- GV khen ngợi các giọng đọc hay và “các nhà thơ tương lai” đó đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích thú vị. Tất cả các bài thơ của cả lớp sẽ được đóng thành tập san Tư 
liệu để lưu giữ những cảm xúc trong trắng về tình bạn.
- Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ: sáng tạo. Ôn luyện dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
- Tìm đúng từ vể chủ đề sáng tạo, điền đúng các dấu câu
- HS có ý thức nói, viết câu đủ ý gọn lời
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV yêu cầu HS chữa bài 2, 3 (26)
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
	*Bài 1(35)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS dựa vào các bài tập đọc ở tần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức
- HS trao đổi theo nhóm đôi lần trong từng bài để tìm
- GV chia bảng làm 3 cột, gọi đại diện 3 em ở 3 dãy lên chữa bài
- Cả lớp cùng GV chốt lại lời giải đúng:
+ Chỉ trí thức: nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, nhà phát minh, kĩ sư, bác sĩ, dược sĩ, thầy giáo, cô giáo, nhà văn, nhà thơ
+ Chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo, máy móc thiết kế nhà cửa, cầu cống,... 
- 1HS đọc lại các từ trên bảng
	*Bài 2(35)
- 1HS đọc yêu cầu và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy
- Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân
- GV ghi 4 câu văn lên bảng, gọi Hs lên chữa bài
- GV chốt lời giải đúng
	* Bài 3(36)
- 1HS đọc yêu cầu và câu chuyện vui: Điện
- GV giải nghĩa từ (phát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghiã đối với cuộc sống)
- GVgiải thích nội dung bài và yêu cầu HS làm bài
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai
- 1HS chữa bài. GV hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào? 
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Một nhà thông thái
I. Mục tiêu
- Nghe viết bài: Một nhà thông thái. Làm bài tập tìm tiếng bắt đầu bằng âm d, r, gi. Tìm từ chỉ hoạt động có r, d, gi.
- Trình bày đúng đoạn văn, làm đúng các bài tập.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng ch/ tr
- GV nhận xét và sửa sai
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK, đọc chú giải từ mới
- GV giúp HS nhận xét: + Đoạn văn gồm có mấy câu? 
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?	 
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a
1HS đọc yêu cầu a, sau đó tự làm bài các nhân
GV chia bảng làm 3 cột, 3HS lên bảng thi viết các từ bắt đầu bằng r, d, gi
Cả lớp cùn GV nhận xét về nội dung chính tả, phát âm, rồi chốt lời giải đúng
ra- đi- ô; dược sĩ, giây
*Bài 3a
HS làm bài tập theo nhóm đội thi viết nhânh các tiếng bắt đầu bằng d, r, gi
HS trình bày miệng trước lớp
+ r: reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, 
+ d: dạy học, dỗ dành, dấy binh, ...
+ gi: gieo hạt, giao việc, giáo dục, giả danh, ...
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài để không viết sai lỗi chính tả.
Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 108: Ôn cộng - trừ các số trong phạm vi 10 000 
I. Mục tiêu
 - Củng cố cho HS cách thực hiện phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ các số và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Vở BT toán 3 (T.2)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: VBT- Tr. 18
HS nêu cách tính nhẩm.
- HS làm bài vào vở BT
- HS nêu miệng kết quả từng phần.
* Bài 2: VBT – Tr. 18
HS đọc, nêu yêu cầu của BT.
HS làm bài, nêu cách thực hiện các phép tính.
Gọi HS lên bảng chữa bài (mỗi em 1 phần)
* Bài 3: VBT – Tr. 18
- HS đọc đề bài, nêu y/c
- Nêu cách tìm được số truyện tranh đã mua thêm?
- HS làm bài.
- HS nêu cách làm khác của bài.
+ Bài toán có thể giải bằng một phép toán không ?
*Bài 4: VBT – T r. 18
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và một số hạng ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết khi biết số trừ và hiệu ?
+ Nêu cách tìm số trừ chưa biết khi biết số bị trừ và hiệu ?
HS làm bài.
* Bài 5
Trong kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000 kg muối, lần sau chuyển đI 1700 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki- lô- gam muối ?
HS làm bài.
HS giải bài toán bằng hai cách.
HS đọc bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- HS nêu nội dung bài. GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Rễ cây (tiếp) 
I. Mục tiêu
- Nêu chức năng của rễ cây và ích lợi của nó. 
- Phân biệt được chức năng của mỗi loại rễ cây.
- Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học: Một số loại rễ cây
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Rễ cây gồm có mấy loại? Đó là những loại nào? Lấy ví dụ
- 2 HS trả lời. GV nhận xét và đánh giá
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bà
	b. Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
	*Mục tiêu: Nêu chức năng của rễ cây 
	* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát và nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu SGK trang 82
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được? 
	+ Theo bạn cây có chức năng gì?
- HS thảo luận các câu hỏi trên
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung
=> GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đông thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ
c. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp	
	* Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số cây
	* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo cặp	
- GV yêu cầu HS quay mặt vào nhau thảo luận chỉ đâu là rễ, cây đó được sử dụng làm gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
=> GV kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
3. Củng cố dặn dò
- Kể tên một số loại rễ cây làm thức ăn, làm thuốc mà em biết.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết hoa chữ P (Ph) thông qua bài ứng dụng:
 Viết tên riêng: Phan Bội Châu
 Viết câu ca dao: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
	 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
- HS viết đúng chữ Ph đúng độ cao, khoảng cách, kĩ thuật.
- Có ý thức giữ gìn VS – CĐ 
II. Đồ dùng : chữ mẫu viết hoa P ; phấn màu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
HS viết bảng con: Lãn Ông, ổi
GV nhận xét bài viết
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn viết trên bảng con
	* Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài P (Ph), B, C, T, Gi, Đ, H
- GV đưa ra chữ mẫu P cho cả lớp cùng quan sát
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó
- GVnhắc lại cách viết chữ Ph, sau đó viết trên bảng lớp
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con Ph, T, V
	* Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giảng từ ứng dụng: Phan Bội Châu là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX 
+ Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp: Phan Bội Châu
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con
- GV nhận xét sửa sai
	* Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
- HS viết bảng con: Phá, Bắc
 c. Hướng đẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
 d. Chấm bài
- GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại cách viết chữ.
- Nhận xét tiết học. 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
 Ôn : Từ ngữ về sáng tạo. 
Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố và mở rộng từ theo chủ điểm Sáng tạo: Tìm được các từ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức qua các bài tập. Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
-Rèn kĩ năng sử dụng cac dấu câu.Vận dụng điền đúng dấu câu vào đoạn văn ( câu văn) đã cho.
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng: Bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Em hiểu "trí thức" có nghĩa là thế nào? (Người làm việc trí óc, hiểu biết nhiều.) 
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn LT : 
 Bài 1: 
Ghi 5 từ ngữ chỉ người trí thức và hoạt động nghề nghiệp của người trí thức. 
 Người trí thức
 Hoạt động nghề nghiệp
Mẫu: giáo viên
 Dạy học
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Chữa bài: HS nối tiếp nhau đọc các từ vừa làm. Lớp và GV nhận xét.
Đáp án. VD: giáo sư, tiến sĩ- nghiên cứu KH; nhạc sĩ- sáng tác,...
Bài 2 : Treo bảng phụ, HS lần lượt lên bảng điền dấu thích hợp vào đoạn văn sau
 Sau lăng những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ trên bậc tam cấp hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn hoa mộc hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt .
 - Chữa bài, củng cố cách dùng các dấu câu.
 Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt .
 Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về nghề lao động trí óc?
3. Củng cố , dặn dò:
 - HS đọc lại các từ ngữ (BT1)- GV chốt lại nội dung KT vừa ôn tập.
 - Nhận xét giờ học 
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn cộng trừ các số trong phạm vi 10 000 
I. Mục tiêu
Củng cố cách cộng trừ các số trong phạm vi 10 000.
Rèn KN cộng trừ, giải toán có liên quan đúng, thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính và tính.
 6927 - 4385 8493 - 6546 7106 + 979 4216 + 4207 
4 HS làm bảng lớp.
HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 5794 - 2346 4865 + 2316 
 4519 - 2793 6195 + 78
- 5948 732 + 6958
 HS làm vào vở. 2 HS lên bảng làm. 
 Chữa bài - HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính hai số
 GV Củng cố cách cộng trừ hai số có 4 c/ s
Bài 2: Tính nhẩm:
5000 + 3000 = 4000 + 5000 =
10 000- 7000 = 6000 - 5000 =
8900 + 700 = 5300 - 200 =
HS nhẩm làm bài vào vở. 2 lên bảng làm. 
Chữa bài- Gv Củng cố cách nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
a. 4358 + 2715 - 3237 c. 354 : 2 + 1495
b. 5176 + ( 5700 - 2000) d. 8657 - 132 : 3
HS làm vào vở - 2 em làm trên bảng.
Chữa bài - HS nêu lại cách cộng trừ, tính giá trị của biểu thức.
GV củng cố cách cộng, trừ các số có 4 chữ số , cách thực hiện tính giá trị của BT có các PT cộng trừ hoặc cộng trừ nhân chia, có dấu ngoặc.
Bài 4: Để xây một số phòng học người ta dự tính cần mua 7500 viên gạch thì đủ. Lần thứ nhất mua 2500 viên, lần thứ hai mua 2750 viên. Hỏi cần phải mua tiếp bao nhiêu viên gạch thì đủ xây? 
HS phân tích BT - GV gợi ý.
HS giải bài toán bằng hai cách vào vở( HSKG)- HSTB,... - giải bằng một cách.
HS giải vào vở- 2 em giải trên bảng.
Lớp và Gv chữa bài, củng cố cho Hs cách giải bài toán bằng hai PT liên quan đến phép tính trừ.
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung giờ học. Gv củng cố.
Nhận xét giờ học, khen HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 ------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2016_2017_pha.doc
Giáo án liên quan