Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết thế nào là điểm ở giữa 2 đoạn thẳng cho tr¬ước và thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

- Xác định đ¬ược điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

II. Đồ dùng dạy học

III. Các hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ

- Tự nghĩ một số có 4 chữ số. Xác định số liền trư¬ớc và liền sau của số đó?

2. Bài mới :

a. Giới thiệu điểm ở giữa

- Yêu cầu học sinh vẽ đư¬ờng thẳng AB. A B

- Yêu cầu học sinh chấm 1 điểm O nằm ở giữa 2 điểm A và B?

+ Nêu thứ tự của các điểm trên đ¬ường thẳng.

+ 3 điểm A, 0, B là 3 điểm như¬ thế nào?

+ Điểm 0 nằm ở vị trí nào so với điểm A và B.

- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đ¬ường thẳng hoặc đoạn thẳng => chấm điểm ở giữa.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV chấm 5 – 7 bài và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a(15)
HS đọc thầm 2 câu đố.
GV nêu yêu cầu cách làm bài viết từ tìm được vào bảng con.
HS làm bài vào bảng con.
GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng ( chớp và sấm; sông)
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 97: Luyện tập
I . Mục tiêu
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng
	- 1 tờ giấy hình chữ nhật - Thước kẻ có độ dài (Bài 2)
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Tự vẽ một đoạn thẳng, xác định trung điểm của đoạn thẳng đó? 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Luyện tập: HD HS làm BTT 99
 Bài 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát đoạn thẳng AB.
+ Đoạn thẳng AB dài? cm.
+ Để xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 học sinh lên đánh dấu điểm M.
+ Độ dài đoạn thẳng AM = độ dài đoạn thẳng AB?
- Tương tự yêu cầu học sinh đọc phần đóng khung.
- Tương tự yêu cầu học sinh áp dụng phần a để làm phần b.
 Bài 2: Thực hành
- Yêu cầu HS lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật => làm theo yêu cầu của sách giáo khoa.
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm trung điểm của 1 đoạn dây (hoặc trung điểm của 1 thước kẻ)
3. Củng cố - Dặn dò
- Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ôn tập : Xã hội 
I. Mục tiêu
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. 
- Phân biệt được gia đình nhiều thế hệ.
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình. Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. Đồ dùng : Giấy, bút màu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ Nêu biện pháp để bảo vệ môi trường?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài:
	b. Hướng dẫn ôn tập
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài:
	b. Hướng dẫn ôn tập: GV tổ chức chơi trò chơi Chuyền hộp
- GV soạn một số câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được gấp vào một từ giấy nhỏ gấp tư và để vào trong một hộp giấy nhỏ.
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy do GV đã chuẩn bị. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ được bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy đến khi hết câu hỏi. 
3. Củng cố dặn dò
- Em có tình cảm gì đối với gia đình, trường học và quê hương mình?
- GV nhắc nhở HS cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
So sánh, nhân hóa, trả lời câu hỏi Khi nào
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân hóa; trả lời câu hỏi “Khi nào?”; so sánh.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
Bài 1. Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau: 
“Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.”
Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c. Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc. 
Bài 3. Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi :
	“ Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
	Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ;
	Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió;
	Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.”
a) Những con vật đã được nhân hoá: con nhện, con sáo, con kiến.
b) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ: bắc cầu, qua, sang sông, qua ngòi. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hs nhắc lại các kiến thức ôn tập
- Nhận xét tiết học 
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Điểm ở giữa.
Trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu
Củng cố về khái niệm điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
Rèn kỹ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy và học
1, Kiểm tra bài cũ: - Khi nào một điểm được gọi là trung điểm của đoạn thẳng?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm. Xác định điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB?
HS vẽ vào bảng con. Trình bày miệng cách xác định trung điểm M.
+Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm
+ Chia độ dài đoạn thẳng AB thành 2 phần bằng nhau 6 : 2 = 3(cm)
+ Lấy điểm M ở giữa sao cho đoạn AM dài 3cm.
Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai? C 
 O 2cm
 3cm 
 A 3cm M 3cm 2cm
 2cm E H G
 B D
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB. (Sai vì O không ở giữa hai điểm A và B; A, O, B không thẳng hàng)
b)M là trung điểm của đoạn thẳng CD (Đúng, vì M ở giữa hai điểm C và D; Độ dài đoạn thẳng CM bằng độ dài đoạn thẳng MD)
c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG (Sai, vì độ dài đoạn thẳng EH và độ dài đoạn thẳng HG không bằng nhau)
d) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Sai, vì ba điểm A, O, B không thẳng hàng)
đ) H là điểm ở giữa hai điểm E và G (Đúng, Vì ba điểm E, G, H là ba điểm thẳng hàng).
Bài 3: Cho 2 đoạn thẳng AB và CD dưới đây, mỗi đoạn dài 6 cm
 A B 
 C D
a. Tìm điểm M ở giữa 2 điểm A và B.
b. Tìm điểm N là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c. Đoạn thẳng CN dài mấy xăng - ti - mét?
d. Đoạn thẳng ND dài mấy xăng - ti - mét ?
HS trao đổi theo cặp. 1 em lên bảng làm.
Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 4*: (Nếu còn thời gian) Cho đoạn thẳng AB dài 10 cm. M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài của đoạn thẳng AM và MB?
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy M chia AB ra làm mấy phần bằng nhau ? 
- Muốn tính độ dài đoạn thẳng AM và MB ta làm như thế nào ? 
- HS làm bài vào vở, GV giúp đỡ HS hoàn thành bài của mình.
- HS làm vở.
3. Củng cố, dặn dò 
Khi nào một điểm được gọi là trung điểm của đoạn thẳng.
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 2).
I.Mục tiêu:
Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè cần phải đoàn kế giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
Tích cưc tham gia các hoat động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường hoặc địa phương tổ chức. 
* Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng 
HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
- GDKNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế; Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam
Bức thư gửi cho bạn nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: KT sự chuẩn bị của hs
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1:Viết thư kết bạn.
MT: HS biết bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước
* Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
-Yêu cầu các HS trình bày các bức thư, các bạn đã chuẩn bị từ trước.
-GV lắng nghe, uốn nắn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền 
kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
Hoạt động 2: Những việc cần làm.
MT: Quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị
* Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế
- Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu bài tập.
Yêu cầu HS chia thành đội (xanh – đỏ). Mỗi đội xanh, đỏ cứ 6 HS tham gia trò chơi tiếp sức lên điền kết quả làm bài tập. (2 đội xanh – đỏ cử 6 bạn lần lượt lên điền kết quả vào bài tập).
-GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
Hoạt động 3: Giới thiệu những bài hát, bài thơ của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
MT: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
-Giới thiệu với HS bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), bài hát: Trái đất là của chúng mình (Định Hải).
Yêu cầu HS chia thành tổ 1 và 2 hát những bài này.
-Giới thiệu bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa (Bài: Gửi bạn Chi – Lê)
3. Củng cố :
- Gọi HS nêu bài học.
-Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc. Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. Đặt thêm được dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu.)
- Rèn kỹ năng dùng từ và cách sử dụng dấu câu.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt, yêu quý, gìn giữ bản sắc dân tộc.
II. Đồ dùng: - Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại để HS làm BT1
	 - 3 bảng dính viết sẵn 3 câu in nghiêng ở BT3
	 - GV nắm được tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong BT2
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
- Gọi 1, 2 HS nêu: “Nhân hoá là gì? Nêu VD về những con vật được nhân hoá trong bài Anh đom đóm” VD ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS làm bài tập T 17
Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu bài, lớp theo dõi
- Mở bảng phụ, yc 3 HS lên bảng thi làm
- HS trao đổi theo cặp rồi làm vào vở
- 3 HS lên thi làm, đọc kết quả - GV + HS NX, chốt lại lời giải đúng
+ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
+ Bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ
+ xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
Bài tập 2: Đọc Yc bài
- Hỏi HS kể về 1 vị anh hùng như thế nào (GV gợi ý)
- HS kể tự do, thoải mái, ngắn gọn (nhiều HS kể), HS khác bổ sung
Bài tập 3: Đọc thầm đoạn văn, làm bài trong VBTV
- GV nói thêm về Lê Lai: Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm.
- Dán 3 bảng dính ghi sẵn 3 câu, yc 3 HS lên bảng thi làm
- GV- lớp nhận xét, chốt lại ý đúng
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu một số từ ngữ nói về Tổ Quốc? 
- Nhận xét tiết học. HDHS về tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Trên đường mòn Hồ Chí Minh 
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. 
- Viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV đọc các từ: sấm, sét, xe hơi, chia sẻ
HS viết bảng lớp, giấy nháp. GV nhận xét, chữa bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
Nắm nội dung đoạn viết
Đoạn văn nói lên điều gì?
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập 19, 20
*Bài 2a : s hay x?
HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân.
GV gọi 1 HS chữa bài. GV cùng HS nhận xét bài làm của HS.
KQ: sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
*Bài 3
1HS đọc yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS dùng các từ ở bài tập 2 để đặt câu.
HS làm miệng. GV lưu ý HS cách đặt câu.
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Tiết 3:TOÁN
Tiết 98: So sánh các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu.
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
 - So sánh được các số trong phạm vi 10.000. Tìm được số lớn nhất số bé nhất trong một nhóm các số. Tìm được mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
a. Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10.000.
 * So sánh 2 số có số chữ số khác nhau.
+ Tìm số nhỏ nhất có 4 chữ số với số lớn nhất có 3 chữ số?
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số này.
+ Vì sao điền dấu "<"
- Học sinh nêu cách hiểu của mình khi điền dấu < .
- Giáo viên đưa ra 2 số 9999 và 10.000. Yêu cầu học sinh so sánh. Nêu vì sao?
=> Vậy khi so sánh 2 số có số chữ số khác nhau làm như thế nào?... Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- KG: tự lấy ví dụ 2 số có số chữ số khác nhau => so sánh.
	*So sánh 2 chữ số có số chữ số bằng nhau.
- Giáo viên đưa ra 2 số 9000 và 8999.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh 2 số trên. 
- Tương tự VD: 6579 và 6580 yêu cầu học sinh so sánh.
=> Vậy khi so sánh 2 số có số chữ số bằng nhau làm như thế nào? ( .. So sánh từng cặp chữ số cùng 1 hàng kể từ hàng cao nhất).
+ Nếu 2 số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì so sánh như thế nào? ( .. 2 số đó bằng nhau).
- HS tự lấy ví dụ trường hợp tương tự => so sánh
b. Thực hành: HD HS làm bài tập T.100
Bài 1. Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn Hs làm bài vào bảng con và nêu cách làm lần lượt từng phép tính.
Bài 2:
 + Hai đại lượng trong mỗi phần đã có cùng đơn vị đo chưa?
 + Để so sánh được làm như thế nào? ...đổi về cùng đơn vị đo.
- Yêu cầu học sinh làm miệng câu đầu tiên 1km....985m 
- Làm vào vở các phần còn lại.
- Gv: Để điền dấu đúng cần làm như thế nào?
Tính -> So sánh -> Điền dấu
Bài 3 (HS có thể làm thêm):
- Học sinh làm bài vào vở.
+ Các số này đều có đặc điểm gì?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách so sánh các số có bốn chữ số? 
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực vật
I. Mục tiêu
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả và chỉ ra được các bộ phận của cây 
Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật trong tự nhiên. 
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích so sánh tìm đặc điểm giống nhau của các loại cây; Kĩ năng hợp tác: làm việc nhóm để hoàn thành thành nhiệm vụ.
HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Quan sát theo nhóm ngoài tự nhiên
* Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh và nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: GV chia lớp thành 3 tổ, phân khu để quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công và nêu yêu cầu việc quan sát về: 
+ Nêu tên cây
+ Nêu từng bộ phận của cây
+ Điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của cây đó.
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày.
	HS nhắc lại nhiệm vụ được phân công.
- Bước 3: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
	Nhóm trưởng điều khiền ácc bạn trong nhóm mình thảo luận. 
- Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày.
	GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK
=> GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
c. Hoạt động2: Làm việc các nhân
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- HS lấy bút và giấy để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- HS thi vẽ cá nhân.
+ Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân lên trình bày trước lớp cho cả lớp cùng quan sát.
- Lớp bình chọn bạn vẽ giống cây.
3. Củng cố dặn dò
- GV liên hệ việc giữ gìn và bảo vệ cây cối ở sân trường của HS và ở những nơi công cộng.Giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa N (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết hoa chữ N( Ng) thông qua bài ứng dụng
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng : Nhiễu điềuthương nhau cùng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Có ý thức giữ gìn VS –CĐ 
II. Đồ dùng dạy học
	 GV: chữ mẫu viết hoa N, T ; phấn màu
	 HS: bảng con , phấn
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	HS viết bảng con: Nhà Rồng, Nhớ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
+) HĐ1: Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài Ng, Nh, V, Tr
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
	- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó
	- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con
+) HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng; HS nói những điều mình biết về Anh Trỗi
	- GV nói về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi 	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
	- GV viết mẫu trên bảng lớp
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con
	- GV nhận xét sửa sai
+) HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
	- HS đọc câu ứng dụng
	- HS nêu ND câu ứng dụng
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
	- HS viết bảng con: Nhiễu, Nguyễn
c. Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
	- HS viết bài vào vở
	- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
d. Chấm bài: GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò: 
	- HS nhắc lại cách viết chữ hoa N. 
	- GV nhận xét, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
 Từ ngữ về Tổ Quốc
Dấu phẩy, dấu chấm
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh từ ngữ về “Tổ quốc”; dấu chấm, dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
Nội dung bài ôn tập
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: 
2. Ôn tập
Bài 1. Các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhân dân ta nhớ mãi vì:
Các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhân dân ta nhớ mãi vì các chiến sĩ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Bài 2. Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp và chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả:
Các đấu thủ bơi trải ăn mặc đẹp, chít khăn đỏ trên đầu. Sau hiệu lệnh bằng ba tiếng trống, các thuyền hối hả đua tài. Tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống giục rộn rã cả một khúc sông. Người cầm lái phải giữ khéo cho thuyền không nghiêng ngả, vòng quay hẹp để rút ngắn thời gian, đi đúng đường đua quy định. Người bơi phải đưa đều nhịp, đẩy thuyền lướt nhanh trên đường đua xanh.
 Bài 3. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
“Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao, cánh chú là đàn cò trắng đang bay, là bầu trời xanh trong và cao vút.”
Hs làm bài tập
Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố
- Nêu các kiến thức ôn tập
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
So sánh các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
- Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10.000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- So sánh được các số trong phạm vi 10.000. Tìm được số lớn nhất số bé nhất trong một nhóm các số. Tìm được mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung
*Củng cố lí thuyết.
+ Khi so sánh 2 số có số chữ số khác nhau làm như thế nào?... Số nào có ít chữ số hơn 
thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- HS lấy VD
+ Khi so sánh 2 số có số chữ số bằn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2016_2017_pha.doc
Giáo án liên quan