Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Nắm được qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.

- Vận dụng qui tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài và chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (liên qua đến tính chu vi hình chữ nhật.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy và học.

1. Kiểm tra bài cũ: - Lớp vẽ 1 hình chữ nhật ra giấy nháp 1 học sinh lên bảng vẽ.

 - Nêu đặc điểm hình chữ nhật?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài.

* Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

- Yêu cầu học sinh vẽ 1 hình tứ giác ABCD có độ dài lần lượt là 6, 7, 8, 9 (cm).

- Yêu cầu học sinh tính chu vi đó?

+ Vậy muốn tính chu vi của 1 hình chữ nhật làm như thế nào?

- Với hình chữ nhật MNPQ bạn vừa vẽ (hình vẽ lúc kiểm tra bài cũ) muốn tính chu vi này làm như thế nào? (ví dụ số đo các cạnh là 4cm, 3cm).

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Các hoạt động dạy và học.
1 . Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ học. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
* Kiểm tra tập đọc.
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc => xem lại bài trong 1 – 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài. 
* Bài 2: Nêu yêu cầu chính của bài 2
- Giải nghĩa từ: nến, dù.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập Tiếng Việt, 1 học sinh lên bảng gạch chân.
 + Những câu văn này thuộc kiểu so sánh gì?
 + Với kiểu so sánh ngang bằng thường sử dụng từ chỉ so sánh nào?
- Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
* Bài 3
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến. GV chốt kiến thức:
Biển: là một tập hợp rất nhiều sự vật.
* Luyện đọc thêm bài Chõ bánh khúc của dì.
- GV đọc mẫu, 1 HS đọc
- HDHS luyện đọc kết hợp TLCH: Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương? (vì chiếc bánh khúc mang hương vị của đồng quê, nhắc nhớ kỉ niệm êm đềm của quê hương)
3. Củng cố – Dặn dò.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Thể dục; Tin học; Âm nhạc (GV chuyên)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng: Tiếng Việt; Tiếng Việt; Toán; TNXH (Đ/c Duyên soạn giảng)
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Tập viết tuần 18
I. Mục tiêu
Giúp HS hoàn thành vở tập viết bài ôn tập
HS thực hành viết bài yêu cầu viết đúng mẫu chữ. 
Có ý thức trình bày bài viết sạch đẹp.
 II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra - GV kiểm tra vở viết của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: 
* Tìm hiểu về bài viết.
HS mở vở tập viết.
1, 2 HS đọc các các từ, câu thơ, câu văn có trong bài viết.
GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ, câu khó hiểu trong bài.
* Viết vở.
HS luyện viết + GV giúp đỡ HS trong lớp
(Lưu ý đối tượng HS viết chưa đúng kĩ thuật chữ, viết chưa đúng từ và câu).
GV chấm bài và nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò. 
HS nhắc lại nội dung bài. GV tiểu kết.
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông 
I. Mục tiêu
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
II. Đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: Muốn tính chu vi hình chữ nhật (chu vi hình vuông) em làm thế nào?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 2dm, chiều rộng là 13cm. 
- HS làm bài vào vở 
- 1 HS lên làm bài. - Lưu ý HS chiều dài và chiều rộng phải đổi ra cùng đơn vị đo
- GV và HS nhận xét. - GV củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó.
HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Muốn tính chu vi của mảnh vườn đó ta cần biết gì?
Muốn tìm chiều rộng của mảnh vườn đó ta làm thế nào?
HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
Bài 3: Tính chu vi hình vuông có cạnh là 2dm 5cm
HS làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng làm. Lớp nhận xét
GV củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài 4: Một cái sân hình vuông có cạnh là 24m 5dm. Hỏi chu vi sân là bao nhiêu?
GVHD : Đổi 24m 5dm = 245dm
HS làm bài. Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Thực hành kĩ năng cuối kì I
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng các hánh vi đạo đức đã học ở kì I 
- Vận dụng các hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống 
- HS ham học bài, H/s biết ứng xử tốt. 
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS ôn tập
- HS nêu tên các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 17 ( 8 bài )
- Mỗi bài ứng với 1 hành vi đạo đức. 
G/v đưa ra các câu hỏi h/s thảo luận nhóm-lớp phân nhóm, bầu nhóm trưởng.
+ N1:Nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập,sinh hoạt đúng giờ.biết sửa lỗi và nhận lỗi.?
+ N2:Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ,anh chị em ? hằng ngày em làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chi em?.
+ N3 :Nêu nhữngviệc làm thể hiện sự tích cực tham gia việc trường việc lớp?.
+ Vì sao phải tham gia việc trường việc lớp?
+ N4:Kể tên 1 số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
*H/s thảo luận nhóm.
+ GV chốt lại sau mỗi hành vi- yêu cầu HS nhắc lại.
+ Nhắc nhở HS thực hiện tốt vaod trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cho HS liên hệ 
*Thực hành.
+Em hãy kể những việc đã làm thể hiện sự quan tam chăm sóc ông bà ,cha mẹ .., hàng
xóm láng giềng?
+em đã nhận thấy mình đã tích cực tham gia mọi công việc ở trường ,lớp ,nhà chưa ? em đã làm được những gì?
+qua đây em cần làm những gì? 
3. Củng cố- dặn dò:
- Em đã làm gì để thể hiện chia sẻ buồn vui cùng bạn
- GV nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT.
Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 5)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra các bài học thuộc lòng. Luyện tập viết đơn.
- Đọc lưu loát. Viết đơn gửi Thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách. - Thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng.
	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng (Hđ 1). Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ học
2. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Trực tiếp
* HĐ1: - Kiểm tra tập đọc.
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc học thuộc lòng => xem lại bài trong 1 - 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
* HĐ2: Bài 2: HS đọc y/c và mẫu đơn (SGK)
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu 1 học sinh lên nói miệng nội dung lá đơn.
- Yêu cầu học sinh viết đơn vào mẫu đơn (GV phát)
 + HS viết được 1 lá đơn theo yêu cầu.
+ HS viết được 1 lá đơn theo yêu cầu, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Yêu cầu một số học sinh đọc đơn của mình - học sinh khác bổ sung, nhận xét bài làm của bạn khác.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 1 số đơn.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 6)
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục KT HTL 
- Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân ( hoặc 1 người mà em quý mến). Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
- HS yêu quý người thân.
II. Đồ dùng	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Kiểm tra HTL: 
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc học thuộc lòng => xem lại bài trong 1 - 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
c. Bài tập 2:
- HS đọc y/c của bài.
- Giúp HS xác định đúng:
 . Đối tượng viết thư: cô, dì, bố mẹ, cô giáo 
 . Nội dung thư : thăm hỏi (sức khoẻ, tình hình ăn ở, học tập, làm việc ) 
- Mời 3, 4 HS phát biểu ý kiến:
 . Các em viết thư cho ai? 
 . Hỏi thăm về điều gì? 
- Có thể cho HS đọc lại bài “Thư gửi bà” 
- HS viết thư.
- GV theo dõi, giúp đỡ các HS yếu kém.
- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Nhắc lại cấu tạo các phần của một bức thư.
 - GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 88: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố về chu vi hình vuông và chu vi hình chữ nhật.
- Rèn kỹ năng tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Vẽ 1 hình vuông có cạnh do em tự chọn. Tính chu vi hình vuông đó?
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS luyện tập
Bài 1
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+ Bài tập củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật làm như thế nào?
Bài 2
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
- HS nêu cách làm khác hoặc câu trả lời khác.
Bài 3
- Bài toán yêu cầu gì? 
+ Khi biết chu vi của hình vuông, muốn tìm số đo 1 cạnh của hình vuông ta làm như thế nào? 
- Vì sao ta lại làm dược như vậy? 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên chữa bài trên bảng.
Bài 4
- HS nêu yêu cầu của đề.
- GV: Bài toán cho biết nửa chu vi tức là cho biết số đo 1 của 1 chiều dài và 1 chiều rộng. Muốn tìm số đo chiều dài khi đã biết nửa chu vi và chiều rộng ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở, gv quan sát HS làm và giúp đỡ HS hoàn thành bài của mình.
3. Củng cố - Dặn dò
- HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ? 
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh môi trường 
I. Mục tiêu
- Nắm được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
+ Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khoẻ con người.
- Có ý thức vệ sinh môi trường sống xung quanh mình.
II. Đồ dùng: tranh ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy và học.
1, Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: GTB: Trực tiếp
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 sách giáo khoa và trả lời theo nội dung.
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác?
+ Rác có hại như thế nào?
+ Những con vật nào thường sống ở đống rác?
+ Chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
- Các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
=> Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa những vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián,...thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: Nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Cách tiến hành
+ Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát theo cặp các hình trong sách giáo khoa - 69. Chỉ và hỏi việc nào làm đúng, việc làm nào sai.
+ Bước 2 : Gọi 1 số nhóm lên trình bày, các nhóm khác lên bổ sung . 
- Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? 
- Hãy nêu cách xử lý rác thải ở địa phương em?
- Ở nơi em sống rác được xử lý ntn?
=> GV chốt lại có thể ghi vào bảng (như SHD) .
3. Củng cố - Dặn dò
- 1 HS đọc phần bài học trong sgk.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra HTL . HS hiểu ý nghĩa truyện: Ba điều ước: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng.
- HS biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, trôi chảy, 
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
- HS có ý thức ôn tập .
II. ĐDDH: - 17 tờ phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 - Bảng phụ viết nd bài 2.
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu.
2. Kiểm tra bài HTL: 
- GV gọi HS bốc phiếu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
3. Bài tập 2 : GV treo bảng phụ ghi bài tập . 
+ HS nêu yêu cầu .
- Gọi 3- 4 HS đọc lại truyện (Người nhát nhất ) .
+ Có đúng người đàn bà trong truyện này nhát không ? 
+ Câu chuyện đáng cười ở điểm nào ? (Bà lo cho cháu, cậu bé tưởng bà sợ vì bà nhát ).
+ Gọi 1 số em sửa lại dấu câu .
- Gọi 1 số HS kể lại .
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- VN kể lại truyện cho người thân nghe 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 9)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết bài thơ: Anh Đom Đóm (từ đầu đến ngon giấc). Biết cách trình bày bài thơ theo thể thơ 4 chữ. Viết đoạn văn ngắn ( từ 7 đén 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
- Nghe viết chính xác đoạn thơ, trình bày đẹp. Tốc độ viết đạt 60 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Viết được đúng đoạn văn theo yêu cầu đề bài.
- GD HS tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng 
 Bảng phụ viết bài chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
1. Nghe - viết bài thơ “Anh Đom Đóm”
- GV đọc bài chính tả (Bảng phụ). 2 HS đọc lại.
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Anh Đóm lên đèn đi đâu?
- Anh Đóm thấy cảnh gì trong đêm?
* Nhận xét:
- Bài chính tả có mấy dòng thơ? Mấy khổ thơ? Bài thơ viết theo thể thơ gì? Trong bài có những dấu gì?
- Nêu cách trình bày bài thơ?
- Lời của chị Cỏ Bợ được đặt trong dấu câu gì?
- HS tìm những từ ngữ khó viết: lan dần, lên đèn, làn gió, ...
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 – 7 bài và nhận xét.
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn, gợi ý: Bài yêu cầu các em kể về việc học tập của mình trong học kì I. Các em phải kể trung thực. Em học chăm hay lười, học yếu hay giỏi ... Phải nêu đúng sự thực.
 + Đầu năm học, kết quả học tập của em thế nào?
 + Quá trình học tập ở học kì I, em đã làm những gì để phấn đấu vươn lên học tốt (học trên lớp, học ở nhà)?
 + Cuối học kì I, kết quả học tập của em ra sao? Em có suy nghĩ gì về kết quả đạt được?
- HS viết bài vào vở sau đó đọc bài viết.
- Lớp, GV nhận xét, chỉnh sửa thêm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn tập
I. Mục tiêu 
Ôn tập củng cố về thực hiện phép nhân số có 2 chữ số , 3 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ 1 lần ) thực hiện phép chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết không có dư ) tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính . giải toán có 2 phép tính . 
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ
2. Bài mới
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
 54 x 3 , 306 x 2 , 856 : 4 , 734 : 5 
HS làm bảng co + bảng lớp
HS nhận xét, nêu cách làm. GV củng cố 
Bài 2:Tính giá trị biểu thức : 
 14 x 3 :7 , 42 + 18 :6 
 164 : 4 x 3 80 - ( 60 + 10 )
HS làm bảng con, nêu cách làm. Lớp nhận xét.
Bài 3: Một cửa hàng có 96 kg đường , đã bán được 1/4 số đường đó . Hỏi cửa hàng còn
 lại bao nhiêu kg đường ? 
HS đọc BT, phân tích BT
Muốn biết cửa hàng con bao nhiêu ki - lô -lô gam đường cần biết gì?
Muốn tìm số đường đã bán ta làm thế nào?
Muốn tìm số đường còn lại ta làm thế nào?
HS làm bài. 1 HS lên bảng làm, nhận xét.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
* CV HCN có chiều dài 15 cm , chiều rộng 10 là :
 A : 25 cm , B : 35 cm , C : 40 cm , D : 50 cm .
HS nêu đáp án và giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò.
GV cùng HS hệ thống nội dung tiết học. 
Nêu cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số , 3 chữ số với số có 1 chữ số ; thực hiện phép chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số ; Tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính 
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 89 : Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn tập , hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về tính nhân , chia trong bảng ; nhân chia số có 2 , 3 chữ số với số có 1 chữ số , tính giá trị của biểu thức .
- Củng cố cách tính chu vi HCN, HV, giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số 
II. Các hoạt động dạy – học:
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên làm bài 4 tiết trước. 
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Nêu yc của bài . HS làm miệng =>làm nháp.
- Em có nhận xét gì về bài 1? (Giúp em nhớ lại bảng nhân, chia).
 Bài 2: Yc HS thực hiện tính.
- HS tự làm vào vở nháp => đổi chéo vở kt nhau.
- 2, 3 HS nêu.
- Hãy nêu miệng cách tính?
 Bài 3 : Yc HS tự làm vào vở 1 HS lên bảng :
Chu vi mảnh vườn là:
 ( 100 + 60 ) x 2 = 320 ( m )
 Đáp số : 320 m .
- Chữa bài, cho điểm.
 Bài 4 : Yc HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Chữa bài, cho điểm.
Số vải đã bán là:
 81 : 3 = 27 ( m )
Số vải còn lại là:
 81 – 27 = 54 ( m )
 Đáp số: 54m.
 Bài 5 : Tính giá trị biểu thức- 3 HS lên bảng .
- HS tự làm vào nháp => đổi chéo vở để kiểm tra nhau nhau.
- Chữa bài, cho điểm.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia? 
3- Củng cố, dặn dò:
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông?
- GV chốt lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt dán chữ VUI VẺ ( tiết 2)
I. Mục tiêu 
HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học để cắt, dán chữ VUI VẺ
HS kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng yêu cầu kĩ thuật
Yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học : kéo, giấy màu keo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. KTBC.
Giờ trước các em học bài gì ?
Nêu các bước cắt chữ vui vẻ?
2. Bài mới 
HS thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ
GV kiểm tra HS cách kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ
GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình.
+ B1: Kẻ, cắt chữ cái của chữ vui vẻ và dấu hỏi
+ B2: Dán thành chữ VUI VẺ.
+1 số H/s nêu lại.
Yêu cầu HS cắt, dán chữ
GV xuống quan sát – giúp HS làm còn lúng túng .
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Lớp đánh giá nhận xét sản phẩm đẹp đúng quy trình kỹ thuật
3. Củng cố - dặn dò.
Nêu các bước cắt dán chữ VUI VẺ?
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 17: Cây bàng
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài cây bàng
- Viết đúng: sân trường, sừng sững, khẳng khiu, chi chít, lộc non. Viết đúng chữ hoa N, X, H, T
- Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết : Hôm qua, lên nương, be bé.
2. Bài mới: 
- GV đọc bài viết 1 lượt, hai HS đọc lại
+ Hãy nêu hình dáng của cây bàng ?
+ Trong bài những chữ nào được viết hoa ?
+ HS tìm những từ dễ viết lẫn trong bài.
- GV đọc HS viết bảng con từ dễ viết sai lỗi chính tả (phần y/c )
- GV hướng dẫn HS viết vở
- HS viết bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu chấm một số bài – Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Một HS đọc lại bài. 
- GV chốt lại nội dung bài.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Tạo hứng thú học tập (tiết 1)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 8)
I. Mục tiêu
- HS đọc thầm và làm bài tập theo nội dung bài đọc: Đường vào bản
- Củng cố vốn từ, lựa chọn từ ngữ thích hợp bổ sung cho ý nghĩa các từ chỉ sự vật, đặt câu theo mẫu Ai làm gì? 
-Tự giác, chăm chỉ luyện tập
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 a. Học sinh đọc thầm bài: Đường vào bản
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Câu 1,2,3: 
 - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
 - HS đọc thầm bài, đọc câu hỏi, lựa chọn câu trả lời đúng
 - GV gọi HS trả lời miệng
 - GVnhận xét 
 Câu 4, 5: 
 - HS tìm các câu có hình ảnh so sánh, HS đọc các câu đó lên
 - GV nhận xét. 	
 3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: MĨ THUẬT
Lễ hội quê em (tiết 4)
( Theo dạy mĩ thuật)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
Ôn tập 
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về nhân, chia nhẩm trong bảng đã học, tính giá trị của biểu thức... 
- Có kĩ năng viết, đọc, đổi, làm tính, so sánh số đo độ dài, giải toán có lời văn.
- Tự giác, chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài : HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông
2. Bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2016_2017_pha.doc