Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn

- Ghi nhớ quy tắc tính giá trị để áp dụng vào làm tính

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ

- 3 HS nêu 3 quy tắc về tính giá trị của biểu thức, lấy ví dụ minh hoạ

- HS1: Nêu quy tắc về biểu thức chỉ có phép cộng và trừ

- HS 2: Nêu quy tắc về biểu thức chỉ có phép nhân và chia

- HS3: Nêu quy tắc về biểu thức chỉ có cộng, trừ, nhân, chia

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hư¬ớng dẫn làm bài tập

- GV đ¬ưa ra ví dụ: (30 + 5) : 5 3 x (20 – 10)

- GV nói: Đây cũng đư¬ợc gọi là biểu thức

- GV yêu cầu HS nhận xét 2 biểu thức này có gì khác các biểu thức trư¬ớc?

- HS nêu sự khác nhau giữa các biểu thức: đây là các biểu thức có dấu ngoặc đơn.

- GV đ¬ưa ra quy tắc về tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc đơn

- HS nhắc lại nhiều lần và sau đó làm nháp 2 ví dụ trên dựa vào quy tắc vừa học

- GV chữa bài trên bảng lớp và chú ý cách trình bày bài cho HS

 ( 30 + 5) : 5 = 35 : 5 3 x (20 – 10) = 3 x 10

 = 7 = 30

=> HS nhắc lại cách làm và quy tắc như sgk.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phố, thị xã .
 Gợi ý: - Đó là làng quê hay thành phố, thị xã nào?
 - Cảnh vật và con người nơi đó đáng yêu, đáng mến ở điểm nào?
 - Em thấy gì ở đó? So sánh với quê em thế nào?
 - Tình cảm của em đối với nơi đó ra sao?
HS thi đua nhau kể, GV nhận xét, đánh giá.
HS viết bài vào vở. Đọc bài viết của mình. GV và lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
+ Em thấy cảnh vật quê em ntn? Em sẽ làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương? 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 2:ÔN TOÁN
Luyện tập tính giá trị biểu thức
I. Mục tiêu
Củng cố về cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc đơn.
Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức ở các dạng khác nhau.
Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn ? 2-3 HS nêu.
- Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ?
- Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép tính + - x : ?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức.
 80 - 40 : 4 (68 + 13) : 9
 79 - 11 x 7 72 : (107 - 99)
 18 x 6 : 4 16 - 6 : 2 x 3
Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
Nêu cách thực hiện. 
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 44 : 4 x 5 ... 52
 41 ... 68 - 20 - 7
 47 ... 80 + 8 - 40
584 ... 876 : 6 x 4
872 + ( 999 - 877 ) ... 900
116 ... 719 - 93 x 6
Để điền đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gỡ?
Chúng ta cần tính giá trị biểu thức trước sau đó so sánh .
GV gọi 3 em lờn bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Cả lớp nhận xột bài làm của cỏc bạn.
GV nhận xét củng cố cách so sánh và tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Có 360 quyển sách xếp đều vào 3 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau? (Giải bằng hai cách).
GV cho HS làm bài vào trong vở (GV giúp đỡ HS trong lớp). Sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
HS nhận xét và củng cố ND bài. GV chấm nhận xét.
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức
32 + 15 : 3 x 5 = 54 - 18 x3 : 2 + 4 = 
3. Củng cố, dặn dò
Nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn ? .
Nêu cách tính giá trị của biểu thức có phép tính + - x : ?
Nhận xét tiết học, dặn dò. 
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Biết ơn các thương binh, liệt sĩ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. 
- Tự hào, biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ.
II. Đồ dùng 
	Tranh minh hoạ truyện , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tại sao phải biết ơn các thương binh, liệt sĩ?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	b. Các hoạt động:
 * Hoạt động1: Xem tranh và nói về người anh hùng.
	+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên.
	+ Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, phát tranh, yêu cầu HS thảo luận:
	+ Người trong tranh là ai? Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của anh hùng đó 
HS hát, đọc thơ về người đó. 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
	 + GV kết luận 
 * Hoạt động 2: Báo cáo kết quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em.
 + Mục tiêu: HS hiểu rõ các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa...
 + Cách tiến hành: - HS thực hiện như hoạt động1. 
 + GV kết luận ( SGV )
3. Củng cố dặn dò
Tại sao cần quan tâm, biết ơn thương binh, liệt sĩ?
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy
I. Mục tiêu
 - Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, mẫu câu: Ai thế nào; ôn về dấu phẩy
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật. Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng. đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Giáo dục HS tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung BT3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS làm miệng bài 1, 2 SGK tiết LTVC tuần 16
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV giúp HS nắm vững y/c của BT: Có thể tìm nhiều TN nói về đặc điểm của 1 nhân vật.
- HS nghe GV hướng dẫn sau đó làm bài ra vở nháp
- HS nối tiếp nhau trình bày; Lớp, GV nhận xét
a. Mến: dũng cảm, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác
b. Đom Đóm: chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng, lo cho mọi người
c. Chàng Mồ Côi: thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ người bị oan.
- Chủ quán: tham, lam, dối trá, vu oan cho người klhác, xấu xa.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của đề bài; GV nhắc HS đặt nhiều câu theo mẫu
- 1HS đọc câu mẫu SGK
- GV gọi HS đặt 1 câu: VD: Bác nông dân rất chăm chỉ.
- Lớp làm bài cá nhân
- HS trình bày trước lớp, nối tiếp nhau đọc từng câu văn; nhận xét
- 3HS lên bảng viết 3 câu văn; GV cùng HS chỉnh sửa câu văn trên bảng
Bài 3: 1HS đọc đề bài
- GV treo bảng phụ, giúp HS nắm vững y/c của BT
- HS làm bài cá nhân ; 3 HS chữa bài trên bảng phụ
- Lớp; GV nhận xét, chốt lời giải đúng – HS đọc lại các câu văn 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số từ ngữ chỉ đặc điểm của người học sinh ngoan?
- Dấu phẩy được sử dụng khi nào?
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Âm thanh thành phố
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài: Âm thanh thành phố- đoạn 3. Làm bài tập có chứa vần ui/ uôi.
- Viết đúng tên riêng người Việt Nam và người nước ngoài.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm 5 từ bắt đầu bằng d/ r/ gi.
2HS lên bảng tìm, ở dưới làm giấy nháp.
GV nhận xét chữa bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
Nhận xét chính tả:
Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? (Hải, Mỗi, Anh, Hà Nội, Ánh, Bét-tô-ven)
*Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: ngồi lặng, dễ chịu, căng thẳng, Bét- tô- ven, pi-a-nô.
- GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a
1HS đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Ui: cặm cụi, dụi mắt, bụi bay, đui mắt, bùi tai, 
HS làm bài ra vở nháp, trình bày miệng. GV chữa bài, sửa lỗi phát âm cho HS.
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Nhận xét.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 83: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
 - Áp dụng vào làm bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết BT4 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
 ( 76 + 14) : 2	 81 : ( 3 x 3)
- 2HS lên bảng làm, dưới làm giấy nháp.
- 1HS phát biểu quy tắc qua bài tập trên. 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập T83
*Bài 1 Tính giá trị của biểu thức:
 - 1HS đọc yêu cầu đề bài.
GV hướng dẫn HS cách làm. 
4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm giấy nháp.
 - HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có phép cộng, trừ hoặc có phép nhân, phép chia
*Bài 2 dòng 1 Tính giá trị của biểu thức:
 - HS nêu yêu cầu, HS tự làm và giải thích cách làm.
- Củng cố cách thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc.
*Bài 3 : dòng 1: Tính giá trị của biểu thức:
- 1 HS nêu yêu cầu bài
 - HS làm bài vào vở. 2 HS lên chữa bài.
 - GV củng cố biểu thức có dấu ngoặc.
*Bài 4( 83): Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?
 - 1 HS nêu yêu cầu bài. GV treo bảng phụ.
GV hướng dẫn HS cách làm. 
GV gọi HS lần lượt lên bảng nối biểu thức với giá trị biểu thức đúng. 
*Bài 5: HS đọc đề bài. GV phân tích cho HS hiểu yêu cầu.
 HS giải theo 2 cách vào vở.
 + C1: Tìm số hộp bánh số thùng bánh xếp được?
 + C2: Tìm 1 thùng có số bánh Số thùng xếp được?
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại 4 quy tắc về tính giá trị của biểu thức.
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Ôn tập học kì 1 (T.1)
I. Mục tiêu
- Kể tên các bộ phận trong cơ thể và chức năng của chúng. Nêu được một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. 
- Phân biệt được các bộ phận trong cơ thể con người.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các cơ quan trong cơ thể con người.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Tranh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	- GV nêu câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào đúng với luật an toàn giao thông?
	- 2HS trả lời
	- GV nhận xét và liên hệ HS cần đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Chơi trò chơi: Ai đúng ai nhanh
	*Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và các chức năng của các bộ phận trong cơ thể.
	* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV treo tranh các cơ quan đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu HS ghi tên và chức năng, cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đó.
+ Các nhóm bắt đầu thảo luận(5 phút). 
- Bước 2: HS đại diện các nhóm lên lớp ghi tên từng cơ quan vào tranh.
+ Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
c. Hoạt động2:
	*Mục tiêu: Củng cố lại nội dung các kiến thức đã học về các bộ phận của các cơ quan
	*Cách tiến hành:
- Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, kể tên các bộ phận và chức năng của từng cơ quan và cách giữ gìn các cơ quan đó như thế nào?
- Bước 2: GV gọi từng nhóm lên trình bày.
=> GV kết luận về vai trò của các cơ quan đó.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa N
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết hoa chữ N thông qua bài ứng dụng 
- HS viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng: Đường vôhoạ đồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. (HS viết nhanh viết cả bài)
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ 
II. Đồ dùng dạy học: chữ mẫu viết hoa N ; tên riêng: Ngô Quyền 
1. Kiểm tra bài cũ 
	- HS viết bảng con: Mạc, Một - GV nhận xét cách viết
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* HĐ1: Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài
	- GV đưa ra chữ mẫu N cho cả lớp cùng quan sát
	- HS nhắc lại cấu tạo, cách viết các chữ hoa đó
	- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con; GV nhận xét, chỉnh sửa
* HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền
 - HS nói những điều em biết về Ngô Quyền
	- GV nhận xét, bổ sung: Là một vị anh hùng của dân tộc ta, đã lãnh đạo nghĩa quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập dân chủ ở nước ta.	
	- GVHD cách viết rồi viết mẫu trên bảng lớp
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con - GV nhận xét sửa sai
* HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
	- HSTB đọc câu ứng dụng; HS nêu ND câu ứng dụng
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương xứ Nghệ và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
	- HS viết bảng con: Nghệ, Non
c. Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
	- HS viết bài vào vở- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài	
d. Chấm bài
	- GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò 
	- HS nhắc lại cách viết chữ hoa N 
 - GV nhận xét tiết học; dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu Ai thế nào? Dấy phẩy
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm(hình dáng, tính tình) của người. Biết đặt câu để miêu tả đặc điểm của người. Chức năng của dấu phẩy trong câu.
-Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu BT3 a, b( HSKG làm toàn bộ Bt3)
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Tự nghĩ một câu văn có mẫu Ai thế nào?
	Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu đó?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn làm bài tập. 
 Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm về hình dáng, tính tình rồi điền vào chỗ trống
a) Về hình dáng: béo lẳn, mặt bầu bĩnh, cao,....
b) Về tính tình: vui tính, trầm, khiêm tốn,...
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp, làm bài vào vở. => nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
 Bài 2: Dựa vào các từ ngữ đã tìm được ở BT1, hãy đặt 2 câu nói về người bạn của em(một câu nói về hình dáng, một câu nói về tính tình).
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở . HSKG có thể viết nhiều câu 
- HS trình bày trước lớp, nối tiếp nhau đọc từng câu văn.
- GV cùng HS chỉnh sửa câu văn.VD: Bạn Bích Vân vóc người nhỏ nhắn.
 Bạn Hiếu rất vui tính.
- Các câu vừa đăt ở trên thuộc mẫu câu nào?
 Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau?
a) Quê tôi có dòng sông êm đềm có bãi ngô xanh mướt có đồng lúa thẳng cánh cò bay.
b) Chú Dư dăn bố tôi điều gì đó chỉ thấy bố tôi gật gật cái đầu mà không nói gì.
c) Bọn trẻ chúng tôi cùng nhau ra về đứa nào cũng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.
- GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở .
-GV chấm, chữa bài.
+ Dấu phẩy trong những câu văn trên có tác dụng gì trong câu?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hôm nay chúng ta ôn tập nội dung kiến thức gì? Nêu một số từ ngữ chỉ đặc điểm của người, vật?
 HS đọc lại các câu văn ở bài 3. 
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Tính giá trị biểu thức. Giải toán bằng 2 phép tính
I. Mục tiêu
Củng cố tính giá trị của biểu thức, giải bài toán bằng 2 phép tính.
Có kĩ năng tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân chia.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 
 36 : 9 x 4 =
 120 : 3 x 5 =
18 x 9 - 38 =
153 x 2 =
2 HS lên bảng làm bài.
HS dưới làm vào vở.
GV nhận xét, củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 
 Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm 
 9 + 36 x 4  36 x 4 + 9
 155 : 5 - 13  135 - 155 : 5
 61 x 4 + 84  31 - 15 x 4
 44 : 4 x 5  52
 41  68 - 20 - 7
 47  80 + 8 - 40
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Lớp 3C có 28 HS nữ và 20 HS nam. Cô giáo cử số HS của lớp đi thi học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi? 
HS làm bài vào vở. 1 HS lên làm bài.
GV và HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép +, -, x, : 
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 84: Hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết 1 số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Mô hình HCN ; HS: Ê ke, thước có vạch chia cm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng của HS
 2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu hình chữ nhật
- GV vẽ hình chữ nhật ở bảng lớp
- HS quan sát GV vẽ
- GV cho HS lên kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật
- 2 HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật và rút ra nhận xét
=> GV kết luận : 4 góc của hình chữ nhật bằng nhau
- Tiếp theo GV cho HS lên đo 4 cạnh của hình chữ nhật
- HS dùng thước đo và rút ra nhận xét
=> GV kết luận về cạnh của hình chữ nhật: Có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau
- 1HS nhắc lại đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật
- GV đưa ra mô hình hình chữ nhật 
- HS quan sát về đặc điểm cạnh và góc của hình chữ nhật
c. Thực hành
	Bài 1( 84)
- HS quan sát 4 hình trong SGK tự nhận biết bằng trực giác. Sau đó dùng ê ke, thước kẻ kiểm tra cạnh và góc của các hình tìm đâu là hình chữ nhật
- GV nhận xét và khẳng định: Trong các hình đã cho có MNPQ, RSTU là hình chữ nhật; ABCD, EGHI không là hình chữ nhật.
	Bài 2( 84): HS dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật và nêu kết quả
	Bài 3( 84) : HS làm vở tính độ dài hình chữ nhật
	Bài 4( 84): HS tự kẻ hình chữ nhật ở vở nháp
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật 
- GV cho HS thi tìm nhanh các đồ vật có hình chữ nhật
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ VUI VẺ (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ .
Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ .
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ VUI VẺ được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát . Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
Kéo, thước, giấy màu, hồ dán.	
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu .
b. Nội dung:
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét . 
GV giới thiệu mẫu các chữ VUI VẺ (H1) và hướng dẫn HS quan sát và nêu một số nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.
+ Chữ VUI VẺ gồm mấy chữ cái là chữ nào ?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
GV gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt chữ V, U, E, I. 
GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu :
GV đưa ra quy trình cắt , dán 
+ Có mấy bước kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ ?
+ GV vừa làm vừa hướng dẫn 
Bước 1 : Kẻ, cắt các chữ VUI VẺ và dấu hỏi . 
Kích thước, cách kẻ các chữ V, U, E, I giống như đó học ở các tiết trước.
Cắt dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a. Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật mặt màu được dấu hỏi.
Bước 2 : Dán chữ VUI VẺ 
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đó định: Giữa các chữ cái cách nhau 1 ô ; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi phía trên chữ E (H3).
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H.4).
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại các bước cắt, dán chữ VUI VẺ.
Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 16 : Đi học
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa: H; M; N; T thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng đẹp tên riêng, bài thơ Đi học của nhà thơ Minh Chính.
- HS có ý thức rèn chữ viết cho đẹp.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết nội dung bài luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Kiểm tra phần viết ở nhà, nhắc lại nội dung tiết trước 
	 - 2, 3 HS viết bảng lớp: X; Xuân
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS nghe viết 
- GV đọc nội dung bài thơ. 
- Hai HS đọc lại. Cả lớp theo dõi vở viết
* HD luyện viết chữ hoa: GV treo bảng phụ
+ Tìm các chữ viết hoa có trong bài ?
+ Viết mẫu, nhắc lại cách viết : H; M; N; T ?
+ HS tập viết trên bảng con: H; M; N; T ?
* Luyện viết từ : dắt tay, nằm lặng, hôm, trường.
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- Gv nêu yêu cầu bài viết 
- HS viết vào vở. GV quan sát, theo dõi giúp đỡ HS. 
- Chấm, chữa, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bài viết, ? Nêu cách trình bài viết ?
- Yêu cầu viết tiếp nội dung bài về nhà. Nhớ vào học thuộc câu ca dao, tục ngữ.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Bài 4: Yêu thương và chia sẻ (tiết 2)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
---------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_pha.doc
Giáo án liên quan