Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Củng cố cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng tính và giải toán bằng 2 phép tính.

II. Đồ dùng. GV: Kẻ bài 4 (77) ở bảng phụ

III. Các hoạt động dạy và học.

1. Kiểm tra bài cũ.

- Tự nghĩ phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số => đặt tính và tính vào bảng con.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. H¬ướng dẫn làm bài tập T 77

Bài 1(77) Số?

- GV kẻ nội dung bài tập như¬ SGK và yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số, tích

- HS nêu cách tìm và trình bày kết quả.

- GV củng cố: Bài này giúp các em ôn tập gì? (Tìm thừa số ch¬ưa biết và tích)

 + Muốn tìm thừa số ch¬ưa biết làm nh¬ư thế nào?

Bài 2(77) Đặt tính rồi tính

- HS làm bảng con, bảng lớp về chia hết và chia có d¬ư

- GV yêu cầu HS nêu lại cách chia của từng phép chia và củng cố lại cách chia, nhấn mạnh về chia có d¬ư

Bài 3(77) 1HS đọc đề bài, lớp theo dõi

- GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích đề bài:

 Có : 36 máy bơm

 Đã bán : số máy bơm ?

 Còn lại : . máy bơm ?

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hai chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
 948 : 4 246 : 3 468 : 4 543 : 6
 563 : 7 480 : 8 727 : 9 426 : 5
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Củng cố về chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (phép chia hết và phép chia có dư).
Bài 3: Một tổ công nhân phải trồng 324 cây và tổ đã trồng được 1/6 số cây đó. Hỏi tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa ?
HS đọc bài toán, xác định dạng toán.
HS làm bài vào vở.
GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính.
Bài 4*: a, Tính aaa : a x 5 + 189
b. Tìm một số biết rằng số đó nhân với 2 thì được số liền trước của số lớn nhất có 3 chữ số.
HS suy nghĩ cách làm.Nếu HS gặp khó khăn, GV gợi ý.
HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở.
3. Củng cố, dặn dò
GV khắc sâu về cách chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số.
Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập. 
Dặn dò VN xem lại bài.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Biết ơn các thương binh, liệt sĩ (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. 
- Tự hào, biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ.
II. Đồ dùng 
	Tranh minh hoạ truyện SGK , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tại sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện.
 + Mục tiêu: Hiểu thế nào là thương binh liệt sĩ, có thái độ biết ơn đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Giáo viên kể chuyện "Một chuyến đi bổ ích"
- Cho hs quan sát tranh minh họa
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7? 
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với thương binh liệt sĩ?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 + Mục tiêu: Học sinh phân biệt được 1 số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm.
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc (có trong vở bài tập Đạo đức) và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
 + Giáo viên kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm và việc d không nên làm.
3. Củng cố
- Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối thương binh, liệt sĩ ?
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn. Ôn tập về dấu phẩy.
- Nêu được 1 số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Yêu quý quê hương đất nước
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam (BT1); Bảng phụ chép nội dung bài tập 3
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài tập 2 và 3 tuần 15. 2HS trình bày miệng nội dung bài tập 2 và 3
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 135)
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV lưu ý HS nêu tên thành phố (không nêu tên thị xã) và kể tên một vùng nông thôn
- HS trao đổi theo nhóm đôi kể tên các thành phố và vùng nông thôn
- Đại diện các nhóm kể trước lớp
- GV treo bản đồ và chỉ các thành phố ở Việt Nam
Bài 2(135)
- Lớp đọc thầm yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài sau đó trình bày trước lớp
- GV chốt lại một số sự vật và công việc tiêu biểu ở thành phố và ở nông thôn
Bài 3( 135)
- HS đọc yêu cầu đề bài, làm bài cá nhân dùng bút chì ghi dấu phẩy
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập 3
- 1HS lên bảng điền dấu phẩy, lớp nhận xét bổ sung
3. Củng cố dặn dò
- HS kể tên một số thành phố ở nước ta mà em biết? 
- GV lưu ý HS tên các thành phố phải viết hoa.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)
Về quê ngoại 
I. Mục tiêu
- Nhớ viết lại nội dung 10 dòng thơ đầu bài: Về quê ngoại. Phân biệt dấu hỏi, ngã. 
- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Làm đúng BT(2) b
- Yêu quý quê hương nơi đó mình sinh ra và lớn lên
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc các từ: chầu hẫu, sửa soạn, chật chội
- 1HS viết bảng lớp, lớp viết giấy nháp 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc 10 dòng thơ đầu của bài viết
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- Bạn nhỏ có tình cảm gì đối với quê ngoại của mình?
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* Viết bài:
- HS viết bài vào vở
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS, cách trình bày bài
* Chấm , chữa bài: GV đọc cho HS soát lỗi; HS ghi số lỗi ra lề
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên câu chữ in đậm? Giải câu đố.
(cái lưỡi cày; là mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng)
- 1HS đọc yêu cầu đề bài, suy nghĩ làm nhẩm. HS đọc kết quả bài tập đã điền 
- GV nhận xét chữa bài 
Củng cố 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài
- Nhận xét; dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 78: Tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu =,.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức: 84 – 32	120 x 3
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. GVHDHS nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức
	* GV viết biểu thức 60 + 20 - 5
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính đó
- HS làm vở nháp; 1 HS lên bảng làm; lớp, GV nhận xét Kq và cách trình bày
- HS nêu lại cách làm: Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 20 – 5 ta lấy 60 cộng 20 trước rồi trừ tiếp 5 được 75.
=> GV cho HS nêu quy tắc 1 trong SGK trang 79
	* GV đưa ra tiếp một ví dụ khác 49 : 7 x 5
- GV hướng dẫn làm tương tự ví dụ 1
- HS làm vở nháp và bảng lớp - HS đọc lại quy tắc 2
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.
c. Thực hành HDHS làm BTT79
	Bài 1(79) Tính giá trị của biểu thức :
- GV hướng dẫn làm trên bảng lớp, bảng con
- 2HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con theo dãy bàn
- GV hỏi lại các tính giá trị của từng biểu thức
	Bài 2( 79): Tiến hành tương tự bài 1
 Bài 3( 79): Điền dấu thích hợp
- 1HS nêu y/c của BT. GV HDHS cách làm
- HS làm vào vở; 2 HS lên bảng chữa bài; lớp, GV nhận xét
- GV hỏi củng cố các bước của BT điền dấu
	Bài 4( 80): (HS làm thêm nếu còn tg.)
- HS làm vở; GV chấm chữa bài và củng cố dạng toán
Hai gói mì cân nặng: 80 x 2 = 160 ( g )
Hai gói mì và một hộp sữa cân nặng: 160 + 80 = 240 ( g )
Đáp số: 240 gam
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Làng quê và đô thị 
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. Liên hệ với cuộc sống của nhân dân ở địa phương. Kể tên được nghề nghiệp ở làng quê hoặc đô thị. 
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: so sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị; Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. 
- Yêu quý , góp phần làm cho làng quê ngày càng giàu đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy học : bút màu
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Hãy nêu một số hoạt động công nghiệp ở tỉnh em?
- 2 HS trả lời
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nội dung câu hỏi trang 62
- HS thảo luận theo nhóm đôi nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung
=> GV kết luận về sự khác biệt giữa làng quê và đô thị (như phần 1 mục bạn cần biết)
c. Hoạt động2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê hoặc đô thị thường làm.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm đôi, mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở phần trên để tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về nghề nghiệp.
 	Các nhóm đôi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi HS đang sống.
=> GV kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công .ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy.
d. Hoạt động 3: Vẽ tranh	
* Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước
* Cách tiến hành: 
- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về quê em.
- HS thi vẽ tranh
- GV theo dõi giúp đỡ HS vẽ cho đúng chủ đề
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
 Ôn chữ hoa M
I. Mục tiêu
- Củng cốcấu tạo, cách viết hoa chữ M 
- HS viết đúng chữ M (1 dòng), T,B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một câyhòn núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học : chữ mẫu viết hoa M, T, B ; phấn màu; tên riêng Mạc Thị Bưởi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. Kiểm tra bài cũ : HS viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời
	2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* HĐ1: Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
	- HS nhắc lại cấu tạo, cách viết các chữ hoa đó
	- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con
* HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi
	- GV giảng từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương- là một nữ du kích hoạt động trong vùng tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Chị bị địch bắt tra tấn rất dã man, nhưng chị kiên quyết không khai, bọn địch đã cắt cổ chị.	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
	- GV viết mẫu trên bảng lớp
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con - GV nhận xét sửa sai
* HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
	- HS đọc câu ứng dụng; HS nêu ND câu ứng dụng
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng: khuyên mọi người phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
	- HS viết bảng con: Một, Ba
c. Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
	- HS viết bài vào vở. GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
d. Chấm bài: - GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ M
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dâú phẩy
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố và mở rộng cho HS từ ngữ về thành thị, nông thôn; về dấu phẩy.
- HS vận dụng để phân biệt được tên các thành phố và nông thôn ở nước ta; phân biệt các sự vật thường thấy ở thành phố và nông thôn. Điền đúng dấu phẩy vào đoạn văn.
- HS thêm yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
HS : vở viết, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kể tên một số thành phố ở nước ta mà em biết?
Kể tên một vùng quê mà em biết?
(Mỗi HS kể ít nhất tên một làng, xã, huyện)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Chia các từ ngữ dưới đây thành 4 nhóm rồi điền vào chỗ trống thích hợp:
 đường phố, đại lộ, mái đình, bờ tre, giếng nước, vỉa hè, phố xá, xe buýt, cái cày, cái bừa, cào cỏ, nhà máy, xí nghiệp, công viên, ô tô, rạp xiếc, máy cày, cái liềm, cây đa, cánh đồng, vườn tược, làng mạc, xích lô, cung văn hoá, đài truyền hình.
a) Cơ sở vật chất ở thành phố: .
b) Phương tiện giao thông sử dụng chủ yếu ở thành phố: .
c) Cảnh vật quen thuộc ở nông thôn: .
d) Công cụ sản xuất của người nông dân: .........................................................
HS làm bài vào vở.
HS phát biểu ý kiến; lớp, GV nhận xét, bổ sung; GV ghi bảng - HS nhắc lại.
a) Cơ sở vật chất ở thành phố: đường phố, đại lộ, vỉa hè, phố xá, nhà máy, xí nghiệp, công viên, rạp xiếc, cung văn hóa, đài truyền hình.
b) Phương tiện giao thông sử dụng chủ yếu ở thành phố: xe buýt, xe tắc- xi, xích lô, xe lam
c) Cảnh vật quen thuộc ở nông thôn: mái đình, bờ tre, giếng nước, cây đa, cánh đồng, vườn tược, làng mạc
d) Công cụ sản xuất của người nông dân: cái cày, cái bừa, cái cào cỏ, máy cày, cái liềm
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn nói về các hoạt động của người nông dân ở nông thôn, trong đó có sử dụng một số từ ngữ sau: cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, tát nước.
HS đặt câu với một trong các từ trên.
HS làm bài. đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
VD: Trời sáng hẳn. Dòng người từ các nhà trong thôn em đổ ra trên con đường làng dẫn ra cánh đồng. Các bác nông dân vai vác cày, tay dắt trâu hối hả ra ruộng. Trên các thửa ruộng, chỗ này, mấy ông đang cày bừa, chỗ kia các bà, các chị đang tát nước, cấy lúa để cho kịp thời vụ. Một không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương tràn ngập cánh đồng làng.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Đến trưa Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá nó ra suối để câu cá. Nhưng Mèo mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa. Đúng lúc ấy Mèo Tam Thể đi học về Thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà.
HS đọc yêu cầu của BT.
GV giúp HS nắm vững y/c.
HS làm bài vào vở.
GV nhận xét 1 số bài; chữa bài.
 Đến trưa, Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá, nó ra suối để câu cá. Nhưng Mèo mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt, chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa Đúng lúc ấy, Mèo Tam Thể đi học về, Thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà.
1 vài HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu phẩy.
GV lưu ý HS ngắt hơi khi đọc dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại ND bài học. Nêu một số từ ngữ về thành thị, nông thôn?
Em cần có tình cảm gì đối với quê hương đất nước?
Để thể hiện tình cảm đó, em cần phải làm gì?
Nhận xét tiết học - Dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Tính giá trị biểu thức 
I. Mục tiêu
Củng cố tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Có kĩ năng tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân chia.
Tự giác, chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
HS làm 60 + 35 : 5
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức 
 145 - 9 x 5 =
 120 : 3 x 5 =
936 + 153 x 2 =
168 : 3 - 36 : 6 =
2 HS lên bảng làm bài.
HS dưới làm vào vở. 
GV nhận xét, củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 
 Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm 
 12 x 4 : 6 ........... 15
 44 : 4 x 5 ... ........52
 41 .... 30 + 6 x 4
 47 ... 445 - 9 x 5
HS nêu yêu cầu của bài.
 Để điền dấu đúng vào chỗ chấm ta cần làm gì?(tính giá trị của biểu thức rồi so sánh) 
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Bao gạo thứ nhất có 58kg, bao gạo thứ hai có 41kg. Người ta đem số gạo của hai bao đó chia dều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki - lô - gam gạo?
HS đọc bài toán, phân tích BT
Muốn biết mỗi túi có bao nhiêu ki-lô- gam gạo cần phải biết gì?(tổng số gạo của 2 bao)
Làm thế nào để tìm được tổng số gạo ở hai bao?
Biết được tổng số gạo của 2 bao, muốn tìm mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm thế nào?
1 HS lên bảng làm -> HS + GV chữa
Bài 4(Nếu còn thời gian): Lớp 3C có 28 HS nữ và 20 HS nam. Cô giáo cử số HS của lớp đi thi học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi? 
HS làm bài vào vở . 
1 HS lên làm bài.
GV và HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép +, -, x, : 
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 79: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức: 268 – 68 + 1 ; 81 : 9 x 7
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. GVHDHS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính +, -, x, :
* GV viết biểu thức 60 + 35 : 5
- GV yêu cầu HS nêu các phép tính có trong biểu thức và nêu thứ tự thực hiện các phép tính đó
- HS làm vở nháp; 1 HS lên bảng làm; lớp, GV nhận xét Kq và cách trình bày
* GV đưa ra tiếp một ví dụ khác 86 – 10 x 4
- GV hướng dẫn làm tương tự ví dụ 1
- GV HS HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân. chia.
- Vài HS đọc lại quy tắc SGK trang 80
c. Thực hành: BTT80
Bài 1(80) Tính giá trị của biểu thức
- GV hướng dẫn làm trên bảng lớp, bảng con
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con theo dãy bàn
- GV hỏi lại các tính giá trị của từng biểu thức
Bài 2 (80)
- HS nêu y/c của BT: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- GV HDHS làm 1 biểu thức đầu
- HS tự làm các phần còn lại vàp vở; 2 HS lên bảng chữa bài
Bài 3 (80)
- 1HS đoc BT – GV HDHS tóm tắt BT
Mẹ : 60 quả
 	xếp đều vào 5 hộp
Chị: 35 quả 
Mỗi hộp  quả táo?
 1 HS nêu các bước giải BT
- HS giải BT vào vở; chấm 1 số bài; chữa bài
Bài 4( 80): HS có thể làm thêm
- HS lấy 8 hình tam giác ở bộ đồ dùng để xếp hình như SGK
- GV quan sát HS xếp, giúp đỡ
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức
- Nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt dán chữ E
I. Mục tiêu 
HS biết kẻ, cắt, dán chữ E.
Kẻ, cắt, dán chữ E đúng qui trình, kĩ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học
Chữ mẫu đã cắt, dán sẵn.
Qui trình kẻ , cắt, dán chữ E.
Giấy màu , thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Giờ trước em học bài gì? Nêu cách cắt dán chữ V?
GV nhận xét.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
 *Hoạt động1: Quan sát , nhận xét : GV cho HS quan sát chữ mẫu .
Chữ E cao mấy ụ, rộng mấy ụ. Nêu độ rộng của các nét chữ ? (chữ rộng 1 ô).
Chữ E có điểm gì đặc biệt ? (nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau) 
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
GV nêu và thực hành mẫu theo tranh 
+ Bước 1: Kẻ chữ E 
Lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5ô và chiều rộng 2 ô rưỡi.
Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ theo các điểm đã đánh dấu .
+ Bước 2: Cắt chữ E
Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa, sau đó cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo, mở ra được chữ E .
+ Bước 3 : Dán chữ E: 
Thực hiện như dán các chữ cái ở các bài trước .
 *Hoạt động 3: HS thực hành cắt , dán chữ E:
Gọi 1HS nhắc lại cách kẻ , cắt , dán chữ E.
GV tổ chức cho HS thực hành 
Tổ chức trưng bày và đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố dặn dò
Nêu cách cắt, dán chữ E?
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 15
I. Mục tiêu
- HS viết đúng chữ hoa Y (3 dòng) và các câu ứng dụng: Yêu nước thương nòi. (1 lần); Yêu ...cho bùi. (1 lần); Yêu trẻ...nhà. (2 lần); Con...mẹ hiền. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Luyện viết đúng và nhanh chữ hoa; viết các chữ đều nét

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc