Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết so sánh các khối lượng, biết làm các phép tính với số đo khối lượng. Thực hành sử dụng cân đồng hồ để cân một số đồ dùng học tập.

 - Vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn.

II. Đồ dùng : Cân đồng hồ

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

 + 1kg bằng bao nhiêu g?

- Bài 5(66) - 1HS giải

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập T 67

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu của bài?

- Gv hư¬ớng dẫn mẫu: 744g . 474g.

*Vậy khi so sánh các số đo khối lư¬ợng cần chú ý số so sánh phải cùng đơn vị đo.

- HS làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm. Nêu cách thực hiện

Bài 2:

- Hư¬ớng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.

+ Tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu kg ?

+ Tính xem mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu kg kẹo và bánh ?

- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và làm bài vào vở.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học sinh làm bài => đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu các phần chính của một bức thư?
- Nhận xét giờ học, củng cố lại cấu tạo một bức thư.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Bảng nhân 9, chia 9
I. Mục tiêu
Củng cố bảng nhân 9, chia 9 thông qua hệ thống bài tập .
Rèn kĩ năng tính toán các phép tính có liên quan đến bảng nhân, chia 9.
Hứng thú tự tin khi học toán.
II. Đồ dùng: Sách, vở.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân,chia 9, (5 - 6 em)
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài.
 b. HD luyện tập.
Bài 1: Tính
9 x 6 + 27 63 : 9 + 17 
9 x 8 - 25 45 : 9 x 8 
HS làm bảng con+ bảng lớp
Nhận xét, nêu cách thực hiện. 
Bài 2: Có 36l dầu đựng vào 4 can. Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít dầu?
HS đọc đầu bài - GV giúp HS phân tích đầu bài.
HS nêu tóm tắt BT
can: 36l dầu
1can: .... l dầu?
HS làm bài vào vở, 1 HS lên trình bày bài giải.
Bài 3: Tấm vải hoa dài 9 m. Tấm vải xanh dài gấp 4 lần tấm vải hoa. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét?
1 HS đọc đề bài toán - tóm tắt bảng lớp.
HS giải vở, 1 HS làm bảng lớp.
Bài 4 (Nếu còn thời gian)
Tìm một số, biết rằng khi chia số đó cho 9 được thương bằng số dư lớn nhất có thể có trong các phép chia cho 9
HS đọc BT, GV HD
+ Số dư lớn nhất trong phép chia cho 9 là mấy? (8)
+ Gọi số phải tìm là x, vậy ta có phép chia nào?(x : 9 = 8)
+HS giải BT tìm x x = 8 x 9
	x = 72
	Vậy số cần tìm là 72
3. Củng cố, dặn dò
HS đọc bảng nhân, chia 9.
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Bài 12: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ( tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.
+ KNS: Kn lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, quan tâm tâm giúp đỡ hàng xóm những việc vừa sức.
- Quý trọng và tôn trọng những người hàng xóm láng giềng. 
II. Đồ dùng 
	 Tranh minh hoạ truyện “ Chị Thuỷ của em”
 Câu ca dao, tục ngữ trong chủ đề
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tại sao phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Phân tích truyện: “ Chị Thuỷ của em” 
+ Mục tiêu: Biết được một biểu hiện quan tâm giúp đỡ láng giềng
+ Cách tiến hành: HS quan sát tranh 
GV kể chuyện 
HS đàm thoại theo câu hỏi ( trang 61 ) 
GV kết luận 
 * Hoạt động 2: Đặt tên tranh: 
+ Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa hành vi của sự quan tâm, giúp đỡ láng giềng
+ Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm( nội dung bài tập 2)
– Thảo luận nhóm 
- GV kết luận ( SGV )
 * Hoạt động 3:	Bày tỏ ý kiến:
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến về sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
+ Cách tiến hành: 
- HS thảo luận theo câu hỏi bài tập 3 
- Đại diện nêu đáp án . 
- GV kết luận
3. Củng cố 
- Cần làm gì để quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?(K)
- GV nhận xét tiết học.	
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ?
I. Mục tiêu
- Ôn về từ chỉ đạc điểm và mẫu câu Ai thế nào?
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1). Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2). Tìm đúng các bộ phận câu trong câu trả lời câu hỏi Ai (Con gì, cái gì) Thế nào ? (BT3)
- HS có ý thức dùng từ, đặt câu đúng trong nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn những câu thơ ở BT1 và 3 câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm BT2,3 ở tiết LTVC tuần trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT:
Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm
- 1 HS đọc yêu cầu của bài- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm :
 + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc diểm gì ? 
 + Sông máng ở dòng 3, 4 có đặc điểm gì ? 
Các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ trên: tre xanh, lúa xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- GV yêu cầu HS tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: trời, mây, mùa thu
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của BT – GV giúp HS nắm vững y/c của BT
- 1 HS làm mẫu phần a – Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải : Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”
- HS trao đổi theo cặp làm phần b, c, d.
b. So sánh tiếng ông với hạt gạo, tiếng bà với suối trong
Ông và bà được so sánh với nhau, về đặc điểm hiền- ông hiền như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
c. So sánh cam Xã Đoài với mật ong: cam Xã Đoài được so sánh với nhau về đặc điểm giọt vàng- cam Xã Đoài giọt vàng như mật ong.
- HS phát biểu ý kiến, lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3: Tìm bộ phận của câu:
- HS đọc yêu cầu của BT – Lớp đọc thầm – GV treo bảng phụ.
- Lớp làm bài vào vở nháp. 3 HS chữa bài trên bảng phụ.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải
a. Anh Kim Đồng/ rất nhanh nhẹn và dũng cảm.
b. Những hạt sương sớm/ long lanh như những bóng đèn pha lê.
c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
3. Củng cố – dặn dò: 
- HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm ở BT1. GV hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Nhớ Việt Bắc 
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính tả 10 dòng đầu của bài thơ: Nhớ Biết Bắc. Làm bài tập phân biệt âm đầu l/ n.
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức thơ lục bát. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc các từ : lo lắng, no nê, dạy học, giày dép
HS viết bảng lớp, bảng con. GV nhận xét và sửa chữa
1HS đọc lại bài trên bảng lớp
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV nêu câu hỏi: Bài chính tả có mấy câu? Đây là bài thơ gì?
- Cách trình bày bài thơ như thế nào?
- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
* Viết từ khó
HS tự đọc thầm lại 5 câu thơ tự viết từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết
* Viết bài: GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống: au / âu?
HS làm bài cá nhân
GV gọi 2HS lên bảng chữa bài, các HS khác ở dưới nhận xét.
1HS đọc lại bài: hoa mẫu đơn, mưa mau hạt, lá trầu, đàn trâu, sáu điểm, quả sấu
*Bài 3: a. 1HS TB đọc đề bài
GV giải nghĩa từ : tay quai, miệng trễ
HS tự điền phụ âm l /n vào câu văn.
1HS trình bày
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
 Tiết 68: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng chia 9
- Vận dụng trong tính toán, giải toán (có 1 phép chia 9)
I. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn BT2
- HS: Vở nháp, bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- HS lên bảng đọc bảng chia 9
- GV nêu bất kì 1 phép tính nào trong bảng chia 9, y/c HS nêu nhanh Kq
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS làm BTT 69
 Bài 1: - HS nêu y/c của BT (Tính nhẩm)
- HS làm miệng
- GV ghi Kq lên bảng
 Dựa vào đâu mà em tính được Kq của các phép tính trên? 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
 Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của BT: Số?
- GV treo bảng phụ
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia, số chia, thương
- HS làm bài vào vở nháp. 2 HS chữa bài trên bảng phụ
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 Bài 3: HS đọc bài toán
- HS cho biết bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV gợi ý HS tìm phép tính giải
+ Muốn biết công ti còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa, cần phải biết gì?
+ Bài toán được giải bằng mấy phép tính?
- HS giải BT vào vở- GV chấm 1 số bài- Chữa bài
	Số nhà đã xây được là: 36 : 9 = 4 ( ngôi nhà)
	Công ti cò phải xây số nhà nữa là: 36 – 4 = 32 ( ngôi nhà)
	Đáp số: 32 ngôi nhà
 Bài 4:
- HS nêu yêu cầu của BT: Tìm 1/9 số ô vuông của mỗi hình
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, trả lời miệng
- HS nêu cách tìm: Đếm số ô vuông của từng hình rồi chia 9
3. Củng cố – dặn dò:
- Vài HS đọc bảng chia 9
- Nhận xét- dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp)
I. Mục tiêu
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương.
- Kể đúng tên các cơ quan hành chính.HSK nói về một danh lam,di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
	+ KNS: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát và tìm tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; Sưu tầm tổng hợp sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
- Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh ảnh về các cơ sở hành chính, giáo dục, y tế...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể tên các cơ sở hành chính, văn hoá mà em biết?
-	GV nhận xét đánh giá
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Nói về tỉnh( thành phố) nơi bạn đang sống
	*Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế nơi bạn đang sống.
	* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: GV yêu cầu HS bỏ tranh ảnh đã sưu tầm được để trên bàn và sắp xếp theo nhóm và thảo luận về các cơ sở hành chính đó
	HS thảo luận theo dãy bàn
	GV theo dõi giúp đỡ các nhóm thảo luận
+ Bước 2: Dại diện cácnhóm lên hướng dẫn viên du lịch đểgiới thiệu về các cơ sở đã sưư tầm được
	GV nhận xét nhóm giới thiệu hay và tuyên dương 
c. Hoạt động2 : Tiếp tục vẽ tranh về các cơ sở hành chính, văn hoá
	*Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tếcủa tỉnh em đang sống
	*Cách tiến hành
	HS tiếp tục vẽ tranh về chủ đề của tiết trước.
	 GV cùng cả lớp chọn bức tranh vẽ đẹp và tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
- Các cơ sở hành chính, văn hoá, y tế có tác dụng gì?
- GV nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa K
I. Mục tiêu:
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa K
- HS viết đúng chữ hoa K (1 dòng ch), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa K, Y; Tên riêng Yết Kiêu 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
- HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
- HS viết bảng: Ông Ích Khiêm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: K, Y
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ K)
Chữ K: gồm 3 nét: nét 1, 2 viết như chữ I, nét 3 được kết hợp của hai nét cơ bản: móc cuối trái và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ (nét thắt) ở giữa thân chữ.
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Yiết Kiêu
+ GV giới thiệu về Yết Kiêu: là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn dưới nước nên đục thủng nhiều chiến thuyền của giặc.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một lòng
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ: khuyên con người trong lúc khó khăn hoạn nạn phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau.
+ HS tập viết trên bảng con: Khi - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở – GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài – GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài – nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại bài viết. – HS đọc lại toàn bài.- Nhận xét tiết học – dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ chỉ đặc điểm. Câu Ai thế nào ?
I. Mục tiêu
 - Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước. Tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau. Ôn tập mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- Rèn kỹ năng dùng từ chính xác. 
- Có ý thức chăm chỉ học tập 
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật trong từng khổ thơ sau:
 Bông đào nho nhỏ
 Cánh đào hồng tươi
 Hễ thấy hoa cười
 Đúng là tết đến.
 Hoa gạo rực đỏ
 Bông gạo trắng tinh
 Gió thổi rung rinh
 Bông bay lả tả.
- HS tự làm bài, chữa bài. Đáp án: nho nhỏ, hồng tươi, rực đỏ, trắng tinh
 Bài 2: Trong các câu dưới đây, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào? Gạch chân dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm đó.
a) Trung Thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng.
b) Trăng tròn như quả bóng
 Bạn nào đá lên trời.
c) Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.
 - GVHD câu a:
+ HS đọc câu a.
 + Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau? (trăng được so sánh với gương) 
 + Trăng được so sánh với gương về đặc điểm nào? (trăng sáng như gương) - HS làm bài vào vở câu b, c, GV gọi HS lên làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: câu b: tròn; câu c: sáng
 Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi" Thế nào?" 
a. Nước hồ mùa thu trong vắt.
b. Trời cuối đông lạnh buốt.
c. Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
- HS tự làm bài vào vở, GV HDHS còn lúng túng.
Mở rộng: Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào trong các câu trên là nói về đặc điểm hay hoạt động của bộ phận Ai (cái gì, con gì)? ( .... nói về đặc điểm của bộ phận trả lời câu hỏi ai (cái gì, con gì))
- Gọi HS chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố kiến thức tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Gam
I. Mục tiêu
Củng cố về đơn vị đo khối lượng "Gam" và sự liên hệ giữa gam và kilôgam.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, so sánh với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
Kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em đã học?
1ki- lô - gam bằng bao nhiêu gam?
2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Tính. a) 50g x 5 + 5g b) 90g x 4 - 125g
 12g x 9 + 15g 69g x 5 - 118g
Hs làm bài vào vở. 2em lên bảng làm.Nêu cách thực hiện.
HS nhận xét.
GV: + Khi thực hiện các phép tính với số đo khối lượng ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
a) 15g ........ 80g : 8 b) 1kg ........... 965g + 35g
392g - 6g .......... 372g + 9g 63g : 9 ...........81g : 9
24g x 3 - 13g ............ 24g 45g : 9 + 8g ...........10g
+ Để điền dấu đúng cần thực hiện mấy bước? (3 bước : tính, so sánh, điền dấu)
HS làm bài vào vở.
*GV: khi so sánh các số đo khối lượng cần chú ý số so sánh phải cùng đơn vị đo.
Bài 3: Có 2 túi mì chính, mỗi túi nặng 45g và 3 túi đường, mỗi túi nặng 115g. Hỏi có tất cả bao nhiêu gam mì chính và đường?
- HS đọc bài toán. Phân tích và nêu cách giải bài toán
- HS làm bài vào vở. Chữa bài
Bài 4 (nếu còn tg) Điền dấu =, - thích hợp vào chỗ chấm
500g...... 100g.... 600g = 1000g
500g ......100g.... 200g..... 200g = 1000g
700g ..... 500g .... 400g ...400g = 1000g 
HS đọc đề và suy nghĩ cách làm.
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung kiến thức ôn tập qua các BT
+ Khi thực hiện các phép tính với số đo khối lượng ta cần lưu ý điều gì?
+ Khi so sánh các số đo khối lượng cần chú ý gì?(phải cùng đơn vị đo).
Nhận xét giờ học, dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và giải bài toán có liên quan đến phép chia
- HS vận dụng để làm các BT có liên quan
II. Đồ dùng dạy học: - HS: vở nháp, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- 2 HS đọc bảng chia 9
- 1 HS lên bảng: Đặt tính rồi tính:	 42 : 6	44 : 6
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
 * Phép chia 72 : 3
- GV nêu phép chia 72 : 3 = ?
- HS nêu cách thực hiện phép chia (Đặt tính rồi tính)
72 3
6 24
12
12
 0
* 7 chia 3 được 2, viết 2
 2 nhân 3 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1
* Hạ 2, được 12, 12 chia 3 được 4, viết 4
 4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0
- 1 HS lên bảng thực hiện – Lớp làm vào vở nháp
- HS nhận xét bài làm trên bảng, nêu miệng cách chia – GV ghi bảng như SGK
- Vài HS nhắc lại cách thực hiện
 Phép chia trên là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 * Phép chia 65 : 2
- GV tiến hành tương tự như phép chia trên
c) Thực hành: HDHS làm bài tập T 70
Bài 1: Tính 
- HS làm vào bảng con (cột 1, 2, 3)
- HS lên bảng chữa bài
- Vài HS nêu miệng cách chia
Bài 2: HS đọc bài toán. HS tự giải bài toán
	Số phút của giờ là: 60 : 5 = 12 ( phút)
	Đáp số : 12 phút.
- GV nhắc HS phải đặt tính vào vở nháp để tính Kq
- HS lên bảng chữa bài
Bài 3: - HS đọc bài toán – GVHD HS tóm tắt BT 
- HS nêu phép tính giải BT- HS giải vào vở - HS chữa bài
3. Củng cố- dặn dò:
+ Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học - Dặn dò 
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt dán chữ H, U (tiết 2)
I. Mục tiêu
Học sinh biết cách kẻ, cắt dán chữ H, U.
Kẻ, cắt, dán được chữ H, U theo đúng qui trình kỹ thuật.
Học sinh thích cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ H, U đã cắt, dán.
Tranh qui trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
Giấy thủ công, hồ, kéo.
III. Các hoạt động dạy và học
1. KTBC: Sự chuẩn bị bài của HS
2. Bài mới
Hoạt động 3: HS thực hành cắt dán chữ H, U
GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt chữ H, U.
GV nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo quy trình
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
Bước 2: Cắt chữ H, U.
Bước 3 Dán chữ H, U.
Tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U
Trong khi HS thực hành, GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Nhắc HS dán chữ cho cân đối và phẳng.
GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
3. Củng cố dặn dò
Nhắc lại qui trình cắt từng chữ H, U.
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 13
I. Mục tiêu
Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa U, Ư, V.
HS biết viết chữ hoa U, Ư, V câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Mẫu chữ hoa U, Ư, V.
HS: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
HS nhắc lại bài học ở tiết trước
HS viết bảng con: Tốt, Tháng
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết.
* Luyện viết bảng con:
HS đọc bài viết, tìm các chữ hoa có trong bài (bài 13 vở luyện viết).
HS quan sát chữ mẫu U, Ư, V nhắc lại cấu tạo của chữ hoa. 
GV nhắc lại cách viết và viết mẫu chữ hoa U, Ư, V.
HS tập viết chữ hoa U, Ư, V trên bảng con.
HS đọc các từ, câu ứng dụng có trong bài viết.
HS nêu nội dung của câu ứng dụng - lớp, GV nhận xét bổ sung.
HS viết bảng: Uống, Vàng - GV lưu ý HS cách nối chữ hoa với chữ thường.
* Luyện viết vào vở:
HS mở vở luyện viết - GV nêu yêu cầu:
+ HS viết mỗi ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc