Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết dùng bút và thước để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước

 + Biết cách đo và đọc Kq đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

 - HS đo độ dài thành thạo.

II. Đồ dùng dạy học: HS: Thước thẳng và thước mét - GV: thước dây, thước mét

III. Các hoạt động dạy học:

1. KT bài cũ:

 - 2 HS đọc: 3m 2cm ; 4m 7cm

 - 2 HS lên bảng làm: 4m 7dm = dm; 4m 7cm = cm

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) HDHS làm BT T. 47

 Bài 1: HS đọc yêu cầu của BT: Hãy vẽ các ĐT có độ dài

 - GVHD HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 7cm = nhiều cách khác nhau. VD:

+ Cách 1: dùng thước thẳng kẻ một đoạn thẳng bắt đầu từ vạch ghi số 0 đến vạch có ghi số 7, ta được đoạn thẳng AB.

+ Cách 2: Dùng bút chì, thước kẻ kẻ sẵn một đường thẳng. Lấy một điểm trên đường thẳng vừa vẽ, ghi tên điểm đó là A dùng thước xê dịch điểm A trùng với vạch 0, dùng bút chấm một điểm nữa có vạch ghi số 7, nối 2 điểm A và B ta được đoạn thẳng AB

 - HS tự chọn một cách làm

 - HS tự vẽ các ĐT còn lại vào vở. HS đổi chéo vở để KT

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
GV hỏi: Muốn điền được số ta phải làm như thế nào?
2 HS làm bảng, lớp làm vở.
GV củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo.
Bài 3: Hòa có 2 sợi dây: Một sợi dài 2m 4cm, một sợi dài 96 cm. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu mét?
HS đọc bài toán và phân tích đề toán.
Nêu dạng toán.
Làm bài vào vở.
GV lưu ý cho HS về đơn vị đo khác nhau.
Củng cố về dạng toán liên giải bằng 1 phép cộng có đơn vị đo khác nhau.
Bài 4*: (nếu còn tg) Một đoạn đường dài 30 dam, trên đó người ta trồng các cột điện, hai cây cột điện liên tiếp cách nhau 5dam. Hỏi trên đoạn đường đó có bao nhiêu cây cột điện? (Biết 2 đầu đường đều có cột điện)
HS đọc và phân tích đề.
GV hướng dẫn: + Khoảng cách giữa 2 cây là bao nhiêu? (5dam)
	 + Đoạn đường dài bao nhiêu? (30 dam)
 	 + GV mô tả bằng hình ảnh:
Làm bài vào vở. GV chốt kết quả: 30 : 5 + 1 = 7 (cây)
3. Củng cố - dặn dò
Nhắc lại các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Chia sẻ buồn vui cùng bạn ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Củng cố hành vi biết chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- HS biết chia sẻ buồn vui cùng bạn.
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; kĩ năng chia sẻ vui buồn cùng bạn.	
- Quý trọng và tôn trọng những người luôn quan tâm đến người khác.
II. Đồ dùng : Vở bài tập đạo đức 3
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần phải biết chia sẻ buồn vui cùng bạn? 
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai
+ Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện 
vui buồn.
+ Cách tiến hành: - HS Đọc yêu cầu bài tập 4 (17)
GV hướng dẫn nội dung bài tập.
HS: Dùng bút chì ghi chữ Đ vào việc làm đúng, chữ S vào việc làm sai.
GV theo dõi giúp đỡ.
HS: Đại diện các nhóm trình bày.
=> GV kết luận: Các việc làm a,b,c,d,đ là việc làm đúng còn e, h là việc làm sai.
	c. Hoạt động2 :Liên hệ và tự liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và các bạn đồng thời hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
+ Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho HS
HS: Nhóm 1, 2 trao đổi câu hỏi 1
Nhóm 3, 4 trao đổi câu hỏi 2
Đại diện các nhóm trình bày.
=> GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thông cảm, chia sẻ buồn vui cùng nhau.
	d. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
+ Mục tiêu: Củng cố bài.
+ Cách tiến hành: 
- HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có lên quan đến chủ đề bài học.
- GV nêu câu hỏi cho các em tập phỏng vấn: 
	. Vì sao bạn cần quan tâm chia sẻ buồn vui cùng nhau?
	. Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuỵên buồn?
	. Hãy kể một mẩu chuyện về chia sẻ buồn vui cùng các bạn?
=> GV kết luận về cách diễn đạt của các em và liên hệ giáo dục các em cần phải biết chia sẻ giúp đỡ các bạn . 
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
So sánh – Dấu chấm
I. Mục tiêu
	- Biết thêm được một kiểu so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh). Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. 
	- Phân biệt được các từ chỉ âm thanh trong câu, đọc nghỉ hơi sau dấu chấm.
	- Có ý thức nói, viết sử dụng hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung bài tập 2 ( 80); tranh cây cọ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
	- 3 HS làm bài tập 1, 2 ,3
	- GV chữa bài về nhà, nhận xét, sửa sai.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(79) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	- 1HS đọc yêu cầu bài tập. 1HS đọc đoạn thơ SGK, cả lớp theo dõi.
	- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. HS thảo luận theo nhóm đôi.
	- GV gọi đại diện HS trả lời.
=> GV: a. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh: tiếng thác, tiếng gió.
	 b. Cho HS quan sát tranh cây cọ và nói: trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thânh vang động hơn lớn hơn nhiều so với bình thường.
*Bài 2(80) Hãy chỉ ra sự so sánh về âm thanh trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:
	- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi SGK
	- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc 3 câu văn.
	- GV hướng dẫn HS tìm âm thanh có trong từng câu văn.
	- HS dùng bút chì gạch chân từ chỉ âm thanh.
=> GV cùng HS nhận xét, sửa sai và giúp HS hiểu đó là các từ chỉ số sánh giữa âm thanh với âm thanh.
a. tiếng suối – tiếng đàn cầm
b. tiếng suối – tiếng hát xa
c. Tiếng chim kêu náo động với tiếng xóc những rổ tiền đồng.
*Bài 3(80) Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
	- HS đọc thầm bài tập, điền vào vở bài tập.
	- GV gọi HS chữa bài, củng cố cách ghi dấu chấm.
	Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì dắt trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.	
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- HS nhắc lại các phép so sánh.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ ( nghe viết)
Quê hương
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 chữ.
 - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et/ oet. Tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu là l/ n.
- Có ý thức viết đúng chính tả. 
II. Đồ dùng : Bảng phụ chép nội dung bài tập 2(82)
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc các từ: Quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên.
- HS viết bảng con, bảng lớp - GV nhận xét sửa sai.	 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc 3 khổ thơ cần viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi: + Nêu những hình ảnh gắn với quê hương?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
* Viết từ khó
- HS viết từ khó viết ra nháp, bảng con : trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che,... 
- GV nhận xét HS viết.
* Viết bài: GV đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV chấm 5 – 7 bài và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2(82)
- 1HSTB đọc yêu cầu bài, sau đó cả lớp suy nghĩ làm bài. 
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập và yêu cầu HS lên chữa bài.
- 1HSK lên bảng chữa bài.
- GVchốt lại lời giải đúng: toét - khét - xoẹt - xét.
 *Bài 3a(82)
- GV đọc câu hỏi. 
- HS giải đố các câu hỏi đó: nặng - nắng ; lá - là ( quần áo)
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 48: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên 1 đơn vị đo. Biết giải toán dạng(gấp 1 số lên nhiều lần và tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số)
 - HS vận dụng để giải BT có liên quan
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - Đọc các số đo sau: 1m 15cm: 1m 20cm 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS làm BTT. 49
 Bài 1: Tính nhẩm
 - HS nêu yêu cầu của BT 
 - HS nối tiếp nhau nêu miệng Kq GV ghi bảng
=> Củng cố nhân chia trong bảng
 Bài 2: Tính
 - HS làm bài vào vở( cột 1,2,4). HS làm cả bài
 - HS chữa bài trên bảng 
 - Vài HS nêu miệng cách nhân chia
=> Củng cố nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
 Bài 3: Số?
 - HS đọc BT: 
 - HS làm bài vào vở dòng 1
- HS nhắc lại cách làm
 VD: 4m 4dm = 40dm + 4dm = 44dm
 Lưu ý HS: Chỉ viết: 4m 4dm = 44dm 
 Bài 4: HS đọc bài toán- 1 HS tóm tắt bài toán = sơ đồ ĐT
 HS tự giải bài toán- GV chấm 1 số bài- 1 HS chữa bài
Tổ hai trồng được số cây là:
25 x 3 = 75 (cây)
 Đáp số : 75 cây
 Bài 5a:
 - HS đọc yêu cầu của BT 
 a. HS tự do độ dài đoạn thẳng AB rồi nêu Kq đo
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV tổ chức trò chơi để củng cố các bảng nhân, bảng chia đã học
 - Nhận xét tiết học- dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 20: Họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; giới thiệu được họ nội, họ ngoại; biết ứng xử với những người trong họ hàng mình.
- Xưng hô đúng với các anh chị em của bố mẹ; không phân biệt họ nội, họ ngoại.	
+ KNS: Khă năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình; Giao tiếp ứng xử thân thiện với họ hành của mình, không phân biệt.
Luôn yêu quý, tôn trọng , lễ phép với mọi người trong họ hàng.
II. Đồ dùng dạy học: Mang ảnh họ hàng đến lớp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là gia đình 2, 3 thế hệ?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại là những ai.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các em quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi 2
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- GV hỏi thêm: + Ông bà ngoại Hương sinh ra ai trong ảnh?
	 + Ông bà nội Quang sinh ra ai trong ảnh? 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung, sau đó hỏi thêm:
+ Những người thuộc họ nội gồm nhưng ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm ngững ai?
=> GV kết luận như SGK (41)
	c. Hoạt động2: Kể về họ nội, họ ngoại
* Mục tiêu: Biết giới thiệu họ nội, họ ngoại của mình
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận theo nhóm đôi giới thiệu cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại qua ảnh mà mình đẫ chuẩn bị và cách xưng hô.
- GV đến từng bàn quan sát , theo dõi.
- HS từng nhóm lên trao đổi trước lớp.	
=> GV kết luận: Mỗi người, ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình còn có những người thân thiết đó là họ nội, họ ngoại.
	d. Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiết với họ hàng của mình.	
* Cách tiến hành: 
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi trang 41
- HS đại diện các nhóm trình bày 
+ GV nhận xét và liên hệ về cách ứng xử trong họ hàng ủa các em. 
3. Củng cố dặn dò
- Kể về những người trong họ nội, họ ngoại?
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa G ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa G
- HS viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi) Ô,T (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưaThọ Xương (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: M ẫu chữ hoa G, Ô, T; tên riêng Ông Gióng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: G, Gò Công
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: G, Ô, T, V, X
+ GV cho HS quan sát các chữ hoa G, Ô, T
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. 
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ Gi: Gồm 3 nét 2 nét cong trái nối liền nhau và một nét khuyết ngược nét cuối của chữ G nối liền nét với con chữ i)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng: Ông Gióng
+ HS nói những điều em biết về Ông Gióng: Ông Gióng còn gọi là Thánh Gióng( nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội) là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc Ân
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Gió đưa Thọ Xương
+ HS nêu nội dung câu ca dao: Tả cảnh đẹp của Hồ Tây ( Hà Nội )
+ HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao
+ HS tập viết trên bảng con: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương
- GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu ca dao đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu quy trình viết chữ O, G?
- Nhận xét tiết học, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
 Luyện từ và câu: So sánh – Dấu chấm
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về biện pháp tu từ so sánh và cách sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.
	- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh và kĩ năng sử dụng dấu câu khi viết.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của các hình ảnh của so sánh đó.
	Trước mắt tôi, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng.
	Những con đường mòn mềm mại lượn khúc như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa xa những dãy núi đá vôi uy nghi như những lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó.
- Làm bài vào vở.
* Những con đường - những chiếc khăn voan.
* Dãy núi đá vôi - những lâu đài cổ.
* Tác dụng: thể hiện sự liên tưởng phong phú cho câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm.
Bài 2: Tìm một số thành ngữ so sánh trong Tiếng Việt.
	Ví dụ: đẹp như tiên,...
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài => nêu miệng bài làm.
Bài 3: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau.
	Nhà ông Hà trông bề thế/ giữa nhà treo một lá cờ đỏ sao vàng/ những đầu hổ và những da hổ treo thành một hàng trên vách/ trên các cột còn móc đủ loại sừng có những cái giống như mũi mác, có cái dài ngoằn ngoèo như một cành cây nhiều nhánh.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Nêu miệng kết quả bài làm và giải thích vì sao điền dấu vào sau từ đó.
- Khi đọc đoạn văn có dấu chấm cần ngắt giọng như thế nào?
 ( ...ngắt giọng bằng thời gian đọc 2 tiếng).
- HS đọc lại toàn bộ đoạn văn.
3 - Củng cố - Dặn dò:
- HS đọc lại bài 3. Khi nào ta sử dụng dấu chấm?
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu
Củng cố bảng đơn vị đo độ dài; cách đổi số đo dộ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia) ; Cách làm tính cộng, trừ các số đo độ dài; so sánh các số đo độ dài.
Rèn kĩ năng đổi, so sánh thực hiện phép tính với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
 - 1 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS làm BT
 Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3m 13 cm =.....cm 4m 4cm = ..... cm
7hm 5m =....... m 5m 6dm = .....dm
8dam 8m = ......m 3dam15m = ...m
HS làm vở nháp, 2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
GV củng cố cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một đơn vị đo
Bài 2: Tính
HS làm bài vào vở
8 dam + 9 dam =
23 hm - 8 hm =
17 km x 4 =
74dam + 18dam =
76 hm - 52 hm =
48 km : 3 =
2 HS chữa bài trên bảng, lớp nhận xét.
Khi thực hiện cộng , trừ, nhân chia các số đo độ dài cần chú ý điều gì?
Bài 3:
 - HS nêu y/c của BT: >,<, =?
5m 5 dm.......... 55 dm 15m 4dm ....... 150dm
2km 2hm ........ 2000m 8dm 9mm ...... 809mm
 - HS nêu cách làm.
 - Muốn điền dấu ta phải làm gì? (So sánh). So sánh như thế nào khi 2 số đo có đơn vị khác nhau.
 - HS làm vở, 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 4:(nếu còn tg):Có 3 sợi dây, sợi dây thứ nhất dài hơn sợi dây thứ hai 18 cm, sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ ba 4dm. Sợi dây thứ nhất dài 3m 4cm. Hỏi ba sợi dây dài bao nhiêu xăng ti mét?
 - HS đọc và phân tích đề bài.
 - GV hỏi: + Muốn biết cả ba sợi dây dài bao nhiêu phải biết những gì? (sợi 1, 2, 3)
 + Sợi 1 dài bao nhiêu? ( 3m 4cm)
 + Muốn biết độ dài sợi 2 phải dựa vào sợi nào? (sợi 1)
 + Muốn biết độ dài sợi 3 phải dựa vào sợi nào? ( sợi 2)
 + Vậy ta phải tìm độ dài sợi nào trước? (sợi 2)
 + Lưu ý về đơn vị đo trong bài.
 - 1 HS làm bảng, lớp làm vở nháp.
 - GV hỏi: + Bài toán về ít hơn ta làm phép tính gì?
 + Muốn cộng trừ các số đo có đơn vị thì đơn vị phải ntn?
3. Củng cố, dặn dò
HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
Muốn cộng, trừ, so sánh các số có đơn vị đo độ dài ta làm thế nào? 
Nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 49: Ôn tập
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức cho hs về cách thực hiện các phép tính: cộng trừ, nhân chia trong bảng mà hs đã được học. Bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính, chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ thông qua hệ thống bài tập
2. Bài mới: GTB: Trực tiếp
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 25 x 5 36 x 6 127 + 345
b/ 46 : 2 95 : 3 760 - 129
- HS nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện 3 phép tính ở phần a.
- HS làm xong trước thì thực hiện 5 phép tính.
* Bài 2: Điền số và chỗ chấm
a/ 4m5dm < ....m5dm b/ 6m5cm = 6m....cm
c/ 6m12cm > ...m25cm d/ 6m55cm < 6m....dm
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm phần a. 
- HS làm cả bài rồi nêu vì sao em điền được như vậy ?
* Bài 3: Ngày chủ nhật An đi bẻ ngô cùng cha mẹ. Buổi sáng An bẻ được 95 bắp ngô. Buổi chiều An bẻ được số bắp ngô bằng 1/ 3 số bắp ngô bẻ được ở buổi sáng. Hỏi buổi chiều An bẻ được bao nhiêu bắp ngô ?
- HS làm bài vào vở. 1 em lên chữa.
* Bài 4: Điền kết quả vào chỗ trống:
3m 45cm = ...............cm
2 km 12dam = ..............m
- GV hướng dẫn hs cách làm. HS làm bảng con.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ? 
- GV nhận xét.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Ôn tập chủ đề: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu
Ôn tập củng cố KT- KN phối hợp gấp cắt dán hình để làm đồ chơi.
HS làm được ít nhất hai đồ chơi đã học (HS khéo tay làm được ít nhất 3 đồ chơi, làm được SP mới có tính sáng tạo)
HS yêu thích gấp cắt , dán hình.
II. Đồ dùng dạy học
HS: Giấy màu, kéo, keo.( HĐ2)
GV: Giấy khổ to ( 6 tờ - HĐ2)
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Các hoạt động:
 * HĐ1: Ôn tập (Tiếp)
HS nêu lại các bước gấp cắt dán hình đã học.
Một vài em khéo tay lên thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ, con ếch, ngôi sao , bông hoa... =>GV củng cố.
 * HĐ 2: HS thực hành làm bài: 
- Yêu cầu HS làm được 2 sản phẩm đã học mà em thích.
- HS khéo tay gấp ít nhất 3 sản phẩm - GV đưa giấy khổ to cho 6 em khéo tay gấp, cắt ,dán sau đó trang trí đẹp và sáng tạo.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm
- HS trưng bày và GT sản phẩm - GV nhận xét và đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Nếp gấp thẳng, phẳng.
+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô răng cưa.
+Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật , hoàn thành sản phẩm tại lớp, sản phẩm đẹp.
 3. Củng cố, dặn dò
HS nêu lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS giờ sau.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 9
I. Mục tiêu
- HS viết đúng chữ hoa L (2 dòng), S (2 dòng) và các câu ứng dụng: Lên thác...ghềnh. (1 lần); Sản xuất ...chìa.(1 lần); Lá...rách. (2 lần); Lời nói...lòng nhau. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Luyện viết đúng và nhanh chữ hoa; viết các chữ đều nét, đúng khoảng cách, đặt dấu thanh đúng vị trí; trình bày hợp lí.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Mẫu chữ hoa L, S và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Vở luyện viết chữ đẹp, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học
1) Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng chữ hoa L, S.
- GV nhận xét, củng cố
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của tiết học - Ghi bảng tên bài.
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
* Luyện viết chữ hoa
- 1 HS đọc các câu trên bảng 
+ Trong các câu đó có những chữ hoa nào? (L, S )
- GV gắn lên bảng bìa chữ L, S - HS quan sát 
+ 1 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa L, S. 
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc