Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

- HS vận dụng kiến thức làm được BT1, 2, 3, 4. HS làm thêm BT5.

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II /ĐỒ DÙNG :- GV: bảng phụ.

 - HS: SGK + VBT+ bảng con

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ :- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (Trực tiếp).

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Thực hành:

*Bài 1(3): Viết (theo mẫu). GV treo bảng phụ BT1:

- HS đọc yêu cầu BT-> HS đọc mẫu, viết theo mẫu.-> HS, GV nhận xét đánh giá.

* Chú ý: số 365 đọc là: Ba trăm sáu mươi lăm - tránh đọc: năm

? Qua BT1 củng cố chúng ta điều gì?-> Củng cố cách đọc, viết số có 3 chữ số.

- Muốn đọc số (viết số) có 3 chữ số ta phải đọc thế nào ?

-> Ta phải đọc từ trái sang phải (Từ hàng cao đến hàng thấp )

- >Viết từ hàng cao xuống hàng thấp .

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I./ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- HS có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: tranh cơ quan hô hấp BĐD.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nhắc lại các lệnh ở lớp 2.
- GV giới thiệu thêm lệnh bóng đèn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
* Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi.
- GV cho cả lớp cùng thực hiện động tác Bịt mũi nín thở. Sau đó GV hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở.
Bước 2:
- Gọi HS lên trớc lớp thực hiện ĐT thở sâu nh hình 1 để cả lớp quan sát.
 - Cả lớp đứng tại chỗ cùng thực hiện.
 - GVHDHS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực.
 (?) Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
 + So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra BT và khi thở sâu.
 + Nêu ích lợi của việc thở sâu.
- GV kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô
hấp. Cử động hô hấp gồm 2 ĐT : hít vào và thở ra. Khi hít vào . . .
- 2 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận hô hấp.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào ,thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành:
Bước 1:: Làm việc theo cặp.
HS mở SGK, qs hình 2 - 2 bạn sẽ lần lượt người hỏi, người TL theo CH trong SGK.
- GV HD mẫu như sau.
- HSA :Bạn hãy chỉ vào hình vẽ nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- >Hai bạn sẽ lần lượt người hỏi, người trả lời.
- HS B: Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình2 SGK. 
-> Chỉ: Mũi, khí quản,2 lá phổi, phế quản
- Mũi khí quản và phế quản.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GVgọi 1 số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp.
- GV và lớp cùng NX khen ngợi cặp nào có câu hỏi hay và sáng tạo. 
- 1 số cặp HS lên hỏi và đáp.
+ Bạn A:Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?
+ Bạn B:Mũi dùng để thở,ngửi.
+ Bạn B:Đố bạn biết:khí quản,phế quản có chức năng gì?
+ Bạn A:Là đường dẫn khí.
+ Bạn A:Phổi có chức năng gì?
+ Bạn B:Trao đổi khí.
*GV kết luận:
- Cơ quan hô hấp là cơ quan nào?
+ Thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
+ Cơ quan hô hấp gồm:mũi phế quản, khí quản và 2 lá phổi.
+ Mũi khí quản và phế quản là đường dẫn khí.
+ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- 2 HS nhắc lại KL.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 2 HS TL: Điều gì xảy ra nếu có vật gì tắc đường thở?
- Liên hệ, giáo dục HS
- GV Kết luận: Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi
- Nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Buổi chiều
	TIẾNG VIỆT*
Luyện viết bài: Cậu bé thông minh
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hs nghe viết đoạn 1 bài " Cậu bé thông minh".
- HS nghe viết đúng bài chính tả, trình bày bài đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS có ý thức luyện viết đúng, đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- Hs nhắc lại tên bài tập đọc trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện viết:
+Bước1: HDHS chuẩn bị:
- GV đọc bài viết- 2 HS đọc lại - lớp đọc thầm theo.
 + Đoạn viết gồm mấy câu?
 + Đoạn viết có những dấu câu nào? 
 + Tìm các tên riêng có trong bài viết. Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
- Gv đọc cho hs viết 1 số tiếng khó vào bảng con- 1 HS lên bảng viết: Lo lắng, om sòm, trọng thưởng...
+Bước2: Luyện viết vào vở:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV quan sát HS viết, uốn nắn...
Hoạt động : Nhận xét, chữa bài:
- Gv thu 1 số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thể văn xuôi.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.	
	TOÁN*
Ôn: Đọc, viết, so sánh số có ba chữ số.
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. HS KT biết sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Rèn cho HS kỹ năng nhận biết, so sánh các hàng trong dãy số có ba chữ số.
- HS có ý thức học tập và thực hành toán.
II / ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.( Trực tiếp)
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành:
* Bài 1: 
a. Viết các số sau: 
 - Sáu trăm bảy mươi tám.
	- Chín trăm linh chín.
	- Tám trăm tám mươi.
	- Bảy trăm bảy mươi bảy.
b. Đọc các số sau:726; 903; 555; 412; 198.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Phần a: 4 HS lên bảng làm.
- Phần b: HS lần lượt đọc bài.
- GV và HS chữa bài nhận xét.
* Bài 2: 
 a. Viết tất cả các số có 3 chữ số giống nhau.
b. Viết các số có hàng trăm là 4, hàng chục và hàng đơn vị giống nhau.
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở.
- HS- GV chữa bài nhận xét. 
- GV củng cố cho HS cách viết số có 3 chữ số	
* Bài 3: 
a. Viết các số đã cho: 471; 519; 643; 505 ; 819 ;463 theo thứ tự từ bé đến lớn.
b. Điền (>; < ; =) 
 315 ..... 325 792 ..... 973
519 ..... 569 643 ..... 463
- HS đọc yêu cầu bài toán.
-2 HSlên bảng làm, dưới lớp làm bảng con.
- HS- GV chữa bài, nhận xét từng phép tính.
- GV quan sát nhắc HS cách trình bày. 
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV hệ thống lại kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
	GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
ATGT: Bài 1: Giao thông đường bộ 
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nhận biếtđược GTĐB .Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn.
- Phân biệt được các loại ĐB và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.
- Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTĐB.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Màn hìnhTV, máy tính, bài giảng popwer point.
- HS: sưu tầm tanh, ảnh về các loại đường giao thông.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:- GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
b. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: GT các loại đường bộ. 
*. Mục tiêu: HS biết các loại đường GTĐB. Phân biệt các loại đường bộ
*. Cách tiến hành:
GV chiếu tranh lên màn hình.
Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh?
Mạng lưới GTĐB gồm các loại đường nào? Cho HS xem tranh đường đô thị.
- Đường trong tranh khác với đường trên như thế nào?
- HS nêu: Đường quốc lộ. Đường tỉnh. Đường huyện. Đường xã.
Thành phố Hải Dương có những loại đường nào?
HS trả lời-> HS, GV nhận xét.
=>KL:Mạng lưới GTĐB gồm: Đường quốc lộ. Đường tỉnh. Đường huyện, Đường xã.
Hoạt động2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ:
*. Mục tiêu: HS biết được điều kiện an toàn và chưa an của các đường bộ.
Mục 	*Cách tiến hành:- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi. Giao việc:
? Đường như thế nào là an toàn? (Đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB)
? Đường như thế nào là chưa an toàn? (Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn)
? Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn? ( Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt)
- Các nhóm trưởng đại diện nói trước lớp.-> HS, GV nhận xét.
Hoạt động 3: Qui định đi trên đường bộ.
*Mục tiêu:Biết được quy định khi đi trên đường.
* Cách tiến hành:- GV hd HS đi trên đường.
+ Khi đi trên đường em cần đi vào bên nào?
+ Muốn sang đường ta cần phải làm gì?
- HS trả lời.- GV cho HS thực hành trên lớp.- Các nhóm khác nhận xét.
=> KL: Khi đi trên đường chúng ta cần chú ý đi đúng phần đường quy định..
3. Củng cố- Dặn dò
- Thực hiện tốt luật GT.
- Nhận xét tiết học	
 Ngày soạn : 17/ 8/ 2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 24 tháng 8 năm 2016
Buổi sáng	
TẬP ĐỌC
Hai bàn tay em
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Rèn KN đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có l/ n. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài. HS thuộc nhanh thuộc lòng cả bài.
- Hiểu nghĩa các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ. Hiểu ND: Hai bàn tay em rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Có ý thức luôn giữ đôi tay sạch sẽ.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS đọc 3 đoạn bài: Cậu bé thông minh.
- GV nêu câu hỏi ứng với mỗi đoạn - HS trả lời.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt đông 1: Luyện đọc:
* GV đọc mẫu, nêu cách đọc, HS theo dõi SGK và đọc thầm.
* Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- HS tìm từ khó, luyện đọc.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
- GVgiải nghĩa 1 số từ khó có trong bài, và hướng dẫn đọc (Bảngphụ) 	 
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Hoạt đông 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm rồi trả lời câu hỏi:
- HS trả lời: + "Hai bàn tay bé được so sánh với gì?"
	+ "Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?"
- 2 HS nhắc lại câu trả lời trên. -> 1 HS đọc diễn cảm cả bài thơ.
- 3 HS trả lời: "Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?"
Hoạt đông3: Luyện đọc lại (HTL):
- HS thi đua đọc bài thơ trong nhóm.-> HS thuộc2 - 3 khổ thơ hoặc thuộc lòng cả bài. 
- Vài HS thi đọc trước lớp. - >Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
 3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại rên bài học.
- Đôi bàn tay của em có giống như bàn tay của bạn nhỏ trong bài không?
- Em cần làm gì để giữ cho đôi bàn tay luôn sạch đẹp? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 	
TOÁN 
Tiết 3: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Củng cố cách cộng, trừ số có 3 chữ số (không nhớ) . 
 - Rèn KN cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết giải toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ). (làm được BT 1, 2, 3. HS làm nhanh làm thêm BT 4).
 - Giáo dục HS tính xác khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG:- Bảng con (BT 1), 4 hình tam giác (BT 4).	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết phép tính: 765 - 242 40 + 184
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính. 
- 2 HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- 1 HS nêu yêu cầu BT. 
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con theo dãy.
- Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính ở 1 số PT.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt KQ đúng. 
- GV củng cố cách nhẩm của HS.
*Bài 2: Tìm x:
- 1 HS nêu yêu cầu, và nêu tên gọi các thành phần trong p. trừ x - 125 = 344 
- 2 HS nêu cách tìm số bị trừ và làm mẫu, nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở và chữa bài.
- GV củng cố cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết.
*Bài 3: - 2 HS đọc đề toán, GV phân tích đề bài.
- HS tóm tắt, nhìn tóm tắt nêu đề bài.
- HS giải vào vở, 1 HS chữa bài.
- GV và HS nhận xét. GV đánh giá 1 số bài.
 *Bài 4: (HS làm thêm nếu còn thời gian) 
 - Cho HS xếp hình theo mẫu.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- 2 HS lên bảng thi xếp hình. Lớp, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 4 HS đọc lại các bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
- 2 HS nêu lại cách tìm SBT, SH.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
	THỦ CÔNG
Gấp tàu thủy hai ống khói (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS bước đầu biết gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
 - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói tương đối đúng quy trình kĩ thuật.
 - HS yêu thích gấp hình.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: mẫu tàu thuỷ hai ống khói, giấy màu, kéo.
 - HS : đồ dùng môn học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- Nêu yêu cầu của giờ học.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói.
- HS quan sát mẫu.
- GV nêu câu hỏi nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu.
- HS trả lời câu hỏi GV nêu. 
- GV hướng dẫn cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
- HS mở tàu thuỷ gấp mẫu(3 em).
Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác mẫu:
- GV thao tác gấp mẫu( 2 lần) trên giấy màu qua các bước theo quy trình:
B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2: Gấp lấy điểm giữavà hai đương dấu gấp giữa hình vuông.
B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
- HS theo dõi các thao tác gấp mẫu, sau đó 1 HS lên bảng thực hiện.
- GV và cả lớp nhận xét bạn gấp trên bảng. 
- Cho HS cả lớp thực hiện các bước theo quy trình, GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chọn 1 số sản phẩm để nhận xét và lưu ý những thao tác chưa làm được.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học.
- HS nêu lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :17/ 8/ 2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016
Buổi sáng	
	 CHÍNH TẢ
Nghe – viết: Chơi chuyền
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ: Chơi chuyền.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2); làm đúng BT(3)a.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. Nói, viết đúng các tiếng có âm đầu l/n, có vần ao/ oao.
II/ ĐỒ DÙNG:	
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS viết: lo sợ, nở hoa. 1 HS viết: rèn luyện, siêng năng.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động :
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe viết:
*GV đọc, 1 HS đọc. HS theo dõi SGK.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- HS TL: + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?
 + Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao? 
 + Nên viết từ ô thứ mấy trong vở? 
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả.
- HS tập viết chữ khó vào vở nháp.
* Viết bài:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, GV theo dõi, uốn nắn.
* Đánh giá, nhận xét , chữa bài:
- GV thu 5-7 bài rồi đánh giá, nhận xét bài viết của HS, rút kinh nghiệm từng bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: - 2 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 - 3 HS lên điền. Lớp làm bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét, HS đọc lại đáp án đúng.
- Củng cố cách đọc âm ao / oao.
*Bài 3a:- 2 HS đọc yêu cầu, lớp làm bài vào bảng con.
- Mời 1 số em làm đúng giơ bảng cho cả lớp xem và đọc lời giải.
- Củng cố cách viết với tiếng có phụ âm đầu L/N.
- Vài HS đọc lại bài.
 3. Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS đọc 1 vài câu có nhiều tiếng có phụ âm đầu l/n (bảng phụ).
- GV khen những HS viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ, nhắc nhở những em còn hay mắc lỗi sai.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
	TOÁN
Tiết 4: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần). Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúcvà đơn vị tiền tệ.
- Có kĩ năng vận dụng các kiến thức trên 1 cách thành thạo. Làm được BT 1, 2(cột 1, 2, 3), BT 3(a), BT 4. HS làm nhanh làm thêm BT1, 2 (cột 4, 5), BT3(b), BT 5.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Phấn thước kẻ.	- HS: bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính:
- 1 HS làm BT: 666 - 333 1 HS làm BT: 485 - 72 
- 2 HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. - >HS - GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 435 + 127:
- GV nêu phép tính, 1 HS nêu cách đặt tính, 1 HS nêu cách tính.
- Nếu HS không tính được thì GV hướng dẫn như SGK.
- HS nêu nhận xét so với phép cộng trước đã học (có nhớ1 lần ở hàng đ. vị)
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 256 + 162:
- Thực hiện như trên nhưng có nhớ ở hàng chục.
Hoạt động 3: Thực hành:
*Bài 1(1, 2, 3 ) - 1 HS nêu yêu cầu. 1 HS làm mẫu 256 + 125, lớp theo dõi.
- 2 HS làm 2 cột tiếp theo, 2 HS làm 2 cột cuối.
- 2 HS nêu lại cách thực hiện.
- GV củng cố cách cộng số có 3 chữ số có nhớ 1 lần ở hàng đơn vị.
*Bài 2 (1, 2, 3 ): GV hướng dẫn tương tự BT1.
- Củng cố cộng có nhớ ở hàng chục sang hàng trăm.
*Bài 3( a): Đặt tính và tính: 
- 1 HS đặt tính, 1 HS tính p. tính 235 + 417.
- 1 HS làm tiếp phần a, HS cả lớp làm phần b vào bảng con.
- GV lưu ý cách cộng có nhớ sang hàng chục, hàng trăm.
*Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc:
- 2 HS nêu yêu cầu, GV vẽ hình lên bảng, cả lớp quan sát. 
- 2 HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS lên bảng chữa, GV nhận xét chốt KQ đúng.
- GV củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
*Bài 5 : (HS làm thêm nếu còn thời gian)
- HS tự làm bài và đổi vở kiểm tra chéo sau đó báo cáo KQ.	
3. Củng cố- Dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu cách tính cộng ở BT3a.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	
	ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác.
- Rèn thói quen luôn ghi nhớ và thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- HS: Vở bài tập đạo đức, sưu tầm các câu chuyện , bài hát về Bác.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng. 
b. Các hoạt động:
*Hoạt đông1: Thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu: Biết Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước, dân tộc.
+ Cách T/ H: 
 - GV chia nhóm giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu ND.
 - HS thảo luận theo cặp, đại diện mỗi nhóm 1 em trình bày trước lớp.
 - GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm nhiều điều về Bác. 
- GV KL: SGV tr.24 
*Hoạt đông2: Kể chuyện: Các cháu vào đây.
+ Mục tiêu: Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. 
+ Cách T/H: GV kể chuyện 1 lần. 
- 1 HS kể lại, cả lớp thảo luận:
. Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- GV KL: SGV tr. 26
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy.
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu và ghi nhớ ND năm điều Bác dạy.
+ Cách T/H: - HS nối tiếp nhau đọc từng điều trong năm điều Bác dạy.
- HS thảo luận nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác dạy.
 - Đại diện 1 số HS trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV củng cố lại ND Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 3. Củng cố- Dặn dò:
 - 1 HS nhắc lại tên bài học.
 - GV hệ thống lại nội dung bài học và liên hệ HS.
 - Nhắc nhở HS luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
Buổi chiều	
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Củng cố được các từ ngữ chỉ sự vật. Bước đầu làm quen với hình ảnh so sánh.
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1). Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2). Nêu được hình ảnh so sánh mình thích.
- Có ý thức tu dưỡng để trở thành những thiếu nhi chăm ngoan, học giỏi.
II/ĐỒ DÙNG: - Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV viết một câu có chứa hình ảnh so sánh.
- HS lên bảng tìm các sự vật đựơc so sánh.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:- HS đọc yêu cầu của đề bài, lớp theo dõi SGK.( Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1)
 - HS làm mẫu dòng đầu.
- HS từng em làm cá nhân viết vào giấy nháp, đổi vở kiểm tra chéo.
- GV gọi 2 HS, 2 HS lên gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- GV nhận xét tuyên dương 2 đội.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được: Tay em, răng, hoa nhài, tóc ,ánh mai
- GV liên hệ những sự vật khác xung quanh các em.
*Bài 2 :- GV mở bài tập . HS đọc đề bài.
- HS làm mẫu câu a: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- HS làm phần b, c, d vào vở bài tập, bảng lớp.
- 3 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
- GV nhận xét, chữa bài. 
- GV kết luận: Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta.
HS nhắc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_01_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc