Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 9 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Thuộc 2 khổ thơ đã học. Bước đầu thuộc bảng chữ cái. Nhận biết và biết tìm một số từ chỉ sự vật.

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc lòng bảng chữ cái. Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, 4). Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/ phút).

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học.

- Bảng phụ chép bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5) Bài: Bàn tay dịu dàng

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- 2 HS đọc diễn cảm bài và TLCH gắn với nội dung bài.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu chủ điểm Thầy cô và bài học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Ôn các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học: (10 - 12)

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài đọc vừa chọn khoảng 1 phút).

- Gọi HS đọc một đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.

- GV đặt một câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc. HS trả lời.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 9 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa vì là tên riêng).
 + Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- HS viết bảng con: Trung Hoa, xuống thuyền, nặng, mức.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Đọc bài cho HS soát lỗi.
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc thuộc bảng chữ cái.
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: toán
Tiết 42: Luyện tập
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS thực hiện phép tính và giải toán với số đo theo đơn vị lít. Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu...Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị lít.
- Có KN làm các BT. Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích.
- Có ý thức chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép BT 1, tóm tắt BT 3. Chai 1 lít, 4 cốc thuỷ tinh bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng chữa bài 4 (Tr. 42)	
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
b. Thực hành: (30 - 32)
Bài 1: 	
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS lần lượt nêu kết quả tính nhẩm.
- Củng cố cách tính với đơn vị lít.
Bài 2: 	
- HS nêu yêu cầu BT.
- 3HS nêu bài toán qua các hình vẽ rồi nêu phép tính giải
- HS giải bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- Củng cố cho HS cách nhìn hình vẽ đọc đầu bài toán.
Bài 3: 
- HS nêu bài toán. 
- GV treo bảng phụ lên bảng, hướng dẫn tóm tắt bằng hình vẽ.
- HS nhận dạng toán rồi tự làm vào vở.
- Đánh giá 1 số bài, nhận xét.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian cho HS lên thực hành)
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu đơn vị đo vừa học.
- HS nêu cách giải bài toán về ít hơn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 9: Đề phòng bệnh giun
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS hiểu: giun thường sống trong ruột và một số nơi trong cơ thể con người, gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Cần ăn uống sạch để đề phòng bệnh giun. Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun. 
- Có khả năng quan sát, nhận xét và trình bày ý kiến của mình. Thực hiện 3 điều vệ sinh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
- Có ý thức ăn uống sạch để đề phòng bệnh giun.
II. Đồ dùng: - Tranh ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để ăn sạch, em phải làm gì? 
- Ăn uống sạch có lợi gì ? 
- HS nhận xét; GV cho đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu về giun
 + Mục tiêu: Nhận ra triệu chứng của người bị bệnh giun. Biết nơi giun sống trong cơ thể người. Nêu được tác hại của bệnh giun.
 + Cách tiến hành:
- Cho cả lớp thảo luận (nhóm 4) các câu hỏi:
 . Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun? (Đau bụng, buồn nôn...).
 . Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người? (Sống trong ruột người).
 . Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? (Ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người).
 . Nêu tác hại do giun gây ra? (Sức khoẻ yếu, học tập và lao động kém hiệu quả).
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Kết luận: Giun sống trong cơ thể hút chất bổ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
HĐ2: Nguyên nhân lây nhiễm giun.
 + Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
 + Các tiến hành:
- HS q/sát hình 1- SGK, thảo luận cặp đôi các câu hỏi:
 . Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào?
 . Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng những con đường nào 
- HS lên chỉ đường đi của trứng giun vào cơ thể.
 + GV tóm tắt ý chính.
HĐ3: Làm thế nào để phòng bệnh giun.
 + Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun.
 + Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh trong SGKvà thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
 . Các bạn làm như vậy để làm gì ? (Để phòng bệnh giun)
 . Ta nên giữ vệ sinh như thế nào? (Ăn chín, uống sôi...)
- HS suy nghĩ và nêu các cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Kết luận: Giun vào cơ thể do ăn uống không vệ sinh nên trứng giun theo vào, ta phải ăn chín, uống sôi để đề phòng bệnh giun.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bệnh giun gây ra những tác hại gì cho cơ thể?
- Nêu nguyên nhân lây nhiễm giun và cách phòng bệnh giun?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Dặn dò: Thực hành ăn uống hợp vệ sinh - Nên tẩy giun 6 tháng 1 lần.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện viết: Dậy sớm
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nghe- viết chính xác bài thơ " Dậy sớm" TV.2, T1,Tr.76 . Phân biệt viết đúng những tiếng có phụ âm đầu n/l .
- Rèn viết đúng, trình bày bài thơ đúng, khoa học, sạch sẽ.
- Giáo dục ý thức giữ VS - CĐ .
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con: nguồn, ruộng, luồn, cuồn cuộn,...
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: HD nghe - viết.
- GV đọc đầu bài và bài chính tả - 2 HS đọc lại - Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả: Bạn nhỏ thức dậy vào lúc nào ?
- HS đọc thầm bài, nêu nhận xét:
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả ?( dấu phẩy, dấu chấm và dấu gạch đầu dòng).
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- HS tự tìm những tiếng khó, tập viết ở bảng con: dậy sớm, rửa mặt, giăng hàng, sương trắng, ... . GV quan sát, sửa sai.
- GV đọc cho HS nghe - viết bài vào vở. Lưu ý HS về cách trình bày bài.
- GV theo dõi, uốn nắn giúp đỡ HS.
- GV đọc cả bài chính tả cho HS soát lại. HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết lại từ đúng ra lề vở.
- GV đánh giá 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
HĐ 2: HD làm BT chính tả: Điền vào chỗ trống: n/ l?
 lũ...ụt; ...lũ...ượt; ...ên xuống, ...àng tiên, ...àng xóm, núi ...on.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT .
- HS làm bài vào vở BT. 1 HS lên bảng chữa bài. NX.
- GV củng cố: l/n
3. Củng cố, dặn dò:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt, chữ viết có tiến bộ.
Tiết 2: toán *
 Ôn phép cộng có nhớ trong P.V 100. Hình chữ nhật - Hình tứ giác
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố và nâng cao cho HS phép cộng (có nhớ), cách giải bài toán về hiều hơn, ít hơn. Củng cố về nhận dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán, tìm được hình tam giác, hình tứ giác.
- GDHS chăm chỉ thực hành Toán.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 4 HS đọc bảng cộng.
- 1 HS nêu cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Y/c HS nhắc lại bảng cộng. - HS đọc 
- Nêu cách đặt tính rồi tính? - HS nêu.
- Nêu các bước giải bài toán có lời văn?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ2: Hướng dẫn làm 
GV treo bảng phụ từng bài lên bảng, HDHS làm bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
38 + 24	 56 + 29	 17 + 35 	
24 + 16	 13 + 44 	 29 + 43
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 3 HS lên bảng làm - Lớp làm bảng con.
- Chữa bài, vài HS nêu cách đặt tính và tính. GV cho điểm HS.
Bài 2: Một người mua 16 kg thịt bò và mua thịt lợn nhiều hơn thịt bò là 19 kg. Hỏi người đó mua bao nhiêu ki - lô - gam thịt lợn?
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS xác định dạng toán.
- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài, chốt lại lời giải đúng. 
- Củng cố dạng toán về nhiều hơn. 
Bài 3: Anh năm nay 15 tuổi, em kém anh 5 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
- Tiến hành tương tự bài 2.
- HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- Củng cố dạng toán về ít hơn. 
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất (tính nhanh): 
 24 + 15 + 26 + 25 
 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +9
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 3 HS lên bảng làm - Lớp làm bảng con.
Bài 5: 
 Trong hình bên: A B C
 a) Có mấy hình tam giác? Nêu tên các hình? 2
 b) Có mấy hình tứ giác? Nêu tên các hình? 1 V
- HS tự đếm số hình rồi trả lời. 3
- Nhận xét, chốt k/q đúng: 4
 a) Có 1 hình chữ nhật đó là các hình: 
 (1 + 4) E N D 
 b) Có 5 hình tứ giác đó là các hình:
 (1); (3); (1 + 4); (2 + 3); (1 + 2 + 3 + 4)
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 2 HS đọc bảng cộng.
- Nêu cách giải bài toán ít hơn, nhiều hơn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
buổi chiều
Ngày soạn: 17/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS về cấu tạo, quy trình viết các chữ hoa AĂÂ , B, C, D, Đ, E, Ê, G. Viết đúng các tên riêng (địa danh): An Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Định (mỗi từ 1 lần)
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: 
- GV: Mẫu chữ hoa AĂÂ , B, C, D, Đ, E, Ê, G đặt trong khung chữ. 
Bảng phụ viết các tên riêng (địa danh).
- HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các chữ hoa đã học.
- HS nêu cách viết các chữ hoa.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS tập viết 
* Luyện viết bảng con (vở nháp): (10 - 12’)
- GV treo lần lượt từng chữ mẫu lên bảng.
- HS nhắc lại cấu tạo của từng chữ hoa.
- HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
- HS viết các chữ hoa vào vở nháp, 1 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- GV treo bảng phụ viết các tên riêng (địa danh): An Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Định lên bảng lên bảng.
- 2 HS đọc các tên riêng (địa danh).
- 2 HS nhận xét về cấu tạo, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ cái trong một chữ. 
- GV viết mẫu lên bảng. HD HS cách viết.
- HS luyện viết các tên riêng (địa danh) vào vở nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* HS viết bài vào vở: (15 - 18’)
 - HS mở vở tập viết - GV nêu yêu cầu.
- HS viết bài trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm hoàn thành bài.
HĐ2. Đánh giá, chữa bài: (3 - 5’)
- GV đánh giá một số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên các chữ hoa đã học.
- HS nêu quy trình viết các chữ hoa.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Từ chỉ sự vật. Từ chỉ hoạt động. Dấu phẩy
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động. Cách điền dấu phẩy.
- Có kĩ năng chỉ đúng từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động. Điền đúng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu.
- Có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chứa nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động:
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV treo bảng phụ
Bài 1: Thế nào là từ chỉ sự vật? Thề nào là từ chỉ hoạt động. Lấy ví dụ cụ thể.
- Y/c HS đọc đề bài.
- HS hỏi đáp nhau làm bài tập.
- Nối tiếp nhau lấy VD.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt.
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật , từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
	Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
- HS đọc đề bài. 
- Nêu cách làm bài. HS nêu.
- Chữa bài.
Bài 3: Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp ttrong các câu dưới đây:
 a) Bạn Lan lớp em rất xinh xắn đáng yêu.
 b) Trong hộp bút của em có thước kẻ tẩy.
 c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở - 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, chốt k/q đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Khi nào ta điền dấu phẩy?
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Âm nhạc *
(Đ/c Hương dạy)
ơ
*****
Ngày soạn: 17/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: Tiếng việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 (Tiết 6)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Thuộc 2 khổ thơ đã học. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể; biết đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện.
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/ phút). Nói được lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể (BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện (BT3).
- HS vận dụng vào thực tế nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học.
- Bảng phụ chép bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc thuộc bảng chữ cái.
- 2 HS kể lại câu chuyện dựa theo tranh trang 72.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Ôn các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học: (13 - 14’)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài đọc vừa chọn khoảng 1 phút).
- Gọi HS đọc một đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc. HS trả lời.
- HS nhận xét bài đọc của bạn. GV bổ sung.
HĐ2: HD HS làm bài tập: (17 - 18’)
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Em sẽ nói gì trong những trường hợp nêu dưới đây.
- 2 HS đọc các tình huống.
- GV HD cách làm.
- HS làm việc theo cặp: 
 . Luyện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong một số tình huống.
	 . Lưu ý HS: không nói giống lời của bạn. Thể hiện tình cảm, thái độ đúng.
- HS thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- HS GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: 
- GV treo bảng phụ lên bảng. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây?
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
	+ Khi nào ta điền dấu chấm, khi nào ta điền dấu phẩy?
- 1 HS lên bảng làm bài; Lớp làm bài vào vở nháp.	
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
- 2 HS đọc lại truyện vui sau khi đã điền đúng dấu chấm, dấu phẩy. 
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
+ Em học được gì qua câu chuyện?
3. Củng cố, dặn dò:
- 4 HS: nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống ở BT2. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 7
.
Tiết 2: Tiếng việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 (Tiết 7)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Thuộc 2 khổ thơ đã học. Biết cách tra mục lục sách; biết nói lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể.
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/ phút). 
Tra được mục lục sách; nói đúng lời mời , nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể.
- HS biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị thích hợp trong thực tế. 
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi tên các vài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học.
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em sẽ nói như thế nào trong trường hợp sau: 
 + Bạn hướng dẫn em làm bài tập.
 + Em làm rơi hộp bút của bạn.
- 2 HS trả lời; HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Ôn các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học: (13 - 14’)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài đọc vừa chọn khoảng 1 phút).
- Gọi HS đọc một đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc. HS trả lời.
- HS nhận xét bài đọc của bạn. GV bổ sung.
HĐ2: HD HS làm bài tập: (18 - 20’) 
Bài 2: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Dựa theo mục lục ở cuối sách, hãy nói tên các bài em đã học trong tuần 8.
- HS mở mục lục sách, tìm tuần 8, nêu tên tất cả các bài đã học trong tuần 8 theo trật tự được nêu trong mục lục.
- HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- HS nhận xét, GV sửa sai.
Bài 3: Làm viết.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị trong những trường hợp dưới đây. 
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS đọc các tình huống.
- GV HD HS nói lời của mình. HS làm mẫu, GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau nói lời của mình trong từng tình huống.	
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài. Cả lớp nhận xét. GV ghi lên bảng những lời nói hay. 
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Muốn tìm nhanh các bài hoặc truyện em cần tìm ở đâu? 
- Bạn ngồi cạnh em nói chuyện trong giờ học, em cần dùng lời gì để nói với bạn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 4: Toán
Tiết 44: Ôn tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn tập, củng cố cho HS những kiến thức đã học về phép cộng qua 10, giải toán, nhận dạng hình và vẽ hình.
- Rèn kĩ năng tính toán, vẽ hình và trình bày bài.
- HS tự giác làm bài. 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 1 HS lên bảng chữa bài 4 (Tr. 44)	
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: Tính: 
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con.
- HS nêu cách tính.
- HS GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
 	30 và 25; 	19 và 24; 	37 và 36
- 3 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con.
- HS nêu cách đặt tính và tính.
- HS GV nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 3: GV treo bảng phụ lên bảng. 
Tóm tắt: Thùng to đựng : 36l 
 Thùng bé đựng : 25l.
	 	 Cả hai thùng đựng :l mật ong?
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán. 
- GV HD cách giải.? Bài dạng toán gì?
- 1 HS làm bảng lớp; lớp làm vào vở: 36 + 25 = 61 (lít).
- HS,GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: (Nếu còn TG)
 GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: Điền chữ số thích hợp vào ô trống.
+
+
+
	 5 	 6 6	 3 9
	 2 7	 8 	3
	 8 1	 9 4	7 4
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5: (Nếu còn TG)
 Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình chữ nhật? Nêu tên từng hình?
 1
 2 3
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. GV HD cách làm.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- HS, GV nhận xét, chốt KQ đúng: Có 5 hình chữ nhật đó là các hình: (1); (2); (3); (2 + 3); (1 +2 + 3).
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Hình chữ nhật còn gọi là hình gì? 
- 2 HS đọc thuộc bảng cộng. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Tìm một số hạng trong một tổng
*****
Ngày soạn: 18/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: Tiếng việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 (Tiết 8)
I- mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu nội dung của cả bài. Biết trả lời các câu hỏi theo hình thức bài kiểm tra.
- Đọc đúng, rõ ràng bài Đôi bạn. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Đọc tương đối rành mạch bài văn (tốc độ đọc trên 35 tiếng/ phút). Trả lời được bài luyện tập trong SGK. Làm quen với bài kiểm tra.Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tự giác làm bài. 
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 1 HS nói lời: mời bạn đến dự sinh nhật.
- 1 HS nói lời: nhờ bạn giảng hộ bài toán.
- HS trả lời; 
- HS nhận xét. GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1:Luyện đọc bài: Đôi bạn (10 - 12’)
- GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- 3 - 5 HS đọc bài; cả lớp và GV nhận xét
- Nội dung bài nói về điều gì?
- Em học được điều gì qua câu chuyện? HS liên hệ.
HĐ2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: làm miệng. (18 - 20’)
GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV HD cách làm.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng: 
	 + Câu 1: ý b + Câu 4: ý c
 + Câu 2: ý b + Câu 5: ý a.
 + Câu 3: ý c
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- Búp Bê giúp mẹ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc