Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi. Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

+ HS tự nhận thức về bản thân, biết lắng nghe tích cực, xác định được giá trị.

- Giáo dục HS nhớ ơn, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- 2 HS đọc đoạn 1 bài: Ngôi trường mới

- 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài.

- HS nhận xét; GV cho điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu chủ điểm Thầy cô và bài học. GV ghi tên bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

+ GV sửa lỗi phát âm cho HS: cổng trường, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi, mắc lại.

 . HS đọc; HS nhận xét; GV sửa sai.

+ HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ lên bảng:

. Nhưng // hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//

. Lúc ấy,/ thầy bảo:// “Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi, /em về đi,/ thầy không phạt em đâu.”//

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i HS đọc.
- Giới thiệu tiếp các quả cân 1 kg, 2 kg và 5 kg. (Cho HS xem và cầm quả cân 1 kg trên tay).
HĐ2: Thực hành: (20 - 23’)
Bài 1: 
- HS xem hình vẽ để tập đọc, viết tên đơn vị kg.
- HS điền vào các chỗ chấm, đọc to: quả bí ngô cân nặng 3 kg, viết ba ki- lô- gam.
Bài 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu và đọc cả mẫu.
- GV HD HS làm tính cộng, trừ các số đo (theo mẫu). Lưu ý HS không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả.
- 2 HS lên bảng làm; Lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- HS tự làm vào vở và chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Muốn biết một vật nặng nặng bao nhiêu ta phải làm thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 7: Ăn uống đầy đủ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết được ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh. Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
- HS thực hiện ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn hoa quả.
- Có ý thức thực hiện các điều trên.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao nên ăn chậm, nhai kĩ?
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
- HS trả lời, GV nhận xét
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
HĐ1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và những thức ăn hàng ngày 
 + Mục tiêu: HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hàng ngày. 
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
 	 . GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi:
 . Hằng ngày bạn ăn mấy bữa? Mỗi bữa ăn những gì.
- Bước 2: Làm việc cả lớp: 
 	 . Đại diện các nhóm báo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
 . GV chốt lại các ý chính SGK.
 + Kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng (ăn đủ no) và đủ cả về chất lượng (ăn đủ chất).
HĐ2: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ:
 + Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
 + Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc cả lớp:
 . GV cho HS thảo luận bài bằng các câu hỏi trong SGV
- Bước 2: HS thảo luận các câu hỏi đó
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình với cả lớp
 + GV rút ra kết luận SGV.
HĐ3: Trò chơi đi chợ:
 + Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe. 
 + Cách tiến hành:
- GV viên hướng dẫn HS cách chơi.
- HS cả lớp cùng chơi. 
+ GV rút ra kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì? 
- Tại sao chúng ta cần phải ăn đủ no, uống đủ nước? 
- GV liên hệ, GDHS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Ăn, uống sạch sẽ.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Cô giáo lớp em
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Hiểu nội dung: Em HS rất yêu cô giáo.
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được câu hỏi. 
- Giáo dục HS chăm học.
II. Đồ dùng:
- Tranh phóng to.
- Bảng phụ viết sẵn những khổ thơ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Bài Thời khoá biểu
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) Tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc
* GV đọc mẫu.
* Hướng dẫn HS luyện phát âm
- Chỉ các từ khó trên bảng và yêu cầu HS đọc: sáng nào, lớp, thoảng, hương nhài, ghé, 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau: Mỗi em một câu.
* Luyện ngắt giọng
- GV nêu: Thể thơ 5 chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2
- HS luyện ngắt giọng khổ thơ: Đáp lời/ chào cô ạ! /
 Cô mỉm cười/ thật tươi.//
 Yêu thương/ em ngắm mãi
 Những điểm mười/ cô cho.//
* Đọc từng khổ thơ
- HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.
- Chia nhóm và đọc từng khổ trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm.
* HS đọc đồng thanh.
HĐ2: HD HS tìm hiểu bài: (10 - 12’) 
* Cả lớp đọc thầm từng toàn bài. Trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK:
- HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, chốt.
- HS liên hệ.
HĐ3: Đọc thuộc lòng: (6 - 8’)
- HS thi đọc nhớ lại từng dòng, từng khổ, cả bài thơ. 
 + Cả lớp NX, bình chọn cá nhân đọc hay.
 + GV cho điểm. 
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài. Bài thơ nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về Ki - lô - gam
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng số về đơn vị đo khối lượng - kg, giải toán.
- Có kĩ năng cân đồ vật quen thuộc, làm phép cộng, trừ có kèm theo đơn vị. Vận dụng giải được toán.
- HS ham thích học toán.
II.Đồ dùng:
- Cân, quả bí 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Nêu đơn vị đo khối lượng đã học ?
- Nêu cách làm bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn ?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Em hãy nêu đơn vị đo khối lượng đã học?
- Lấy một VD có sử dụng đơn vị đo KL đã học?
- Khi thực hiện phép tính có kèm đơn vị đo khối lượng, kết quả phải lưu ý điều gì?
- HS, Gv nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Tính.
15kg + 5kg = 17kg - 7kg =
38kg + 5kg = 14kg - 3k =
49k + 15kg = 45kg - 15kg =
37kg + 28kg - 15kg =
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, nêu cách tính.
- Khi viết kết quả phải có đơn vị kèm theo.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: Thực hành cân một số đồ vật GV đã chuẩn bị.(cân, quả bí)
- Y/c HS thực hành cân, nêu KQ cân.
- HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét.
Bài 3: Hà cân nặng 26kg, Cúc cân nặng hơn Hà 6kg. Hỏi Cúc cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam?
- Đề bài cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài, tự làm bài.? Bài toán dạng gì?
- Gọi HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- GV thu vở chấm.
Bài 4: Có một cân đĩa và 2 quả cân loại 1kg và 5kg làm thế nào để cân được 4kg gạo qua một lần cân?
- Y/c: HS suy nghĩ, nêu cách cân.
- Nhận xét, chốt.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu đơn vị đo khối lượng đã học?
- Em lấy một ví dụ về một vật em cân sử dụng đơn vị đo là kg?
- HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 3/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa E Ê
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nắm được cấu tạo, quy trình viết chữ hoa E Ê. Viết đúng 2 chữ hoa E Ê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ E hoặc Ê), chữ và câu ứng dụng; Em (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần). Viết đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa E , chữ và câu ứng dụng Em; Em yêu trường em Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS yêu trường lớp, tự giác học bài.
II. Đồ dùng:
 - GV: Mẫu chữ E Ê đặt trong khung chữ. 
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa Đ
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Đ, Đẹp.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa E Ê: (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét 2 chữ hoa E Ê
- Chữ hoa: E
 + GV treo chữ mẫu hoa E lên bảng cho HS quan sát.
 + HS nêu cấu tạo của chữ hoa E. Cả lớp nhận xét.
 + GV miêu tả các nét của chữ hoa E: Chữ hoa E là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
 + GV HD quy trình viết: 
 . GV nêu cách viết chữ hoa E: ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới (gần 
giống như ở chữ hoa C nhưng hẹp hơn) rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái 
tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.
 + GV viết mẫu chữ E lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
 . 1 HS nhắc lại cách viết.
- Chữ hoa Ê: Viết như chữ E và thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E.
* HD HS viết chữ E Ê vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con. (2 - 3 lượt). GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng: GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Em yêu trường em.
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: HS nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường của mình: chăm học, giữ gìn và bảo vệ những đồ vật, cây cối trong trường.
* HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 + HS khác nhận xét; GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ. Lưu ý HS: nét móc của chữ nối liền với thân chữ E.
* HD HS viết chữ Em vào bảng con . 
- HS luyện viết bảng con. (2 -3 lượt). HS nhận xét; GV sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết:
 + HS viết: 1 dòng chữ E Ê cỡ vừa, 1 dòng chữ E cỡ nhỏ.
 1 dòng chữ Em cỡ vừa, 1 dòng chữ Em cỡ nhỏ.
 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Em yêu trường em.
 + Nếu còn TG HS viết: Viết thêm 1 dòng chữ E cỡ nhỏ.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nêu cấu tạo, quy trình viết chữ hoa E Ê.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài: Chữ hoa G
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa E Ê
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa E Ê.
- Học sinh viết đúng chữ hoa E Ê, chữ và câu ứng dụng Em yêu trường em. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa E Ê.
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa E Ê.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa E Ê trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa E Ê, 2 dòng câu “Em yêu trường em.”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa E Ê, 2 dòng câu Em yêu trường em.
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. Làm thế nào để viết đẹp?
- Yêu trường lớp em cần làm gì?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
(Đ/c Hương dạy)
ơ
*****
Ngày soạn: 3/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết một số từ ngữ về môn học và hoạt động của người; Biết kể nội dung mỗi tranh bằng một câu; Biết chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu.
- Tìm được một số từ ngữ về môn học và hoạt động của người (BT 1, 2); kể được nội dung mỗi tranh bằng một câu (BT 3); chọn được từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu (BT 4) 
- HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:- Bảng phụ chép bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. 
+ Bạn Mai là HS lớp 2.
+ Môn học em yêu thích là Âm nhạc.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Kể tên các môn học ở lớp 2.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
+ Các môn học có quan trọng? Các môn học đó đem lại cho em lợi ích gì? HS liên hệ.
- HS nhận xét. GV ghi bảng.
Bài 2: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.
- HS QS tranh trong SGK, tìm từ chỉ hoạt động của người trong từng tranh.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Thế nào là từ chỉ hoạt động - HS lấy ví dụ.
- HS; GV nhận xét. GV ghi bảng từ đúng: đọc, viết, nghe, nói.
Bài 3: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu: Khi kể nội dung mỗi tranh phải dùng các từ chỉ hoạt động mà em vừa tìm được.
- GV phân tích mẫu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Làm viết.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. HS giải nghĩa các từ chỉ hoạt động
- GV HD cách làm.
- HS làm bài vào vở. Chấm 7 - 10 bài; Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS kể tên các môn học ở lớp.- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Cô giáo lớp em 
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết khổ thơ 2 và 3 trong bài Cô giáo lớp em. Củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ. Tiếp tục củng cố quy tắc viết ui/ uy; ch/ tr. 
- Viết đúng: thoảng, nắng, cửa lớp, trang vở, yêu. Nghe - viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng 
bài tập 2, 3a. Viết đúng kĩ thuật, đẹp.
- HS biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: huy hiệu, vui vẻ, cái chăn, con trăn.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe, viết: 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: (7’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi:
+ Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào? 
 + Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho?
 + HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HD HS nhận xét: 
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ? 
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào? 
+ Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 5 chữ? 
 + HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con: thoảng, nắng, cửa lớp, trang vở, yêu.
 + HS nhận xét; GV sửa sai.
* Đọc cho HS viết: (12 - 15’)
- GV lưu ý HS cách trình bày bài.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Chấm, chữa bài: (3 - 5’).
- HS tự chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống 
trong bảng. 
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD mẫu. HS nối tiếp nhau nêu tiếng, từ ngữ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt các tiếng, từ ngữ đúng: thuỷ, tàu thuỷ; núi, sông núi; luỹ, tích luỹ.
Bài 3a: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống?
- GV HD cách làm. HS làm bài vào vở BTTV.
- 2 HS đọc bài làm. Cả lớp; GV NX; Chốt lời giải đúng: cầu tre, nghiêng che, trăng tỏ, rụng trắng.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- Nêu quy tắc chính tả viết ui/ uy?
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 5 chữ? GV nhận xét, tuyên dương.
Tiết 3: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 4: Toán
Tiết 34: 6 cộng với một số: 6 + 5
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách thực hiện phép cộng, dạng 6 + 5; lập bảng 6 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm số thích hợp điền vào ô trống. Củng cố khái niệm “điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình”; Biết so sánh hai số.
- Thuộc bảng 6 cộng với một số; rèn kĩ năng: tính toán, điền số vào ô trống; so sánh hai số và nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. 
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng:
- Que tính 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 1HS lên bảng chữa bài tập 4 (Tr. 33). 3HS đọc bảng cộng 9, 8, 7.
- HS, GV nhận xét; cho điểm.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu phép cộng: 6 + 5 (29 - 31’)
* GV nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- HS nêu phép cộng: 6 + 5 =?
- GV thao tác với các que tính để HD HS tìm kết quả phép cộng 6 + 5.
 + HS nêu các cách tìm ra kết quả. GV nhận xét và rút ra cách thực hiện nhanh nhất: gộp 6 que tính với 4 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 1 que tính còn lại là 11 que tính. Vậy 6 + 5 = 11.
- Đặt tính rồi tính:
	 + GV HD HS tự đặt tính.
	 + Tính: thực hiện tính từ phải sang trái.
 + 1HS nêu cách tính, GV ghi bảng. 	 	
. Viết 1 thẳng cột với 6 và 5 (cột đơn vị).
 . Chữ số 1 ở cột chục.
* HD HS tự lập bảng cộng 6 cộng với một số.
- GV yêu cầu HS tìm các phép cộng có số hạng thứ nhất bằng 6.
- GV làm mẫu: 6 + 5 = 11; 
- HS nối tiếp nhau nêu các phép cộng có số hạng thứ nhất bằng 6 và nêu cách tính kết quả.
- GV ghi bảng: 6 + 5 = 11;; 6 + 9 = 15.
- HS học thuộc lòng bảng cộng 6.
HĐ2: Thực hành: (14 - 16’)
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Tính nhẩm. 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. Nhận xét mối quan hệ hài phép tính với nhau?
- HS nhận xét; GV củng cố bảng cộng 6.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Tính 
- HS nêu cách tính. 2 HS làm bảng lớp; Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét; GV củng cố cách tính.
- Chấm 7 - 10 bài. Nhận xét. 
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Số?
- 1 HS làm bảng lớp; Lớp làm bảng con.
- HS nhận xét; GV củng cố bảng cộng 6.
Bài 4: Nếu còn thời gian.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi. HS trả lời.
- GV nhận xét. Củng cố khái niệm “điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình”.
Bài 5: Nếu còn thời gian.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở.
- Nhẫn xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc thuộc bảng cộng 6.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: 26 + 5.
Ngày soạn: 4/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu
I- mục đích, yêu cầu: 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại một câu chuyện ngắn có tên: Bút của cô giáo. Biết dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời các câu hỏi. Biết viết thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
- Rèn kĩ năng kể chuyện và trả lời câu hỏi. Viết được thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp. 
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập, biết lắng nghe và quản lí thời gian
- GD HS kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
II- đồ dùng: 
- Thời khoá biểu của lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS đọc BT 3 (Tiết TLV tuần trước).
- HS nhận xét.
- GV cho điểm.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Dựa vào tranh vẽ, kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo
- HD HS quan sát tranh trong SGK.
- HS nối tiếp nhau nêu nội dung của từng tranh.
- GV HD HS kể.
- HS luyện kể từng tranh.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh trong SGK.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Dựa theo thời khoá biểu ở bài tập 2, trả lời câu hỏi.	
- HS dựa vào thời khoá biểu đã viết trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Tác dụng của thời khoá biểu là gì?
Bài 2: Làm viết. (Nếu còn TG)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Viết lại thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp em.
- GV treo TKB của lớp lên bảng và HD HS cách làm.
- Em cần lưu ý điều gì khi viết?
- HS làm bài vào vở.
- Chấm 5 - 7 bài. Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
Tiết 2: toán
Tiết 35: 26 + 5
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5. Biết giải toán về nhiều hơn. Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. Biết cộng nhẩm để điền kết quả vào ô trống.
- Rèn kĩ năng tính toán, trình bày bài và đo đoạn thẳng.
- HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để tính toán.
II- đồ dùng: 
- GV: Que tính. Bảng phụ chép bài tập 2; Thước có vạch cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_7_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc