Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 4 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.

- HS biết đọc nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng, bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật. KNS: Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự thông cảm, tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Giáo dục học sinh đối xử tốt với các bạn.

II. ĐỒ DÙNG: - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ hướng dẫn HS đọc câu văn dài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi 2HS đọc bài: “Gọi bạn” trả lời câu hỏi về nội dung bài?.

- Hỏi câu 2,3 (SGK), HS khá trả lời.

- Nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)GV giới thiệu bài( Dùng tranh trong SGK).

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (34)

* GV đọc mẫu - HD cách đọc.

- 1HS đọc toàn bài.

* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

+ HS luyện đọc từng câu:

- Chỉ định mỗi em đọc một câu, nối tiếp đến hết bài. (2 lần)

- GV rèn cho HS đọc đúng từ, tiếng khó: n, l, x , loạng choạng, ngượng nghiụ : HS tự tìm từ khó đọc - luyện đọc.

- GV rèn cho HS đọc tốt, phát âm đúng chính xác, tốc độ nhanh giữa các từ, tiếng khó trong bài.

- GV và HS nhận xét - sửa sai.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 4 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. 
b. Các hoạt động
HĐ1: Hình thành kiến thức: (10 - 12’)
*Giới thiệu phép cộng: 49 + 25. 
- GV giới thiệu bài toán: Có 49 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV HD HS thao tác trên que tính và bảng gài để tìm ra kết quả của phép cộng: 49 + 25.
- GV HD HS đặt tính và tính.
	+ Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính và nêu lại cách làm của mình.
	 49 + 25	. 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1.
	. 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
HĐ2: Thực hành: (20 - 25’) 
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét; GV lưu ý HS cách thực hiện phép tính.
Bài 2: (HS làm nếu còn thời gian)
- HS đọc yêu đề bài.
- HS làm bài. GV nhận xét.
Bài 3: 
- HS đọc bài toán. Đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và cách giải. (HS tóm tắt).
- HS làm bài vào vở: 29 + 25 = 54 (HS).
- HS chữa bài - GV chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.T 13
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nờu được những việc cần làm để xương và cơ phỏt triển tốt, giải thích được tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng quy cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt. Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. Biết nhấc một vật đỳng cỏch.
- GDHS cú ý thức thực hiện cỏc biện phỏp để xương và cơ phát triển tốt.
II. Đồ dùng: 
- Chuẩn bị 1 số vật để HS thực hành (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chỳng ta làm gỡ để cơ được săn chắc? 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài cho HS nờu vị trớ, vai trũ của cỏc xương. 
b. Các hoạt động
HĐ1: Làm gỡ để xương và cơ phỏt triển tốt?
 + Mục tiêu: Nờu những việc cần làm và giải thớch khụng nờn mang vật quỏ nặng.
 + Cách tiến hành:
- Cho học sinh làm việc theo cặp trao đổi về nội dung hỡnh 1, 2, 3, 4, 5 SGK
- GV gọi một số cặp lờn trỡnh bày, cho HS thảo luận: nờn và khụng nờn làm gỡ để xương và cơ phỏt triển tốt?
- GV cho HS liờn hệ và nhắc nhở HS việc cần làm.
HĐ2: Trũ chơi: "Nhấc một vật"
 + Mục tiêu: Biết được một vật sao cho hợp lý khụng bị đau lưng khụng bị cong vẹo cột sống.
 + Cách tiến hành:
- Giỏo viờn làm mẫu
- 2 HS nhấc mẫu, HS quan sỏt nhận xột.
- Chia lớp thành 2 đội cú số người bằng nhau. GVHD luật chơi.
- Học sinh chơi trũ chơi. GV nhận xột khen đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
- GV liên hệ GDHS.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Ôn: Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố: cách sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh. Cách lập bản danh sách các bạn trong tổ theo mẫu.
- Lập được bản danh sách các bạn trong tổ theo mẫu.
- Giáo dục HS tình đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bảng chữ cái.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn làm bài tập (30 - 32’)
* GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng.
Bài 1: Dưới đây là 4 câu trong chuyện: Chiếc bút mực. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự:
	 a/ Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
	 b/ Một hôm cô giáo cho Lan được viết bút mực.
	 c/ Hoá ra, em quên bút ở nhà.	 
 d/ Lan vui lắm, nhưng em bỗng oà lên khóc.
	 e/ Trong lớp chỉ có Mai và Lan phải viết bút chì.
Bài 2: Lập danh sách các bạn trong tổ học tập của em theo mẫu sau:
Số 
thứ tự
Họ và tên
Nam, nữ
Ngày sinh
Nơi ở
 1
Trần Hải Anh
 Nữ
03/ 2/ 2001
Phúc lâm - TT Kinh Môn
 .....
.........
........
..........
..........
 ......
.........
........
..........
..........
* GV HD HS làm bài.
Bài 1: HS làm miệng.
+1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
. GV gợi ý: Các em phải đọc kĩ từng câu văn, suy nghĩ, sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự các sự việc xảy ra, ghi thứ tự đúng vào giấy nháp.
+ HS làm bài.
+ HS nối tiếp nhau trả lời.
+ HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: e - b - d - c - e. 2HS đọc lại câu chuyện.
Bài 2: Làm viết.
+ 1 HS nêu yêu cầu của bài: Lập danh sách các bạn trong tổ học tập của em theo mẫu.
+1 HS đọc mẫu.
+ GV HD HD cách làm.
+ HS làm bài vào vở.
+ 2 HS đọc bài.
+ HS nhận xét - GV bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV chốt kiến thức: 2 HS đọc bảng chữ cái. 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập dạng: 29 + 5; 49 + 25
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố và nâng cao về:
	 + Bảng 9 cộng với một số.
	 + Cách đặt tính và thực hiện tính cộng dạng: 29 + 5; 49 + 25.
	 + Giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính toán, trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học, tự giác làm bài.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2 HS lên bảng đọc bảng 9 cộng với một số.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập (30 - 32’)
+ GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng.
Bài 1: Tính nhẩm.
 9 + 3 =	9 + 5 =	6 + 9 =
 	9 + 6 =	9 + 4 =	9 + 2 =
 	9 + 8 =	9 + 9 =	9 + 7 =
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
+ Dựa vào kiến thức nào để em nhẩm tính?
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố về bảng 9 cộng với một số.
Bài 2: Tính
 39 69 59
 + + +
 5	 7	 	6	
 39 69 59
 + + +
 15	 17	 	 26	 
- 2 HS lên bảng làm bài; Lớp làm bảng con.
+ Nêu cách thực hiện tính
- HS nhận xét; GV củng cố cách thực hiện tính.
Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng lần lượt là:
	 	59 và 16	 49 và 5 
 	69 và 9	 29 và 34
- Nêu cách đặt tính, tính?
- GV HD cách làm. HS làm vào vở.
- 2 HS chữa bài.
- HS nhận xét; GV củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (Nếu còn TG)
 9 +  = 12 + 6 9 + 4 =  + 10
  + 9 = 18 - 5 7 + 9 = 12 + 
- Làm thế nào em điền được số?
- HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Nhà Hà nuôi đợc 49 con vịt và 16 con ngan. Hỏi cả vịt và ngan nhà Hà có bao nhiêu con?
- 1 HS đọc đầu bài.
- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
- HS làm bài vào vở: 49 + 16 = 65 (con). 
- Chấm một số bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 2 HS đọc bảng 9 cộng với một số.
- 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 29 + 36.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (GV chuyên dạy)
ơ
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 13/ 9/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa C
I. mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa C; viết chữ hoa C
(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần). Viết đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa C, chữ và câu ứng dụng Chia; Chia ngọt sẻ bùi. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. Biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
II.Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ C ; Bảng phụ viết chữ mẫu, cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 1HS nêu cấu tạo; 1HS nêu cách viết chữ hoa B .
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: B, Bạn.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’) GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD viết chữ hoa: (6 - 8’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa C
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát.
- HS nêu cấu tạo của chữ hoa C
. Cả lớp nhận xét.
- GV miêu tả chữ hoa C: Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV HD quy trình viết:
 + GV nêu cách viết chữ hoa C: ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB trên ĐK2.
 + GV viết mẫu chữ C lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
*HD HS viết chữ C vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (6 - 8’)
*Giới thiệu câu ứng dụng:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Chia ngọt sẻ bùi. 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
* HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các chữ. 
 . HS nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Chia trên dòng kẻ; nhắc HS lưu ý: điểm DB của chữ h chạm phần cuối nét cong của chữ C.
*HD HS viết chữ Chia vào bảng con:
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết:
 + 1 dòng chữ C cỡ vừa, 1 dòng chữ C cỡ nhỏ.
 1 dòng chữ Chia cỡ vừa, 1 dòng chữ Chia cỡ nhỏ.
 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Chia ngọt sẻ bùi.
 + Viết thêm 1 dòng chữ C cỡ nhỏ.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài ; 
- Nhận xét từng bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo của chữ hoa C. 
- HS nêu quy trình viết chữ hoa C.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa D.
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: C
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa C
- HS viết đúng chữ hoa C, chữ và câu ứng dụng Chia ngọt sẻ bùi. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa C 
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa C 
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa C. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa C, 2 dòng câu Chia ngọt sẻ bùi”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa C, 2 dòng câu Chia ngọt sẻ bùi 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 13/ 9/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày, tháng, năm
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS nắm được từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT 1); đặt và trả lời hỏi về thời gian ( BT 2 ); bước đầu ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT 3).
- HS có kĩ năng tìm từ theo mẫu, kĩ năng nói và viết.
- Bồi dưỡng HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết phải thành câu. 
II- đồ dùng: 
- GV: Bảng phụ chép bài tập1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV ghi bảng mẫu câu Ai là gì?
- HS lên bảng đặt câu, một số HS khác nêu miệng.
- GV nhận xét, củng cố.
2. Bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: GV treo bảng phụ lên bảng
- GV hướng dẫn làm miệng từng cột. HS nêu. GV nhận xét.
+ Thề nào là từ chỉ sự vật. Lấy VD.
- Nhận xét, chốt KQĐ
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài
- GV nêu lại yêu cầu
- 2HS nói theo mẫu
- Từng cặp HS thi hỏi - đáp trước lớp
- Củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời về thời gian
Bài 3:
- Hướng dẫn HS ngắt đoạn văn thành 4 câu đúng rồi viết vở.
- GV nhắc HS sau khi ngắt đoạn văn thành 4 câu nhớ viết hoa những chữ đầu câu, cuối mỗi câu 
đặt dấu chấm.
- Nhận xét - chấm điểm
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV- HS hệ thống nội dung học.
- Tìm thêm các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối xung quanh
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Trên chiếc bè
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được cách viết bài chính tả. Nắm được quy tắc chính tả iê, yê.
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả: viết hoa chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật (Dế Trũi) xuống dòng khi hết đoạn. Làm được BT2, BT3 (a,b)
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- đồ dùng: 
- GV: Chép sẵn bài tập 3(SGK) vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- Đọc các từ : niên học, giúp đỡ, nhẩy dây- HS viết bài.
- Nhận xét, đánh giá HS.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe, viết: 
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- HS đọc đoạn chép 1 lần
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả.
- HS viết từ khó ra bảng con, HS viết bảng lớp.
- HS và HS nhận xét sửa sai.
* GV đọc HS viết bài.
- Nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ, tư thế ngồi viết.
* Chấm, chữa bài, GV chấm 7 bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2:
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn cách làm, cho HS làm bài.
- Lớp nhận xét- GV chữa bài chốt kiến thức: Củng cố quy tắc chính tả iê/yê. 
Bài 3:
- GV đưa bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
- Hướng dẫn HS làm bài vào VBT. Đổi bài kiểm tra chéo.
- Nhận xét - chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. Liên hệ cách viết, ngồi.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 4: Toán
Tiết19: 8 Cộng với một số: 8 + 5
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5. Biết cách giải toán bằng một phép cộng. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Thành lập và học thuộc bảng 8 cộng với một số. Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm, đặt tính và tính và trình bày bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng dạy toán 2: que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Ghi bảng: 8 + 1 ; 1 + 8 ; 10 + 4 ; 4 + 10
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con
- Nhận xét - chấm điểm
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1. Giới thiệu phép cộng 8+ 5: 
- Nêu bài toán: Có 8 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Thực hành tính kết quả bằng que tính. Nêu cách tính, lớp nhận xét, GV nhận xét.
- GV hướng dẫn lại : Có 8 que tính( gài 8 que tính lên bảng, viết 8 vào cột đơn vị, thêm 5 que tính nữa. (gài 5 que tính dưới 8 que tính, viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 8. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? 
- Hướng dẫn thực hiện tính viết.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm bảng con, GV và HS nhận xét.
- Gọi HS khác nhắc lại cách làm.
* Lập bảng công thức : 8 cộng với một số
- VD: 8+2; 8+....8+9 HS tự tìm kết quả
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức. HS thi đọc.
HĐ2. Thực hành: 
Bài 1: (Nêu miệng)
- 1HS đọc đề bài, GV viết phép tính lên bảng.
- HS tính nhẩm tìm nhanh kết quả.
- Nhận xét: 3 + 8 và 8 + 3
- GV tiểu kết: Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi.
Bài 2: (Làm cá nhân )
- 1em đọc đề bài, yêu cầu mỗi em tìm một phép tính và tính trong đó có một số hạng là 8.
- HS tự tìm rồi đặt tính và tính, làm bảng con.
- Yêu cầu nhắc lại cách đặt tính và tính.
- HS nhắc lại. GV tiểu kết.
Bài 4; (Làm việc theo nhóm đôi - cá nhân)
- 1em đọc đề bài, GV hướng dẫn 2HS hỏi đáp phân tích đề, tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn cách giải.
- Nêu phép tính, cách trả lời
- HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở.
- GV chấm bài nhận xét, củng cố dạng bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng 8, 2 HS đọc thuộc.
- GV và HS hệ thống nội dung bài. 
*****
Ngày soạn: 13/ 9/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Cảm ơn, xin lỗi
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,2). Biết nói 3,4 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi thích (BT3). KNS: Giao tiếp : Cởi mở, tự tin trong giao tiếp. Biết lắng nghe ý kiến người khác. Tự nhận thức về bản thân.
- HS viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
- Giáo dục HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành.
II- đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ bài 3(SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS đọc lại bài tập 1,3 ( Tuần 3).
- 2HS lên làm bảng lớp, lớp làm nháp.
- HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá HS.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: 
- HS đọc đề bài, GV nêu từng tình huống, HS trao đổi theo nhóm, nói những lời cảm ơn phù hợp với từng tình huống a,b,c.
- HS tiếp nối nhau nói lời cảm ơn. Lớp nhận xét- bổ sung.
 + Khi có người giúp đỡ ta một việc gì thì ta phải nói như thế nào?
- HS trả lời, lớp nhận xét, GV nhận xét chốt kiến thức.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cách tiến hành tương tự bài tập 1.
- GV khen những HS biết nói lời xin lỗi thành thực, hợp tình huống.
 + Khi ta mắc lỗi với người khác thì ta phải nói như thế nào?
- HS trả lời, lớp nhận xét, GV nhận xét, tiểu kết.
Bài 3:
- 1 em đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh (SGK), nêu nội dung từng tranh.
- Hướng dẫn HS quan sát từng tranh, đoán xem việc gì xảy ra sau đó kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3,4 câu; nhớ dùng lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp.
- HS G nhận xét bổ sung. 
- GV nhận xét chốt kiến thức.
Bài 4: 
- HS đọc đề bài.
- GV nêu yêu cầu của bài. Hướng dẫn cách làm bài .
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình. HS đọc bài, lớp nhận xét bổ sung.
- GV chấm điểm 5 bài viết hay nhất, nhận xét, tiểu kết.
- 1 em đọc bài làm tốt trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV và HS hệ thống nội dung bài học, liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán
Tiết 20 : 28 + 5
I- mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5. Cách vẽ đoạn thẳng cho trước. 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, giải bài toán bằng 1 phép cộng. HS biết vận dụng kiến thức đã học vào làm đúng các bài tập. Làm BT 1( cột 1,2,3),3,4.
- HS chăm chỉ học bài.
II- đồ dùng: 
- Que tính, bảng gài que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng cộng 8.
- 3 HS lần lượt đọc, lớp nhận xét. GV vấn đáp nhanh từng HS.
- Nhận xét, đánh giá HS
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1. Giới thiệu phép cộng 28 + 5: 
- Nêu bài toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
+ Để biết được có bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?
- HS thực hiện phép cộng 28 +5.
- GV, HS cùng thao tác trên que tính, gài sau đó thông báo kết quả.
- Gọi 1HS lên bảng đặt tính và tính. Lớp nhận xét nhắc lại cách làm.
- GV chốt nội dung bài học.
HĐ2. Thực hành
Bài 1:( cột 1,2,3)
- HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- 3HS làm bảng, lớp làm bảng con.
- Hỏi thêm về cách thực hiện một vài phép tính.
- HS nhận xét nêu lại, GV củng cố.
Bài 3:
- 1em đọc đề bài, GV hướng dẫn phân tích đề, tóm tắt bài toán.
- GV và HS phân tích bài toán.
- 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở.
- GV chấm bài nhận xét, củng cố dạng bài tập
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS vẽ vở
- HS thực hành vẽ vở. Nhận xét - chấm điểm củng cố.
3. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- GV, HS hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Nêu cách đặt tính, tính phép tính dạng 28 + 5. 
Tiết 3: luyện viết chữ đẹp
Bài 4: Ôn chữ hoa C
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được chữ hoa C; (2 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Cày (4 dòng cỡ nhỏ), Cày sâu cuốc bẫm (3 lần), Chân lấm tay bùn (3 lần). 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 
- HS có ý 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc