Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 34 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó; Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

- HS hiểu nghĩa các từ được chú giải ( SGK ); Hiểu ND của bài: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp, thể hiện sự cảm thông và ra quyết định.

- GDHS lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng những người lao động.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ). Bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân, hỏi ý kiến chuyên gia.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc TL bài Lượm + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

Tiết 1:

* HĐ 1: Luyện đọc.

+ GV đọc mẫu toàn bài - 1 HS đọc lại toàn bài.

+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV lưu ý HS luyện đọc đúng các từ:

 sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn, .

+ HS tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.

+ GV dùng bảng phụ HDHS đọc một số câu:

 Tôi suýt khóc, / nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: //

 - Bác đừng về. // Bác ở đây làm đồ chơi / bán cho chúng cháu . // ( giọng cầu khẩn ).

 - Nhưng độ này / chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. // ( trầm, buồn ).

 - Cháu mua / và sẽ rủ các bạn của cháu cùng mua. // ( nhiệt thành, sôi nổi ).

+ HS đọc các từ ngữ được chú giải ( SGK - T.134 ).

+ HS thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài - CN ).

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 34 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế ).
+ GV nêu tiếp câu hỏi 3 ( SGK ): Đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo vì anh yêu quý chúng, chăm bẵm chúng như con ).
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV tổ chức cho 3, 4 HS thi đọc lại bài văn.
( HS biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với việc gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình ).
- Lớp nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt, đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nói về ND của bài. GV chốt lại: Bài văn tả một quang cảnh đầm ấm: đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Chúng yêu anh vì anh yêu quý, chăm sóc chúng như mẹ chăm con. -> ND chính của bài: Hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS tiếp tục luyện đọc bài văn.
 Tiết 2: Tập viết 
ôn các Chữ hoa: A, M, N, Q, V ( kiểu 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng các chữ hoa: A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ); Viết đúng các tên riêng có chữ hoa 
( kiểu 2 ): Việt Nam, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Rèn KN viết các chữ cái viết hoa: A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ) theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu các chữ hoa: A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ) viết hoa, phấn màu.
- Vở Tập viết - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV KT vở HS viết bài ở nhà. Cả lớp viết chữ cái hoa V ( kiểu 2 ) đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng Việt Nam thân yêu. Cả lớp viết bảng con chữ: Việt.
- GV nhận xét, uốn nắn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa.
- GV nhắc lại cách viết từng chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ).
- HD HS luyện viết từng chữ trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết các tên riêng.
- GV viết mẫu các tên riêng: Việt Nam, Nguyễn ái Quốc; Hồ Chí Minh.
- HS đọc - GV giải thích: Nguyễn ái Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì Bác hoạt động bí mật ở nước ngoài.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng và nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt các dấu thanh.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
+ Cách nối nét giữa các chữ.
- GV HD HS tập viết ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ Viết 5 chữ cái viết hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ) - mỗi chữ 1 dòng cỡ nhỏ. 
+ Viết các tên riêng: Việt Nam, Nguyễn ái Quốc; Hồ Chí Minh ( Mỗi tên riêng 1 dòng theo cỡ nhỏ ).
- HS luyện viết theo yêu cầu trên.
+ GV theo dõi, giúp HS viết đúng q. trình, hình dáng và ND. 
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết các chữ cái viết hoa ( kiểu 2 ).
 Tiết 3: Toán 
T.163: ôn tập về đại lượng
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động; Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
- Rèn KN nhận biết về thời gian; KN làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: - Bảng phụ kẻ sẵn theo ND bài tập 1 ( SGK ).
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng, dưới lớp làm ở bảng con:
 5 x 6 + 15 = 36 : 4 - 7 =
- HS nhận xét, chữa bài. Củng cố cho HS về thứ tự thực hiện các phép tính.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.175 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - GV gắn bảng phụ kẻ sẵn lên bảng.
- HS đọc bảng, nhận biết các thông tin được cho trong bảng.
- GVHDHS so sánh các khoảng thời gian dành cho các HĐ nêu trong bảng.
 -> KL: Hà dành nhiều thời gian nhất cho HĐ học. 
- Lớp nhận xét, chữa bài, chốt câu TL đúng.
- Củng cố KN nhận biết về thời gian dành cho các HĐ.
+ Bài 2: - HS tự đọc, phân tích đề bài, xác định dạng toán: Bài toán về nhiều hơn.
-> đưa ra phép tính giải ( phép cộng ).
- HS tự ghi tóm tắt rồi làm bài vào vở, Một HS lên bảng làm bài. 
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
- Củng cố cho HS về KN trình bày giải toán về nhiều hơn liên quan đến đơn vị đo KL.
+ Bài 3: - Các bước tiến hành tương tự bài 2.
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán lên bảng, HS quan sát sơ đồ.
- GV giúp HS hiểu: Việc tìm khoảng cách giữa hai địa điểm ( nhà Phương và xã Đinh Xá ) tương ứng với việc thực hiện phép tính 20 - 11.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố KN trình bày giải toán có lời văn liên quan đến phép trừ với đơn vị đo là km.
+ Bài 4: ( HS làm thêm – nếu cũn thời gian ): - HS đọc đề toán.
- GVHDHS nhận biết bài toán: Cho khoảng thời gian ( bơm trong 6 giờ ) và một mốc thời gian ( bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ ). Tính mốc thời gian còn lại ( đến mấy giờ thì bơm xong ).
- GV giải thích: Phải bơm trong 6 giờ - tức là bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa
( thêm 6 giờ ) sẽ bơm xong. Sau đó HDHS đặt được phép tính: 9 giờ + 6 giờ = 15 giờ.
-> Chuyển dịch sang ngôn ngữ " thời gian " để TL câu hỏi của bài toán và trình bày lời giải: Bơm xong lúc:
 9 + 6 = 15 ( giờ ).
 15 giờ hay 3 giờ chiều.
 Đáp số: 3 giờ chiều.
- Củng cố KN trình bày giải bài toán liên quan đến đơn vị đo thời gian.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các KT đã học về đại lượng.
 Tiết 4: đạo đức
Giáo dục an toàn giao thông ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau.
- HS biết quan sát phía trước khi đi đường; Biết chọn nơi qua đường an toàn.
- HS có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
II. chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ về một vài tình huống khi tham gia giao thông ( SGK - Bài 4 ).
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là an toàn ? Thế nào là nguy hiểm ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Quan sát tranh.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được những hành vi đúng / sai để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận nhận xét các hành vi đúng / sai trong mỗi bức tranh.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, nêu các hành vi đúng / sai trong mỗi bức tranh.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và giải thích lí do tại sao nhóm mình lại nhận xét như vậy.
- GV hỏi: . Những hành vi nào, của ai là đúng ?
 . Những hành vi nào, của ai là sai ?
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại: Khi đi bộ trên đường, các em cần thực hiện tốt điều gì ? ( Đi sát lề đường bên phải ( đi trên vỉa hè ), luôn nắm tay người lớn ).
- > KL: . Khi đi bộ trên đường, các em cần đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát bên lề đường.
. Đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ. ở ngã tư, ngã năm, ... muốn qua đường phải đi theo tín hiệu hay chỉ dẫn của CSGT.
* HĐ 2: Thực hành theo nhóm.
+ Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống:
a) Nhóm 1: Nhà em và nhà bạn Lan ở cùng một ngõ hẹp. Em sang nhà Lan rủ Lan đi học. Em và Lan cần đi trên đường như thế nào để đến trường một cách an toàn ? ( Đi sát bên lề đường, đường hẹp phải đi hàng một, chú ý tránh xe đạp, xe máy ).
b) Nhóm 2: Em và mẹ cùng đi chợ. Trên đường về đi qua đoạn đường có nhiều vật cản trên vỉa hè. Em và mẹ cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn ? ( Đi tránh xuống lòng đường nhưng phải đi sát lề đường, chú ý xe đạp, xe máy và nắm tay mẹ ).
c) Nhóm 3: Hôm nay em và chị em đang học ở trường THPT cùng đi học về, phải qua đường, nơi không có đèn tín hiệu và vạch đi bộ qua đường. Trên đường có nhiều xe cộ đi lại. Em và chị em cần phải qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn ? ( Chờ cho ô tô đi qua, quan sát xe đạp, xe máy phía tay trái, hai chị em dắt tay nhau đi thẳng qua đường, di nhanh, sang nửa bên kia đường chú ý nhìn tránh xe cộ ở phía tay phải ).
d) Nhóm 4: Em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy rất nhiều xe cộ qua lại. Em phải làm gì để qua đường an toàn ? ( Nhờ người lớn dắt qua đường ).
- Các nhóm thảo luận từng tình huống, tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi thêm: 
. Không nên qua đường ở những nơi như thế nào ?
. Khi đi bộ qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, ta phải quan sát đường như thế nào ?
. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện tốt những quy định khi đi bộ trên đường ? 
- GV kết luận: . Khi đi bộ trên đường, các enm cần quan sát đường đi, không mải nhìn quầy hàng hoặc vật lạ hai bên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn.
 ( có vạch đi bộ qua đường ).
. Cần quan sát kĩ xe đi lại khi qua đường, nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Khi đi bộ trên đường, các em cần thực hiện tốt điều gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện tốt những quy định khi đi bộ trên đường ? 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường.	
 Ngày soạn: 26 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 03 - 5 - 2018 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
 đàn bê của anh hồ giáo
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu ch / tr.
- Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả; phân biệt âm đầu ch/ tr. 
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con:
 bức tranh - quả chanh; chăm chỉ - hai trăm; trang vở - chói chang.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài viết chính tả 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV HDHS nhận xét về tên riêng được viết trong bài và cách viết các tên riêng đó.
- HS luyện viết những chữ khó ở bảng con: quấn quýt, quẩn chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ, ..., GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đọc cho HS soát lại bài. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, tự làm bài vào vở.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng: a) chợ - chờ - tròn.
+ BT 3 ( a ): - GV tổ chức cho HS làm thi theo nhóm ( 3 nhóm - mỗi nhóm 5 HS ) dưới hình thức thi tiếp sức: Viết nhanh những từ bắt đầu bằng ch hoặc tr chỉ các loài cây.
- Từng nhóm thi làm bài - mỗi nhóm 5 HS tiếp nối nhau lên bảng ghi các từ tìm được.
- Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều từ, đúng thì thắng cuộc.
. Củng cố cách phân biệt âm đầu tr / ch.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài viết. GV nhấn mạnh cách phân biệt âm đầu ch / tr.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. Nhắc HS luyện viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ trái nghĩa - Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, HS tìm được từ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng, nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước; Nêu được ý thích hợp về công việc phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp.
- Rèn luyện KN nhận biết về từ trái nghĩa và từ chỉ nghề nghiệp.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn BT 1, 3 ( SGK - T.137, 138 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu một số TN chỉ về nghề nghiệp, một số TN chỉ về phẩm chất của nhân dân VN ta.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Củng cố KT về từ trái nghĩa.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 137 ).
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng và giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại bài TĐ Đàn bê của anh Hồ Giáo một lượt sau đó tự làm bài vào vở BT. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Những con bê cái
Những con bê đực
 - Như những bé gái
 - Như những bé trai
 - Rụt rè
 - nghịch ngợm/ bạo dạn/ ...
 - ăn nhỏ nhẹ, từ tốn
 - ăn vội vàng, ngấu nghiến/ hùng hục
 + Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài theo mẫu. Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại KQ đúng:
a) Trẻ con: trái nghĩa với người lớn.
b) cuối cùng: trái nghĩa với đầu tiên.
c) xuất hiện: trái nghĩa với biến mất, mất tăm, mất tiêu.
d) Bình tĩnh: trái nghĩa với cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng.
. GV khắc sâu KT về từ trái nghĩa.
* HĐ 2: Luyện tập những từ ngữ về nghề nghiệp.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 138 ).
- HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. GV gắn bảng phụ kẻ sẵn lên bảng.
- HS làm việc cá nhân, tự làm bài trong vở BT theo yêu cầu: nối nghĩa thích hợp ở cột B với TN ở cột A. GV mời 1 HS lên bảng nối.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
 Công nhân - d Công an - b Bác sĩ - e 
 Nông dân - a Người bán hàng - c
. Củng cố vốn từ ngữ chỉ về nghề nghiệp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu về từ trái nghĩa, những TN chỉ về nghề nghiệp.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm hiểu để biết thêm các nghề lao động và nội dung các công việc ấy.
 Tiết 3: Toán 
T.169: ôn tập về hình học
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường gấp khúc, đoạn thẳng; Biết vẽ hình theo mẫu.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành nhận biết về các hình và vẽ hình theo mẫu.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Hình minh họa BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc TL các bảng nhân, chia đã học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.176, 177 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS quan sát từng hình vẽ trong SGK sau đó đọc tên từng hình vẽ.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc. Lớp nhận xét, chữa bài, chốt KQ đúng:
A - Đường thẳng AB. E - Hình vuông MNPQ.
B - Đoạn thẳng AB. G - Hình chữ nhật GHIK.
C - Đường gấp khúc OPQR. H - Hình tứ giác ABCD.
D - Hình tam giác ABC.
- GV củng cố KN nhận dạng các hình đã học.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK và gợi ý cho HS nhận dạng hình đã cho: Giống hình ngôi nhà có: . Mái - hình tứ giác.
 . Tường - hình vuông to.
 . Cửa sổ - hình vuông nhỏ.
HDHS có thể tô màu: Mái màu đỏ, tường màu vàng, cửa sổ màu xanh.
- HS tự vẽ vào vở. GV bao quát lớp, HD thêm cho những HS còn lúng túng.
- Củng cố KN vẽ hình theo mẫu.
+ Bài 4: - HS quan sát hình vẽ rồi nêu miệng câu TL. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng:
 a) Có 5 hình tam giác. b) Có 3 hình chữ nhật.
- Củng cố KN nhận biết về hình tam giác và hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại đặc điểm của một số hình đã học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ về đặc điểm các hình đã học.
 Tiết 4 tự nhiên và xã hội
 ôn tập: tự nhiên
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật; nhận biết bầu trời về ban ngày và ban đêm.
- HS có KN quan sát và trình bày những hiểu biết của mình về TN.
- HS có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. chuẩn bị: 
- Phiếu bài tập.
- HS: Quan sát thiên nhiên ở xung quanh trường, vườn trường.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Tham quan thiên nhiên.
+ Mục tiêu: - Hệ thống những kiến thức đã học về thiên nhiên nhiên.
 - Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. 
+ Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát thực tế ở ngoài sân trường, vườn trường, yêu cầu HS quan sát kĩ về cây cối và các con vật.
- HS vào lớp làm việc CN, hoàn thành yêu cầu của các BT ghi trong phiếu sau:
. Bài 1: Hãy điền ND thích hợp vào các cột trong bảng sau:
Bảng 1:
Tên cây cối và các con vật sống trên cạn
Tên cây cối và các con vật sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật sống trên không
Ghi chú
Bảng 2:
Thường nhìn thấy vào lúc nào trong ngày
Hình dạng
Mặt Trời
Mặt Trăng
Sao
. Bài 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa:
 a) Mặt Trời và Mặt Trăng.
 b) Mặt Trời và các vì sao.
- HS tiếp nối nhau trình bày KQ làm việc của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại các ý kiến đúng.
- Củng cố khắc sâu KT đã học về thiên nhiên.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sõu KT ụn tập trong tiết học.
- Nhận xột tiết thọc. Nhắc HS tiếp tục tìm hiểu về thiên nhiên.
 Ngày soạn: 27 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 04 - 5 - 2018
 Buổi sáng: 
 Tiết 1: Tập làm văn 
Kể ngắn về người thân
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân; Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn. 
- Rèn kĩ năng nói, viết kể ngắn về người thân.
- HS chủ động, tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị:
- bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý ở BT 1 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc lại bài viết - Kể một việc tốt của em hoặc bạn em. ( BT 3 giờ trước ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Một số HS nói về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập kể ngắn về người thân.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK ):
+ Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài và đọc các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài:
+ Bài tập yêu cầu các em kể về nghề nghiệp của người thân dựa vào các câu hỏi gợi ý 
( không phải là trả lời CH )
+ Người thân của em có thể là cha, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà, ... của em.
+ Kể tự nhiên theo 1 trong 2 cách:
. Kể dựa sát theo từng câu hỏi gợi ý.
. Kể không dựa hoàn toàn vào các câu hỏi gợi ý ( có thể kể kĩ hơn. VD: nói về tình cảm với nghề nghiệp, sự tín nhiệm của người khác với người thân, ... )
- 4, 5 HS nói người thân của em chọn kể là ai.
- GV mời 2, 3 HS kể về người thân của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu yêu cầu đối với HS: khi viết phải chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ, biết nối kết các câu thành bài văn.
- HS tự viết bài ( GV bao quát lớp, giúp đỡ những HS còn lúng túng ).
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyờn dương một số bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố KN tả ngắn về người thân.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS tiếp tục hoàn chỉnh bài viết ( những em chưa xong ).
 Tiết 2: Toán
T.170: ôn tập về hình học ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác; xếp ( ghép ) hình đơn giản.
- Rèn KN thực hành giải toán về tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác; xếp ( ghép ) hình đơn giản.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 4 ( SGK ).
- GV + HS: các mảnh bìa được cắt thành 4 hình tam giác và hình mẫu ( BT 5 - SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi h/ tam giác, hình tứ giác.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.177; 178 ) rồi chữa

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan