Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc rành mạch toàn bài; Biết đọc rõ lời các nhân vật trong câu chuyện.

- HS hiểu nghĩa các từ được chú giải ( SGK ); Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

- Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm và kiên định.

- GDHS lòng yêu nước, căm thù giặc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), Bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân; đặt câu hỏi và thảo luận nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL bài Tiếng chổi tre + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:- GV g. thiệu vài nét về Trần Quốc Toản -> Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

Tiết 2:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài - 1 HS đọc lại bài.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV lưu ý HS luyện đọc đúng các từ: nước ta, ngang ngược, thuyền rồng, liều chết, phép nước, lời khen, lăm le, .

- HS tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.

+ GV dùng bảng phụ HDHS đọc một số câu:

. Đợi từ sáng đến trưa, / vẫn không được gặp, / cậu bèn liều chết / xô mấy người lính gác ngã chúi, / xăm xăm xuống bến. //

. Quốc Toản tạ ơn Vua, / chân buớc lên bờ mà lòng ấm ức: // " Vua ban cho cam quý / nhưng xem ta như trẻ con, / vẫn không cho dự bàn việc nước ". // Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, / cậu nghiến răng, / hai bàn tay bóp chặt. //

- GV giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải ( SGK - T.125 ).

- HS thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài - CN ).

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo yêu cầu trên.
+ GV theo dõi, giúp HS viết đúng q. trình, hình dáng và ND. 
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ V ( kiểu 2 ).
 Tiết 3: Toán 
 T.163: ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm; Biết làm tính cộng, trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100; Biết làm tính cộng, trừ không nhớ với các số có 3 chữ số và biết cách giải bài toán bằng một phép cộng.
- Rèn luyện KN thực hành làm tính, giải toán về cộng, trừ.
- HS tích cực, tự giác trong học tập. 
II. chuẩn bị: - Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS lên bảng, dưới lớp làm ở bảng con ( đặt tính rồi tính ):
 315 + 523 538 - 215 85 + 14 35 - 17
- GV hỏi để củng cố cho HS về KN thực hiện phép cộng, trừ ( có nhớ ) các số có 2 chữ số và cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.170 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1 ( cột 1, 3 ) - HS tự tính nhẩm và ghi KQ vào vở; 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài, chốt KQ đúng.
- GV củng cố về KN cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
+ Bài 2 ( cột 1, 2, 4 ) - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự chép các phép tính và làm bài vào vở, Một số HS lên bảng làm bài. 
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
- Củng cố cho HS về KN cộng, trừ ( có nhớ ) với các số có 2 chữ số và cộng, trừ ( không nhớ ) với các số có ba chữ số.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu + nêu tóm tắt bài toán.
- HS nêu phép tính giải.
- HS tự ghi tóm tắt bài toán rồi trình bày lời giải vào vở - 1 HS lên bảng trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, thống nhất lời giải đúng.
- Củng cố KN trình bày giải bài toán bằng một phép cộng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các KT đã học về phép cộng, phép trừ; về so sánh các số có 3 chữ số.
 Tiết 4: đạo đức
Giáo dục an toàn giao thông ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường; HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi trên đường.
- HS biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường; Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi lề đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- HS có ý thức đi bộ bên lề đường, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II. chuẩn bị:
- GV: Một số tình huống cho HĐ 2.
- 2 bảng chữ: An toàn - Nguy hiểm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đi trên đường em thường đi phía tay nào ? ( tay phải ).
- Khi lên, xuống xe máy, ô tô em cần lưu ý điều gì ? ( xe dừng hẳn mới được lên, xuống ).
- Khi ngồi trên xe máy, ô tô đang chạy em cần phải ngồi như thế nào ? ( không được quay ngang ngửa, thò đầu, tay ra ngoài, đứng lên, ... khi xe đang chạy ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường; Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường.
+ Cách tiến hành: - GV giải thích thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm.
- GV đưa ra một tình huống: Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em ngã hoặc có thể cả 2 em cùng ngã. Sau đó gợi hỏi, phân tích, giúp HS hiểu được đây là một tình huống không an toàn.
- GV nêu tiếp một vài VD về hành vi nguy hiểm:
a) Đá bóng dưới lòng đường sẽ bị xe máy đâm vào là nguy hiểm.	
b) Khi ngồi sau xe máy không bám chặt vào người ngồi trước có thể bị ngã là nguy hiểm.
c) Ngồi sau xe đạp do bạn nhỏ đèo có thể đâm vào xe khác là nguy hiểm.
d) Ô tô, xe máy chạy nhanh nơi đông người là nguy hiểm.
- HS liên hệ kể về một tình huống nguy hiểm mà em đã gặp phải hay nhìn thấy.
- GV giúp HS hiểu thế nào là an toàn và nguy hiểm:
. An toàn: Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt, không bị ngã, bị đau, ...
. Nguy hiểm: là các hành vi dễ gây tai nạn.
- HS nêu nhận biết về các hành động an toàn và không an toàn trên đường:
. Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
. Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn.
. Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
. Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm, phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn, thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống:
a) Nhóm 1: Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi. Quả bóng bỗng tuột khỏi tay em, lăn xuống đường, em có vội vàng chạy theo để nhặt quả bóng không ? làm thế nào em lấy được quả bóng ?
b) Nhóm 2: Bạn em có một chiếc xe đạp mới, bạn em muốn đèo em ra phố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi lại. Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ?
c) Nhóm 3: Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ em cùng bận xách túi. Em nào thế nào để cùng mẹ qua đường ?
d) Nhóm 4: Em cùng một số bạn đi học về, đến chỗ ngã ba đường rộng, các bạn rủ em cùng chơi đá cầu. Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với các bạn ?
e) Nhóm 5: Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi đến Nhà văn hoá, các bạn vẫy em sang đi cùng các bạn, nhưng trên đường đang có nhiều xe cộ qua lại. Em sẽ làm gì ? làm thế nào để qua đường đi cùng các bạn của em được ?
- Các nhóm thảo luận từng tình huống, tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV kết luận: Khi đi bộ qua đường, trẻ em cần phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, hoặc đá cầu trên đường và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đó.
* HĐ 3: An toàn trên đường đến trường.
+ Mục tiêu: HS biết khi đi học, đi chơi trên đường phải chú ý để đảm bảo an toàn.
+ Cách tiến hành: - HS nói về an toàn trên đường đi học.
. Em đi đến trường trên con đường nào ?
. Em đi như thế nào để được an toàn ?
 Đi bộ trên vỉa hè hoặc phải đi sát lề đường.
 Chú ý tránh xe đi trên đường.
 Không đùa nghịch trên đường.
 Khi đi đường chú ý quan sát các xe qua lại.
- KL: Trên đường có nhiều loại xe qua lại, ta phải chú ý khi đi đường:
. Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải.
. Quan sát kĩ trước khi qua đường để đảm bảo an toàn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài: Thế nào là an toàn và nguy hiểm. Khi đi trên đường, để đảm bảo an toàn, em cần phải làm gì ? GV chốt lại ND bài. 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ý thức giữ gìn an toàn trên đường đến trường.	
 Ngày soạn: 19 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 - 4 - 2018 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Lượm
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết đúng, chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài theo thể 4 chữ. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu s / x.
- Rèn kĩ năng nghe viết, trình bày bài thơ theo thể tự do. Rèn KN phân biệt s / x.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn ND BT 2 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con: lao xao, làm sao, xoè cánh, đi sau, rơi xuống.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài viết chính tả 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV HDHS nhận xét về số lượng chữ trong mỗi dòng thơ, cách trình bày mỗi dòng thơ.
- HS luyện viết những chữ khó ở bảng con: loắt choắt, nghênh nghênh, hiểm nghèo, nhấp nhô, ..., GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở ( Mỗi dòng thơ đọc 1 lần ). 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, tự làm bài vào vở.
- GV gắn bảng phụ lên bảng, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng: 
 a) Hoa sen, xen kẽ. Ngày xưa, say sưa. Cư xử, lịch sử.
- Củng cố cách phân biệt s / x .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
 Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục đích yêu cầu:
- Hệ thống vốn từ chỉ về nghề nghiệp, HS nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp; Nhận biết được những TN nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam và đặt được một câu ngắn nói về phẩm chất của nhân dân VN.
- Rèn luyện KN nhận biết các TN chỉ nghề nghiệp, những TN nói lên phẩm chất của nhân dân VN; KN đặt câu đúng.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK - T.129 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS tìm 2 từ có nghĩa trái ngược nhau + đặt câu để phân biệt nghĩa của 2 từ đó.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Hệ thống vốn từ ngữ về nghề nghiệp.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 129 ).
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát lần lượt 6 tranh trong SGK, sau đó trao đổi theo cặp - nói về nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
1 - Công nhân ; 2 - Công an ; 3 - Nông dân ; 4 - Bác sĩ ; 5 - Lái xe ; 6 - Người bán hàng. 
- GV có thể hỏi thêm HS về công việc cụ thể của mỗi người và nơi làm việc.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm ( 3 nhóm ) dưới hình thức thi tiếp sức.
- Mỗi nhóm cử đại diện 5 HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài ( Thời gian 5 phút ).
- Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng là thắng cuộc.
. GV chốt, hệ thống vốn TN chỉ nghề nghiệp.
* HĐ 2: Nhận biết các từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân VN. 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 129 ).
- HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, tự làm bài, ghi lại những từ nói lên phẩm chất của nhân dân VN vào vở. GV mời 2 HS lên bảng viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những từ ngữ đúng: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
. GV khắc sâu những TN nói lên phẩm chất của nhân dân VN. 
* HĐ 3: Luyện tập đặt câu nói về phẩm chất của nhân dân VN.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 4 ( SGK - 129 ).
- HS đọc yêu cầu của bài sau đó tự làm bài vào vở bài tập.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những câu đúng.
. Củng cố KN đặt câu nói về phẩm chất của nhân dân VN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu vốn TN chỉ về nghề nghiệp và những TN chỉ p/ chất của ND VN.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS ghi lại những câu đã đặt ở BT 4 vào vở.
 Tiết 3: Toán 
 T.164: ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm; Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 và làm tính cộng, trừ không nhớ với các số có đến 3 chữ số; Biết giải bài toán về ít hơn và tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành làm tính và giải toán về phép cộng, phép trừ.
- HS tích cực, chủ động trong học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Hình minh họa BT 4 ( SGK ).
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu các bước để thực hiện phép cộng, phép trừ. 
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ và số trừ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.171 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1 : - HS tự tính nhẩm rồi ghi KQ tính vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, chữa bài, chốt KQ đúng.
- GV củng cố về KN cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
+ Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài: đặt tính rồi tính KQ vào vở.
- Một số HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 và cộng trừ không nhớ các số có 3 chữ số.
+ Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS xác định dạng toán: Bài toán về " ít hơn " + nêu cách giải.
- HS vận dụng cách giải bài toán về ít hơn, tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Củng cố KN trình bày giải bài toán về " ít hơn ".
+ Bài 5: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- 1 HS xác định từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính, nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV củng cố về cách tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các KT đã học về phép cộng, phép trừ. 
 Tiết 4 tự nhiên và xã hội
 Mặt trăng và các vì sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết: khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- HS có kĩ năng quan sát, mô tả về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao bằng hình vẽ.
- HS ham tìm hiểu về tự nhiên.
II. chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK - T.68, 69. 
- HS: Quan sát thực tế bầu trời về ban đêm; giấy vẽ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên 4 phương chính và nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS khởi động: hát một bài về Mặt Trăng.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
+ Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: 
	. Vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.	
	. HS tự vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng, có thể vẽ về Mặt trăng và các vì sao, hoặc vẽ thêm cảnh vật xung quanh.
- Một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp.
- Từ các bức vẽ, GV hỏi thờm HS những gì các em biết về Mặt Trăng:
. Tại sao các em lại vẽ Mặt trăng như vậy ?
. Theo các em mặt Trăng có hình gì ?
. Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ? 
. Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng ?
. ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ? 
- HS có thể quan sát các hình vẽ trong SGK và đọc các lời ghi chú để nói về Mặt Trăng.
- GVKL: Mặt Trăng tròn, giống như một " quả bóng lớn " ở xa Trái Đất. ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
* HĐ 2: Thảo luận về các vì sao.
+ Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các vì sao.
+ Cách tiến hành:
- Từ các bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của HS, GV khai thác những hiểu biết của HS về các vì sao:
. Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ?
. Theo các em, những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế, có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ?
. Những ngôi sao có toả sáng không ?
....
- HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời chú giải trong SGK để nói về các vì sao.
- GVKL: Các vì sao là những " quả bóng lửa " khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất nên chúng ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. 
- Nhắc HS tìm hiểu thêm về Mặt Trăng và các vì sao.
 Ngày soạn: 20 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 - 4 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản; Viết được một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. 
- Rèn KN đáp lời an ủi; KN kể chuyện được chứng kiến.
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ) và KN lắng nghe tích cực.
- HS chủ động, tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: - Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ).
- Các PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một n/ vụ ( thực hành đáp lời an ủi theo tình huống ).
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc và nói nội dung một trang sổ liên lạc của em.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện đáp lời an ủi.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK ):
+ Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc thầm lời an ủi của bạn gái đến thăm và lời đáp lại của bạn gái bị đau chân.
- 3, 4 cặp HS thực hành trước lớp.
+ Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, nhẩm thầm lời đáp phù hợp với 3 tình huống đã cho. 
- GV mời từng cặp HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a, b, c - nói lời an ủi và lời đáp. GV nhắc HS không nhất thiết phải nhắc đúng từng chữ lời các nhân vật trong SGK.
+ HS có thể đáp: 
a) Lần sau, em sẽ cố gắng đạt điểm tốt cô ạ. / ...
b) Mình vẫn hi vọng nó sẽ trở về. / ...
c) Nếu nó về thì cháu mừng lắm, bà ạ! / ...
- Cả lớp và GV n/ xét, đánh giá cao những HS biết nói lời đáp phù hợp với mỗi tình huống.
. Củng cố cách đáp lời an ủi.
* HĐ 2: Kể chuyện được chứng kiến.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ):
+ Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giải thích: Đề bài yêu cầu các em kể về một việc làm của em ( hoặc của bạn em ). Đó có thể là việc em săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm, cho bạn đi chung áo mưa, hoặc một việc tốt nào đó thực sự em đã làm hoặc đã thấy bạn làm. 
- Một vài HS nói về những việc tốt các em hoặc bạn đã làm.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết - Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV khen một số bài viết tốt.
. Củng cố KN kể chuyện được chứng kiến.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sõu nội dung kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ thực hành nói lời an ủi và đáp lại lời an ủi phù hợp trong giao tiếp.
 Tiết 2: Toán
T.165: ôn tập về phép nhân và phép chia
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc các bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm; Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia, nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học; Biết tìm số bị chia, tích; Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Rèn KN thực hành giải toán vận dụng các bảng nhân, chia đã học; KN tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính và KN tìm số bị chia, tích.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Hình minh hoạ bài tập 4 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra HS đọc thuộc lòng các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.172 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: 
- HS vận dụng các bảng nhân, chia đã học tự tính nhẩm rồi ghi KQ tính vào vở.
- Một số HS nêu miệng KQ. 
- Lớp nhận xét, chữa bài. GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Củng cố về các bảng nhân, chia đã học .
+ Bài 2: - GVHDHS: tính lần lượt từ trái sang phải, chẳng hạn: 
 4 x 6 + 16 = 24 + 16
 = 40
- HS tự làm các phần còn lại - 3 HS lên bảng làm, nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS: thứ tự thực hiện phép tính về nhân, chia.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, nêu phép tính giải.
- HS tự ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Củng cố cho HS về KN trình bày giải bài toán về vận dụng bảng nhân 3.
+ Bài 5: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi HS về từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính.
- HS nêu cách tìm số bị chia và tìm thừa số chưa biết.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài.
- GV củng cố về cách tìm số bị chia, cách tìm thừa số chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố các bảng nhân, chia đã học.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS tiếp tục ôn tập KT đã học để CB cho thi KS cuối năm.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc