Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: nước ta, ngang ngược, thuyền rồng, liều chết, phép nước, lời khen, lăm le. Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật (Trần Quốc Toản, Vua).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử nói trong bài đọc. Hiểu ý nghĩa truyện: ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

- GD HS lòng yêu nước, căm thù giặc.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh phóng to để giới thiệu bài.

- Bảng phụ chép các câu văn, đoạn văn cần HD HS cách đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng chổi tre; TLCH về nội dung bài.

- 2HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2) Dùng tranh để giới thiệu.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (30)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 + HS luyện đọc: nước ta, ngang ngược, thuyền rồng, liều chết, phép nước, lời khen, lăm le.

 + HD HS đọc câu dài: GV treo bảng phụ lên bảng:

 . Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến//.

 . Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”.// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.//

 . HS luyện đọc, HS nhận xét; GV sửa sai.

 + HS đọc nối tiếp câu (lần 2).

- 4 HS đọc đoạn.

 Giảng từ: Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.

 + HS đọc nối tiếp đoạn. HS nhận xét.

- HS thi đọc.

 + HS bình chọn; GV nhận xét - đánh giá.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số trong phạm vi 1000.
- HS có kĩ năng đọc, viết, so sánh các số, sắp xếp các số theo thứ tự xác định; tìm đặc điểm của 1 dãy số để viết tiếp các số của dãy số đó, rèn kĩ năng phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
- HS tích cực học tập, phát triển tư duy toán học.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 1, 4 (T169).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2HS lên bảng làm lại bài 1 (dòng 1, 2, 3).
- 1HS lên bảng làm lại bài 5. Dưới lớp HS làm vào nháp.
- 1HS nêu cách so sánh số có 3 chữ số.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. HD làm bài tập: (30’)
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ lên bảng. HSTB nêu yêu cầu bài tập. 
+ GV cho 1 HSG làm mẫu 1 phần rồi nêu cách làm, sau đó cả lớp làm vào vở nháp.
+ Từng HS lên bảng nối theo mẫu.
+ HS và GV nhận xét, sửa chữa thống nhất kết quả.
- Vài HS đọc lại các số trong BT1; HS nêu cách viết, cách đọc số có 3 chữ số.
Bài 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Bài y/c chúng ta làm gì? 
- GV hướng dẫn làm mẫu 1 phần rồi nêu cách làm, sau đó cả lớp làm vào bảng con.
 + HS đọc các số vừa viết được trong từng phần.
 + HS chốt cách làm. GV củng cố viết tổng thành số có 3 chữ số.
Bài 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập. 
 + Bài y/c chúng ta làm gì?
 + Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn trước tiên chúng ta phải làm gì? 
 + Tại sao phải so sánh các số với nhau.
- Cho học sinh làm bài vào vở. 2 em làm trên bảng nhóm để chữa bài. 
- GV đánh giá 1 số bài, chữa bài.
 + HS chốt cách viết các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 4: HS làm nếu còn thời gian.
- GV treo bảng phụ lên bảng. HSK nêu yêu cầu bài tập. 
- 3HS nêu đặc điểm của các số trong từng dãy.
- Học sinh tự làm bài vào vở. 
- 3HS đại diện 3 dãy bàn lên bảng chữa bài.
- 3HS đọc lại các số trong từng dãy.
- HS chốt cách làm dạng bài này.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài học.
- Nêu cách đọc, viết số có 3 chữ số.
- Nêu cách viết tiếp các số của 1 dãy số đã cho. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
*****
buổi chiều
Dạy lớp 2D, 2C, 2E
Tiết 1+2+3: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Lá cờ
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc rành mạch toàn bài ; biết đọc bài văn với giọng vui sướng tràn đầy niềm tự hào.
- Hiểu ND bài: niềm vui sướng, ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
- HS ghi nhớ được một sự kiện LS quan trọng của đất nước: Cách mạng tháng Tám thành công (Tháng 8 năm 1945). GDHS lòng yêu cách mạng, yêu Tổ quốc.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK, Lá cờ. Bảng phụ để HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài Bóp nát quả cam + TLCH về ND bài.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) GV cho HS quan sát lá cờ và giới thiệu cho HS: Lá cờ đỏ sao vàng là hình ảnh tượng trưng cho Tổ quốc VN. Người VN ai cũng yêu quý lá cờ Tổ quốc -> Giới thiệu ND bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ: ngỡ ngàng, lá cờ, năm cánh, lũ lượt, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 2 đoạn: 
- GV dùng bảng phụ HDHS luyện đọc một số câu:
 - Ra coi, / mau lên ! //
 Chị tôi vừa gọi, / vừa kéo tôi chạy ra cửa, // chị chỉ tay về phía bót: //
 - Thấy gì chưa ? //
 Tôi thấy rồi. / Cờ ! // ...của buổi sáng. //
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài và giải nghĩa thêm: Cách mạng tháng Tám, xuồng, bè 
- HS thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài).
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
HĐ2: HDHS tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời các CH trong SGK.
+ HS đọc đoạn 1, GV nêu CH 1 (SGK): Bạn nhỏ thấy lá cờ trên cột cờ trước đồn giặc.
- GV bổ sung: lá cờ được treo trên cột cờ trước đồn giặc chứng tỏ quân ta đã chiến thắng, đã treo được cờ, khẳng định chủ quyền của ta.
- GV nêu tiếp CH 2: Lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay trên nền trời xanh mêng mông buổi sáng.
- GV hỏi thêm HS: Các bạn nhỏ nói về sự xuất hiện của lá cờ, vẻ đẹp của lá cờ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ? (Bạn nhỏ vui sướng khi thấy lá cờ. Bạn rất yêu lá cờ, yêu Cách mạng, yêu Tổ quốc).
+ HS đọc tiếp đoạn 2, GV nêu CH 3: Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ...chiếc bè đầy cờ.
- GV nêu tiếp câu hỏi 4 (SGK) - HSTL: Mọi người mang cờ đi tham gia buổi mít tinh đầu tiên mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
+ GV hỏi thêm HS: - Hình ảnh những lá cờ mọc lên ở khắp nơi nói lên điều gì ? 
(Cách mạng đã thành công. Mọi người đều vui mừng khi Cách mạng thành công; họ yêu quý lá cờ - biểu tượng của Cách mạng, của Tổ quốc).
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- 3, 4 HS thi đọc lại bài văn.
- GV HD HS: đọc giọng vui sướng, trần đầy niềm tự hào, khi nhanh (ở phần đầu - chị gọi em ra xem lá cờ), khi chậm rãi (ở phần sau - tả niềm hân hoan của em bé khi ngắm những lá cờ đang mọc dần lên ở khắp nơi). Nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự ngạc nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi thấy lá cờ. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV chốt ND bài: Bài văn tả niềm vui sướng, ngỡ ngàng của một bạn nhỏ khi ngắm những lá cờ mọc lên khắp nơi như hoa nở rộ trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. 
- Qua bài văn các em hiểu điều gì ? GV chốt lại: ngày Cách mạng tháng Tám thành công ( Ngày 19 / 8 / 1945 ) là ngày hội của toàn dân VN.
Ngày soạn: 18/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa:V (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa V . Viết chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Nam thân yêu (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa V; chữ và câu ứng dụng Việt; Việt Nam thân yêu. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa V đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa: Q .
- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp chữ hoa: Q , Quân
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa V. (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa V.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. 
- HS nêu cấu tạo của chữ V: cao 5 li; gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản - 1 nét móc hai đầu (trái - phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ V lên bảng. 
 + GV nêu cách viết:
	. Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK 5, DB ở ĐK 2)
	. Nét 2: từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở ĐK 6.
	. Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết một đường cong dưới nhhỏ cắt nét 2, tạo thành một vòng xoắn nhỏ, DB gần ĐK 6.
 + GV viết mẫu chữ V lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết
* HD HS viết chữ V vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Việt Nam thân yêu 
- Giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng: Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
* HD HS QS và NX
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Việt trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Việt vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét; GV uốn nắn, sửa sai 
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13’)
- GV nêu yêu cầu viết. Nhắc nhở HS tư thế ngồi.- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (4’)
- GV đánh giá 5 - 7 bài ; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa V. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Tiết 2: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: V (kiểu 2)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa V
- HS viết đúng chữ hoa V, chữ và câu ứng dụng Việt Nam thân yêu. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa V.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa V.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa V. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa V., 2 dòng câu Việt Nam thân yêu”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa V, 2 dòng câu Việt Nam thân yêu
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán *
Luyện tập về các số trong phạm vi 1000
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS KN đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
- HS vận dụng làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’)
- Nêu cách đọc số có ba chữ số.
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số với số có ba chữ số.
- Nhận xét, củng cố.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ chép NDBT lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( HS làm bảng con)
641 ; ........ ; 643 ; ......... ; 645 ; 646 ; ......... ; .......... ; 649 ; .......... ; .......... ; 652.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bảng con
- 3 HS lên bảng chữa
+ Vì sao em điền được các số tiếp theo? Nêu quy luật dãy số.
- HS+GV nhận xét sửa sai.
* GV củng cố cho HS về thứ tự các số có 3 chữ số.
Bài 2: Ghi lại cách đọc các số sau: (Làm vở)
; 215 ; 310 ; 405 ; 555 ; 700 ; 999 ; 1000.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vở 
- 4 HS lên bảng chữa
+ Đây là các số có mấy chữ số? Ta đọc như thế nào? Lưu ý cách đọc số có chữ số 5.
- HS+GV nhận xét sửa sai.
* GV củng cố về KN đọc các số có 3 chữ số.
Bài 3: Viết các số sau: ( Làm vở)
a) Hai trăm mười ba. d) Chín trăm.
b) Bốn trăm mười. e) Năm trăm năm mươi lăm.
c) Sáu trăm linh tám. g) Một nghìn.
* HD TT bài 2
* Củng cố KN viết các số có 3 chữ số
Bài 4: Sắp xếp các số sau : 253 ; 235 ; 462 ; 638 ; 523 ; 535 ; 650 theo thứ tự: 
a) Từ bé đến lớn.
b) Từ lớn đến bé.
- HS đọc yêu cầu của bài - tự làm bài theo yêu cầu
- 2 HS lên bảng chữa.
+ Muốn sắp xếp được các số trên ta phải làm gì? 
*Củng cố về KN so sánh, sắp xếp các số có 3 chữ số theo thứ tự cho trước.
Bài 5: Điền dấu ( > ; < ; = ) thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 80 cm + 20 cm ..... 1 m
 b) 400 cm + 35 cm ..... 400 cm + 53 cm
 c) 1 km ..... 700 m + 200 m.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
+ Để so sánh ta phải làm gì? Nêu cách so sánh.
* Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu lại cách so sánh.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 18/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. 
- Rèn kĩ năng đặt câu; biết đặt câu với những từ tìm được.
- HS có hiểu biết thêm về các ngành nghề trong thực tế.
II.Đồ dùng:
- Tranh trong bộ đồ dùng (BT 1).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS nêu 1 số cặp từ trái nghĩa.
- Thế nào là từ trái nghĩa? 
- HS nêu vai trò của dấu chấm, dấu phẩy trong câu. 
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh.
- GV treo tranh lên bảng. HS quan sát.
- GV HD cách làm. HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	1. Công nhân	 	2. Công an 	3. Nông dân
	4. Bác sĩ 	5. Lái xe	6. Người bán hàng
- Em biết mỗi nghề trên có nhiệm vụ, vai trò gì?
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết.
- HS làm việc theo nhóm đôi. Đại diện các nhóm trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: thợ nề (thợ xây), thợ mộc, giáo viên, kĩ sư, hải quân, bộ đội, y tá,... 
Bài 3: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. HS trao đổi theo cặp.
- HS lên bảng viết các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
+ Kể tên những người có phẩm chất đó?
Bài 4: Làm viết.
- GV nêu yêu cầu của bài: Đặt một câu với một từ tìm được trong bài 3.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt được.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- Cả lớp viết bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- Nêu các từ ngữ chỉ nghề nghiệp mà em biết? 
- GV liên hệ HS về những người thân trong gia đình làm nghề gì?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa, từ chỉ nghề nghiệp.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Lượm
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm. Tiếp tục phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: s/ x.
- Viết đúng: Lượm, loắt choắt, thoăn thoắt, ca lô, huýt sáo. Viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài chính tả thuộc thể thơ 4 chữ. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: s/ x.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 2a (131).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con: 
 lao xao - làm sao; ăn no - chăm lo; nên non - lên lớp.
- HS nhận xét. GV sửa sai. 2 HS đọc lại các từ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (9’)
- GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn thơ nói về ai? 
(Chú bé liên lạc là Lượm).
 + Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh? 
 (Chú bé loắt choắt, đeo chiếc sắc xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo).
- HD HS nhận xét:
 + Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ? 
(Mỗi dòng thơ có 4 chữ).
 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? 
	(Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở). 
 + Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ? 
- HS viết bảng con: Lượm, loắt choắt, thoăn thoắt, ca lô, huýt sáo.
* Đọc cho HS viết. (13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài. (4’)
- HS tự soát lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ lên bảng. HD cách làm.
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say sưa, cư xử, lịch sử.
- 2 HS đọc lại các từ.
Bài 3a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau ở âm s hay x.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. 
- HD HS cách làm. HS nối tiếp nhau nêu các từ tìm được.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: 
cây sung/ xung phong; sinh sống/ xinh đẹp; dòng sông/ xông lên.
- 2HS đọc lại các từ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
+ Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ? 
- Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: Người làm đồ chơi
Tiết 3: Toán
Tiết 164: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. Biết cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số. Biết giải bài toán về ít hơn. Biết tìm số hạng và số bị trừ chưa biết.
- Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích học Toán. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
 65 + 29 675 - 353
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành: (30’)
Bài 1: (cột 1, 3. Còn TG HS làm thêm cột 2)
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tính nhẩm.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
Bài 2: (cột 1, 3)
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS lên bảng làm mẫu 1 phép tính.
- 2 HS làm bảng lớp; Cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
- GV HD cách làm. Lưu ý HS “thấp hơn” được hiểu là “ít hơn”.
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét, chữa bài. 
- GV củng cố dạng bài toán về ít hơn.
Bài 5:
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm x.
- 2 HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- GV củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 4: HS làm nếu còn thời gian.
- HS tự làm bài vào vở và chữa bài. 
- GV củng cố dạng bài toán về nhiều hơn.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính: 55 + 38.
- 2HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 33: Mặt Trăng và các vì sao
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS hiểu khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh; phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
- HS thích tìm hiểu về của Mặt Trăng và các vì sao.
II. Đồ dùng: 
- GV+ HS: giấy vẽ, bút màu (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mặt Trời có dạng hình gì? Có màu gì? 
- Mặt Trời mọc ở phương nào, nặn ở phương nào? 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- HS hát 1 bài về Mặt Trăng; GV giới thiệu bài thông qua bài hát.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
+ Làm việc cá nhân:
- GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
	 . Y/c HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng; HS vẽ Mặt Trăng và các vì sao hoặc thêm cảnh vật xung quanh.
+ Hoạt động cả lớp:
- Cho 1 số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp.
- Từ các bức vẽ, HS nói về những điều em biết về Mặt Trăng.
- GV hướng dẫn HS: 
	. Tại sao em vẽ Mặt Trăng như vậy?
	. Theo em, Mặt Trăng có hình gì?
 . Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng?...
- HS và GV nhận xét. 
- GV kết luận: Mặt

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc