Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Thủ công:

LÀM CON BƯỚM (tiết 2)

I.Mục tiêu:

- Biết cách làm con bướm bằng giấy.

- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác.

1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

2. Phẩm chất: - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.

II.Chuẩn bị: GV: Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- Học sinh: Giấy thủ công.

III. Hoạt động day học :

A.Khởi động: 5’- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài: “ Kìa con bướm vàng”

- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.

-GV nhận xét. Giới thiệu bài

B.Khám phá : 25’(Thực hành)

-GV giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian thực hành

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy thủ công

- HS thực hiện theo nhóm (nhóm trưởng điều hành chung)

- Học sinh nhắc lại quy trình các bước.

+ Bước 1: Cắt giấy.

+ Bước 2: Gấp cánh bướm.

+ Bước 3: Buộc thân bướm.

+ Bước 4: Làm râu bướm.

- Học sinh thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công. Giáo viên nhắc học sinh các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ.

- Trong khi học sinh thực hành.( HĐ nhóm 4)

- Giáo viên quan sát và giúp những em còn lúng túng

- Động viên các em làm con bướm nếp gấp phải sát, miết kĩ.

C.Vận dụng: (3 phút)

- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.

 + Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp và hơn hết là tôn kính công việc của mọi người.
II.Đồ dùng:
- Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Khởi động (5’)
- HS đọc bài Chuyện quả bầu và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới
B.Khám phá
1.Luyện đọc: (20’)
a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng dòng thơ: ( HĐ cá nhân)
+ HS tiếp nối từng dòng thơ.
+ GV ghi bảng: lặng ngắt, quét rác.
+ HS đọc cá nhân. GV nhận xét.
+ HS đọc chú giải nhóm đôi.
+GV nhận xét.
+ GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ dầu đến Quét rác; Đoạn 2: những đêm đông .... Quét rác; Đoạn 3 : phần còn lại
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.(HĐ nhóm đôi)
 + HS đọc trong nhóm .
+HS đọc nhóm trước lớp.
- GV giải thích thêm: sạch lề: sạch lề đường vỉa hè; đẹp lối: đẹp lối đi, đường đi.
- Thi đọc giữa các nhóm
C. Thực hành: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’) ( HĐ cặp đôi)
-HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
 -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi.
- HS,GV nhận xét.
- Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào? (đêm hè rất muộn, khi ve cũng đã mệt... )
- Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ? (chị lao cộng / như sắt / như đồng....)
- Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? (Chị lao công làm việc vất vả.. Nhớ ơn chị lao công , em hãy giữ cho đường phố luôn sạch đẹp)
- GV nêu câu hỏi gợi ý để rút ra nội dung bài.
4.Học thuộc lòng 2 khổ cuối bài thơ:(10’)
- GV hướng dẫn HS cách đọc.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét.
D. Vận dụng: - Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?
- Qua bài học em biết thêm điều gì?
- GV giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp và hơn hết là tôn kính công việc của mọi người.
----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
 I.Mục tiêu:
- Biết xếp các từ trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2) .
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
2.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Khởi động :
- TBHT điều hành trò chơi Truyền điện:
 - Nội dung chơi: nói những câu nói ca ngợi Bác Hồ.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV giới thiệu bài.
B.Thực hành
1.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: (HĐ nhóm đôi)
- 1HS đọc yêu cầu: Xếp các từ cho dưới đây thành cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa)
a.đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài.
b.lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen .....
M: nóng - lạnh.
- HS cùng GV nhận xét: đẹp- xấu; cao- thấp; yêu - ghét; dài - ngắn
Bài tập 2: (viết) ( HĐ cá nhân)
- 1HS đọc yêu cầu: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày .... Mường hay Dao .... Gia- rai hay Ê- đê .... Xơ đăng hay Ba- na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam .... đều là anh em ruột thịt .... Chúng ta sống chết có nhau ... sướng khổ cùng nhau .... no đói giúp nhau.”
-GV gọi HS nêu miệng.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
- GV chữa bài và nhận xét.
C. Vận dụng: (3’)
- Trò chơi Ô chữ:
- Giáo viên chuẩn bị các chữ viết vào giấy : đen, no, khen, béo, thông minh, nặng, dày.
- Gọi học sinh xung phong lên bốc chữ. Học sinh bốc chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài.
- GV nhận xét.
----------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2021
Toán
KIỂM TRA
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+ Thứ các số trong phạm vi 1000.
+ So sánh các số có ba chữ số.
+ Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
+ Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
+ Chu vi các hình đã học.
II.Đề ra:
Bài 1: Số?
 255, ... , 257 ; 258, ..... , 260 ; 798 , ....., 800
Bài 2: >, < , = 
 357 ... 400 301 ..... 297
 601 .... 263 999 ... 1000
 238 .... 259 900+ 90 + 8 ..... 1000
Bài 3: Đặt tính rồi tính
 423 + 325 872 - 320 251 + 346 786 - 136
Bài 4: Tính
 25 m - 17 m = 700 đồng - 300 đồng =
 900 kn - 200 km = 200 đồng + 500 đồng =
 63mm - 8 mm =
Bài 5: Viết các số sau thành tổng
 873 , 457, 602
Bài 6: Tính chu vi hình tam giác ABC
 24 cm 32 cm
 40cm
III.Biểu chấm:
 Bài 1: 1 điểm Bài 3: 2 điểm Bài 5: 1 điểm
 Bài 2: 2 điểm Bài 4: 2 điểm Bài 6 : 2 điểm
----------------------------------------------------------------
Chính tả
TIẾNG CHỔI TRE
I.Mục tiêu:	
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài Tiếng chổi tre. Qua bài chính tả hiểu cách trình bày một bài thơ tự do chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 .
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần it / ich .
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
2. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết bài tập 3b.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Khởi động: (5’)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài : “Một sợi rơm vàng”
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Hướng dẫn nghe, viết: (20’)
a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại.
? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa
- HS viết bảng con: quét, lặng ngắt, lối.
- GV nhận xét.
b.GV đọc cho HS nghe và viết.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS viết xong trao đổi vở cho nhau.
c.Chữa bài:
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 3b: HS đọc yêu cầu: Tìm các tiếng khác nhau ở vần it hoặc ich
 M: thịt gà - thình thịch
- HS làm vào vở, GV nhận xét.
C. Vận dụng: (3’)
-Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết 
- Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm l/n 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo
-Về nhà luyện viết thêm.
 ----------------------------------------------------------------
Đạo đức
------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
 ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT1, BT2).; biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT3).
* GDKNS về giao tiếp: Ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ , sổ liên lạc.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể “ Mái trường yêu dấu”
- GV gọi học sinh đọc bài văn viết về Bác Hồ.
-GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập1: (miệng) HĐ nhóm đôi
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Đọc lời các nhân vật trong tranh 
- HS quan sát tranh ở SGK và đọc thầm lời đối thoại. 
- HS thực hành đối đáp lời của hai nhân vật
VD: 1.Cho tớ mượn quyển truyện của cậu với.
 2.Xin lỗi nhưng tớ chưa đọc xong.
 1.Thế thì tớ mượn sau vậy.
- HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: (miệng)
- HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau
a.Em mượn bạn quyển truyện . Bạn bảo: “Truyện này tớ cũng đi mượn.”
VD: Đáp : Tiếc quá nhỉ
- HS thảo luận theo nhóm đôi theo trường hợp b, c
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Lớp cùng GV nhận xét.
* GDKNS cho học sinh về giao tiếp; Ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực.()
Bài tập 3: (đọc) Đọc và nói lại nội dung một trang trong sổ liên lạc của em
- GV hướng dẫn cách đọc và nói lại chân thật nội dung. 
- HS đọc sổ liên lạc và nói cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét
C.Vận dụng: 3’
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 đến 10 câu nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc của mình và dùng dấu câu hợp lí.
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: TUẦN 32
 Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2021
 Tự nhiên và Xã hội
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu :
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn.
- Dựa vào mặt trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II.Đồ dùng :
- Hình vẽ trong sách giáo khoa
- Mỗi nhóm chuẩn bị 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình mặt trời, 4 tấm còn lại mỗi tấm viết tên một phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Khởi động: 3’ Nêu hình dạng, đặc điểm, vai trò của mặt trời
- HS trả lời - GV nhận xét
B. Khám phá : 
1.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương trong không gian và phương Mặt trời mọc và lặn
Mục tiêu : HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương MT mọc và lặn.
*Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát - nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề : +Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào?
 +MT mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
*Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh : 
- HS thảo luận nhóm (6em) (3 phút).
-Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu vào số ghi chép sau đó thống nhất ý kiến vào bảng nhóm.
VD: Hàng ngày MT mọc vào lúc sáng sớm và lặn lúc trời tối; MT mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây; Trong không gian có 4 phương chính đó là Đ, T, N, B
- Đại diện nhóm trình bày dự đoán trước lớp.
*Bước 3 : Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) phương án tìm tòi. 
 a. Đề xuất câu hỏi : 
- HS các nhóm tự đặt câu hỏi với nhau. (HS các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc)
- GV ghi lại các câu hỏi của HS lên bảng.
- GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và ghi câu hỏi phù hợp với nội dung cần tìm hiểu về các phương chính, phương MT mọc và lặn.
VD: 
 +Bạn có chắc chắn rằng có 4 phương chính không?
 +Phương MT mọc là phương Đ, phương MT lặn là phương T . Vậy phương B và phương N ở vị trí nào trong không gian?
 +Phương MT mọc và phương MT lặn có thay đổi không?/
 b. Đề xuất phương án giải quyết.
- Các nhóm nêu phương án giải quyết.
- GV chốt lại : Dùng PP nghiên cứu tài liệu, qua thực tế, quan sát hình 1, 2, 3 SGK.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi. 
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trong sách giáo khoa và cho biết:
 + MT mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào?
 + MT mọc ở phương nào, lặn ở phương nào?
- HS thảo luận nhóm 6em (3 phút) theo câu hỏi GV nêu và đưa ra kết luận. 
*Bước 5 : Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết luận và so sánh kết luận của nhóm với dự đoán ban đầu. Vài em đọc .
- HS xem hình ảnh qua quan sát tranh ảnh. 
*GVKL : Người ta quy ước trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Phương MT mọc là phương Đông, Phương MT lặn là phương Tây.
- Nhiều HS nêu lại KL trên.
Hoạt động 2 : Tìm phương hướng bằng Mặt Trời
Mục tiêu : HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời. 
 HS được thực hành xác định phương hướng bằng MT 
*CTH : B1 : Hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 trong sách giáo khoa trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng mặt trời
 B2: Hoạt động cả lớp 
- Đai diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời : Nếu biết phương mặt trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về mặt trời mọc (
phương đông) thì tay trái là phương Tây, trước mặt là phương Bắc, sau lng là phương Nam
* GV cho HS chơi tìm phương hướng theo nhóm (7 bạn) 1 bạn đóng vai đứng làm trục, 1 bạn đóng vai mặt trời, 4 bạn khác mỗi bạn đóng vai là 1 phương, người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò. 
- Khi người quản trò nói: ò ó oMặt trời mọc, bạn mặt trời sẽ chạy ra đứng ở một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục và dang tay như hình vẽ ttrang 67, các bạn còn lại ai cầm tấm bìa ghi tên phương nào sẽ đứng đúng vị trí của phương đó.
- Bạn nào làm sai sẽ ra ngoài để bạn khác vào chơi
- Cuộc chơi được lặp lại, lần chơi sau quản trò sẽ hô: “Mặt trời lặn”
C. Vận dụng: 3’
- Củng cố lại kiến thức đã học; tập xác định phương hướng ở nhà 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 3.
- Dành cho HS NK: Bài 2. Bài 4
- Giảm tải: Không làm bài tập 5
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II.Đồ dùng 
- Phiếu bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: TBVN cho lớp hát bài tự chọn
B. Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: ( HĐ nhóm)
 HS đọc yêu cầu: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu và phát phiếu cho các nhóm
 Đọc số
viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Một trăm hai mươi ba
123
1
2
3
Bốn trăm mười sáu






5
0
2

299





9
4
0

- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS cùng GV nhận xét
Bài 2: - Dành cho HS NK - Cho HS đọc yêu cầu bài. Số? 
- HS năng khiếu nêu miệng kết quả.
 M: 389 390 391
 899 ..	..
- GV nhận xét.
Bai 3 : >, < , = ? ( HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu và nêu cách so sánh.
875 ... 785 321 .... 298
697 .... 699 900 + 90 + 8 ... 1000
599 .... 701 732 .... 700 + 30 + 2
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 4: - Dành cho HS NK(miệng)
- HS đọc yêu cầu: Hình nào đã khoanh vào số hình vuông
- HS trả lời hình a. đã khoanh vào 
 a, 
- GV chữa bài 
Bài 5: - Giảm tải. 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài và xem bài sau. 
-------------------------------------------------------------------
Luyện viết
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I.Mục tiêu:
- HS viết đúng, đẹp đúng cỡ chữ.
- Viết đúng tốc độ.
- HS biết cách trình bày bài thơ lục bát.
II.Hoạt động dạy học: 33’
1.GV viên đọc bài viết.
- HS lắng nghe đọc thầm.
- GV hỏi HS trong bài có chữ nào phải viết hoa ?
- HS trả lời.
2.Hướng dẫn cách trình bày bài thơ
- GV hỏi HS cách trình bày bài thơ lục bát.
- HS trả lời. GV bổ sung nhắc lại cách trình bày.
3.GV đọc bài.
-HS lắng nghe viết vào vở luyện viết.
-GV vừa đọc vừa theo dõi uốn nắn cho HS.
4.GV thu vở nhận xét.
- GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2021
Tập viết
CHỮ HOA Q (kiểu 2)
I.Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa Q kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng.Quân ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) Quân dân một lòng (3 lần)
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Phẩm chất : Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ Q hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi đông: (5’)
- - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Chữ đẹp mà nết càng ngoan”
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- GV giới thiệu.
B.Khám phá:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa Q: (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa Q 
- GV gắn bảng chữ hoa, HS nhận xét.
- Chữ Q hoa có mấy nét ?. (gồm 1 nét)
- Độ cao mấy li ? (5 li)
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 4 với đường kẻ 5, viết nét cong trên, dừng bút ở đường kẻ 6, lia bút viết một nét cong xuống đường kẻ thứ nhất dưới thân chữ có nét xoắn, dừng bú đường kẻ 2.
 - HS nhắc lại quy trình viết,
- HS viết trên không chữ Q hoa.
- HS viết bảng con: Q
- GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: Quân dân một lòng
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau.
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Độ cao các con chữ trong câu ứng dụng ?
- Dấu thanh đặt ở các con chữ nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào ?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- HS viết bảng con: Quân
C.Thực hành: (Hướng dẫn HS viết vào vở) (15’)
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết. 
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
- Nhận xét vở : (7’)
- HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn nhận xét.
D.Vận dụng: (1’)
 -Viết tên một số bạn em biết có phụ âm đầu là Q
- Viết chữ hoa “Q”, và câu “Quân dân một lòng .” kiểu chữ sáng tạo.
-------------------------------------------------------
Thủ công:
LÀM CON BƯỚM (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II.Chuẩn bị: GV: Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.	
- Học sinh: Giấy thủ công.
III. Hoạt động day học :
A.Khởi động: 5’- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài: “ Kìa con bướm vàng”
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
-GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá : 25’(Thực hành)
-GV giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian thực hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy thủ công
- HS thực hiện theo nhóm (nhóm trưởng điều hành chung)
- Học sinh nhắc lại quy trình các bước.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm.
+ Bước 3: Buộc thân bướm.
+ Bước 4: Làm râu bướm.
- Học sinh thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công. Giáo viên nhắc học sinh các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ. 
- Trong khi học sinh thực hành.( HĐ nhóm 4)
- Giáo viên quan sát và giúp những em còn lúng túng
- Động viên các em làm con bướm nếp gấp phải sát, miết kĩ. 
C.Vận dụng: (3 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
 + Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
 + Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Bình chọn sản phẩm đẹp.
- HS nêu lại quy trình làm con bướm bằng giấy thủ công.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt.
- GDHS bảo vệ môi trường học tập: Không vứt rác, giấy ra sàn lớp,...
*Nhận xét giờ học: 1’
-------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-HS biết được ưu, nhược điểm của Sao mình trong tháng.
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
-Kế hoạch trong tháng tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt theo tổ.
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập; -Vệ sinh
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Thi đua học tốt .
-Tiếp tục ôn tập năng cao chất lượng đại trà. 
 -Vệ sinh sạch sẽ.
-Thường xuyên nhắc nhở HS chấp hành tốt An toàn giao thông.
-Tiếp tục nhắc nhở HS không được tắm sông, suối.
3.Làm vệ sinh lớp học:
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ:; Tổ 1: Quét mạng nhện, lau bảng; Tổ 2: Lau tủ, các cánh cửa. Tổ 3: quét phòng học
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau. 
-GV nhận xét chung.
 Tự học
 HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập p

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.doc