Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ rõ ý.

- HS hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài; Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên.

- BD cho HS tình đoàn kết các dân tộc anh em.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), sưu tầm tranh, ảnh về các dân tộc trên đất nước ta. Bảng phụ để HD luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác + TLCH về ND bài.

- GV + HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ND chủ điểm Nhân dân nói về các dân tộc anh em trên đất nước ta, những người lao động bình thường, những người anh hùng nhỏ tuổi xưa và nay.

 -> Giới thiệu ND truyện đọc Chuyện quả bầu: một truyện cổ tích của dân tộc Khơ - mú, giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước VN ta. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu rằng các dân tộc trên đất nước ta cùng chung tổ tiên, cùng chung cội rễ.

b. Các hoạt động :

 

doc37 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đối với cuộc sống con người ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HS thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông.
+ Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống:
a) Bạn Lan vừa ra đến cổng trường, bạn đã chạy vụt qua đường để sang bên kia với mẹ đang chờ.	
b) Trên đường đi học về ba bạn, Hoa, Mai, Huệ khoác vai nhau đi vừa đi vừa xem truyện.
c) Ngồi trên xe máy không bám vào người lái.
- HS thảo luận nhóm về 3 tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- GV kết luận: Cần quan sát nếu không có xe qua lại sau đó mới sang đường. Không được đi hàng đôi, ba và xem truyện khi đang đi. Cần bám vào người lái xe khi đang đi trên đường.
* HĐ 2: Liên hệ.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết được một số quy định khi tham gia giao thông.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo cặp rồi TL:
a) Đi trên đường em thường đi phía tay nào ? ( tay phải ).
- Khi lên, xuống xe máy, ô tô em cần lưu ý điều gì ? ( xe dừng hẳn mới được lên, xuống).
- Khi ngồi trên xe máy, ô tô đang chạy em cần phải ngồi như thế nào ? ( không được quay ngang ngửa, thò đầu, tay ra ngoài, đứng lên, ... khi xe đang chạy ).
- HS trả lời. Lớp nhận xét, chốt ý đúng.
- HS kể về việc tham gia giao thông ở địa phương mình ( bản thân mình ).
- GV kết luận: Cần thực hiện tốt một số quy định để giữ an toàn cho mình và mọi người.
* HĐ 3: Vẽ phương tiện giao thông mà em thích.
- HS vẽ ở mức đơn giản ( có thể vẽ 1, 2 phương tiện giao thông mà em thích ).
- GV bao quát giúp HS hoàn thành bài vẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Cần chấp hành đúng luật giao thông để đảm bảo tính mạng cho mình và mọi người.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chấp hành tốt luật ATGT.
 Ngày soạn: 12 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 - 4 - 2018. 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
 Tiếng chổi tre
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài Tiếng chổi tre theo thể thơ tự do. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu l / n.
- Rèn kĩ năng nghe viết, trình bày bài thơ theo thể tự do. KN phân biệt âm đầu l / n.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn ND BT 2 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con: nấu cơm, lội nước, lỗi lầm, nuôi nấng, lo lắng.
- GV nhận xét, uốn nắn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài viết chính tả 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV hỏi HS về ND đoạn thơ: nói về chị lao công phải làm việc vất vả trong những đêm đông gió rét.
- HS tìm những chữ phải viết hoa trong bài, nêu nhận xét về cách trình bày các dòng thơ.
- HS luyện viết ở bảng con: cơn giông, trông, lặng ngắt, sắt, quét rác chổi tre, gió rét, sạch lề, đẹp lối, ..., 
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, tự làm bài vào vở.
- GV gắn bảng phụ lên bảng, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng: 
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
+ BT 3 ( a ): - GV tổ chức cho HS làm thi theo nhóm ( 3 nhóm - mỗi nhóm 5 HS ) dưới hình thức thi tiếp sức.
- Từng nhóm thi làm bài.
- Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều từ, đúng thì thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài thơ. Liên hệ về ý thức giữ VS chung, tình cảm yêu quý những người lao động.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. Nhắc HS luyện viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
 Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- HS bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa, Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau ( từ trái nghĩa ) theo từng cặp. Biết điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
- Rèn luyện KN nhận biết về từ trái nghĩa; KN sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: - Bảng phụ viết ND đoạn văn ở BT 2 ( SGK - T.120 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu một số TN nói về phẩm chất, cách sống giản dị của Bác Hồ.
- 2 HS lên bảng, 1 HS đặt 1 câu nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, 1 HS đặt 1 câu nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Nhận biết về từ trái nghĩa. 
GV tổ chức, HDHS làm BT 1 ( SGK - 120 ).
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GVgiúp HS hiểu: Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là từ trái nghĩa.
- HS tự suy nghĩ rồi làm bài vào vở BT - 3 HS lên bảng làm bài ( mỗi em một phần ).
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) đẹp - xấu; ngắn - dài; nóng - lạnh; thấp - cao.
b) lên - xuống; yêu - ghét; chê - khen.
c) trời - đất; trên - dưới; ngày - đêm. 
- Củng cố KN nhận biết về từ trái nghĩa. 
* HĐ 2: Luyện tập về sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. 
GV tổ chức, HDHS làm BT 2 ( SGK - 120 ).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn văn lên bảng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- GV nhắc HS sau khi điền các dấu câu, viết hoa lại những chữ đứng liền sau dấu chấm.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố cho HS về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố, khắc sâu KT về từ trái nghĩa; cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. 
 Tiết 3: Toán 
T.159: luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số, biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; biết quan hệ giữa các đơn vị độ dài thông dụng.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số, KN tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; và giải toán vận dụng quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Hình minh họa BT 4( SGK ).
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu các bước để thực hiện phép cộng, phép trừ. Vận dụng đặt tính và tính:
 234 + 115 348 - 126
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm ở bảng con - HS nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
GV tổ chức HDHS tự làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.167 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự đặt các phép tính rồi tính theo yêu cầu của bài vào vở.
- Một số HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, chữa bài, chốt KQ đúng.
- GV củng cố về KN thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số.
+ Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- 1 HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và cách tìm số bị trừ.
- HS tự làm bài vào vở BT, 4 HS lên bảng làm bài.
- GV củng cố về cách tìm số hạng chưa, cách tìm số bị trừ.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS chỉ cần viết bài làm vào vở và đặt dấu thích hợp ở chỗ chấm, không cần ghi bước trung gian.
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
+ Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV kết hợp gắn bảng phụ vẽ sẵn hình mẫu lên bảng cho HS quan sát.
- GVHDHS nhận biết về từng hình mẫu.
- HS tự vẽ vào vở.
- Củng cố cho HS về KN vẽ hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu KT về phép cộng, trừ các số có 3 chữ số; cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ và quan hệ giữa các đơn vị đo dộ dài thông dụng.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS tích cực học tập. Dặn HS ghi nhớ các KT đã học về phép cộng, phép trừ và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 Tiết 4 : tự nhiên và xã hội
 Mặt trời và phương hướng
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.
- HS biết xác định phương Mặt Trời mọc và lặn.
- HS có ý thức ham tìm hiểu về tự nhiên.
II. chuẩn bị:
- Tranh SGK. 
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 5 tấm bìa.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS nêu được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK- T.66, đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào ?	
+ Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào ?
( Nếu HS không trả lời được, GV sẽ nói: người ta quy ước: trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc ).
+ Mặt Trời mọc và lặn phương nào ? 
- GV: Người ta cũng quy ước Mặt Trời mọc phương Đông, lặn phương Tây.
* HĐ 2: Trò chơi " Tìm phương hướng bằng Mặt Trời ".
+ Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời; HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: HS hoạt động theo nhóm.
GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ( SGK - 67 ) và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm. 
- Bước 2: Hoạt động cả lớp.
. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
. GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời mọc ( SGV - trang 90 ):
Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về mặt Trời mọc 
( phương Đông ) thì: Tay trái sẽ chỉ phương Tây.
 Trước mặt là phương Bắc.
 Sau lưng là phương Nam.
- Bước 3: Chơi trò chơi " Tìm phương hướng bằng Mặt Trời".
. GV cho HS ra sân chơi theo nhóm ( mỗi nhóm 8 em ). Cách chơi như SGV trang 90.
. GV quan sát HS chơi, giúp các em biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
. Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố về: 4 hướng chính, cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS thực hành xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời.
 Ngày soạn: 13 - 4 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 - 4 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
đáp lời từ chối. đọc sổ liên lạc
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lại lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn; Biết đọc và nói ND 1 trang sổ liên lạc. 
- Rèn KN đáp lời từ chối; Biết thuật lại chính xác nội dung Sổ liên lạc.
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ), KN lắng nghe tích cực. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị:
- Sổ liên lạc của HS.
- Các PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một nhiệm vụ ( thực hành đáp lời từ chói theo tình huống ). 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 1, 2 đọc lại đoạn văn viết giờ trước ( tả ngắn về Bác Hồ ).
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện đáp lời từ chối.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK ):
+ Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc lời nhân vật trong tranh SGK.
- 2, 3 cặp HS làm mẫu trước lớp, GV nhắc các em nói lời đáp kèm thái độ nhã nhăn, lịch sự, phấn khởi.
* HĐ 2: Thực hành đỏp lời từ chối.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ):
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu và các tình huống . 
- GV mời từng cặp HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a, b, c. Cần đáp tự nhiên, hợp tình huống, nhã nhặn, lịch sự ( bạn bè ), lễ phép ( bố, mẹ ).
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những cặp HS thực hành tốt.
. Củng cố cách đáp lời từ chối.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố cách đáp lời từ chối.
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
 Tiết 2: Toán
T.160: kiểm tra
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra việc nắm KT về thứ tự các số trong phạm vi 1000, về so sánh các số có 3 chữ số; viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị; và cộng, trừ các số có 3 chữ số; về chu vi các hình đã học.
- HS nắm chắc KT, vận dụng làm tốt bài KT theo yêu cầu.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: - Đề bài KT.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Giao đề.
- GV phát bài cho HS.
- Đọc cho HS soát lại đề.
Đề bài:
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 235 ; .......... ; 237 ; 238 ; ........... ; 240 ; ........... ; .......... .
Câu 2: Sắp xếp các số sau: 353 ; 235 ; 523 ; 535 ; 650 ; 560 theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn: .
b) Từ lớn đến bé: .
Câu 3: 
a) Viết các số 257; 582; 950; 405 ( theo mẫu ): 
 M: 257 = 200 + 50 + 7
b) Viết theo mẫu: 
 M: 400 + 20 + 8 = 428
 700 + 90 + 5 =  600 + 5 = .
Câu 4: Đặt tính rồi tính:
 342 + 235 351 + 138
 982 - 650 876 - 135
Câu 5: Tính.
a) 25 m + 17 m =  c) 63 kg - 18 kg = ..
b) 925 km - 305 km =  d) 58 l + 42 l = 
Câu 6: Một hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 24 cm ; 36 cm và 40 cm. 
 Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét ? 
* HĐ 2: HS làm bài.
- GV bao quát lớp.
* HĐ 3: GV thu bài chấm.
Biểu điểm chấm:
Câu 1: 1 điểm ( Điền đúng mỗi số - được 0,25 điểm ).
Câu 2: 1 điểm ( Sắp xếp đúng theo thứ tự mỗi phần - được 0,5 điểm )
Câu 3: 2,5 điểm:
 ( a ): 1, 5 điểm - viết đúng mỗi số được 0,5 điểm.
 ( b ): 1 điểm - viết đúng mỗi số được 0,5 điểm.
Câu 4: 2 điểm ( Đặt tính và tính đúng - mỗi phần được 0,5 điểm ).
Câu 5: 2 điểm ( Tính đúng - mỗi phần được 0,5 điểm ).
Câu 6: 1,5 điểm 
 - Ghi được câu lời giải: Chu vi của hình tam giác đó là: ( 0,25 điểm )
 - Ghi được phép tính và tính đúng: 24 + 36 + 40 = 100 ( cm ) ( 0,5 điểm )
 - Ghi được: Đổi: 100 cm = 1 m ( 0,5 điểm )
 - Ghi được: Đáp số: 1m ( 0,25 điểm )
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; Nhận xét về tinh thần, thái độ làm bài của HS. 
- Dặn HS tiếp tục ôn tập KT đã học để CB cho thi KS cuối năm.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn BỊ :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình:
1. Trưởng ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới:
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
* Ưu điểm:.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
* Hạn chế:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
5. Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm của tháng 4.
- Tiếp tục củng cố và duy trì các nề nếp theo quy định, khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Duy trì tốt nề nếp tự quản; nề nếp học tập trên lớp. 
- Duy trỡ tốt phong trào rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ lao động được phân công.
+ Các nhóm thảo luận và đề xuất công việc thực hiện trong tuần tiếp theo.
+ Chủ tịch cùng phó chủ tịch cùng GV hội ý thống nhất các đề xuất trên.
+ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho các ban.
- Các nhóm thảo luận và đề xuất công việc thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Chủ tịch cùng phó chủ tịch, cùng GV hội ý thống nhất các đề xuất trên.
- Chủ tịch giao nhiệm vụ cho các bạn.
6. Sinh hoạt văn nghệ.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Buổi chiều:
 Tiết 2: Toán (*) 
Luyện tập TỔNG HỢP 
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố KT về: đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị; Biết giải bài toán về tớnh tổng của hai số hạng. 
- Rèn KN đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số và phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị; KN giải bài toán về tớnh tổng của hai số hạng. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn bài 1.
- Vở BT Toỏn in.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 ( Vở BT Toỏn in – T.81, 82 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - GV hướng dẫn bài mẫu sau đó HS tự làm bài vào vở theo mẫu.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp chữa bài, nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
- Củng cố cách đọc, viết, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị.
+ Bài 2: - HS tự làm bài vào vở theo mẫu.
- 3 HS lên bảng làm bài. Lớp chữa bài, nhận xét.
- Củng cố về TT các số tự nhiên liên tiếp.
+ Bài 3: - HS tự làm bài vào vở. 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. 
 - HS nhận xét, chữa bài. Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số.
+ Bài 4: - HS tự đọc, phân tích đề toán -> xác định dạng toán, nêu cách giải.
- HS tự ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cách giải bài toán

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc