Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt. Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.

- GD HS tình đoàn kết giữa các dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ chép các câu văn, đoạn văn cần HD HS cách đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- 2 HS đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác - TLCH về nội dung bài.

- Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Bác như thế nào?

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2) Dùng tranh để giới thiệu.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (30)

- GV đọc mẫu.

- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

 + HS đọc toàn bài.

 + HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 + HS luyện đọc: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt.

 + HD HS đọc câu dài: GV treo bảng phụ lên bảng:

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 157: Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Phân tích các số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị. Xác định của một nhóm đã cho. Giải toán với quan hệ “nhiều hơn” một số đơn vị.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2 HS lên bảng làm bài; lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
 876 - 235 437 + 152
- 2 HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Thực hành: (30’)
Bài 1: Làm vở.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD mẫu. HS lên bảng làm; lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố về cách đọc, viết, phân tích các số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
Bài 3: Làm bảng con.
- HS nêu yêu cầu của bài; cả lớp đọc thầm theo.
- GV HD cách làm.
- HS lên bảng làm; lớp làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài; HS khác đọc thầm theo.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD mẫu. HS lên bảng làm; HS khác làm bài vào vở.
- HS và GV nhận xét, củng cố cách điền số có 3 chữ số.
Bài 4: Làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài; HS khác đọc thầm theo: Hình nào được khoanh vào số ô vuông?
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
- HS và GV nhận xét; chốt kết quả đúng: Hình a.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách so sánh số có 3 chữ số.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
*****
buổi chiều
Dạy lớp 2D, 2C, 2E
Tiết 1+2+3: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Quyển sổ liên lạc
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( Trung, bố Trung ).
- Hiểu tác dụng của sổ liên lạc: ghi nhận xét của GV về KQ học tập và những ưu khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên, giúp đỡ con em mình học tập tốt.
- GDHS ý thức giữ gìn sổ liên lạc như một kỉ niệm về quãng đời học tập.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ để HD luyện đọc.
- Sổ liên lạc của từng HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Chuyện quả bầu + TLCH về ND bài.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ: sổ liên lạc, lắm hoa tay, lời thầy, nguệch ngoạc, luyện viết, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 3 đoạn: 
- GV dùng bảng phụ HDHS luyện đọc một số câu:
 Trung băn khoăn: // - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ? // Bố bảo: //
 - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều. // ...
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài và mời 1 HS giải nghĩa lại từ: nguệch ngoạc - viết hoặc vẽ không cẩn thận, trông rất xấu.
- HS thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài ).
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời các CH trong SGK.
+ HS đọc đoạn 1, GV nêu CH 1: Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà ).
- GV hỏi thêm: Vì sao tháng nào cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà ? ( Vì chữ của Trung còn xấu ).
+ HS đọc tiếp đoạn 2, GV nêu CH 2: Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem ... viết nhiều như bố ngày nhỏ, chữ Trung cũng sẽ đẹp.
+ HS đọc tiếp đoạn 3, GV nêu CH 3: Bố của Trung buồn vì thầy đã hi sinh. Bố tiếc là thầy không thấy ... luyện đã viết chữ đẹp.
+ GV nêu tiếp câu hỏi 4 ( SGK ) - HS mở SLL, chọn nêu nhận xét của thầy ( cô ) về em trong một tháng bất kì và nói rõ em đã làm gì đẻ thầy (cô) vui lòng - GV khuyến khích HS nói chân thật theo SLL của mình.
+ GV hỏi thêm HS KG:- Sổ liên lạc có tác dụng như thế nào đối với các em ? ( Sổ liên lạc ghi nhận xét của thầy (cô) về KQ học tập và những ưu, khuyết điểm ... ở trường như thế nào. ..thiếu sót ).
- Em phải giữ gìn SLL như thế nào ? ( Em phải giữ SLL cẩn thận. Bố bạn Trung đã giữ SLL như giữ một kỉ niệm quý để lại cho con trai ).
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV HD 3, 4 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai, thi đọc lại truyện - nhắc HS thể hiện đúng giọng các nhân vật. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tác dụng của SLL + liên hệ về việc học tập và rèn luyện của bản thân, về ý thức giữ gìn SLL.
- GV nhận xét tiết học 
*****
Ngày soạn: 11/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: Q (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Q . Viết chữ hoa Q (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Quân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quân dân một lòng (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa Q; chữ và câu ứng dụng Quân; Quân dân một lòng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa Q đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
 - HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa: N .
 - HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp chữ hoa: N , N gười
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa Q. (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa Q.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. 
- HS nêu cấu tạo của chữ Q: cao 5 li; gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên, cong phải và lượn ngang.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ Q lên bảng. 
 + GV nêu cách viết. 
. Nét 1: ĐB giữa ĐK 4 với ĐK 5, viết nét cong trên, DB ở ĐK 6.
 . Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở ĐK 1 và ĐK 2.
 . Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét lượn ngang từ 
trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, DB ở Đk 2.
 + GV viết mẫu chữ Q lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ Q vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng. 
- GV treo bảng phụ có chép câu ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Quân dân một lòng 
- Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Quân trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Quân vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13’)
- GV nêu yêu cầu viết. Nhắc nhở HS tư thế ngồi.- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (4’)
- GV đánh giá 5 - 7 bài ; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Q . GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: Q (kiểu 2)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa Q
- HS viết đúng chữ hoa Q, chữ và câu ứng dụng Quân dân một lòng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa Q.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa Q.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa Q. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa Q., 2 dòng câu Quân dân một lòng”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa Q., 2 dòng câu Quân dân một lòng 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán *
Ôn: Phép cộng, phép trừ; Giải toán
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số, tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, giải toán.
- Rèn kỹ năng đặt tính, tính thành thạo.
- GDHS ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 3HS lên bảng, lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
 345 + 233 768 - 427 237 + 241
- 1HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
 GV treo bảng phụ chép NDBT lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 434 + 153 427 + 551 683 + 202 
 658 - 245 845 - 624 440 - 40
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- 3HS lên bảng làm. - HS làm bảng con.
- HS nêu cách đặt tính, cách tính.
- GV nhận xét, chốt k/q đúng. 
- Củng cố cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Bài 2: Tìm X:
 x + 123 = 224 780 - x = 360
 x - 321 = 256 250 + x = 450
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS tự làm bài vào vở - 4 HS lên bảng (mỗi HS làm 1 phép tính).
- 3HS nêu lại cách tìm SH, SBT, ST chưa biết.
- Chữa bài, chốt k/q đúng. Củng cố lại cách tìm SH, SBT, ST chưa biết.
Bài 3: Trong vườn có 365 cây bắp cải. Mẹ nhổ bán 255 cây. Hỏi trong vườn còn lại bao nhiêu cây bắp cải?
- HS đọc bài toán. 
- GV phân tích đề, hướng dẫn cách giải.
- HS làm bài vào vở, HS làm bảng lớp.
- HS ghi tóm tắt và giải bài vào vở.
- GV đánh giá 1 số bài, nhận xét.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng: 365 - 235 = 130 (cây)
Bài 4: Tính: 
 a/ 536 - 453 + 135 = b/ 685 - 362 + 144 =
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS tự làm - 2HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, HSG nêu thứ tự thực hiện.
- GV củng cố cách tính.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 3HS nêu lại cách tìm SH, SBT, ST chưa biết.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 11/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:
- Biết sắp xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp. Củng cố cách sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. 
- Đặt một câu ca ngợi Bác Hồ. 
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. HD HS làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa).
- GV HD cách làm: VD: nóng - lạnh
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
+ Theo em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 a/ . đẹp - xấu	 . ngắn - dài 	. nóng - lạnh 	 . thấp - cao
 b/ . lên - xuống 	. yêu - ghét 	 . chê - khen
 c/ . trời - đất	. ngày - đêm	. trên - dưới
Bài 2: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau:
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài tập lên bảng. 
- GV HD cách làm: Nêu quy tắc điền dấu chấm, dấu phẩy.
- GV lưu ý HS: sau khi đã điền các dấu câu, nhớ viết hoa lại những chữ cái đứng liền sau dấu chấm. 
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- 3HS đọc diễn cảm lại đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- 2 HS nêu vai trò của dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Tiếng chổi tre
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác đoạn chính tả: “Những đêm đông ... Em nghe ”. Tiếp tục phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: l/ n.
- Viết đúng: lặng ngắt, lao công, quét rác, chổi tre, lề, lối. Viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ tự do. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: l/ n.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Biết giữ vệ sinh chung. 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2a (Tr. 122).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l, n. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 2 HS đọc lại các từ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (9’)
- GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn thơ nói về ai? (Chị lao công).
 + Công việc của chị lao công vất vả như thế nào? 
 (Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét).
- HD HS nhận xét:
 + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? 
 (Những chữ bắt đầu các dòng thơ).
 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? 
	(Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở).
- HS viết bảng con: lặng ngắt, lao công, quét rác, chổi tre, lề, lối.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (14’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài (4’) 
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống l hay n?
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS cách làm.
- 1 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: làm, nên, non, nên, núi, lấy, nước.
- 2 HS đọc lại 2 câu tục ngữ.
Bài 3a:
- HS nêu yêu cầu của bài: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. HD HS cách làm. 
- HS nối tiếp nhau nêu các từ tìm được.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: lo lắng - ăn no; lề đường - thợ nề...
- 2 HS đọc lại các cặp từ vừa tìm được.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
+ Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại thơ tự do? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Toán
Tiết 159: Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố: Cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích học Toán. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:	
635 + 214	67 + 75
	881 - 240	97 - 28
- 2 HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành: (30’)
Bài 1: (phần a,b)
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Đặt tính và tính.
- GV HD mẫu một phép tính.
- 2 HS lên bảng làm bài; lớp làm bảng con. Còn TG HS làm các bài.
+ Nêu cách đặt tính, tính.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm X.
- HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- GV HD cách làm. 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở.
 (HS làm phần a, b dòng 1; Còn TG HS làm cả bài)
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Còn TG HS làm
- HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính: 421 - 210.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 32: Mặt Trời và phương hướng
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nói được tên bốn phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc là phương Đông và Mặt Trời lặn là phương Tây.
- Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
- HS yêu thích môn học. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mặt Trời có hình dạng thế nào? 
- Tại sao ta không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? 
- Nêu tác dụng của Mặt Trời? 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Làm việc với SGK.
+ MT: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
+ CTH: 
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 66, đọc và trả lời câu hỏi: 
	+ Hằng ngày Mặt Trời mọc vào lúc nào và lặn vào lúc nào?
	+ Trong không gian có mấy phương chính? Đó là phương nào?
	+ Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
 . HS thảo luận theo nhóm đôi.
 . Đại diện 1 số nhóm trả lời.
	 . Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ2: Trò chơi: “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời.”
+ MT: HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
	HS thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
+ CTH: Hoạt động theo nhóm.
- Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
 . GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm.
- Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 . Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 . GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Bước 3: Chơi trò chơi: Tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
 . GV cho HS ra sân chơi theo nhóm.
 . GV HD cách chơi và nêu luật lệ chơi.
 . HS thực hành chơi.
 . GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- Mặt Trời mọc ở phương nào, lặn ở phương nào? 
- HS nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 12/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn. Biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc.
- Rèn kĩ năng nói, diễn đạt lưu loát.
- HS yêu thích môn học. Quý trọng cuốn sổ liên lạc.
II- đồ dùng: 
- Sổ liên lạc của từng HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS đọc đoạn văn ngắn viết về ảnh Bác Hồ.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. HD làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng: 
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
- 2HS đọc lời đối thoại giữa hai nhân vật.
- 2 - 3 cặp thực hành đối đáp theo lời 2 nhân vật: nói to, rõ, tự nhiên với thái độ nhã nhặn, lịch sự. Cặp đầu tiên cần nhắc đúng lời các nhân vật trong tranh. Các cặp sau có thể không nói nguyên văn lời các nhân vật.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Làm miệng. 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
- HS đọc các tình huống trong bài.
- GV mời từng cặp HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a, b, c.
- Lưu ý HS: cần đối đáp tự nhiên, hợp với tình huống và thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự (với bạn), lễ phép (với bố, mẹ). 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những cặp thực hành tốt.
Bài 3: Làm miệng.
- HS nêu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan