Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 31 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận
- 1 vài HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Cả lớp và GV nxét, bình chọn bạn đọc thuộc bài nhanh, đọc bài thơ thể hiện tình cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu ND bài. HS liên hệ thực tế việc trồng cây ở quê hương.
- GVnhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn HS tiếp tục HTL bài thơ.
Tiết 3: CHÍNH TẢ ( Nghe - viết )
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT 2 ( a ): phân biệt các âm r / d / gi.
- Rèn KN nghe - viết chính tả, KN phân biệt âm đầu r / d / gi.
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng lớp viết các từ ngữ của BT 2 ( a ).
- HS : Vở BTTV in.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con 4 từ có tiếng bắt đầu bằng tr / ch. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động:
dụng: + HS đọc từ ứng dụng: Văn Lang. + GV giới thiệu về Văn Lang. + HS tập viết từ Văn Lang. + GV nhận xét, sửa sai. - Luyện viết câu ứng dụng: + HS đọc câu ứng dụng : Vỗ tay . cần nhiều người. + GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng + HS tập viết trên bảng con: Vỗ, Bàn. * HĐ 2: HD viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài. * HĐ 3: Chấm, chữa bài. - Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách viết chữ hoa V. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp. Tiết 4: Tự nhiên - xã hội TráI đất là một hành tinh trong hệ mặt trời I. MụC ĐíCH YÊU CầU: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. Có biểu tượng ban đầu về Mặt Trời. - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm đúng, nhanh. - Cỏc KNS được GD trong bài: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 116, 117. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu sự chuyển động của Trái Đất. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1 : Quan sát tranh theo cặp + Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. + Cách tiến hành : Bước 1:- GV giới thiệu cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. - HS quan sát hình 1 SGK trang 116 và trả lời câu hỏi : . Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? . Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? . Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ? Bước 2 : - Gọi một số HS trả lời trước lớp. - GV và HS nhận xét, bổ sung. => Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. * HĐ 2 : Thảo luận nhóm + Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. + Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau : . Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? . Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. => Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ... * HĐ 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời ( Nếu còn thời gian ) + Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời - HS trong nhóm nghiên cứu tài liệu để hiểu về hành tinh. - HS tự kể về hành tinh trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm học tập tốt, kể hay, đúng và nội dung phong phú. Nhắc HS có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. Sỏng Ngày soạn: 05/ 4 / 2018. Ngày dạy: Thứ năm ngày 12/ 4/2018. Tiết 1: luyện từ và câu từ ngữ về các nước. dấu phẩy. I. MụC ĐíCH YÊU CầU: - Mở rộng vốn từ về các nước; ôn luyện về dấu phẩy. - Kể được tên một vài nước mà em biết ( BT 1). Viết được tên các nước vừa kể ( BT 2 ). Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3). - HS tích cực, chủ động trong học tập. II. chuẩn bị: - Quả địa cầu. - Bút dạ, 2 tờ giấy khổ to để làm BT 2. 3 băng giấy viết BT 3. III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS tự đặt 1 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì ? GV nhận xét chữa. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước. + Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - GV đặt quả địa cầu trên bàn. - Gọi vài HS lên bảng, quan sát quả địa cầu, tìm tên các nước trên quả địa cầu. - Nhiều HS tiếp nối nhau lên bảng dùng que chỉ trên quả địa cầu tên một số nước, càng nhiều càng tốt. + Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. - GV dán 2 tờ giấy khổ to lên bảng, gọi 2 nhóm HS lên bảng làm bài theo cách tiếp sức. - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. - Cả lớp và GV tính điểm thi đua, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cả lớp đọc ĐT tên các nước trên bảng. - HS viết tên các nước vào vở -> mỗi em viết khoảng 10 tên. - Củng cố và mở rộng vốn từ về tên một số nước. * HĐ 2: Ôn luyện về dấu phẩy. + Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, gọi 3 HS lên làm bài. - GV cùng HS phân tích, chốt lại lời giải đúng. - Vài HS đọc lại các câu văn đã điền dấu phẩy đúng. - Củng cố cách dùng dấu phẩy trong câu. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND luyện tập trong tiết học. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. - Dặn HS ghi nhớ tên một số nước trên thế giới; chú ý dùng dấu phẩy khi viết câu. Tiết 3: chính tả ( nhớ - viết ) bài hát trồng cây I. mục đích yêu cầu: - Nhớ - viết đúng và trình bày đúng quy định của bài chính tả. Làm đúng BT 2 ( a ): điền tiếng có âm đầu r/ d/ gi. Đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. - Rèn KN nhớ - viết chính tả; KN phân biệt r / d / gi. - HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II. chuẩn bị: - GV: Bút dạ + 3 tờ giấy khổ A4 để HS làm BT 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc. - GV nhận xét, chữa. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ. - HS đọc thầm lại 4 khổ thơ, chú ý các chữ viết hoa, những chữ mình dễ viết sai, cách trình bày bài thơ. - HS nhớ - viết bài vào vở, GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm, chữ xấu. - GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. - GV thu một số bài chấm nhận xét, chữa. * HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. + Bài 2 ( a ): - GV nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm, tự làm bài cá nhân. - 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp; đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong + Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập sau đó làm bài cá nhân. - GV phát riêng 3 tờ giấy A4 cho 3 HS. - 3 HS làm bài trên giấy, dán bài trên bảng lớp, đọc các câu văn. Cả lớp và GV nhận xét ( về chính tả, ngữ pháp ) -> chốt lại những câu đúng. - HS viết bài vào vở BT ( viết 2 câu ). 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp. - Dặn HS luyện viết lại những lỗi sai trong bài viết. Tiết 4 toán T.154: chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( Tiếp ) I. Mục đích yêu cầu: - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư. - Rèn KN thực hành chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia có dư ). - HS tích cực, chủ động học tập. II. Chuẩn bị: Phấn màu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, dưới lớp làm nháp : 42842 : 2 24884 : 4. - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: HD thực hiện phép chia 12485 : 3 - GV viết lên bảng phép chia: 12485 : 3 = ?, - HS nêu nhận xét về số chữ số của số bị chia. - 1 HS nêu cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. - GV nhắc HS cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số tương tự như chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ. - 1 HS nêu miệng cách chia, GV ghi bảng như SGK. - HS nêu nhận xét về số dư so với số chia. Viết theo hàng ngang: 12485 : 3 = 4161 ( dư 2 ). * HĐ 2: Thực hành. + Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào bảng con, 3 HS làm trên bảng lớp. - Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm. - Củng cố cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( có dư ). + Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS nêu miệng tóm tắt, nêu cách làm. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. - Chữa bài. GV chuẩn xác KT. Lưu ý HS cách trình bày bài giải. Bài giải Thực hiện phép chia : 10250 : 3 = 3416 ( dư 2 ) Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2 m vải. Đáp số: 3416 bộ quần áo, thừa 2 m vải. + Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại cách làm. - HS làm bài rồi chữa bài ( làm dòng 1, 2 ). - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Củng cố cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( có dư ). 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Chiều Tiết 1: tự nhiên - xã hội mặt trăng là vệ tinh của trái đất I. MụC ĐíCH YÊU CầU: - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. - Trình bày được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. - HS yêu thích môn học, ham tìm hiểu về TN - XH. II. Chuẩn bị : - Các hình trong SGK trang 118, 119. Quả địa cầu. III các Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? - Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: Quan sát tranh theo cặp. + Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. + Cách tiến hành: Bước 1: GV HD HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo gợi ý sau: - Chỉ Mặt trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất. - Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều ). - Nhận xét độ lớn của Mặt trời, trái Đất và Mặt trăng. Bước 2: - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. => KL: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của T/Đất quanh Mặt trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. * HĐ 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. + Mục tiêu: - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. - Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. + Cách tiến hành: Bước 1:. GV giỳp HS hiểu: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. . GV hỏi: Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? . GV mở rộng cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. . GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng nó cũng tự quay quanh nó ... Bước 2: - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh trái đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. => KL: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. * HĐ 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. + Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất. - Tạo hứng thú học tập. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. - GV hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển các nhóm. - HS thực hành chơi trò chơi theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi sao cho từng HS trong nhóm được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK. - GV gọi một vài HS biểu diễn trước lớp. - HS, GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT về Mặt Trăng. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS có ý thức học tập Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( * ) ễN LUYỆN: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG Gè ? DẤU HAI CHẤM I. MụC ĐíCH YÊU CầU: - Củng cố về cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gỡ ?, cách sử dụng dấu hai chấm trong câu. - Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Bằng gỡ ?, KN sử dụng dấu hai chấm trong câu. - HS tích cực, chủ động trong học tập. II. chuẩn bị: - ND cỏc BT liờn quan - Vở BT T.Việt 3 – tập 2. III. các hoạt động dạy học: * HĐ 1: ễn luyện: Đặt và trả lời cõu hỏi Bằng gỡ ? - GV tổ chức cho HS làm BT 1, 2 trong vở BTTV 3 – tập 2 - trang 55 + Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm từng cõu, xỏc định bộ phận trả lời cho cõu hỏi Bằng gỡ ? trong từng cõu rồi gạch chõn dưới bộ phận cõu đú. - Một số HS nờu miệng cõu TL - Nhận xét, chữa bài. - Củng cố về cách tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? + Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng cõu hỏi. GV nhắc HS ghi cõu trả lời đầy đủ. - HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng. - Củng cố cách trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? + Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? a) Mẹ em đi làm bằng xe máy. b) Nhân dịp sinh nhật tròn 10 tuổi, chị Lan được bố mua cho một chiếc cặp làm bằng da. c) Bộ cửa nhà em được đóng bằng gỗ lim. - Cỏc bước tiến hành tương tự bài 1, HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV chuẩn xác KT, khắc sõu cỏch xỏc định bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? * HĐ 2: Luyện tập sử dụng dấu hai chấm. - GV tổ chức cho HS làm BT 3 trong vở BTTV 3 – tập 2 - trang 55 + Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. - GV HDHS đọc từng cõu, xỏc định bộ phận đứng sau ụ trống nhằm liệt kờ sự việc, giải thớch, làm rừ nghĩa thờm cho bộ phậncõu đứng trước -> xỏc định dấu cõu cần điền vào ụ trống. - HS tự làm bài rồi chữa bài. - Củng cố cách sử dụng dấu hai chấm trong câu. * HĐ 3: Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại ND luyện tập trong tiết học - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm bài tốt. Tiết 3 toán ( * ) Luyện TẬP: PHẫP CỘNG, PHẫP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. MụC ĐíCH YÊU CầU: - ễn luyện, củng cố về phộp cộng, trừ cỏc số trong phạm vi 100 000. - Rèn KN thực hành làm tớnh, giải toỏn về cộng, trừ cỏc số trong phạm vi 100 000. - HS tích cực, chủ động học tập. II. Chuẩn bị: - GV: ND KT liên quan. III. Các hoạt động dạy học : * HĐ 1: Luyện tập phộp cộng cỏc số trong phạm vi 100 000. + Bài 1: Tớnh 24579 35981 60378 9999 + 53210 + 52064 + 3752 +58362 - GV nờu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm trờn bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. - Củng cố cỏch thực hiện phộp cộng cỏc số trong phạm vi 100 000. + Bài 2: Đặt tớnh rồi tớnh 12566 + 40735 53027 + 2889 6524 + 57260 10986 + 37584 - Tiến hành tương tự bài 7. - GV lưu ý HS khi đặt tớnh: viết cỏc chữ số ở cựng một hàng sao cho thẳng cột. - Củng cố KN đặt tớnh và cộng cỏc số trong phạm vi 100 000. * HĐ 2: Luyện tập phộp trừ cỏc số trong phạm vi 100 000. + Bài 3: Tớnh 95482 87467 20168 67435 - 54365 - 2086 - 8845 - 57905 + Bài 4: Đặt tớnh rồi tớnh 65481 - 32706 50643 - 4828 12084 - 2957 82546 - 28507 - Cỏc bước tiến hành tương tự bài 1, 2 - HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV củng cố, khắc sõu KT theo ND từng bài. + Bài 3: Củng cố cỏch thực hiện phộp trừ cỏc số trong phạm vi 100 000. + Bài 4: Củng cố KN đặt tớnh và trừ cỏc số trong phạm vi 100 000. * HĐ 3: Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại ND KT luyện tập trong tiết học. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cỏch thực hiện phộp +, - cỏc số trong p vi 100 000. Sỏng Ngày soạn : 06 / 4 / 2018 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 13 / 4 /2018 Tiết 1: tập làm văn thảo luận về bảo vệ môi trường I. MụC ĐíCH YÊU CầU - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. - Rèn kĩ năng nói, viết thuật lại gọn rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo về môi trường. - Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; KN lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; KN đảm nhận trách nhiệm và KN tư duy sáng tạo. - GD HS ý thức bảo về môi trường thiên nhiên. II. chuẩn bị: - Bảng lớp viết 2 câu hỏi gợi ý. Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - Các PP dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân. III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: Thảo luận về bảo vệ môi trường. + Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc HS chú ý: + Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - GV mở bảng phụ, mời 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp. + Điều cần bàn bạc trong cuộc họp nhóm là Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. Sau đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch đẹp. - GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định một nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Một HS trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - 2, 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất. * HĐ 2: Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc nhở HS. ( làm khoảng 5 câu ). - HS làm bài vào vở. - HS lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm bài tốt. - Dặn HS quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Tiết 2: thủ công Làm quạt giấy tròn (tiết 1) I. Mục đích,yêu cầu : - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Gấp được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. - HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo . II. Chuẩn bị : Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công. Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, keo. Tranh quy trình gấp quạt tròn. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy trình làm đồng hồ để bàn. 2. Bài mới: a ) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: GV HD HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu quạt giấy tròn mẫu được làm bằng giấy thủ công và nêu các câu hỏi định hướng quan sát, nhận xét : + Nếp gấp, cách gấp, cách buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một. + Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm. + Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng. * HĐ2 : GV HD mẫu - GV vừa làm mẫu vừa nêu các bước hướng dẫn HS làm: + Bước 1 : Cắt giấy + Bước 2 : Gấp, dán quạt + Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh - GV tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn và tổ chức cho HS tập gấp quạt giấy tròn. - HS tập gấp quạt giấy tròn, GV theo dõ, uốn nắn HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu quy trình làm quạt giấy tròn. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị giờ học sau chu đáo. Tiết 3 toán T.155: luyện tập I. mục đích yêu cầu: - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải bài toán bằng hai phép tính. - Rèn KN thực hành chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán bằng hai phép tính. - HS tích cực, chủ động học tập. II. chuẩn bị: GV : Phấn màu. III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài tập 1 trang 164 ( SGK ). HS, GV nhận xét chữa bài. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ 1: HD HS tự thực hiện phép chia 28921 : 4 a) Cách chia: + Lần 1 : . 28 chia 4 được 7, viết 7 ; 28921 4 . 7 nhân 4 bằng 28 ; 09 7230 . 28 trừ 28 bằng 0. 12 + Lần 2 : . Hạ 9 ; 9 chia 4 được 2, viết 2 ; 01 . 2 nhân 4 bằng 8 ; 1 . 9 trừ 8 bằng 1 . + Lần 3 : . Hạ 2 được 12 ; 12 chia 4 được 3, viết 3 ; . 3 nhân 4 bằng 12 ; . 12 trừ 12 bằng 0. + Lần 4 : . Hạ 1 ; 1 chia 4 được 0,
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2017_2018_bui.doc