Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: thường lệ, rễ đa, ngoằn ngoèo, nên, cuộn, làm gì, vòng lá tròn. Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

- GD HS kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh phóng to. Bảng phụ chép các câu văn, đoạn văn cần HD HS cách đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- 2HS đọc thuộc lòng bài Cháu nhớ Bác Hồ.

- 2HS TLCH về nội dung bài.

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2) Dùng tranh để giới thiệu.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (30)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tả thuộc thể thơ lục bát? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: toán
Tiết 152: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết cách đặt tính và làm tính trừ các số có ba chữ số (không nhớ) theo cột dọc. Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. Biết giải bài toán vê ít hơn.
- Rèn kĩ năng đặt tính thực hiện tính, tính nhẩm và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng: 
-Đồ dùng toán 2
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2HS làm bài trên bảng lớp; lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
235 + 314	666 + 213
 68 + 32	 72 + 18
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (6')
- GV nêu phép tính:	635 - 214
- GV gắn các hình vuông biểu diễn các số như SGK.
- GV HD HS cách đặt tính và thực hiện tính.
 -
	 + Đặt tính	635	. 5 trừ 4 bằng 1, viết 1.
	214	. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
	421	. 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
	 + Thực hiện tính: Trừ từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
- GV HD HS tổng kết thành quy tắc: 
	 + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
	 + Thực hiện tính: Trừ từ phải sang trái: đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm.
- Gọi 2HS nhắc lại.
HĐ2: Thực hành: (20’)
Bài 1: Làm bảng con. (cột 1,2)
- 1HS nêu yêu cầu của bài: Tính: 
- 2HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
+ Nêu cách thực hiện phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố về cách thực hiện tính.
Bài 2: Làm vở: 
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính.
- GV HD cách làm. 1HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài vào vở (HS làm phép tính đầu và cuối. Còn TG HS làm cả bài).
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách đặt tính và tính.
Bài 3: Làm miệng: HS đọc đầu bài; cả lớp đọc thầm theo.
- GV HD mẫu. HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV củng cố cách tính nhẩm các số tròn trăm.
Bài 4: Làm vở.
- HS đọc bài toán.
- GV HD cách làm. 
 + Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- HS lên bảng; lớp làm bài vào vở: 183 - 121 = 62 (con)
- Đánh giá 7- 10 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
*****
buổi chiều
Dạy lớp 2D, 2C, 2E
Tiết 1+2+3: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Bảo vệ như thế là rất tốt
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Có ý thức đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi; Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( Bác Hồ, anh Lí Phúc Nha, Đại đội trưởng ).
- Hiểu thêm một phẩm chất đáng quý của Bác Hồ: Bác rất nhân hậu và tôn trọng nội quy chung.
- GDHS lòng nhân hậu của Bác và ý thức tôn trọng nội quy chung.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 3 HS đọc bài Chiếc rễ đa tròn + TLCH về ND bài.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các từ: Lí Phúc Nha, lo, rảo bước, chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bước, Đại đội trưởng, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài và giải nghĩa thêm: giấy tờ - ở đây chỉ thẻ ra vào cơ quan, thường phải dán ảnh người được cấp. 
- HS thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài, ĐT, CN ).
- HS đọc đồng thanh đoạn 2.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
+ Câu 1: Anh Nha được giao nhiệm vụ gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác.
+ Câu 2: Vì anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ Bác nhưng chưa biết mặt Bác nên thực hiện đúng nguyên tắc: ai muốn vào nơi Bác ở phải trình giấy tờ.
+ Câu 3: " Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. "
+ Câu 4: Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - HS phát biểu theo ý kiến của cá nhân.
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV HD 3, 4 nhóm HS thi đọc lại truyện - nhắc HS thể hiện đúng giọng các nhân vật. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV hỏi HS : Qua bài văn, em biết thêm phẩm chất đáng quý nào của Bác ? (Bác rất nhân hậu, rất tôn trọng nội quy chung. Bị anh Nha hỏi giấy, dứt khoát không cho vào nhà, Bác không trách anh, lại khen anh làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt ).
- Nhận xét tiết học.
*****
Ngày soạn: 4/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa N (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa N . Viết chữ hoa N (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Người (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Người ta là hoa đất (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa N ; chữ và câu ứng dụng Người; Người ta là hoa đất. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa N đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa M .
- HS viết bảng con chữ hoa M , M ắt.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa N . (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa N .
- GV cho HS quan sát chữ mẫu. 
- HS nêu cấu tạo của chữ N : cao 5 li; gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ N lên bảng. 
 + GV nêu cách viết:
	. Nét 1: giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.
	. Nét 2: giống cách viết nét 3 chữ M kiểu 2.
 + GV viết mẫu chữ N lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 2 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ N vào bảng con . 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng 
- GV treo bảng phụ có chép câu ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Người ta là hoa đất 
- Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: ca ngợi con người - con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Người trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Người vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13’)
- GV nêu yêu cầu viết. Nhắc nhở HS tư thế ngồi.
- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (4’)
- GV đánh giá 5 - 7 bài ; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 2HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa N . 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa Q (kiểu 2).
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: N (kiểu 2)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa N. 
- HS viết đúng chữ hoa N, chữ và câu ứng dụng Người ta là hoa đất. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa N.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa N.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa N. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa N., 2 dòng câu Người ta là hoa đất”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa N., 2 dòng câu Người ta là hoa đất
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: toán *
Ôn: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) trong phạm vi 1000, tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, giải toán.
- Rèn kỹ năng đặt tính, tính thành thạo.
- GDHS ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
 503 + 264 637 + 42
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’)
- Nêu cách tính, đặt tính phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000.
- HS lấy VD phép tính cộng rồi đặt tính, tính.
- Nhận xét, củng cố.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ lên bảng HDHS làm từng bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 375 + 224 765 + 132 683 + 202 
 165 + 23 421 + 310 410 + 586.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bảng con - 3 HS lên bảng làm. 
- HS nêu cách đặt tính, cách tính.
- GV nhận xét, chốt k/q đúng. Bài tập củng cố kiến thức nào?
Bài 2: Tìm x:
 x - 173 = 224 x - 210 = 365
 489 - x = 256 200 + x = 700
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở - 4 HS lên bảng chữa bài.
- 2 HS nêu lại cách tìm SH, SBT, ST chưa biết. 
- Chữa bài, chốt k/q đúng.
Bài 3: Một cửa hàng đã bán được 136 lít dầu, cửa hàng còn lại 53 lít dầu. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
- 2HS đọc bài toán.
- GV phân tích đề, hướng dẫn cách giải. HS giải vào vở.
- HS ghi tóm tắt và giải bài vào vở.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng: 136 + 53 = 189 (l)
Bài 4: Tính: (HS làm nếu còn TG)
 a/ 536 + 453 - 647 b/ 895 - 362 + 144 
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm - 2 HS lên bảng làm bài. 
- Nêu cách tính?
- Chữa bài, HS nêu thứ tự thực hiện.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu cách tính phép cộng trong phạm vi 1000.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 4/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Bác Hồ. Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn. Tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
- Tiếp tục luyện tập về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt, kính yêu Bác Hồ.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 1, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. 
- Đặt 1 câu nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. 
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- GV treo bảng phụ lên bảng và HD cách làm.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 . đạm bạc, tinh khiết, nhà sàn, râm bụt, tự tay.
+ Giải nghĩa một số từ trong ngoặc.
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- GV gợi ý: các em đã biết một số bài thơ, bài hát ca ngợi Bác; được đọc, được nghe một số câu chuyện kể về những phẩm chất cao đẹp của Bác. Trước hết, có 
thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác trong các bài thơ, bài hát, các câu chuyện đó.
- HS suy nghĩ và trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV ghi bảng một số từ: sáng suốt, tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, có chí lớn, giàu nghị lực,... 
+ Giải nghĩa một số từ tìm được.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau:
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài tập lên bảng. 
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
+ Khi nào ta điền dấu chấm, dấu phẩy?
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- HS đọc diễn cảm bài tập 3.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- 2 HS nêu vai trò của dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Cây và hoa bên lăng Bác
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác đoạn: “Sau lăng . toả hương ngào ngạt”. Tiếp tục phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: r/ d hay gi.
- Viết đúng: lăng Bác, Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt. Viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài chính tả theo thể loại văn xuôi. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: r/ d hay gi.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Biết ơn và kính yêu Bác Hồ. 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS viết bảng lớp, HS viết bảng con: 
 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d hay gi.
- Cả lớp và GV nhận xét. 2 HS đọc lại các từ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (10’)
- GV đọc mẫu. 2HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu? 
 (Cảnh ở sau lăng Bác).
 + Em hãy nêu nội dung của bài chính tả. 
 (Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp miền đất nước được trồng sau lăng Bác).
- HD HS nhận xét:
 + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả? 
 (Bác, Sơn La, Nam Bộ).
 + Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- HS viết bảng con : lăng Bác, Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt.
 + Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (15’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài (4’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4’)
Bài 2a: Treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm các từ bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa: 
- HD HS cách làm. 
- GV đọc lần lượt từng gợi ý; HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: dầu, giấu, rụng.
- 2 HS đọc lại các từ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
+ Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 154: Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng, trừ không nhớ có đến ba chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhẩm và cách trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 3HS làm bảng lớp, Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
 897 - 352 436 - 203 65 - 28
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (30’)
Bài 1: (phép tính 1,3,4)
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tính.
- GV HD mẫu một phép tính.
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con. Còn TG HS làm cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Vài HS nêu cách tính.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng.
Bài 2: (phép tính 1,3,4)
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tính.
- GV HD mẫu một phép tính.
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con. Còn TG HS làm cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Vài HS nêu cách tính.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ.
Bài 3:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- HS làm vào vở (HS làm cột 1,2. HS làm cả bài).
- 3 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 cột).
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách cộng các số tròn trăm.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu của bài; cả lớp đọc thầm theo: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS làm vào vở (HS làm cột 1,2. HS làm cả bài).
- 3 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 cột).
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét, chữa bài. 
Bài 5: Còn TG HS làm bài.
- HS làm bài.
- GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính: 357 + 132.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn Phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 31: Mặt Trời
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS hiểu khái quát về hình dạng, đặc điểm, vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả; nêu hình dạng, đặc điểm, vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất.
- HS có ý thức: đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
II. Đồ dùng: 
- GV+ HS: giấy vẽ, bút màu (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không mà em biết
- Nêu lợi ích của từng loài vật đó.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Hát và vẽ về Mặt Trời.
- Yêu cầu HS hát 1 bài về Mặt Trời (bài hát “Cháu vẽ ông Mặt Trời”).
- HS vẽ và tô màu về Mặt Trời: gọi 5 em lên bảng vẽ, dưới lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nhận xét hình vẽ của bạn.
HĐ2: Em biết gì về Mặt Trời?
- Yêu cầu HS mở SGK và thảo luận theo nhóm 2: quan sát tranh nói về những gì em biết về Mặt Trời .
- HĐ cả lớp: HS ở các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao? 
- Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh? 
- Mặt Trời có tác dụng gì? 
+ Tại sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô? Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt khi trời nắng to? 
- Khi muốn quan sát Mặt Trời em làm thế nào? 
- Hãy tưởng tượng Mặt Trời lặn rồi không mọc nữa, điều gì sẽ xảy ra? 
- Cho HS phát biểu ý kiến tự do, mỗi em đưa ra một ý kiến.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Mặt Trời tròn, giống như một quả bóng lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm trái đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất,...
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- Mặt Trời có dạng hình gì? Có màu gì? 
- Khi đi nắng các em cần làm gì để tránh nắng? 
- Lúc trời nắng to, em có nhìn trực tiếp vào Mặt Trời không? Vì sao?
- HS tự liên hệ, HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
- GV nhận xét chung tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Mặt Trời và phương hướng
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 5/ 4/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS biết nói câu đáp lại lời khen ngợi theo tình huống cho trước. Quan sát ảnh Bác Hồ - trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác.
- Rèn kĩ năng nói - viết câu đúng.
- GD HS kính yêu Bác Hồ, Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1.
- ảnh Bác Hồ (BT2 - 3).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS kể lại câu chuyện: Qua suối và TLCH về nội dung truyện.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng: 
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Bài tập yêu cầu em nói lời đáp lại trong những trường hợp em được khen.
- GV treo bảng phụ chép sẵn các tình huống lên bảng. 
- GV mời 1 cặp HS thực hành đóng vai (làm mẫu), nhắc các em nói lời đáp kèm thái độ phù hợp - vui vẻ, phấn khởi, nhưng khiêm tốn; tránh tỏ ra kiêu căng.
- Với tình huống a:
 + HS 1 (vai mẹ) hài lòng khen con: Hôm nay con ngoan quá, quét nhà rất sạch.
 + HS 2 (vai con) vui vẻ, phấn khởi đáp lại lời khen của mẹ: Con cảm ơn mẹ.
- Từng c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc