Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc. Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng, từ khó. Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong bài.

- Giáo dục HS: Làm những việc tốt để giúp người, cứu người.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6) Bài Làm việc thật là vui.

- 1HS đọc đoạn 1. HS đọc đoạn 2 và TLCH 1, 2 trong SGK.

- HS nhận xét - GV cho điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc (20)

 * GV đọc mẫu.

 * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 + GV sửa lỗi phát âm cho HS: Nai Nhỏ, chặn lối, lão Hổ, gạc, lo lắng.

 . HS luyện đọc.

 . HS nhận xét; GV sửa sai.

 + HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ lên bảng.

 . Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.// (giọng tự hào)

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào cột chục.
+
- GV lưu ý HS: 6 + 4 = 10 gọi là viết phép tính hàng ngang còn viết: 6
	 4
là đặt tính rồi tính.	
HĐ1: Thực hành: (20 - 25’) 
Bài 1: 
 - HS đọc đề bài - GV HD làm bài
- 2HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. Đõy là bảng cộng trong phạm vi nào?
Bài 2: 
- HS đọc đề bài - GV HD làm bài
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- HS - GV nhận xét, chốt cách tính.
Bài 3: HS làm miệng
- HS đọc đề bài - GV HD làm bài
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét - GV củng cố cách nhẩm các số có tổng bằng 10.
Bài 4: Chơi trò chơi.
- GV sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ theo yêu cầu BT.
- HS thi đọc giờ nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.T 13
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
 Tiết 3: Hệ cơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS chỉ và núi được tờn cử một số hệ cơ.
- Biết cơ cú thể co duỗi, nhờ đú mà cỏc bộ phận cú thể cử động được.
- GDHS thể dục thường xuyờn để cơ phỏt triển tốt.
II. Đồ dùng: 
- Tranh vẽ hệ cơ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nờu tờn một số xương và khớp xương của cơ thể? 
- Em nên làm gì để cột sống không bị cong vẹo? 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài cho HS nờu vị trớ, vai trũ của cỏc xương. 
b. Các hoạt động
HĐ1: Quan sỏt hệ cơ
 + Mục tiêu: Nhận biết và gọi tờn một số cơ của cơ thể.
 + Cách tiến hành:
- GV treo tranh, gọi 2 HS lờn bảng để HS vừa chỉ vừa núi tờn cỏc cơ.
- HS - GV bổ sung và sửa chữa ý kiến chưa đỳng.
- GV kết luận: Cơ thể chỳng ta cú rất nhiều cơ, cơ giỳp ta cử động.
HĐ2: Thực hành co và duỗi tay
 + Mục tiêu: Biết được cơ cú thể co và duỗi, nhờ đú mà cơ thể cử động được.
 + Cách tiến hành:
- HS quan sỏt hỡnh 2 làm động tỏc giống như hỡnh vẽ.
- HS thực hành theo HD của GV, 1 số nhúm lờn trỡnh diễn.
- GV kết luận:
HĐ3: Làm gỡ để cơ săn chắc
 + Mục tiêu: Biết vận động và TD hàng ngày.
 + Cách tiến hành:
- GV cho HS phỏt biểu nờu cỏc HĐ để cơ săn chắc.
- GV chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại kết luận.
- Em nên làm gì để cơ được săn chắc?
- GV liên hệ GDHS.
- Nhận xột chung giờ học, tuyên dương. 
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
- Củng cố cách đọc toàn bài: biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. HS thể hiện được lời nhân vật.
- GDHS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. 
II. Đồ dùng;
- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ).
- Bảng phụ viết câu văn cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài: Phần thưởng + TLcác CH: 1, 2, 3 ( SGK ).
- 1 HS nêu ND chính của câu chuyện. 
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu 
b. Hướng dẫn luyện đọc: (30 - 32’)
 *Luyện đọc đoạn
- Hs đọc nối tiếp từng dòng, từng đoạn 
- GV sửa cho HS, uốn nắn tư thế đọc + HDHS đọc đúng các từ: ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng, ....
- GV treo bảng phụ chép câu văn HD HS đọc cho đúng.
* Luyện đọc cả bài
 - Vài HS đọc bài - HS khác nhận xét.
- GV nêu câu hỏi SGK để HS nhớ lại ND truyện.
- GV hỏi thêm: Vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa ? 
+ Em học được gì qua câu chuyện?(sẵn lòng giúp đỡ mọi người).
*GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp 
 - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu ý nghĩa bài đọc.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Tiếng việt*
Luyện đọc: Danh sách tổ 1, Lớp 2E
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được những t/tin cần thiết trong bản D/sách. Biết tra tìm thông tin cần thiết.
- HS đọc đúng những chữ ghi tiếng có vần khó hoặc dễ lẫn. Biết đọc bản danh sách với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi đúng sau từng cột, từng dòng.
- Củng cố KN sắp xếp tên người theo thứ tự Bảng chữ cái.
II. Đồ dùng;
- 3 tờ giấy khổ to, bút dạ để các tổ thi xếp tên các bạn theo thứ tự Bảng chữ cái.
- Danh sách HS của lớp chép từ sổ điểm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 2 HS đọc lại bài: Bạn của Nai Nhỏ + TLCH về ND từng đoạn.
- 3HS lên bảng ghi lại những chữ cái đã học ở các tuần 1 và 2 theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái. Cả lớp viết đủ 29 chữ cái vào vở nháp - 3 HS đọc TL Bảng chữ cái.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GVđọc mẫu, nhắc HS nhìn vào bản danh sách, đếm trước số cột và đọc tên từng cột.
- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng trong bản danh sách, GVHDHS:
+ Đọc đúng và rõ ràng, rành mạch các chữ số ghi ngày sinh+Đọc đúng và rõ ràng nơi ở.
- HS tập đọc danh sách theo thứ tự: mỗi em đọc 2 - 3 dòng. GV nhận xét, uốn nắn. Sau đó cho HS tập đọc đúng và rõ ràng ( mỗi HS 5 dòng ). 
- HS thi đọc toàn bài.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi luyện đọc ( tra tìm ND ):
+ Lần 1: HS lần lượt đọc theo từng cặp (HS 1 nêu số TT, HS 2 đọc đúng dòng ND của số TT đó ).
+ Lần 2: HS 1 nêu Họ và tên một người trong danh sách, chỉ định HS 2 nói nói nhanh ngày sinh hoặc nơi ở của bạn đó.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
- HS nhìn Bản danh sách trong SGK. GV nêu CH 1, gọi HS trả lời: (Bản danh sách gồm những cột: Số thứ tự; Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh; Nơi ở).
- GV nêu tiếp CH 2( SGK ):+ HS tiếp nối nhau đọc bản danh sách theo hàng ngang ( Lần lượt hết ND của số TT 1, tiếp đến số TT 2, 3, ... , 10 ).
+ GVHD 1 HS nêu họ và tên một bạn bất kì trong bản danh sách để HS khác đọc tiếp thông tin về bạn ấy.
 - GV nêu tiếp CH,YC HS đọc thầm cột Họ và tên và nêu chữ cái đầu của tên các HS trong bản d/ sách. 
- CH 4 ( SGK ): GV tổ chức cho HS làm việc theo đơn vị tổ.
+ HS đọc thầm CH, tự sắp xếp tên các bạn trong tổ của mình dựa theo thứ tự bảng chữ cái vào giấy khổ to.
+ GV gọi đại diện 3 tổ lên gắn DS tên các bạn trong tổ mình trên bảng lớp. 
+ GVHDHS chữa bài trên bảng lớp. 
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV tổ chức cho HS thi đọc bản danh sách.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc bản danh sách đúng nhất.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- GV giới thiệu Danh sách HS của lớp mình, mời 2 HS đọc.
- Nhận xột tiết học.
Tiết 3: toán *
 Ôn: Phép cộng có tổng bằng 10
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10; giải toán có lời văn. Biết viết các số có hai chữ số mà tổng của hai chữ số đó bằng 10. 
- Rèn kĩ năng tính toán, trình bày bài cho HS. Viết được các số có hai chữ số mà tổng của hai chữ số đó bằng 10.
- HS say mê học Toán, tự giác làm bài. 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS nêu các cặp số có tổng bằng 10. 
- HS nhận xét - GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Thực hành: (29 - 32’)
GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng.
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Nối với số thích hợp (theo mẫu):
 6 + = 10	 5 + 	 = 10	1 + 	 = 10	8 + 	 = 10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2 + = 10	10 + 	 = 10	7 + 	 = 10	3 + 	 = 10
- GV HD cách làm.
- 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp và GV nhận xét; củng cố về phép cộng có tổng bằng 10.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Tính nhẩm:
	9 + 1 + 5 =	5 + 5 + 7 =	3 + 7 + 1 =
	7 + 3 + 2 =	8 + 2 + 4 =	4 + 6 + 3 =
	6 + 4 + 8 =	2 + 8 + 5 =	1 + 9 + 2 =
- HS nối tiếp nhau thi đua nêu kết quả của từng phép tính. Dựa vào kiến thức nào mà em nờu được KQ đỳng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- 2HS đọc bài toán: Lan gấp được 7 chiếc thuyền. Hoa gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi Lan và Hoa gấp được bao nhiêu chiếc thuyền?
- GV HD cách làm: Đề bài cho biết gỡ? Hỏi gỡ?
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở: 7 + 3 = 10 (chiếc thuyền)
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Nếu cũn TG HS làm
- HS đọc yêu cầu của bài: Hãy viết tất cả các số có hai chữ số mà tổng của hai chữ số đó bằng 10. 
- GV HD cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 19, 91, 28, 82, 37, 73, 46, 64, 55.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 6/ 9/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Bài 3: Chữ hoa B
I. mục đích, yêu cầu:
- Học sinh viết đúng chữ hoa B; (2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Bền (3 dòng cỡ nhỏ), Bền gan vững trí (3 lần), Bất khuất kiên cường (3 lần). 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ B; Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
- HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS viết bảng con: Ă, Â, Ăn .
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’) GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD viết chữ hoa: (6 - 8’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa B: 
- GV cho HS quan sát mẫu chữ B. 
- HS nêu cấu tạo của chữ B
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ B lên bảng. GVnêu cách viết.
 + GV viết mẫu chữ B lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HS viết chữ B vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (6 - 8’)
* Giới thiệu câu ứng dụng:
- GV treo bảng phụ; 2 HS đọc câu ứng dụng: Bạn bè sum họp. 
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng:
 Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui.
* HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 + HS khác nhận xét; GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Bạn trên dòng kẻ.
* HS viết chữ Bạn vào bảng con.
- HS nhận xét; GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài ; Nhận xét từng bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo chữ hoa B.
- HS nêu quy trình viết chữ hoa B.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị tiết sau: Chữ hoa C.
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: B
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa B
- HS viết đúng chữ hoa B, chữ và câu ứng dụng Bền gan vững trí; Bất khuất kiên cường . Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa B 
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa B 
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa B. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa B.., 2 dòng câu Bền gan vững trí; Bất khuất kiên cường ”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa B, 2 dòng câu Bền gan vững trí; Bất khuất kiên cường 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: toán *
Luyện tập: 26 + 4, 36 + 4
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS p/cộng có tổng bằng 10.Phép cộng dạng 26 + 4 ; 36 + 24. Giải toán.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ và giải toán.
- GDHS chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng viết các phép cộng có tổng bằng 10.
- 2 HS đọc thuộc các phép cộng có tổng bằng 10.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Hướng dẫn luyện tập. 
	GV treo bảng phụ chứa ND bài tập
Bài 1: Tính:
 7 + 3 + 8 =	 4 + 6 + 6 = 	2 + 8 + 9 = 
 5 + 5 + 6 = 	 3 + 7 + 5 =	9 + 1 + 7 =
- HS nối tiếpnhau nêu k/q tính.
- Chữa bài, chốt k/q tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
26 + 34 	47 + 3	 21 + 29 
31 + 49	 3 + 17 	 72 + 8
- HS lên bảng - Lớp làm bảng con.
+ Dựa vào kiến thức nào em tớnh đỳng?
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tyính ở một số phép tính.
Bài 3: Nhà Minh nuôi 24 con gà và 26 con vịt. Hỏi nhà Minh nuôi tất cả bao nhiêu con gà và vịt ?
- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
- HS tự ghi tóm tắt và giải bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: Em hãy viết các phép cộng có tổng bằng 30, các số hạng của tổng là số lớn hơn 10. (Nếu còn TG HS làm bài)
- GV hướng dẫn HS : + Các số hạng của tổng là số lớn hơn 10.
 + Tổng của chúng bằng 30.
 Ví dụ: 11 + 19 = 30 12 + 18 = 30 ....
- HS làm bài - Nhận xét.
Bài 5: (Nếu còn TG HS làm bài)
Cho 3 số 6, 4, 10. Em hãy dùng dấu +, - , = để viết thành các phép tính đúng.
- 2 HS lên bảng - Lớp làm bảng con.
- Nhận xét, chốt k/q đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 6/ 9/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật (danh từ). Tìm đúng các từ chỉ sự vật. Biết đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa bài 3 (17)
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. HD HS làm bài tập: (30 - 32’)
Bài 1: HS làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài tập: Tìm những từ chỉ sự vật (người. đồ vật, con vật, cây cối, ...) được vẽ dưới đây.
- HS QS từng tranh, suy nghĩ, tìm từ.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- HS nối tiếp nhau trả lời; HS GV nhận xét; 
- GV ghi bảng các từ đúng: bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
Bài 2:
- GV treo bảng phụ lên bảng. 
- HS đọc yêu cầu của bài; GV HD cách làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở nháp.
- HS - GV nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng: Các từ chỉ sự vật: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
Bài 3: Làm viết
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập, viết mẫu lên bảng:
 Ai ( hoặc cái gì, con gì)
 Là gì?
 Bạn Vân Anh
 là học sinh lớp 2A.
- HS đọc mô hình câu và câu mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- GV viết vào mô hình một số câu đúng; giúp HS sửa câu đặt sai.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nhắc lại kiến thức cơ bản đã luyện tập: tìm từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối; đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài: Từ chỉ sự vật - Từ ngữ về ngày, tháng, năm.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Gọi bạn
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn. Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ ngh. 
- Viết đúng: nuôi, lang thang, nẻo, gọi hoài. Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu: ng/ ngh; ch/ tr.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. Trình bày bài đẹp. 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả với ng/ ngh. (Bài 2).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: nghe ngóng, nghỉ ngơi, cây tre, mái che.
- HS nêu quy tắc chính tả với ng/ ngh.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
*Hướng dẫn HS chuẩn bị: (7 - 8’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi:
	 + Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào? 
	 + Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì? 
 + HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HD HS nhận xét: 
 + Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao? 
 + Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì? 
- HS viết bảng con: nuôi, lang thang, nẻo, gọi hoài.
*Đọc cho HS viết vào vở: (13 - 17’)
- GV lưu ý HS cách trình bày: Ghi tên bài ở giữa, chữ đầu của mỗi dòng thơ viết cách lề vở 3 ô.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
*Chấm, chữa bài: (4 - 5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV chấm 5, 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (5’)
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét; GV sửa sai.
- GV treo bảng phụ đã viết quy tắc viết chính tả với ng/ ngh lên bảng, 2 HS đọc.
Bài 3a: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- GV HD cách làm. 
- HS làm bài vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV NX; chốt lời giải đúng: trò, chở, trắng, chăm .
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 2HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ ngh.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 5 chữ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 4: Toán
Tiết 14: Luyện tập 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4 và 36 + 24. Biết giải bài toán bằng một phép cộng. 
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính kết quả, giải toán.
- HS yêu thích môn học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS lên bảng; lớp làm bảng con. Đặt tính rồi tính:
	 32 + 8 41 + 39
- HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS nhận xét ; GV cho điểm.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành: (27 - 29’)
Bài 1: Làm miệng.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS nêu cách thực hiện.
- HS nhận xét ; GV lưu ý HS cách thực hiện phép tính.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài; GV HD cách làm.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS chữa bài ; GV củng cố cách đặt tính.
Bài 4: 
- HS đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và cách giải.
- HS làm bài vào vở: 14 + 16 = 30 (HS).
- HS chữa bài; GV nhận xét.
Bài 5: HS làm miệng.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài: Số?
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS lên bảng điền kết quả.
- HS nhận xét. GVcủng cố về đơn vị đo độ dài: cm, dm.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV chốt kiến thức:
 + Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 6 + 24 
 + 1dm = .... cm; 20cm = .... dm 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: 9 cộng với một số: 9 + 5
*****
Ngày soạn: 6/9/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết cách sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện “Gọi bạn”. Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự diễn biến.
- Dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện. Vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách một nhóm 3 - 5 HS trong tổ theo mẫu.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt, tình cảm bạn bè thân mật, đoàn kết. 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS đọc bản tự thuật về mình .
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: (1 - 2’) GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. HD làm bài tập: (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc và nêu rõ 2 yêu cầu của bài.
- GV HD HS thực hiện yêu cầu sắp xếp lại nội dung bài thơ “Gọi bạn” sau đó sắp xếp lại cho đúng thứ tự tranh trước, tranh sau.(1 - 4 - 3 - 2 )
- GV HD HS thực hiện yêu cầu kể lại truyện theo tranh.
	+1 HS kể mẫu trước lớp.
+ Kể trong nhóm: mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau kể 1 tranh. 
+ Đại diện các nhóm thi kể trước lớp: mỗi em kể về cả 4 tranh.
	+ HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất. GV cho điểm.
Bài 2: Làm miệng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc