Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: làm vườn, hài lòng, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên. Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (ông, 3 cháu: Xuân, Vân, Việt).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào khi bạn bị ốm.

- Giáo dục lòng nhân hậu cho HS.

II. ĐỒ DÙNG:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

 Bài: Cây dừa

- HS đọc TL 8 dòng đầu.

- HS đọc thuộc lòng cả bài.

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (30)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c số 243.
	. GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị. 
	. Nêu cách viết số 243. 
	. HS nêu cách đọc và đọc số: hai trăm bốn mươi ba. 
	. GV lưu ý HS dựa vào 2 chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có 3 chữ số.
	 + Tương tự GV dùng bộ ô vuông biểu diễn số để lập số 235 và các số khác.
 * Làm việc cá nhân.
- GV nêu tên số, yêu cầu HS lấy các hình vuông (trăm) các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
HĐ2: Thực hành: (16’)
Bài 2: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV ghi các số đã cho lên bảng. HS nối tiếp nhau đọc các số.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách đọc số.
Bài 3: Làm vở.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD cách làm.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
- HS chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét. Củng cố cách viết số.
- 2HS đọc lại cascs số.
Bài 1: HS làm nếu còn thời gian.
- HS làm bài. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- 2HS đọc các số: 315; 427; 605; 821.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: So sánh các số có ba chữ số
buổi chiều
Dạy lớp 2D, 2C, 2E
Tiết 1+2+3: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Cậu bé và cây si già
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc lưu loát toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật ( cây si già, cậu bé ).
- Hiểu nghĩa các từ khó: hí hoáy, rùng mình. Hiểu điều câu chuyện muốn nói với em: Cây cối cũng biết đau đớn như con người, cần có ý thức bảo vệ cây.
- GDHS ý thức bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 2 HS đọc bài Những quả đào + TLCH về ND bài.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài: nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các từ khó: xum xuê, hí hoáy, đầu làng, cành lá, mặt nước, rùng mình, lắc đầu, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: từ đầu đến ... "cảm ơn cây".
+ Đ oạn 2: còn lại.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài. 
- HS thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài, ĐT, CN ).
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
+ Câu 1: Cậu bé đã dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây si, làm cây đau điếng.
+ Câu 2: Cây khen cậu bé có cái tên rất đẹp, rồi hỏi khéo: Vì sao cậu không khắc cái tên đẹp ấy lên người cậu ? Cậu bé rùng mình sợ đau, từ đó hiểu ra dùng dao khắc tên mình lên thân cây là làm cây đau đớn.
+ Câu 3: Chắc cậu bé sẽ không nghịch nữa vì đã hiểu: cây cũng biết đau như con người, dùng dao khắc lên cây sẽ làm cây đau, có hại cho cây. Có thể, từ đó cậu bé bắt đầu có ý thức bảo vệ cây.
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV tổ chức từng nhóm HS thi đọc lại truyện (mỗi nhóm 3 em, tự phân vai). 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, làm trong sạch môi trường sống xung quanh.
Ngày soạn: 20/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: a (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa a . Viết chữ hoa a (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), ao liền ruộng cả (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa a; chữ và câu ứng dụng ao; ao liền ruộng cả. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết. Yêu quê hơng, làng xóm Việt Nam.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa a đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa Y.
- HS viết bảng con chữ hoa Y, Yêu. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa a (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa a.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ a.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ a lên bảng. 
 + GV nêu cách viết: 
	. Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5).
	. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải 
chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), DB ở ĐK 2.
 + GV viết mẫu chữ a lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ a vào bảng con 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: ao liền ruộng cả 
- GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: ý nói giàu có (ở vùng thôn quê).
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
. HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ ao trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ ao vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13’)
- GV nêu yêu cầu viết. Nhắc nhở HS tư thế ngồi.
- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (4’)
- GV đánh giá 5 - 7 bài ; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS hắc lại tên bài.
- 2 HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa a.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa M (kiểu 2)
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: a (kiểu 2)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa a. 
- HS viết đúng chữ hoa a, chữ và câu ứng dụng ao liền ruộng cả. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa a.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa a.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa a. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa a., 2 dòng câu ao liền ruộng cả”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa a., 2 dòng câu ao liền ruộng cả
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: toán *
 Ôn: Các số có ba chữ số
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố kiến thức về số có ba chữ số.
- Rèn cách đọc và viết số cho HS.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Đọc số sau: 672, 205, 555 - HS nối tiếp đọc
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’)
- Em hiểu thế nào là số có ba chữ số.
- HS lấy VD: Số có ba chữ số rồi đọc, viết.
- Nhận xét, củng cố.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Đọc các số sau: 100, 325, 678, 999, 450, 607.
- Y/c HS đọc đề.
- HS nối tiếp nhau đọc số.
- HS nhắc lại cách đọc số có chữ số 5.
- GV nhận xét.
+ HS tự lấy VD.
Bài 2: Viết các số sau:
	Năm trăm sáu mươi tư: ...
	Bốn trăm bảy mươi lăm: ...
	Bảy trăm linh tám: ...
	Chín trăm chín mươi chín: ....
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS viết số lần lượt ra bảng con.
- GV chữa bài.
+ HS thực hành tự lấy VD hỏi đáp nhau viết số.
Bài 3: Tìm một số biết chữ số hàng trăm là số lớn nhất có một chữ số, chữ số hàng chục là kết quả của chữ số hàng trăm chia 3, chữ số hàng đơn vị là số bé nhất có một chữ số. 
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm được số cần tìm ta làm thế nào?
- HS lần lượt tìm các chữ số
- GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Thế nào là số có ba chữ số. Lấy VD
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Ngày soạn: 23/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
I. mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng và củng cố vốn từ ngữ về cây cối. Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: “Để làm gì?”
- Rèn kỹ năng đặt câu và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”.
- HS có hiểu biết thêm về cây cối.
II.Đồ dùng:
- Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kể tên một số loài cây mà em biết? 
- 2 HS hỏi nhau về ích lợi của cây lúa, cây mít, cây vải theo mẫu:
 Người ta trồng lúa để làm gì?
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. HD HS làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
- GV HD cách làm.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý trả lời đúng: rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa quả, ngọn.
Bài 2: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
- GV HD cách làm: Các từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
 Ví du: Lá: xanh biếc, tươi tốt, già úa,...
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài 3: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK, HS nêu nội dung của từng tranh.
- HS suy nghĩ, đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì để hỏi về mục đích việc làm của hai bạn nhỏ. Sau đó tự trả lời.
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những câu hỏi và câu trả lời đúng:
 + Hỏi: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
 + Đáp: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt.
 + Hỏi: Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì?
 + Đáp: Bạn nhỏ bắt sâu để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá cây.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. 
- GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Hoa phượng
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác bài thơ “Hoa phượng”. Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: s/ x.
- Viết đúng: lấm tấm, lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa, hôm nay. Viết đúng, đẹp, trình bày đúng hình thức bài rhơ 5 chữ. Làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: s/ x.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Nói, viết đúng các tiếng có âm đầu s/ x. 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu.
- HS đọc lại các từ. 
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (10’)
- GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Bài thơ là lời của ai nói với ai?
 (Bài thơ là lời của bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng).
- HD HS nhận xét: 
 + Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? 
 (Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ).
 + Các chữ cái đầu câu thơ viết như thế nào? Giữa các khổ thơ viết như thế nào? 
 (Các chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa. Hết 1 khổ thơ để cách một dòng.
- HS viết bảng con: lấm tấm, lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa, hôm nay.
 + Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài. (4’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống s hay x? 
- GV treo bảng phụ lên bảng. HD HS cách làm. 
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: xám, sà, sát, xác, sập, xoảng, sủi, xi.
- HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nhắc lại cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 144: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số. Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Rèn kĩ năng đọc, viết so sánh số và trình bày bài cho HS. 
- HS yêu thích môn học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- So sánh các số sau: 527 ... 572; 364 ... 464
- 2 HS lên bảng làm; HS nêu cách so sánh số.
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (5’)
 + Ôn lại cách so sánh số có ba chữ số.
- GV viết bài tập so sánh các số : 567 và 569 lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số này.
- HS nêu cách so sánh. GV kết luận: 567 < 569.
- GV cho HS so sánh tiếp 2 số: 375 và 369
- HS so sánh và kết luận: 375 > 369.
HĐ2: Thực hành: (25’)
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết theo mẫu.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD mẫu.
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách đọc, viết số.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm
- HS nêu quy luật từng dãy số.
- Lớp làm bài vào vở (HS làm phần a, b. Còn TGHS làm thêm phần c, d).
- HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố về thứ tự các số.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở. (HS làm cột 1. Còn TG HS làm thêm cột 2).
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 7 - 10 bài. Nhận xét.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết các số 875; 1000; 299; 420 theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Muốn xếp các số theo thứ tự ta cần làm gì trước?
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố thứ tự các số đã học.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cách so sánh số có 3 chữ số.
- GV chốt kiến thức.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 29: Một số loài vật sống dưới nước
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nêu được tên và lợi ích của một số động vật sống dưới nước đối với con người. HS phân biệt được loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn. Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước.
- Có kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- GDHS biết chăm sóc và bảo vệ các loài vật sống dưới nước.
II. Đồ dùng: 
- Máy chiếu, tranh ảnh về nội dung bài học.
- Hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn mà em biết? 
- Nêu ích lợi của 2 con vật sống trên cạn? 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ đề và bài học.
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Quan sát SGK.
 + Mục tiêu: - HS biết nói tên một số loài vật sống dưới nước. Biết tên một số con vật sống ở nước ngọt, nước mặn. Biết cách di chuyển của một số loài vật sống dưới nước.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
 HS quan sát tranh và TLCH trong SGK: 
 . Chỉ, nói tên của một số con vật trong hình vẽ.
 . Khuyến khích HS tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát.
 . Tìm hiểu và giới thiệu xem con nào sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước mặn?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 . Đại diện các cặp lên trình bày.
 . Cả lớp cùng GV nhận xét.
- GV giới thiệu cho HS biết các hình SGK/ trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt, các hình SGK / trang 61 bao gồm các con vật sống ở nước mặn.
 . HS kể thêm một số loài vật sống dưới nước ngoài các hình trong SGK.
- Kết luận: 2 HS nhắc lại
- GV gọi 1 số HS nêu cách di chuyển của một số loài vật sống dưới nước: cá, cua, ốc, tôm => GV kết luận.
HĐ2: ích lợi của một số loài vật sống dưới nước.
 + Mục tiêu: Biết ích lợi của một số loài vật sống dưới nước.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
 . GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 . Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.
 . GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 . Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đưa một số hình ảnh về ích lợi của một số loài vật sống dưới nước.
- Kết luận: 2HS nhắc lại
- GV liên hệ GDHS chăm sóc và bảo vệ các loài vật sống dưới nước.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn. 
 . GV phổ biến cách chơi, luật chơi. HS thực hiện trò chơi 2 lần. GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 22/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời chia vui. Nghe - trả lời câu hỏi
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể. Nghe kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”. Nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện. 
- Rèn kĩ năng nghe - trả lời câu hỏi.
- GD HS nói viết câu đúng. Biết ơn người đã giúp đỡ mình.
II- đồ dùng: 
- Tranh trong bộ đồ dùng (bài 1). Bảng phụ chép sẵn 4 câu hỏi (bài 2).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS lên bảng: HS1: nói lời chúc mừng; HS2: đáp lại lời chúc.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. HD làm bài tập: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- GV treo tranh cho HS quan sát. 
- GV HD HS nói lời chia vui - lời đáp theo tình huống a.
 . 2 HS làm mẫu:
 + HS 1 nói lời chúc mừng HS 2: Chúc mừng ngày sinh của bạn....
 + HS 2 đáp lại: Cảm bạn đã đến dự ngày sinh của mình.
- Nhiều cặp HS thực hành đóng vai theo tình huống b, c.
 + GV khuyến khích HS nói lời chúc và đáp lại lời chúc theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
 + Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Làm miệng. 
- HS đọc yêu cầu của bài: Nghe kể chuyện về TLCH: Sự tích hoa dạ lan hương. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung của tranh.
	(Cảnh đêm trăng, một ông lão vẻ mặt nhân từ đang chăm sóc cây hoa [được vẽ nhân hoá]).
- GV kể chuyện 3 lần: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: vứt lăn lóc, hết lòng chăm bón, sống lại, nở, thật to, lộng lẫy, đổi, niềm vui, cảm động, toả hương thơm nồng nàn.
 + Kể lần 1: dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
	 + Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
	 + Kể lại lần thứ ba.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi lên bảng. 
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- 3, 4 cặp HS hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Nghe - trả lời câu hỏi
Tiết 2: Toán
Tiết 145: Mét
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen với thước mét. Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị m. Bước đầu tập đo độ dài (các đoạn thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng độ dài theo đơn vị m trong một số trường hợp 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan