Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS đọc rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ rõ ý.

- HS hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài. Hiểu ND câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức, KN xác định giá trị bản thân và lắng nghe tích cực.

- GDHS yêu lao động, chăm chỉ làm việc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), Bảng phụ để HD luyện đọc và viết sẵn 3 phương án TL câu hỏi 4 ( SGK ).

- Các PP/ KT dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi, viết tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài Sông Hương + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm, Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt các dấu thanh.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
+ Nối nét: nét cuối của chữ y nối nét đầu của chữ ê.
- GV viết mẫu chữ Yêu.
- HS luyện viết chữ Yêu ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài trong vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết: + 1 dòng chữ Y cỡ vừa, 1 dòng chữ Y cỡ nhỏ .
 + 1 dòng chữ Yêu cỡ vừa, 1 dòng chữ Yêu cỡ nhỏ.
 + 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Yêu lũy tre làng. 
- HS luyện viết theo yêu cầu trên. GV theo dõi, giúp HS viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ Y.
 Tiết 3: Toán 
T. 138: so sánh các số tròn trăm
I. mục đích yêu cầu:
- HS biết được thứ tự các số tròn trăm; Biết cách so sánh các số tròn trăm; Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
- Rèn KN so sánh các số tròn trăm.
- HS chủ động, tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: 
- GV: phấn màu, các hình như SGK ... 
- HS : bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra về đọc, viết các số tròn trăm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: GV hướng dẫn HS so sánh các số tròn trăm.
- GV gắn lên bảng các hình vuông biểu diễn các số trình bày như SGK.
+ HS ghi số ở dưới các hình vẽ rồi so sánh các số đó, điền tiếp các dấu thích hợp.
+ HS nêu cách so sánh, GV chốt lại.
+ HS đọc : “ Hai trăm bé hơn ba trăm, ba trăm lớn hơn hai trăm.” 
- GV cho HS làm bài tập 1 trên bảng lớp và bảng con để củng cố cách so sánh các số tròn trăm. 
* HĐ 2: Thực hành so sánh các số tròn trăm. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 2, 3 ( SGK - T.139 ) rồi chữa bài.
+ Bài 2: - HS làm bài tập vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về so sánh các số tròn trăm.
+ Bài 3: - GVHD bằng cách kẻ tia số lên bảng và ghi các số theo thứ tự ( như SGK ) rồi gợi ý cho HS tìm cách điền các số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu các số cần điền vào ô trống phải là các số tròn trăm, theo chiều tăng dần.
- HS tự điền vào vở, 1 HS lên bảng điền.
- HS đọc các số tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu cách so sánh các số tròn trăm.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Tiết 4: đạo đức
giúp đỡ người khuyết tật ( T. 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Các KNS được GD trong bài: KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liờn quan đến người khuyết tật, KN thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
- HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường phù hợp với khả năng. Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách BT Đạo đức 2 ( T. 41 ).
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, động não, đóng vai, dự án.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số việc cần làm khi đến nhà người khác.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Phân tích tranh.
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS quan sát tranh ở BT 1 ( Vở BT đạo đức 2 - T. 41 ) sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh theo cỏc cõu hỏi :
. Tranh vẽ gì ?
. Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
. Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
+ Từng cặp HS thảo luận. 
+ Đại diện các nhỏm trình bày, bổ sung ý kiến.
+ GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
* HĐ 2: Thảo luận cặp đôi.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS làm BT 2.
+ GV yêu cầu các cặp thảo luận, nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
+ Từng cặp HS thảo luận ghi vào vở BT.
+ HS trình bày. Lớp bổ sung, tranh luận ...
+ GVKL: Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau ... dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị khuyết tật.
* HĐ 3: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật.
- Cách tiến hành:
+ GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 3 ( Vở BT Đạo đức 2 - T. 42 ), HS suy nghĩ đánh dấu vào ô trống và trả lời. Lớp nhận xét.
+ GV chốt kết quả: các ý kiến: a, c, d là đúng; ý b là sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu ND, KT bài học. HS liên hệ: Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ người khuyết tật ? 
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS biết giúp đỡ người khuyết tật.
 Ngày soạn: 15 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 - 3 - 2018
 Buổi sáng: 
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Cây dừa
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng các câu thơ lục bát. Viết đúng một số tiếng có âm đầu x / s. Viết đúng các tên riêng Việt Nam. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả; KN phân biệt x / s.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn BT 3.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con: 
 Búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm; ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD GV đọc đoạn thơ 1 lần, 2 HS đọc lại.
- HS nêu ND đoạn thơ ( tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa; làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người ).
- HS luyện viết ở bảng con: dang tay, hũ rượu, ... GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - HS đọc y/c của bài. Cả lớp đọc thầm, tự làm bài vào vở BT.
- Một số HS nêu miệng KQ. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng - GV kết hợp ghi bảng theo 2 cột:
 Tên cây bắt đầu bằng s Tên cây bắt đầu bằng x 
+ BT 3: - HS đọc yêu cầu của bài và đoạn thơ. 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn lên bảng.
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ rồi làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng gạch chân dưới từ viết sai chính tả và viết lại trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
 Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên
- GV yêu cầu HS giải thích cách viết các tên riêng đó.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về cây cối. đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?
Dấu chấm, Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về cây cối, nêu được một số TN về cây cối; Biết đặt và TLCH với cụm từ Để làm gì ?; Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
- Rèn KN sử dụng các TN về cây cối; KN đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì ?; KN sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng để HS làm BT 1 và viết sẵn ND bài tập 3 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV ghi bảng 2 câu văn và yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận được gạch chân trong mỗi câu:
a) Nam bị điểm kém vì Nam lười học.
b) Nam phải nghỉ học vì đau chân.
- HS nhận xét, chữa bài. GV đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Mở rộng vốn từ về cây cối. 
+ GV tổ chức, HDHS làm BT 1 ( SGK - T.87 ).
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. GV gắn bảng phụ kẻ sẵn lên bảng.
- GV nhấn mạnh cho HS về vai trò của từng loại cây và giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lần lượt nêu miệng tên các loài cây theo nhóm đã yêu cầu. GV kết hợp ghi bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
- GV hỏi thêm HS : Có những loại cây nào vừa cho quả, vừa cho bóng mát, vừa cho gỗ ?
 ( cây dâu, cây sấu ).
- HS đặt 2, 3 câu với 2, 3 loài cây vừa kể.
+ Củng cố, khắc sâu vốn TN về cây cối.
* HĐ 2: Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì ?
+ GV tổ chức, HDHS làm BT 2 ( SGK - T. 87 ).
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS chú ý: Dựa vào KQ của BT 1, đặt và TL câu hỏi với cụm từ: Để làm gì ?
- GV cho 2 HS thực hành mẫu.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp theo yêu cầu của BT.
+ Củng cố KN đặt và TLCH với cụm từ Để làm gì ?
* HĐ 3: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
+ GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - T. 87 ). 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn trong bài. 2 HS đọc lại đoạn văn.
- HS tự làm bài vào vở BT, một HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
- GV hỏi thêm HS: Khi nào thì dùng dấu chấm, khi nào dùng dấu phẩy ?
+ Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS vốn TN về cây cối; Cách đặt và TLCH với cụm từ Để làm gì ?; cách dùng dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS chú ý dùng đúng dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu.
 Tiết 3: Toán
T.139: các số tròn chục từ 110 đến 200
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200; Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200; Biết cách so sánh các số tròn chục.
- Rèn kĩ năng nhận biết; KN đọc, viết và so sánh các số tròn chục.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Các hình vuông biểu diễn trăm và các hình CN biểu diễn chục ( SGK - 140 ).
- Bộ đồ dùng dạy - học toán của GV và của HS; Các hình tam giác, hình tứ giác bằng bìa 
( như ở BT 5 - SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS cho VD về 2 số tròn trăm và nêu cách so sánh hai số tròn trăm đó.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Số tròn chục từ 110 đến 200.
+ Ôn tập các số tròn chục đã học:
- GV lần lượt gắn các hình biểu diễn 1 chục ô vuông, 2 chục ô vuông, ..., 100 ô vuông. 
- HS lên bảng viết các số tròn chục tương ứng với mỗi hình.
- HS nêu tên các số tròn chục cùng cách viết, GV viết lên bảng:
 10 ; 20 ; 30 ; 40 ; 50 ; 60 ; 70 ; 80 ; 90 ; 100 
- HS nêu nhận xét về đặc điểm của số tròn chục: Số tròn chục có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0.
+ Giới thiệu tiếp các số tròn chục:
- GV nêu vấn đề học tiếp các số tròn chục và trình bày như SGK.
- HS lần lượt quan sát từng dòng của bảng và nêu nhận xét:
Hình vẽ cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- HS suy nghĩ cách viết số, 1 HS điền KQ trên bảng.
- GVHD cách đọc số: đối chiếu cách đọc số 10 -> cách đọc số 110 ( một trăm mười ).
- HS nêu n.xét về số các c/ số trong số 110 và cho biết đó là những chữ số nào ?
- Tương tự, HS nêu nhận xét và làm việc với từng dòng tiếp theo của bảng.
- HS nêu nhận xét về số các chữ số của từng số và cho biết từng chữ số trong mỗi số đó chỉ gì ?
- Cả lớp đọc lại các số tròn chục từ 110 đến 200.
* HĐ 2: So sánh các số tròn chục.
- GV cho HS quan sát hình 2 ( SGK - 140 ) và yêu cầu HS nêu nhận xét về số ô vuông ở mỗi HCN rồi so sánh -> nhận xét: 120 120.
. GV chốt cách so sánh:
+ Hàng trăm: chữ số hàng trăm đều là 1.
+ Hàng chục: 3 > 2 nên 130 > 120 -> Điền dấu >.
- HS tự lấy thêm vài VD về hai số tròn chục như trên rồi so sánh.
* HĐ 3: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.141 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài theo mẫu.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các số theo yêu cầu.
- Củng cố cho HS cách đọc các số tròn trục.
+ Bài 2: - HS quan sát hình vẽ trong SGK, tự làm bài rồi nêu miệng KQ.
- GV hỏi để củng cố cho HS về cách so sánh các số tròn chục.
+ Bài 3: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS khá, giỏi - yêu cầu nêu miệng cách so sánh.
+ Bài 4 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): 
- HS tự chép đề bài vào vở rồi điền các số thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 HS lên bảng viết. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại các số đúng.
- Củng cố cho HS về thứ tự các số tròn chục.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): 
- HS qsát h. tứ giác, sau đó dùng các miếng bìa h. tam giác đã CB tự ghép hình theo mẫu.
- 1 HS lên bảng xếp.
- Củng cố KN nhận biết, xếp hình tứ giác.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố, khắc sâu KT trọng tâm của bài.
- GV n. xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống trên cạn
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được tên và lợi ích của một số con vật sống trên cạn đối với đời sống con người.
- Nêu được tên và lợi ích của một số con vật sống trên cạn đối với đời sống con người.
- HS ham tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ các con vật quý hiếm.
II. chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 58, 59.
- GV + HS : tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS cho biết: Loài vật sống ở đâu ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS nói tên và nêu lợi ích của một số con vật sống trên cạn; Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã; Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt những loài quý, hiếm.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh và trả lời CH trong SGK: 
. Chỉ và nói tên những con vật có trong hình
. Con nào là vật nuôi trong nhà, con nào sống hoang dã ?.
- GV khuyến khích HS tự đặt thêm các câu hỏi cho mỗi hình. VD: 
. Đố bạn con nào sống ở sa mạc ?
. Con nào đào hang sống dưới mặt đất ?
. Con nào ăn cỏ ?
. Con nào ăn thịt ?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-> KL: Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài vật chuyên sống trên mặt đất như: voi, hươu, lạc đà, chó, gà, ... có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như: thỏ rừng, giun, dế, ... .
* HĐ 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được.
+ Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. 
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm 4: đem những tranh ảnh đã sưu tầm được để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp các con vật theo HD sau: 
* Dựa vào cơ quan di chuyển:
. Các con vật có chân.
. Các con vật vừa có chân, vừa có cánh.
. Các con vật không có chân.
* Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sinh sống.
. Các con vật sống được ở xứ nóng.
. Các con vật sống được ở xứ lạnh.
* Dựa vào nhu cầu của con người:
. Các con vật có ích đối với người và gia súc.
. Các con vật có hại đối với con người, cây cối, mùa màng hay đối với con vật khác.
- Từng nhóm trình bày và giới thiệu về các con vật của nhóm mình đã sưu tầm được.
- GV nhận xét xem từng nhóm đã phân loại đúng chưa. 
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS kể tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS sưu tầm và tìm hiểu về các con vật sống dưới nước.
 Ngày soạn: 16 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 - 3 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể. Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn; viết được các câu trả lời về quả măng cụt.
- Rèn kĩ năng đáp lời chia vui; KN tả ngắn về cây cối. 
- Các KNS được GD trong bài KN: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ); lắng nghe tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ). Tranh quả măng cụt.
- Các PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một nhiệm vụ ( thực hành đáp lời chúc mừng theo tình huống ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa ra tình huống, 2 cặp HS thực hành nói đáp lời cảm ơn và đáp lại lời xin lỗi.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Thực hành đáp lời chia vui.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK ):
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ ( SGK ) - 1 HS nói về nội dung tranh.
- 3, 4 cặp HS thực hành nói lời chia vui - lời đáp. Khuyến khích HS nói lời chúc và lời đáp theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- GV khen những HS biết nói lời chia vui với thái độ chân thành; đáp lại lời chia vui lịch sự, nhẹ nhàng, phù hợp.
- GV gợi hỏi: + Trong trường hợp nào cần nói lời chia vui ?
 + Nên đáp lại lời chia vui thái độ như thế nào ?
. Củng cố cách đáp lời chia vui.
* HĐ 2: Tả ngắn về cây cối.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2, 3 ( SGK ):
+ Bài 2: - 1 HS đọc đoạn văn " Quả măng cụt " và các câu hỏi. Lớp đọc thầm.
- GV giới thiệu quả măng cụt qua tranh. 
- Từng cặp HS hỏi đáp theo câu hỏi. HS cần trả lời sát với ý của bài Quả măng cụt nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu, chữ.
- HS thi nhau hỏi - đáp nhanh, đúng.
- GV cùng HS nhận xét.
+ Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại.
- 2, 3 HS phát biểu ý kiến: chọn viết phần nào. GV nhấn mạnh: phần a viết về hình dáng bên ngoài của Quả măng cụt; phần b viết về ruột và mùi vị của nó.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm một số bài. Nhận xét bài làm của HS.
. Củng cố, khắc sâu KT về tả cây cối.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS thực hành theo bài học, tiếp tục hoàn chỉnh bài viết ( những em chưa xong ).
 Tiết 2: Toán 
 T.140: các số từ 101 đến 110
I. MụC ĐíCH YÊU CầU: 
- HS nhận biết được các số từ 101 đến 110 gồm các trăm, chục, đơn vị; Biết cách đọc, viết 
các số từ 101 đến 110; Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110 và biết thứ tự các số từ 101
 đến 110. 
- Rèn kĩ năng nhận biết; KN đọc, viết và so sánh các số từ 101 đến 110.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - Các hình vuông to, nhỏ ( Trong bộ đồ dùng dạy học toán 2 ).
- HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc viết các số tự 110 đến 200.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Đọc viết các số từ 101 đến 110.
a) GV nêu vấn đề học tiếp các số từ 101 đến 110 và trình bày trên bảng như SGK ( 142 )
 Viết và đọc số 101:
+ GV nêu yêu cầu HS xác định số trăm, chục, đơn vị cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số ( HS nêu ý kiến, GV điền vào ô trống ). 
+ HS nêu cách đọcsố 101 ( viết lời đọc ). HS đọc theo GV.
- GV cho HS viết bảng con nhanh: 101
 Viết và đọc số 102: Tương tự, GV hướng dẫn HS làm việc như số 101.
 Viết và đọc các số khác:
- GV cho một HS nhận xét và điền các số thích hợp vào ô trống, nêu cách đọc. 
- GV làm tương tự như trên với các số 103, 104, ... , 109.
- GV viết các số lên bảng: 102; 103; 104; 105; 106; 107; 108; 109; 110 - HS đọc.
b) HS làm việc cá nhân:
- GV viết lên bảng số 105 yêu cầu HS nhận xét xem số này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. Yêu cầu HS lấy ra bộ ô vuông tương ứng.
- GV và HS làm việc tương tự với các số: 102; 107; 108; 103; ...
* HĐ 2: Thực hành.
. GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV đặt vấn đề: BT cho các số và cách đọc, cần cho biết mỗi số ứng với cách đọc nào ?
- GV viết các số trong bài tập lên bảng, chỉ vào từng số cho HS đọc.
- GV củng cố về đọc các số có 3 chữ số từ 101 đến 110.
+ Bài 2: - GVHD HS tự vẽ tia số như SGK và viết các số cho trước rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
- Củng cố cách đọc, viết và thứ tự các số từ 101 đến 110.
+ Bài 3: - GV hướng dẫn so sánh 1 bài mẫu.
 VD: 101 ... 102: xét chữ số cùng hàng của 2 số theo thứ tự:
	 Hàng trăm: cùng là 1
	 Hàng chục: cùng là 0
	 Hàng đơn vị: 1 < 2

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc