Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Bước đầu biết đọc đọc trôi chảy được toàn bài.

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài. Hiểu ND câu chuyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Vì vậy tình bạn của họ càng khăng khít.

- Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức ( xác định giá trị bản thân ); KN ra quyết định và thể hiện sự tự tin.

- HS có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, sông nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), tranh ảnh mái chèo, bánh lái của thuyền. Bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL bài Bé nhìn biển + TLCH về ND bài.

- GV + HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- GV giới thiệu các nhân vật trong tranh, Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

 

doc36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ Cách tiến hành:
- GV kể chuyện ( Nội dung truyện - Vở BT Đạo đức 2 ).
- HS thảo luận theo cặp theo các gợi ý sau:
. Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ?
. Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
. Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
- GV KL: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà ...
* HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
+ Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp thảo luận các hành vi trong bài tập 2 ( Vở BT Đạo đức 2 - T. 39 ) và ghi vào giấy nháp theo 2 cột: Những việc nên làm và Những việc không nên làm khi đến nhà người khác.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm trao đổi, tranh luận.
- HS tự liên hệ: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào còn chưa thực hiện được ? Vì sao ?
- GVKL về cách cư xử khi đến nhà người khác. 
* HĐ 3: Bày tỏ thái độ.
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.
+ Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT 3 ( Vở BT đạo đức 2 - trang 40 ) và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách:
. Vỗ tay nếu tán thành.
. Giơ cao tay phải nếu không tán thành.
. Ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết.
 Nội dung các ý kiến:
 a) Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 b) Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
 c) Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà người giàu.
 d) Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS giải thích lí do sự đánh giá của mình. 
- GVKL: ý kiến a, d là đúng, ý kiến b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GVKL: Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 Ngày soạn: 01 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 08 - 3 - 2018 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Sông hương
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi trong bài: Sông Hương; Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r / d / gi. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả; KN phân biệt âm đầu r / d / gi.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn BT 2 ( a ) và BT 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết ở bảng con: Trong vắt, chong chóng; con trâu, châu báu; nắng chói, trói buộc; trông coi, bàn chông; ...
- GV nhận xét, uốn nắn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV hỏi HS về ND bài chính tả ( đoạn trích tả sự đổi màu của sông Hương vào mùa hè và những đêm trăng ).
- HS luyện viết ở bảng con: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh, ... GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở chéo để soát lỗi. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
-1, 2 HS đọc y/c của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tự làm bài vào vở BT.
- 2 HS lên bảng điền. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng:
. giải thưởng, rải rác, dải núi.
. rành mạch, để dành, tranh giành.
+ BT 3 ( a ): - tương tự bài 2.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
. Trái nghĩa với hay - dở.
. Tờ mỏng, dùng để viết chữ lên - giấy.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS luyện viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về sông biển; HS nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt; kể tên được một số con vật sống dưới nước. Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.
- Rèn luyện KN sử dụng vốn từ về sông biển, KN sử dụng dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 1, 2; Bảng phụ viết ND bài tập 3 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng viết các từ ngữ có tiếng biển.
- GV ghi bảng 2 câu văn và yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận được gạch chân trong mỗi câu:
a) Cây cỏ héo khô vì hạn hán. b) Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt.
- GV nhận xột, đỏnh giỏ, khắc sõu cỏch đặt cõu hỏi với cụm từ Vỡ sao ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Mở rộng vốn từ về Sông biển.
. GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2 ( SGK - 73, 74 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 8 loài cá ( SGK ) và đọc tên các loài cá đó.
- HS trao đổi theo cặp rồi làm bài: xếp tên các loài cá theo 2 nhóm ( cá nước ngọt và cá nước mặn ).
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng:
a) Cá nước mặn ( cá biển ): cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục.
b) Cá nước ngọt ( cá ở sông, hồ, ao ): cá mè, cá chép, cá trê, cá quả ( cá chuối, cá lóc ).
- Một số HS kể tên một số loài cá nước mặn và một số loài cá nước ngọt khác.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - T.74, tự viết tên các con vật đó 
( tôm, sứa, ba ba ).
- Tiếp theo, GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm dưới hình thức thi tiếp sức.
 GV chia bảng làm 3 phần và mời 3 nhóm lên tham gia.
Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển cho bạn khác.
- Hết thời gian, nhóm nào viết được nhanh, đúng và nhiều tên các con vật là thắng cuộc.
- GV yêu cầu một số HS nói những điều em biết về con vật đó.
. GV củng cố, khắc sâu vốn từ ngữ về Sông biển.
* HĐ 2: Luyện tập sử dụng dấu phẩy.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 74 ): 
+ Bài 3: - GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn của Trần Hoài Dương. 2 HS đọc lại đoạn văn.
- GV lưu ý HS: trong đoạn văn trên, chỉ có câu 1 và câu 4 ( những câu in nghiêng ) còn thiếu dấu phẩy -> phải đọc kĩ 2 câu văn đó, đặt thêm dấu phẩy vào chỗ cần thiết để phân tách ý của câu văn.
- HS tự làm bài vào vở BT, một HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng:
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều ... Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
. GV củng cố, khắc sâu cách sử dụng dấu phẩy. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố vốn TN về sông biển; Cách dùng dấu phẩy khi viết câu.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu.
 Tiết 3: Toán 
T.129: chu vi hình tam giác - chu vi hình tứ giác
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
- Rèn kĩ năng thực hành nhận biết; tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Thước đo độ dài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết, áp dụng tìm x trong trường hợp sau:
 a) x : 3 = 8 b) x : 5 = 9.
- Củng cố cách tìm số bị chia.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
+ GV vẽ tam giác ABC lên bảng ( như SGK ) rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu: 
 Tam giác ABC có 3 cạnh là AB, BC và CA.
- HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu độ dài của mỗi cạnh.
- GV yêu cầu HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
 3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm.
- GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12 cm.
-> Nhận xét: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó. 
- Một vài HS nhắc lại.
+ GV vẽ tiếp hình tứ giác DEGH lên bảng ( như SGK ) rồi HDHS ( tương tự như đối với hình tam giác ).
- HDHS nhận biết về cạnh của hình tứ giác.
- HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
- GV giới thiệu về chu vi của hình tứ giác.
- HS tự nêu n. xét: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình tứ giác đó. 
+ Từ 2 nhận xét trên, GV giúp HS nhận biết được: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ( hình tứ giác ) là chu vi của hình đó.
+ GV gợi hỏi để HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
-> GVKL: Muốn tính chu vi hình tam giác ( hình tứ giác ) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ( hình tứ giác ) đó .
* HĐ 2: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 ( SGK - T.130 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GVHDHS làm theo mẫu ( phần a - SGK ).
- HS tự làm các phần còn lại; 2 HS làm trên bảng lớp - HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS cách tính chu vi của hình tam giác.
+ Bài 2: - Cách làm tương tự bài 1.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS cách tính chu vi của hình tứ giác.
+ Bài 3 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GVHDHS: dùng thước đo các cạnh của hình tam giác ABC trong SGK rồi nêu miệng KQ: Độ dài mỗi cạnh của hình tam giác đó là 3 cm.
- HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác đó. 
- GV gợi ý để HS tính chu vi của hình tam giác theo 2 cách.
- HS tự làm bài rồi chữa bài ( yêu cầu tính theo 2 cách ).
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tam giác và hình tứ giác.
- GV n. xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách tính chu vi của hình tam giác và hình tứ giác.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Một số loài cây sống dưới nước
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết, nêu được tên và lợi ích của một số cây sống dưới nước.
- Rèn KN quan sát, nhận xét, mô tả về một số loài cây sống dưới nước. 
- HS thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
II. chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 54, 55.
- GV + HS: tranh ảnh các loại cây cối sống ở nước; Một số cây thật như Sen, Súng, Bèo, Rau rút, ...
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số cây sống trên cạn và nêu ích lợi của chúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS nói tên và nêu lợi ích của một số cây sống dưới nước.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh và trả lời CH trong SGK: " Chỉ và nói tên những cây có trong hình ".
. GV đi đến các nhóm giúp đỡ và có thể chỉ dẫn nếu HS không biết.
. GVHDHS tự tập đặt thêm các câu hỏi cho mỗi hình. VD: 
 Bạn thường nhìn thấy cây này ở đâu ? 
 Cây này có hoa không ? Hoa của nó thường có màu gì ?
 Cây này được dùng để làm gì ?
 ...
- Một số HS lần lượt chỉ và nói tên những cây sống dưới nước được giới thiệu trong SGK 
( mỗi HS nói tên một cây sau đó đặt câu hỏi và chỉ định bạn khác TL ).
- GV hỏi thêm: Trong các cây đó, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ ?
-> KL: Trong số những cây được giới thiệu trong SGK thì các cây lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước; cây sen có thân và rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước.
* HĐ 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được.
+ Mục tiêu: Hình thành KN q/ sát, nhận xét, mô tả. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm 4: đem các cây thật và các tranh ảnh đã sưu tầm được để cùng quan sát tranh và phân loại các cây theo HD sau: 
. Tên cây ?
. Hãy chỉ rễ, thân, lá và hoa ( nếu có ).
- GV có thể hỏi thêm:
. Đó là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước hay cây có rễ bám vào bùn dưới đáy ao, hồ ?
. Tìm ra đặc điểm giúp cây này sống trôi nổi ( hoặc đặc điểm giúp cây này mọc dưới đáy ao, hồ ).
- Đại diện một số nhóm trình bày và giới thiệu về cây của nhóm mình đã sưu tầm được.
- GV nhận xét xem từng nhóm đã phân loại đúng chưa. 
- Các nhóm tự đánh giá KQ làm việc của nhóm mình và nói xem mình đã học tập được từ nhóm bạn những gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS kể tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS sưu tầm và tìm hiểu thêm về các loài cây sống dưới nước.
 Ngày soạn: 02 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 09 - 3 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước; viết được những câu trả lời về cảnh biển.
- Rèn kĩ năng đáp lời đồng ý, KN viết câu tả ngắn về biển.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: - Tranh minh hoạ cảnh biển ( Tiết TLV - Tuần 25 ). 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 cặp HS thực hành nói - đáp lời đồng ý trong tình huống:
a) Hai bạn hỏi mượn nhau một đồ dùng học tập.
b) Hai bạn nhờ giúp đỡ một việc gì đó.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện đáp lời đồng ý.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK ):
- HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài.
- Lớp đọc thầm lại 3 tình huống ( a, b, c ), suy nghĩ về ND lời đáp, thái độ phù hợp với mỗi tình huống.
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến về thái độ khi nói lời đáp: 
+ Biết ơn ( tình huống a, b ).
+ Vui vẻ ( tình huống c ).
- Từng cặp HS thực hành đóng vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp đối thoại tốt nhất.
. Củng cố cách đáp lời đồng ý.
* HĐ 2: Luyện tập tả ngắn về biển.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi cần trả lời.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài và nhắc HS: Các câu hỏi trong BT 2 hôm nay cũng là các câu hỏi của BT 3 tuần trước.
- HS mở SGK ( T.67 ), xem lại BT 3. 
- Một số HS nói lại những câu TL của mình.
- HS làm bài vào vở. GV nhắc HS chọn viết theo một trong 2 cách: 
+ Cách 1: Trả lời lần lượt từng câu hỏi nhưng không chép lại câu hỏi.
+ Cách 2: Dựa vào 4 câu hỏi gợi ý, viết liền mạch các câu TL để tạo thành một đoạn văn tự nhiên.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bài viết hay. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS thực hành đáp lời đồng ý để ngay từ nhỏ đã thể hiện mình là người lịch sự, có văn hoá.
 Tiết 2: Toán 
T.130: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Rèn KN thực hành tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- HS biết vận dụng trong thực tế đời sống. 
II. chuẩn bị: 
- Thước đo độ dài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 2, 3, 4 ( SGK - T.131 ) rồi chữa bài.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. GV kết hợp vẽ hình lên bảng ( như SGK ).
- HS nêu độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, thống nhất lời giải đúng.
- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
+ Bài 3: - Các bước tiến hành tương tự bài 2.
- Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác.
+ Bài 4: - Các bước tiến hành tương tự bài 2, 3.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV lưu ý HS: cả 2 phần ( a, b ) đều có thể tính theo 2 cách ( chuyển từ phép cộng thành phép nhân ).
- GV gợi ý để HS liên hệ " hình ảnh" đường gấp khúc ABCDE với hình tứ giác ABCD: 
Đường gấp khúc ABCDE nếu cho khép kín thì được hình tứ giác ABCD -> nhận xét: độ dài đường gấp khúc ABCDE = chu vi hình tứ giác ABCD.
- Củng cố KN nhận biết về đường gấp khúc, nhận biết hình tam giác, hình tứ giác.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập. Dặn HS ghi nhớ cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn BỊ :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình:
1. Trưởng ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới:
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
* Ưu điểm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Hạn chế:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
5. Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm của tháng 3.
- Tiếp tục củng cố và duy trì các nề nếp theo quy định, khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua chào mừng ngày 8 / 3 và 26 / 3.
- Duy trì tốt nề nếp tự quản; nề nếp học tập trên lớp. 
- Duy trỡ tốt phong trào rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ lao động được phân công.
+ Các nhóm thảo luận và đề xuất công việc thực hiện trong tuần tiếp theo.
+ Chủ tịch cùng phó chủ tịch cùng GV hội ý thống nhất các

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan