Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 25

HS trả lời, GV nhận xét: hình A,, D đã tô màu một phần năm.

 GV nhận xét :

Bài 3: Trò chơi “ Nói nhanh, nói đúng”

GV nêu yêu cầu: Các con hãy nói nhanh hình nào đã khoanh vào 1/5 phần số con vịt?

- HS quan sát tranh và trả lời nhanh.

- GV hỏi :

? Vì sao hình B không phải khoanh vào một phần năm số con vịt

? Vì sao em cho là hình A đã khoanh vào một phần năm số con vịt.

(Vì hình A có tất cả 10 con vịt và đã khoanh vào 2 con vịt , có 5 phần mỗi phần có 2 con vịt .)

Vậy: Hình a) đã khoanh vào 1/5 số con vịt.

C.Củng cố, dặn dò:.3’ Hệ thống KT, ND bài học

GV nhận xét tiết học

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T1,BT2,BT3
II. Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài : 2’
2. Hướng dẫn làm bài tập :30’
Bài 1: HS tính nhẩm.
HS tự nhẩm và nêu kết quả
10 : 5 = 2 15 : 5 = 3 20 : 5 = 25 : 5 =
30 : 5 = 6 45 : 5 = 35 : 5= 50 : 5 =
GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2 : Cho HS làm mẫu :
 2 x 5 = 10 5 x 3 = 5 x 4 = 5 x 1 =
 10 : 2 = 5 15 : 3 = 20 : 4 = 5 : 1 =
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 20 : 5 = 5 : 5 =
HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
Bài 3 : Gọi HS đọc bài ra.
1em đọc bài toán. Cả lớp suy nghĩ tìm ra lời giải
Bài giải
Mỗi bạn có số quyển vở là:
35 : 5 = 7 (quyển vở)
 Đáp số: 7 quyển vở 
 GV chấm 1số vở, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:3’ - Nhận xét tiết học
_______________________________________________ 
Kể chuyện
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục tiêu.
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện; dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. 
 -HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học. - Ba tranh minh hoạ truyện SGK.
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra :5’
Gọi HS kể chuyện Quả tim Khỉ. ( Ba học sinh kể phân vai ).
 Gv nhận xét 
2. Bài mới.	
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a.Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
Gọi HS đọc Y/ C bài tập, GV treo tranh cho HS quan sát tranh. 
 Bức tranh 1 minh hoạ điều gì ? ( Tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần.)
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện ? ( Đây là nội dung cuối cùng của câu 
chuyện).
Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ? ( Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương ).
 Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện ? ( Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện ).
 Hãy nêu nội dung bức tranh thứ ba ?( Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
 Hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện ? ( HS sắp xếp theo thứ tự các bức tranh : 3, 2, 1.
b. Kể chuyện.
HS tập kể chuyện trong nhóm. ( HS kể nối tiếp nhau mỗi em một đoạn, 3 em một nhóm ).
Tổ chức thi kể theo nhóm : Mỗi nhóm cử đại diện thi kể với nhau. 
 Phân vai kể lại câu chuyện : HS tự phân vai kể lại câu chuyện.
Gv cùng HS nhận xét 
3. Củng cố dặn dò : 3’- GV nhận xét giờ học
Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
_______________________________________________________ 
Chính tả
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục tiêu
 - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập 2a\ b; hoặc BT 3a\ b.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra. :5’ - GV đọc cho HS viết : Xẻ gỗ, giây phút, ...
 GV theo dõi nhận xét.
2 . Bài mới
Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
a.Hướng dẫn viết chính tả.
GV đọc bài chính tả.
Tìm những tên riêng trong bài? Các tên đó được viết ntn? - Hùng Vương, Mị Nương
HS viết nháp những từ dễ viết sai : - tuyệt trần, kén, người chồng, giỏi, chàng trai.
HS viết bài vào vở.. Gv theo dõi uốn nắn Hs khi vết bài 
GV chấm 1số bài, nhận xét.
b. Hướng dẫn làm bài tập:10’.
GV hướng dẫn làm bài tập ở vở bài tập
Bài1 : 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
2 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở.
 Số chẵn, số lẽ
 Chăm chỉ, lỏng lẻo.
 Mệt mỏi, buồn bã. 
Bài2a: GV chia bảng thành 4 cột, tương ứng với 4 nhóm
 HS các nhóm nối tiếp nhau lên bảng viết từ tìm được bằng cách tiếp sức.
 GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét. Tìm nhóm thắng cuộc.
HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài, 
GV theo dõi nhận xét.
3. Củng cố dặn dò : 2’Về nhà viết lại các từ còn sai trong bài
Nhận xét tiết học.
_______________________________________________________
Đạo đức
	THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ 2
I. Mục tiêu :
- HS thực hành giải quyết một số tình huống cụ thể 
- HS biết nhận xét những hành vi, việc làm đúng, sai.
II.Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra : 
-HStrả lời cõu hỏi : Vỡ sao chỳng ta phải lịch sự khi gọi và nhận điện thoại ? 
B. Bài mới : 
- GVnhận xột 
1. Giới thiệu : Ghi mục bài 
* Hoạt động 1 : Đóng vai
HS theo và đóng vai theo cặp các tỡnh huống sau 
Tỡnh huống 1: Giờ ra chơi An nhặt được một tờ tiền 5000 đồng ở giữa sân trường
Tỡnh huống 2: Trong giờ ra chơi Hà và Hiệp nhặt được chiếc bút rất đẹp. Các em hãy đoán xem hai bạn sẽ làm gì? Nếu em là bạn ấy em sẽ làm gì 
-GV mời HS lên đóng vai .
-Cả lớp thảo luận về cỏch ứng xử qua trả lời cõu hỏi 
GV kết luận: Khi các em nhặt được của rơi các em cần tìm người trả lại cho người đánh mất là đem lại niền vui cho bnả thân mình và người mất.
 *Hoạt động 2 : Xử lý tình huống
?Khi em muốn đi ra ngoài khi có bạn bênh cạnh 
?Khi em muốn mượn bút của bạn em làm gì
?Nếu em muốn bạn lấy cho cái bút
-HSthảo luận theo cặp
-Một số cặp lên trình bày ý kiến.
-Cả lớp nhận xét.
GV nhận xét: Khi muốn nhờ hoặc mượn gì của người khác phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị. 
*Hoạt động 3 :Thực hành nhận và gọi điện thoại 
 GV nêu tình huống
 Bạn Hà gọi điện hỏi thăm bà ngoại 
 ạn An gọi cho Linh nhưng bị nhầm số máy
 Khi có người gọi điện cho bố đi vắng
Từng đôi lên thể hiện
Lớp nhận xét.
 GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dũ : - GV nhận xột tiết học 
______________________________________________________
 Thứ 4 ngày 4 tháng 3 năm 2015 
 Buổi sáng: Cô Lam soạn giảng 
 __________________________________________________________
 Buổi chiều: Luyện Tiếng việt: 
 LUYỆN:TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN- ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố các từ ngữ về sông, biển
- Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Hoàn thành bài tập VBT, củng cố bài, chữa lỗi .
GV cho HS tiếp tục hoàn thành bài tập VBT
HS trình bày theo cặp, 1HS hỏi, 1 HS trả lời, lớp nhận ,chữa bài .
GV theo dõi kèm cặp HS yếu, đối với HS yếu hoàn thành các bài tập.
Củng cố từ ngữ về sông biển, đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
Hoạt động2: Hướng dẫn Hs làm bài tập
 Bài 1: Chọn từ kênh ,ao , hay biển để ghi vào chỗ chấm thích hợp : 
a. Vùng nước ngập mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất .
....................................................................................................................................
b. Chỗ đất đào sâu xuống để giữ nước nuôi cá , thả bèo , trồng rau .
...................................................................................................................................
c. Công trình đào đắp để dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng .
................................................................................................................................
Bài2 : Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong các câu sau .
a. Vì tò mò , Giọt nước theo thuyền đi vào đất liền .
.....................................................................................................................................
b. Giọt Nước rất vui sướng vì thấy mẹ 
....................................................................................................................................
Bài 3: Hãy đăt câu hỏi có chứa từ vì sao cho các câu dưới đây :
a.Vua Hùng gả Mị Nương cho Sơn Tinh vì chàng đã mang lễ vật đến trước.
b. Cá trên sông Nhuệ chết nhiều vì nước sông bị ô nhiễm nặng.
GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài
Hoạt động3: Củng cố- dặn dò :2’
GV củng cố bài, hướng dẫn ôn bài ở nhà 
_________________________________________________.
Tự học:
THỰC HÀNH KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 
I.Mục tiêu:
Ôn luyện cho học học sinh các kiến thức (theo nhóm: Tiếng việt , Toán ,Tự nhiên và xã hội ....)
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 1p
2.GV định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung ôn luyện. 6p
Cho HS nêu lên môn các em học còn yếu?
Học sinh xác định bài học 
HS ngồi theo nhóm đã chọn.
3. Tổ chức ôn luyện: 25p
Học sinh ngồi theo nhóm đã chọn.
GV theo dõi giải đáp thắc mắc của HS Nhóm thích làm toán thì luyện làm một số bài tập Nhóm tự đánh giá nhận xét.
___________________________________________________
 Trò chơi dân gian 
 Ôn trò chơi RỒNG RẮN LÊN MÂY
I.Mục đích, ý nghĩa:
 Tiếp tuc giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng  
II Cách chơi
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: 
Rồng rắn lên mây? Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không
Người đóng vai thầy thuốc trả lời: 
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). 
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: 
- Có ! 
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: 
- Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. 
- Con lên mấy ? Con lên một
- Thuốc chẳng hay -Con lên hai. - Thuốc chẳng hay.
Cứ thế cho đến khi: - Con lên mười. 
+ Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. 
+ Xin khúc đuôi. - Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
_______________________________________________________
 Thứ 5 ngày 5 tháng 3 năm 2015
Thể dục
 ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY 
 TRÒ CHƠI : “NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”.
I.Mục tiêu
-Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy.
 - Ôn trò chơi : Nhảy đúng nhảy nhanh biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm – phương tiện : - Kẻ sân bãi, còi
III. Hoạt động dạy học
1.Phân mở đầu.7’
 GV cho lớp ra sân phổ biến nội dung, yêu cầu tiêt học.
HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối,...
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản.23’ 
Đi nhanh chuyển sang chạy.
Hs thực hiện lần lượt theo tổ 
Gv theo dõi sửa sai ( nếu có ) 
Trò chơi : nhảy đúng nhảy nhanh. 
Gv nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơI luật chơi 
Hs thực hiên trò chơi 
HS chơi 6 – 8 phút.
3. Phần kết thúc.5’
Đi đều và hát theo đội hình 3 hàng dọc.
GV cùng HS hệ thống bài và giao bài về nhà.
__________________________________________________________
Toán
GIỜ - PHÚT
I. Mục tiêu
-Nhận biết 1 giờ có 60 phút.
Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6, số 12 .
Biết đơn vị đo thời gian giờ, phút.
Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
HS làm BT1, BT2, BT3
II. Đồ dùng dạy học
 - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, phút theo ý muốn.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: 12’Hướng dẫn xem giờ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
Các em đã được học những đơn vị đo thời gian nào ? 
 GV giới thiệu : Một giờ được chia thành 60 phút. 60 phút lại tạo thành 1 giờ.
GVghi : 1 giờ = 60 phút 
1 giờ bằng bao nhiêu phút ? HS nhắc lại .
 GV chỉ trên đồng hồ và nói " Trên đồng hồ, khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút ".
 GV Quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
 Tiếp tục quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ? Hãy nêu vị trí kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.
 Tương tự giới thiệu và chỉ vị trí của kim phút tại các thời điểm 8 giờ 30 phút, 9 giờ 15 phút,...
Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành.
Bài 1 : Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và trả lời.
Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? Em căn cứ vào đâu để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ ? 
Tiến hành tương tự với các mặt đồng hồ khác.
Bài 2 : Muốn làm được bài tốt em cần đọc câu nói về hành động để biết đó là hành động gì , bạn Mai thực hiện nó vào lúc nào, sau đó tìm đồng hồ chỉ tương ứng với hành động.
Gọi một số cặp HS làm bài trước lớp .
Bài3: HS làm bài rồi chữa bài.
2.Củng cố dặn dò : 3’- Tổ chức cho HS quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh.
___________________________________________________
Chính tả
BÉ NHÌN BIỂN
I.Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác bài chính tả ,trình bày đúng 3 khổ 5 chữ.
-Làm được BT 2a \ b; hoặc 3a \ b. 
II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài thơ. 
Bảng qui tắc chính tả.
III.Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:5’
 GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết bảng con các chữ : Số chẵn, buồn bã, lỏng lẻo, mệp mỏi,...
 GV theo dõi nhận xét .
2.Dạy bài mới
- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học.
a. Hướng dẫn nghe viết.
 Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV đọc bài chính tả, 2HS đọc lại.
GV giúp HS nhận xét
Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? vì sao ?
HS đọc thầm lại bài chính tả trong SGK, ghi nhớ những chữ dễ viết sai.
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập:10’
Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
GV hướng dẫn HS làm bài.
 Gọi 2 em làm ở bảng phụ. - Cả lớp làm vào vở bài tập.
 GV tổ chức cho HS nêu tên các loài cá. - GV treo tranh các loài cá
Cả lớp quan sát thảo luận . Đại diện nhóm lên viết tên cá.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : HS nêu y/c bài
 GV hướng dẫn HS làm bài
Em trai của bố: chú
Nơi em đến học hằng ngày: trường
Bộ phận trên cơ thể dùng để đi
Trái nghĩa với khó: dễ
Chỉ bộ phận trên cơ thể ngay dới đầu: cổ
Chỉ bộ phận trên cơ thể dùng để ngửi: mũi
3.Củng cố dặn dò:2’- GV nhận xét giờ học. 
________________________________________________
Buổi chiều: Luyện chữ :
 SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mục tiêu:
 Luyện viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài: “Sơn Tinh, Thủy Tinh ”.
 II. Các hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV: đọc đoạn luyện viết.
 2 HS đọc lại
Những ai đến cầu hôn Mị Nương? (Sơn Tinh- chúa miền non cao, Thuỷ Tinh – vua vùng nước thẳm.)
HS viết từ khó vào bảng con: Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần....
2. Hướng dẫn luyện viết vào vở
HS luyện viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
Chấm bài , chữa lỗi
 Kiểm tra, nhận xét.
3. Củng cố kiến thức:
HS nhắc lại cách viết bài
GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài sạch đẹp.
_________________________________________________
Hoạt động tập thể
 CA MÚA HÁT TẬP THỂ CHÀO MỪNG NGÀY 8- 3
I.Mục tiêu : 
-Giáo dục kính trọng lòng biết ơn của Hs đối với công lao to lớn của bà , mẹ ,cô ..
- Hs hát được những bài hát ca ngợi về mẹ , bà nhân ngày 8– 3 
Tạo không khí vui tươi sôi nổi , phấn khởi trong HS 
II .Phương tiện dạy học : Sân trường 
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động1. : Giới thiệu bài : Các em cho cô biết bây giờ là tháng mấy trong năm ? ( tháng 3)
Tháng 3 này chúng ta đang hướng vào ngày lễ nào ? ( Ngày QTPN ngày 8- 3)
Gv : Hằng năm cứ đến tháng 3 chúng ta lại hướng về ngày lễ lớn : ( Ngày QTPN ngày 8- 3) ngày mà tất cả chúng ta tri ân các bà , mẹ , cô ,chị .. Và tiết HĐTT hôm nay chúng cùng hướng về chủ điểm đó
2. Hoạt động 2 : Thi hát những bài hát ca ngợi về bà , mẹ , cô .. 
a . Gv nêu thể lệ cuộc thi :
Mỗi tổ cử 3 bạn chơi , thi hát những bài hát ca ngợi về bà , mẹ , cô ..và cử 3 Hs làm BGK 
Cách chơi : Lần lượt các tổ cử từng đại diện lên chơi ‘ Oẳn tù tì ‘ người nào thắng sẽ hát trước .
Nếu hát yêu cầu đúng với chủ đề mỗi bài được tính 10 điểm .
Sau các lượt chơi tổ nào đạt được nhiều điểm 10 nhất thì sẽ thắng 
b. Tổ chức cho Hs thi .
c . Tổng kết cuộc thi.
Gv mời BGK lên công bố kết quả cuộc thi . 
Gv nhận xét tuyên dương những Hs đạt kết quả tốt .
3. Hoạt động 3 : Thi vẽ với chủ điểm ‘ Bà , mẹ ,cô . của em .’
a . Gv nêu thể lệ cuộc thi :
Mỗi tổ chọn 2 em tham gia chơi , thi vẽ với chủ điểm ‘ Bà , mẹ ,cô . của em .’
 Gv gợi ý nội dung vẽ : Tranh vẽ thể hiện được các nội dung sau:
 Chân dung của bà , mẹ , cô ..của em
 Tặng hoa bà , mẹ , cô.. của em
 Kính trọng , biết ơn bà , mẹ , cô.. của em
b .Tổ chức cho Hs thi vẽ :
Gv dùng hiệu lệnh để Hs bắt đầu vẽ . Các em vẽ trong thời gian cả lớp hát bài : Mồng tám tháng ba ( 3 lượt )
c . Công bố kết quả :
Gv treo tranh để cả lớp nhận xét . Bình chọn tranh vẽ đẹp nhất , tuyên dương .
4. Củng cố dặn dò : 3’ Nhận xét tiết học 
Cả lớp hát bài : Bà ơi bà 
 ________________________________________________
 Thứ 6 ngày 6 tháng 3 năm 2015
Tập làm văn
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I. Mục tiêu
- Biết đáp lại lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường.
 Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh
*KNS: ứng xử văn hoá 
II. Đồ dùng dạy học : Câu hỏi và gợi ý bài tập 3 . Tranh minh hoạ bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: 5’
Gọi 2 HS đóng vai thể hiện lại tình huống ở bài tập 2 tiết trước, cả lớp theo dõi nhận xét.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài.;2’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập: 25’
Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu ( 2 HS phân vai đọc lại nội dung bài.)
 Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng ? ( Hà nói : Cháu chào bác ạ.Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.)
Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào ? ( Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.)
Đó là lời đồng ý hay không đồng ý ? ( Đó là lời đồng ý )
 Lời của bố Dũng là lời khẳng định ý (Đồng ý với kiến của Hà).Để đáp lại lời của bố Dũng Hà nói thế nào ? ( Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ .) 
 * Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lòi cảm ơn chân thành.
Bài 2 . Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? 
HS thảo luận nhóm 2 tìm lời đáp thích hợp. Sau đó từng cặp trình bài trước lớp.
Bài 3 : Quan sát tranh – TLCH :13’
GV treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? ( Bức tranh vẽ cảnh biển.)
HS quan sát tranh và trả lời nối tiếp nhau .
 Sóng biển như thế nào ? ( Sóng biển cuồn cuộn / Sóng biển nhấp nhô /...)
Trên mặt biển có những gì ? ( Thuyền dập dờn trên sóng /...)
Trên bầu trời có những gì ? ( Xa xa, từng đàn hải âu bay lượn trên bầu trời.)
1 số Hs dựa vao câu hỏi nêu lại nội dung toàn bài 
Gv nhận xét , tuyên dương.
Hoạt động 2. Củng cố dặn dò : 3’ Ai đã từng thấy biển ? 
Hãy kể tên một số bãi biển , đảo mà em biết?
 GV nhận xét tiết học.
_________________________________________________________
Toán
 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ.
I. Mục tiêu
 Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6 .
Biết các đơn vị đo thời gian : Giờ, phút.
Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
HS làm BT1, BT2, BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, phút theo ý muốn.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.:2’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hành.:30’
 Bài 1 . Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 Yêu cầu HS quan sát các đồng hồ và đọc giờ ( GV sử dụng đồng hồ và quay kim đến các vị trí như trong bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.) HS có thể giải thích.
Bài 2 .HS đọc yêu cầu và nội dung bài. Quan sát và tìm đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ ? 
 Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu : An ăn cơm lúc 7 giờ tối. ( Vì 7 giờ tối tức là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.)
Bài 3 .Trò chơi : Thi quay kim đồng hồ. - HS quay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV. Em nào quay nhanh đúng em đó thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò : 3’
 Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
 Nhận xét tiết học và yêu cầu HS thực hành xem đồng hồ hàng ngày. 
___________________________________________________
Tập viết
 CHỮ HOA V
I.Mục tiêu
 -Viết đúng chữ V( 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt( 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); “Vượt suối băng rừng” (3 lần).
II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ 
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra:5’
GV mời 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Ươm
GV nhận xét 
2.Dạy bài mới : 30’- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
 Hoạt động1: Hướng dẫn viết chữ hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ V
 V V V V V
GV giới thiệu chữ mẫu trong khung chữ. HS quan sát và nx:
Chữ V cỡ vừa cao mấy li? Có những nét gì?
GV chỉ vào chữ mẫu và miêu tả cấu tạo của chữ.
GV chỉ dẫn cách viết trên chữ mẫu.
Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 HS tập viết V .GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Vượt suối băng rừng
HS đọc cụm từ
HS nêu cách hiểu cụm từ trên. Vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn gian khổ.
HS quan 

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_2_tuan_25_nam_2015.doc