Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- HS hiểu nghĩa các từ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, . Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng xem thường người khác.

- Các KNS được GD trong bài: KN Tư duy sáng tạo, KN ra quyết định, KN ứng phó với căng thẳng.

- GDHS đức tính khiêm tốn.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK - T. 31, 32 ), bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL bài Vè chim + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tóm tắt ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc hỏi: " Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao ? ".
+ Câu 2: Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy .
+ GV hỏi thêm: Cò trả lời Cuốc như thế nào ? ( Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì ! )
+ Câu 3: GV khuyến khích HS nói theo ý riêng của mình. 
- HS nêu ND chính của bài, GV chốt -> ý nghĩa GD qua câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng.
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- Gv tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn theo nhóm.
- 3, 4 nhóm HS phân vai ( người kể, Cò, Cuốc ) thi đọc truyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nói lại lời khuyên của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa: s
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết đúng chữ hoa S, chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ. 
- Rèn KN viết chữ hoa S.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ S viết hoa, phấn màu.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu cỡ chữ nhỏ trên dòng kẻ li: Sáo, Sáo tắm thì mưa.
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV KT vở HS viết bài ở nhà. Cả lớp viết chữ cái hoa R đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng: Ríu ra ríu rít. Cả lớp viết bảng con chữ Ríu rít.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa S.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ S:
Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản - nét cong dưới và nét móc ngược trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ S lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ S trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- GV viết mẫu câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa. 
- HS đọc câu ứng dụng và nêu cách hiểu nghĩa của câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: hễ thấy sáo tắm là sắp có mưa.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng - HS nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt các dấu thanh.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ Sáo và nhắc HS lưu ý: chữ a viết sát chữ S hơn bình thường.
- HS tập viết chữ Sáo ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ S cỡ vừa, 1 dòng chữ S cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Sáo cỡ vừa, 1 dòng chữ Sáo cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Sáo tắm thì mưa.
- HS luyện viết theo yêu cầu trên.
- GV theo dõi, giúp HS viết đúng quy trình, hình dáng và ND.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ S.
 Tiết 3: Toán 
T. 108: bảng chia 2
I. Mục đích yêu cầu:
- HS lập được bảng chia 2, nhớ được bảng chia 2; Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 2 ).
- Rèn KN thực hành làm tính và giải toán trong bảng chia 2.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: - Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn như SGK.
 - Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2.
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn + nêu câu hỏi để HS lập phép nhân: 2 x 4 = 8 -> Có 8 chấm tròn.
- GV gợi hỏi: Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? - HS thực hiện phép chia: 8 : 2 = 4 -> Có 4 tấm bìa.
- HS nêu nhận xét: Từ phép nhân là 2 x 4 = 8 ta có phép chia là 8 : 2 = 4.
* HĐ 2: Lập bảng chia 2.
- GVHD thêm một vài trường hợp tương tự: 
+ Từ : 2 x 2 = 4 -> 4 : 2 = 2
+ Từ : 2 x 3 = 6 -> 6 : 2 = 3
+ Từ : 2 x 5 = 10 -> 10 : 2 = 5
- HS tự lập bảng chia 2.
- GV tổ chức cho HS đọc thuộc bảng chia 2.
* HĐ 3: Thực hành luyện tập.
+ Bài 1: - HS tính nhẩm, nêu miệng KQ.
- Củng cố cho HS bảng chia 2.
+ Bài 2: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán. Sau đó tự làm bài, rồi chữa bài.
- Củng cố cho HS cách giải bài toán vận dụng bảng chia 2.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng chia 2.
 Tiết 4: đạo đức
 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết một số câu yêu cầu, đề nghị lich sự. Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lich sự. 
- HS sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày ( HS mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày ).
- Các KNS được GD trong bài: KN nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác; KN thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- HS có ý thức nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp. Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách BT Đạo đức 2.
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ, em cần làm gì ? Vì sao ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HS tự liên hệ.
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
- Cách tiến hành:
+ GV nêu yêu cầu với HS: " Những em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ ? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể".
+ HS tự liên hệ.
+ GV khen những HS đã biết thực hiện bài học.
* HĐ 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: HS t/ hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
- Cách tiến hành:
+ GV nêu các tình huống ở BT 5 ( Vở BT Đạo đức 2 - trang 34 ), yêu cầu HS thảo luận, đóng vai theo từng cặp.
+ HS thực hành đóng vai theo từng cặp - GV mời vài cặp lên đóng vai trước lớp.
+ Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
+ GVKL: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp.
* HĐ 3: Trò chơi " Văn minh, lịch sự".
- Mục tiêu: HS thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Người chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó với các bạn trong lớp. Nếu là lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp sẽ làm theo, nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn không thực hiện.
+ HS thực hiện trò chơi - GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 Ngày soạn: 25 - 01 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 01 - 02 - 2018. 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
 Cò và cuốc
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật 
trong truyện: Cò và Cuốc. Làm đúng các bài tập phân biệt r / gi / d. 
- Rèn KN nghe - viết đúng chính tả, KN phân biệt r / gi / d.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết ND bài tập 2 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: Reo hò, gìn giữ, bánh dẻo, ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc mẫu bài viết 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài: Đoạn viết nói chuyện gì ? ( Cuốc thấy Cò lội ruộng, hỏi Cò có ngại bẩn không ). 
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét:
+ Bài chính tả có 1 câu hỏi của Cuốc, 1 câu trả lời của Cò. Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào ?
+ Cuối các câu trả lời trên có dấu gì ?
- HS tập viết chữ khó ở bảng con: lội ruộng, trong, bụi rậm, lần ra, sợ, trắng, sao, ... 
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- HS đổi vở để soát lỗi.
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở BT. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng - 3 HS làm bài trên bảng. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
. ăn riêng, ở riêng / tháng giêng.
. loài dơi / rơi vãi, rơi rụng.
. sáng dạ, chột dạ, vâng dạ / rơm rạ.
- Củng cố cách phân biệt d / r / gi.
+ BT 3 ( a): - GV tổ chức cho HS làm bài theo 3 nhóm dưới hình thức thi tiếp sức.
- Từng nhóm cử lần lượt từng HS lên viết nhanh những tiếng bắt đầu bằng r hoặc d, gi.
- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS tìm thêm những tiếng khác bắt đầu bằng r, gi, d.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về: chim chóc; HS nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh, điền đúng tên các loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ. Đặt đúng 
dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ chấm thích hợp trong đoạn văn.
- Rèn KN nhận biết từ ngữ, thành ngữ về các loài chim, KN s/ dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ các loài chim ở BT 1 ( T.35 ). Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim vẹt, quạ, khướu, cú, cắt. Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS thực hành hỏi đáp với các câu hỏi có cụm từ: ở đâu ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Hệ thống vốn từ về chim chóc.
. GV tổ chức HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 35 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài và tên 7 loài chim đặt trong dấu ngoặc đơn.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK + trao đổi theo cặp, nói đúng tên từng loài chim.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
1 - chào mào; 2 - sẻ; 3 - cò; 4 - đại bàng; 5 - vẹt; 6 - sáo sậu; 7 - cú mèo.
( GV hỏi thêm HS về đặc điểm của mỗi loài chim đó ).
+ Bài 2: - 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. 
- GV giới thiệu tranh, ảnh các loài chim và giải thích cho HS: 5 cách ví von, so sánh nêu trong SGK đều dựa theo đặc điểm của 5 loài chim đã nêu. 
- Từng cặp HS thảo luận để nhận ra đặc điểm của từng loại.
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng, 1 HS lên điền tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS giải thích các thành ngữ:
+ Đen như quạ ( đen, xấu ).
+ Hôi như cú ( người rất hôi ).
+ Nhanh như cắt ( rất nhanh nhẹn, lanh lợi ).
+ Nói như vẹt ( chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu )
+ Hót như khướu ( nói nhiều với giọng tâng bốc, không thật thà ).
- 2, 3 HS đọc lại các thành ngữ trên bảng.
. GV củng cố, khắc sâu vốn TN về loài chim.
* HĐ 2: Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
. GV tổ chức HDHS làm BT 3 ( SGK - 36 ). 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài: chép lại đoạn văn vào vở, thay các ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy rồi viết cho đúng chính tả. 
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
. Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS những TN về chim chóc; Cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS học thuộc các thành ngữ ở BT 2.
 Tiết 3: Toán
 	T.109: một phần hai
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết " Một phần hai"; biết đọc và viết . 
- Rèn kĩ năng nhận biết " Một phần hai"; KN đọc và viết .
- HS biết vận dụng trong thực tế nhận biết " Một phần hai".
II. chuẩn bị: 
- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc TL bảng chia 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu " Một phần hai" ( ). 
- GV cho HS quan sát miếng bìa hình vuông được chia thành 2 phần ( 2 hình tam giác) bằng nhau trong đó một phần ( 1 hình tam giác ) đã được được tô màu, giúp HS nhận thấy: Như thế là đã tô màu một phần hai hình vuông.
- HDHS viết: ; đọc: Một phần hai.
- GVKL: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần ( tô màu ) được hình vuông.
- GV nhấn mạnh cho HS: còn gọi là một nửa.
* HĐ 2: Thực hành. 
GVtổ chức cho HS làm bài tập 1( SGK - T.110 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu miệng KQ: 
. Đã tô màu 1/ 2 hình vuông A;
. Đã tô màu 1/ 2 hình tam giác C.
. Đã tô màu 1/ 2 hình tròn D.
- GV chỉ vào từng hình tương ứng, cho HS đọc: 
. Một phần hai hình vuông; 
. Một phần hai hình tam giác; 
. Một phần hai hình tròn; 
- Củng cố kĩ năng nhận biết " Một phần hai"
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố, khắc sâu cách nhận biết, cách đọc, viết .
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Cuộc sống xung quanh
( Tiếp theo )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số nghề nghiệp chính và những hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
- Rèn kĩ năng quan sát, nói về những HĐ xung quanh của người dân ở địa phương.
- HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. chuẩn bị:
- Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và chính và HĐ sinh sống của người dân ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một số HS nói về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS quan sát một số tranh ảnh về nghề nghiệp và chính và HĐ sinh sống của người dân ở địa phương.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Vẽ tranh.
+ Mục tiêu: HS biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
+ Cách tiến hành: 
- GV gợi ý đề tài: có thể về nghề nghiệp, chợ, Nhà văn hóa, ủy ban nhân dân ...
- HS tiến hành vẽ.
- GV bao quát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* HĐ 2: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. 
- Một số HS giới thiệu về một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân địa phương.
 Ngày soạn: 26 - 01 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 - 02 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lời xin lỗi trong những tình huống giao tiếp đơn giản. Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí.
- Rèn kĩ năng đáp lời xin lỗi, tả ngắn về loài chim
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ), KN lắng nghe tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ). 4 băng giấy viết sẵn 4 câu văn ở BT 3.
- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP hoàn tất một nhiệm vụ ( thực hành đáp lời xin lỗi theo tình huống ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 cặp HS thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn theo 3 tình huống nêu ở BT 2 
( Tuần 21 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện đáp lời xin lỗi.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK - T. 39 ):
+ Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ ( SGK ) + đọc thầm lời các nhân vật.
- 1 HS nói về nội dung tranh.
- 3, 4 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi - lời đáp. GV khen những HS biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành; đáp lại lời xin lỗi lịch sự, nhẹ nhàng.
- GV gợi hỏi:
+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào ?
- GVHDHS trao đổi -> KL: Tuỳ theo lỗi, có thể nói lời đáp khác nhau: vui vẻ, buồn phiền, trách móc, ... Song trong mọi trường hợp, cần thể hiện thái độ lich sự, biết thông cảm, biết kiềm chế bực tức vì người mắc lỗi đã nhận lỗi, xin lỗi mình.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu và các tình huống cần đáp lại lời xin lỗi trong bài. 
- 1 cặp HS làm mẫu ( đóng vai theo tình huống 1 ): HS 1 nói lời xin lỗi để được đi trước trên cầu thang - HS 2 đáp lại. GV khuyến khích HS nói lời xin lỗi và lời đáp theo các cách khác nhau ( không nhất thiết phải giống hệt lời trong SGK ).
- Nhiều cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp lần lượt theo các tình huống a, b, c, d.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn người nói lời đáp phù hợp với tình huống, thể hiện thái độ lịch sự.
. Củng cố cách đáp lời xin lỗi.
* HĐ 2: Luyện tập tả ngắn về loài chim.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK - T. 39 ):
+ Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn tả con chim gáy cần sắp xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ, tự làm bài vào vở BT ( yêu cầu HS sắp xếp, viết lại từng câu theo thứ tự để được một đoạn văn hợp lí ).
- Một số HS trình bày bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Thứ tự các câu được sắp xếp đúng như sau: Một chú chim ... . Cổ chú điểm ... . Chú nhẩn nha ... . Thỉnh thoảng, ... đồng quê thêm yên ả.
- GV gợi ý, giúp HS phân tích lời giải:
+ Câu b - câu mở đầu: giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
+ Câu a - tả hình dáng: những đốm cườm trắng trên cổ chú.
+ Câu d - tả hoạt động: nhẩn nha nhặt thóc rơi.
+ Câu c - câu kết: tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi hợp tình huống, thể hiện thái độ chân thành, lịch sự. 
 Tiết 2: Toán 
T.110: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS học thuộc bảng chia 2. Nhớ được bảng chia 2. Biết giải bài toán có một phép chia
( trong bảng chia 2 ). Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau.
- Rèn KN thực hành làm tính và giải toán vận dụng bảng chia 2, KN nhận biết về " Một phần hai ".
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Hình minh hoạ BT 5 ( SGK - 111 )
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Một số HS đọc TL bảng chia 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.111 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS dựa vào bảng chia 2, tính nhẩm để tìm KQ của mỗi phép chia.
- Một số HS nêu miệng KQ; GV chốt, ghi bảng.
- Củng cố cho HS bảng chia 2.
+ Bài 2: - HS vận dụng bảng nhân 2 và chia 2, tính nhẩm rồi nêu KQ ( Mỗi HS nêu KQ một cặp 2 phép tính nhân 2 và chia 2 ).
- Củng cố KN tính nhẩm, vận dụng nhân 2, chia 2. 
+ Bài 3: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán, nêu cách làm.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài
- Củng cố KN giải bài toán vận dụng bảng chia 2.
+ Bài 4 : - HS tự làm, tiến hành từng bước tương tự bài 3.
- Củng cố KN giải bài toán vận dụng bảng chia 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi đọc TL bảng chia 2 đã học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập. Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng, ghi nhớ các bảng nhân 2, chia 2.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan