Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 21 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng: nở, lồng, lìa đời, héo lả, long trọng, tắm nắng. Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
+ Xác định giá trị, sự cảm thông, tư duy phê phán giữa các nhân vật trong truyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- Giáo dục HS bảo vệ các loài chim, loài hoa.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh phóng to. Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)
- 2 HS đọc bài: Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi trong SGK về nội dung bài.
- HS nhận xét. GV đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2) GV treo tranh để GT bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)
* GV đọc mẫu.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).
- HS luyện đọc các từ ngữ có vần khó: nở, lồng, lìa đời, héo lả, long trọng, tắm nắng.
dõi, uốn nắn. * Đánh giá, chữa bài. (5’) - HS tự chữa lỗi. - GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’) Bài 2a: - HS nêu yêu cầu của bài: Thi tìm từ ngữ chỉ các loài vật? - GV HD cách làm. GV đọc lần lượt các câu gợi ý. - HS nối tiếp nhau nêu các từ ngữ chỉ các loài vật. - HS nhận xét; GV chữa bài. Chốt kết quả đúng: chích choè, chiền chiện, cá trắm, cá trê. - Vài HS đọc lại các từ trên. Bài 3a: - 1 HS nêu yêu cầu của bài: Giải các câu đố sau: - GV đọc câu đố. HS nêu câu trả lời. - Cả lớp và GV NX; chốt kết quả đúng: chân trời. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 4: toán Tiết 102: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc I. Mục đích, yêu cầu: - Cung cấp KT: Đường GK; Độ dài ĐGK. - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài đường gấp khúc. Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó. - GDHS ý thức học tập tích cực. II. Đồ dùng: - Mô hình đường gấp khúc gồm ba đoạn. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (5') - 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 5. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1') b. Các hoạt động: HĐ1: Giới thiệu đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc: (8 - 10’) * GV dùng mô hình gấp khúc ABCD trên bảng và giới thiệu đường gấp khúc. - GV cho vài HS lên chỉ và nêu tên đường gấp khúc ABCD. - GV nêu câu hỏi: + Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào? + B là điểm chung của đoạn thẳng nào? + C là điểm chung của đoạn thẳng nào? - Hướng dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD: Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD. - Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng: AB, BC, CD. - Hướng dẫn HS cách tính độ dài đường gấp khúc ABCD: 2 cm + 4 cm + 3cm = 9 cm Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD bằng 9 cm? HĐ2: Thực hành: (15’) Bài 1: - HS nêu yêu cầu. - HS tự làm - 2 HS lên bảng vẽ và ghi tên đường gấp khúc. - Y/cầu HS nêu các đoạn thẳng ở từng đường gấp khúc và gọi tên các đường gấp khúc đó. - Lớp, GV nhận xét. - HS nêu cách vẽ khác. Bài 2: Tính độ dài của đường gấp khúc theo hình vẽ. - HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS dựa vào phần mẫu để làm phần b. - HS tự làm - 2 HS lên bảng làm. - Chữa bài, chốt lời giải đúng. Bài 3: - 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm. - HS chữa bài. - GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cách làm khác (4 cm x 3 = 12 cm) 3. Củng cố, dặn dò: ( 5' ) - HS nhắc lại tên bài. - HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập buổi chiều Tiết 1: Tiếng việt* Luyện đọc bài: Thông báo của thư viện vườn chim I. mục đích, yêu cầu: - HS đọc trơn toàn bài. Biết đọc bảng thông báo một cách rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các dòng. - HS hiểu nghĩa của từ được chú giải trong SGK. Hiểu ND thông báo của thư viện. Bước đầu có hiểu biết về thư viện, cách mượn sách của thư viện. - HS có ý thức tìm hiểu về thư viện. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết đoạn 1(Giờ mở cửa ) - Sưu tầm ảnh chụp một số thư viện. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: -2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng + TLCH về ND bài. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng. GVgiới thiệu ND bài+Cho HS xem ảnh chụp một số thư viện. b. Các hoạt động HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng tên từng mục. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi mục của thông báo. GV lưu ý HS các TN: sách, làm thẻ, sa mạc, rừng xanh, chuyện lạ, ... - HS tiếp nối nhau đọc từng mục trong bài ( đọc cả phần cuối: Phụ trách thư viện. Vàng Anh ). GV dùng bảng phụ HD HS đọc mục 1: + Buổi sáng: // từ 7 giờ đến 10 giờ. //+ Buổi chiều: // từ 15 giờ đến 17 giờ. // + Các ngày nghỉ: // mở cửa buổi sáng. // - Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong bài và nói thêm về đà điểu: Hiện nay đà điểu đã nhập từ nước ngoài về nuôi ở miền Nam nước ta để làm hàng xuất khẩu. - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc cả bài ). HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài. HS đọc thầm toàn đoạn rồi trả lời các CH trong SGK. - Câu 1: HS đọc lướt cả bài, TL: Thông báo có 3 mục: Mục 1 - Giờ mở cửa. Mục 2 - Cấp thẻ mượn sách. Mục 3 - Sách mới về. - Câu 2: Muốn biết giờ mở cửa của thư viện, cần đọc mục 1. - Câu 3: Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào sáng thứ năm hàng tuần. - Câu 4: Mục Sách mới về giúp chúng ta biết những sách mới về thư viện để mượn đọc. - HS nói những điều em biết về thư viện trường mình: Lịch đọc sách của các lớp, Giờ mở cửa, Sách mới về, ... ) HĐ 3: Luyện đọc lại. - HS luyện đọc trong nhóm. - GV tổ chức cho HS thi đọc toàn bộ thông báo. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nêu CH: Bài đọc giúp em hiểu điều gì ? ( Bài đọc giúp em hiểu thêm về thời tiết ở miền Nam. Vào mùa mưa, nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ ). - GV nhận xét tiết học. Tiết 2: toán * Ôn: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố và nâng cao cho HS về đường gấp khúc, cách tính độ dài đường gấp khúc. - Rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép cộng, giải toán. - GDHS ý thức học tập tự giác, tích cực. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? - HS, GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) b. Các hoạt động: (25 - 30’) HĐ1: Hướng dẫn ôn tập: - Nêu đặc điểm đường gấp khúc? - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? - Lấy VD rồi làm. - GV và cả lớp theo dõi, nhận xét. HĐ2: Thực hành: (29 - 31’) GV treo bảng phụ, HDHS làm từng bài. Bài 1: Mỗi đường gấp khúc sau gồm mấy đoạn thẳng? Viết tên các đoạn thẳng đó. C D P H K A B M N Q R G I Q - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp. - HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + HS lấy VD một đường GK. Bài 2 : Tính độ dài đường gấp khúc: - 1HS nêu lại cách tính đường gấp khúc. - 1HS lên bảng làm. - Lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng: 12 + 13 + 15 = 40 (cm) C 13 cm 15cm 12 cm A B D Bài 3 : Tính độ dài đường gấp khúc sau theo 2 cách: - 2HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở. + Nêu rõ cách tính? - HS, GV chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng: Cách 1: 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 (dm) Cách 2: 4 x 5 = 20 (dm) 4 dm 4dm 4dm 4dm 4 dm 3. Củng cố dặn dò. - Nêu cách tính độ dài đường GK? - GV chốt kiến thức. GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: thể dục * (Đ/c Thu dạy) ***** Ngày soạn: 18/ 1/ 2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2015 buổi sáng (Đ/c P. Nga dạy) buổi chiều Tiết 1: tập viết Chữ hoa: R I. mục đích, yêu cầu: - HS nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa R. Viết chữ hoa R (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ríu rít chim ca (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. - Học sinh viết đúng chữ hoa R; chữ và câu ứng dụng Ríu; Ríu rít chim ca. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - GD học sinh tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ hoa R đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa Q. - HS viết bảng con chữ hoa: Q, Quê. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 -25’) b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa R: (7’) * HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa R. - GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ R. - GV HD quy trình viết. + GV treo bảng phụ có viết chữ R lên bảng. GV nêu cách viết. + GVviết mẫu chữ R lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. + 1 HS nhắc lại cách viết. * HD HS viết chữ R vào bảng con . - HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt). - GV nhận xét, sửa sai. HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’) * Giới thiệu câu ứng dụng - GV treo bảng phụ có chép câu ứng dụng lên bảng. - 2 HS đọc: Ríu rít chim ca - Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Tả tiếng hót rất trong trẻo và vui vẻ, nối liền nhau không dứt. * HD HS QS và NX - HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ. . HS khác nhận xét - GV bổ sung. - GV viết mẫu chữ Ríu trên dòng kẻ. * HD HS viết chữ Ríu vào bảng con. - HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt). - HS nhận xét - GV uốn nắn. HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’) - GV nêu yêu cầu viết: - HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung. HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’) - GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa R. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa S Tiết 2: Tiếng việt * Ôn: Chữ hoa: R ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách viết chữ hoa R. - Học sinh viết đúng chữ hoa R, chữ và câu ứng dụng Ríu rít chim ca. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II. Đồ dùng: - Chữ mẫu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa R - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng . b. Các hoạt động HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước . * Tập viết - Nêu cách viết chữ hoa R - GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết. - Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa R trong vở Tập viết. - Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa R , 2 dòng câu Ríu rít chim ca ”. (Nếu còn TG) - Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa R , 2 dòng câu Ríu rít chim ca - Nêu cách viết, khoảng cách. - GV theo dõi, chữa bài cho HS. - GV thu vở đánh giá. - GV nhận xét, chốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Làm thế nào để viết đẹp? - Nêu cách trình bày bài viết? - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Âm nhạc * Hát ôn bài: Hoa lá mùa xuân I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố giai điệu và lời bài hát: Hoa lá mùa xuân - Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ. - Giáo dục HS yêu trường, lớp. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng hát lại bài: Hoa lá mùa xuân - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng. - GV nêu MĐ - YC của tiết học. b. Các hoạt động HĐ1: Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân - GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca. - GV nhận xét. HĐ2: Biểu diễn bài hát - GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát. - HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca) - GV tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Lớp hát lại bài hát một lần.- GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 19/ 1/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: luyện từ và câu Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? I. mục đích, yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về chim chóc. Xếp được tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu? - Rèn kĩ năng dùng từ, nói và viết câu đúng. - Có hiểu biết thêm về một số loài chim. Yêu quý và biết bảo vệ các loài chim. II.Đồ dùng: - Tranh trong bộ đồ dùng (BT1). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2HS trả lời câu hỏi: Bao giờ lớp em được nghỉ hè? Mấy giờ lớp em tan học? - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 - 2’) b. HD HS làm bài tập (30 - 32’) Bài 1: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài: Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp. Cả lớp đọc thầm lại. - GV treo tranh lên bảng cho HS quan sát. - HS nói tên các con vật trong tranh mà em biết. - HS nối tiếp nhau trả lời. - Cả lớp và GV nhận xét; chốt lời giải đúng. Bài 2: Làm miệng. - 1HS đọc yêu cầu của bài: Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm lại. - GV HD cách làm. - Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp: HS 1: đọc câu hỏi; HS 2: trả lời. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. + Chim sơn ca bị nhốt trong lồng. + Em làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường. Bài 3: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài tập: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau: Cả lớp đọc thầm lại. - Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp: HS 1: đọc câu kể; HS 2: đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Em ngồi ở đâu? + Sách của em để ở đâu? - Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? là từ chỉ gì? 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - 2 HS đặt một câu có cụm từ ở đâu? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết) Sân chim I- mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả Sân chim. Củng cố quy tắc chính tả với tr/ ch. - Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Viết đúng: xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông. Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ ch. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. II- đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5') - 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con: luỹ tre, chích choè, trâu. - HS NX - GV đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài (1') b. các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’) - GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi: + Đoạn trích nói về nội dung gì? (Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim). - HD HS nhận xét: + Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s? (sân, trứng, trắng, sát, sông). - Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - HS viết bảng con: xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông. * Đọc cho HS viết. (13 - 15’) - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại. * Đánh giá, chữa bài. (5’) - HS tự chữa lỗi. - GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét. HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’) Bài 2a: GV treo bảng phụ lên bảng. - 1 HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống tr hay ch? - 2 HS làm bảng lớp - Lớp làm vở nháp. + Nêu quy tắc điền Tr/ ch. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: trống, chống, chèo, trèo, truyện, chuyện. + Tìm tiếng chứa phụ âm tr/ch. - 2 HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng. Bài 3a: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - GV HD cách làm. - HS nối tiếp nhau nêu các tiếng vừa tìm được và đặt câu với các tiếng đó. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò: ( 5' ) - HS nhắc lại tên bài. - Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - GV nhận xét tiết học. Tiết 3: Toán Tiết 104: Luyện tập chung I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về: Ghi nhớ các bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản. Tính độ dài đường gấp khúc. - Vận dụng các bảng nhân để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập có liên quan. - HS yêu thích môn học, tự giác làm bài. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập1, 5. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS chữa bài tập 2 (Tr. 104). - HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1: Thực hành: (29 - 31’) Bài 1: - GV treo bảng phụ, 2 HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. + Nhận xét các thừa số trong bài. - HS nhận xét; GV chữa bài. Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5. + HS học thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. Bài 3: - 2 HS nêu yêu cầu của bài: Tính: - GV HD HS cách làm bài: Nêu cách thực hiện phép tính. - 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con. - HS nhận xét, GV chữa bài. Lưu ý HS về thứ tự thực hiện phép tính và cách trình bày bài. + HS lấy VD phép tính dạng trong bài rồi tính. Bài 4: - 2HS đọc bài toán. - 1HS lên bảng ghi tóm tắt. + Nêu cách tìm chiếc đũa. - 1HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở: 2 x 7 = 14 (chiếc đũa). - GV đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét. Bài 5: - 1HS nêu yêu cầu của bài: Tính độ dài mỗi đường gấp khúc sau: - GV treo bảng phụ lên bảng. - GV HD cách làm: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở (a), HS còn TG làm thêm phần b. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS đọc bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Tiết 4: tự nhiên & xã hội Cuộc sống xung quanh (Tiết 1) I. mục đích, yêu cầu: - HS biết kể tên một số nghề nghiệp chính và nói những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. - HS kể được tên nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn. - GDHS yêu quê hương. II. Đồ dùng: - Hình vẽ trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp, hoạt động chính của người dân địa phương. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi đi xe đạp, xe máy em cần lưu ý điều gì? - Em đã thực hiện đúng luật ATGT khi đi xe đạp và ngồi trên xe máy chưa? Thực hiện như thế nào? - HS nhận xét; GV cho đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: (27 - 29’) HĐ1: Làm việc với SGK. + Mục tiêu: Nhận xét về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị. + Cách tiến hành: - HS quan sát tránh trong SGK và nói về nội dung tranh: + Bức tranh diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? + Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ? + Mọi người có làm nghề giống nhau không? - HS phát biểu ý kiến - Nhận xét. - Kết luận SGV. HĐ2: Nói về cuộc sống ở địa phương. + Mục tiêu: HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương. + Cách tiến hành: - HS trao đổi theo cặp: + Nói với nhau về cuộc sống nghề nghiệp của người dân địa phương mình. + Kể tên những nghề chính ở địa phương em? - GV gọi một số HS phát biểu ý kiến trước lớp, nhận xét. - GV yêu cầu một số HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cuộc sống ở địa phương mình. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - Kể tên những nghề chính ở địa phương mình? - GV nhận xét giờ học, tuyên dương. Buổi chiều (GV chuyên dạy) ***** Ngày soạn: 19/ 1/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: tập làm văn Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim I- mục đích, yêu cầu: - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản. Bước đầu biết cách tả một loài chim. - Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng. Viết được một đoạn văn tả loài chim mà em thích. - HS thể hiện tình cảm thân mật, lịch sự trong giao tiếp. II- đồ dùng: - Tranh trong bộ đồ dùng.(BT 2). III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS đọc đoạn văn ngắn tả mùa hè. - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: (27- 30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập: (32 - 34’) Bài 1: Làm miệng. - 1HS nêu yêu cầu của bài: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây. Cả lớp đọc thầm. - HS QS tranh trong SGK. - 1HS đọc lời các nhân vật. - 2 HS thực hành đóng vai cậu bé và bà cụ. - 3, 4 HS thực hành nói lời cảm ơn - lời đáp. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Làm miệng. - GV treo tranh lên bảng. - 2 HS đọc yêu cầu của bài và các tình huống. Cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận theo nhóm đôi.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc