Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 - Trường TH Võ Thị Sáu

1. Ổn định. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.

- Gọi một số học sinh đọc bảng nhân 2

- Giáo viên nhận xét .

3. Bài mới: (27')

3.1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em lập bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân. Sau đó thực hành giải các bài toán có liên quan.

b. Hướng dẫn bài

 

doc33 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 - Trường TH Võ Thị Sáu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững học sinh có tiến bộ.
5. Dặn dò. (1’) Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Học sinh quan sát tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện để xếp lại theo thứ tự.
- 4 học sinh lên bảng cầm 1 tờ tranh đúng thứ tự tranh từ trái qua phải.
- Cả lớp nhận xét tham gia sửa chữa nếu các bạn xếp sai.
+ Tranh 4 - Tranh 1: Thần Gió xô ngã Ông Mạnh
+ Tranh 2 – Tranh 2: Ông Mạnh vác cây, khiêng đá dựng nhà
+ Tranh 3 - Tranh 3: Thần Gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp nhưng không thể xô đổ ngôi nhà của Ông Mạnh.
+ Tranh 1 - Tranh 4: Thần Gió trò chuyện cùng Ông Mạnh
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 3: Người dẫn chuyện; ông Mạnh; Thần Gió
- Sau mỗi nhóm kể, cả lớp nhận xét về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
- Học sinh suy nghĩ và nói tên câu chuyện mà các em định đặt. Chẳng hạn:
+ Ông Mạnh và Thần Gió
+ Bạn hay thù
+ Thần Gió và ngôi nhà nhỏ
+ Ai thắng ai ?
+ Chiến thắng Thần Gió
- Cả lớp nhận xét, bình chọn tên phù hợp với nội dung chuyện.
- Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
	Ngày soạn: Ngày 6 tháng 1 năm 2015
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015
TẬP ĐỌC - Tiết 60
MÙA XUÂN ĐẾN
I. MỤC TIÊU:
	- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc rành mạch được bài văn.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. (Trả lời được câu hỏi: 1, 2, 3)
- GDHS biết yêu quý mùa xuân, yêu quý thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, ảnh một số loài cây, loài hoa trong bài.
SGK, VH
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp thực hành..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định. (1’) 
2 . Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc truyện: “Ông Mạnh thắng Thần Gió” và kết hợp trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét.
3. Dạy bài mới. (27') 
a. Giới thiệu bài: Bài tập đọc: Chuyện bốn mùa đã cho các em biết mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có vẻ đáng yêu. Bài các em học hôm nay “ Mùa xuân đến” sẽ cho các em thấy rõ hơn vẻ đẹp mùa xuân, sự thay đổi của bầu trời và mặt đất khi mùa xuân đến.
b. Luyện đọc
2.1 Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hào hứng, nhấn giọng những từ gợi tả: ngày càng thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi, nảy lộc, nồng nàn, ngọt, thoảng qua, đầy, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm, sáng ngời.
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
*. Đọc từng câu
- HS1: đọc và trả lời câu hỏi: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- HS2: đọc và trả lời câu hỏi: Kể việc làm của ông Mạnh thắng Thần Gió ?
- HS3: đọc và trả lời câu hỏi: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
- Học sinh nghe.
- Cho học sinh đọc từng câu
- Luyện phát âm: tàn, nắng vàng, nồng nàn, , bay nhảy.
*. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn cách ngắt giọng, nhấn giọng.
*. Đọc từng đoạn trong nhóm
*. Thi đọc giữa các nhóm
*. Cả lớp đồng thanh
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: 
+ Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến?
 GV: Tàn: khô, rụng, sắp hết mùa
+ Kể lại những thay đổi của bầu trời khi mùa xuân đến ?
+ Sự thay đổi của mọi vật khi mùa xuân đến.?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
 + Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được.
a. Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.
b. Vẻ riêng của mỗi loài chim.
- Qua bài văn tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
d. Luyện đọc lại
4. Củng cố:(4’) 
- Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân?
- Khi mùa xuân đến, bầu trời và mọi vật tươi đẹp hẳn lên.
5. Dặn dò. (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
- Học sinh luyện đọc: tàn, nắng vàng, nồng nàn,, bay nhảy.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài:
+ Đoạn 1: Từ đầuthẳng qua
+ Đoạn 2: Vườn câytrầm ngâm
+ Đoạn 3: Còn lại
- Luyện đọc ngắt giọng, nhấn giọng:
+ Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.//
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.
+ Hoa mận tàn báo hiệu mùa xuân đến.
+Sự thay đổi của bầu trời: Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ.
+ Sự thay đổi của mọi vật: vườn cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi 3 (SGK).
- Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua.
- Chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm.
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
- 4 học sinh thi đọc cả bài văn
- Khi mùa xuân đến, bầu trời và mọi vật tươi đẹp hơn./ Mùa xuân đẹp nhờ bầu trời trong xanh, nắng vàng, hoa đua nở, ...
TOÁN - Tiết 98
BẢNG NHÂN 4
I. MỤC TIÊU:
	- Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4.
	- Biết giải bài toán có một phép nhân (Trong bảng nhân 4). BT cần làm: 1, 2, 3)
- GDHS tính tích cực, tự giác và cẩn thận, chính xác khi làm bài
II. CHUẨN BỊ:
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn
- HS: VH, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP:	 Hướng dẫn, đàm thoại, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định. (1’) 
2. Kiểm tra: (4’) 
- 2 học sinh lên bảng làm bài 3, 4/98
- Một số học sinh đọc bảng nhân 3
- Giáo viên nhận xét .
3. Dạy bài mới. (27') 
3.1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em lập bảng nhân 4 và học thuộc bảng nhân 4. Sau đó áp dụng giải các bài toán có liên quan.
3.2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4.
- HS1: Giải:
Số lít dầu đựng trong 5 can là:
3 x 5 = 15 (l)
 ĐS: 15 l dầu
- HS2: Giải:
Số gạo có tất cả là:
3 x 8 = 24 (kg)
 ĐS: 24 kg gạo
- Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. 
- Lấy 1 tấm gắn lên bảng.
+ Hỏi: Ta đã lấy mấy chấm tròn ?
+ 4 được lấy mấy lần ?
+ Vậy ta viết phép tính như thế nào ?
+ Gọi học sinh đọc phép tính.
- Tương tự, có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn như vậy cô đã lấy mấy lần 4 chấm tròn ?
- Vậy ta viết được phép tính như thế nào ? 
- Cho học sinh đọc: 4 x 1 = 4
 4 x 2 = 8
- Cho học sinh hoạt động nhóm tự làm tiếp 4 x 3 = 124 x 10 = 40
- Cho học sinh học thuộc bảng nhân 4.
- Học sinh đọc bảng nhân trong nhóm .
- Giáo viên xóa dần kết quả của bảng nhân . Yêu cầu học sinh đọc xuôi, đọc ngược .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những em thuộc ngay tại lớp.
3.3. Thực hành
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả bảng nhân thực hiện tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.
- Gọi một số học sinh nêu kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét..
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải.
- Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt đề rồi giải.
- Cùng học sinh nhận xét bài trên bảng.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh nêu đặc điểm của số cần tìm.
- Gợi ý HS: có thể đếm thêm 4 (từ 4 đến 40) hoặc đếm bớt 4 (từ 40 đến 4 ).
- Cho lớp làm vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng điền kết quả.
- Cùng HS nhận xét.
4. Củng cố: (3’) 
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
5. Dặn dò. (1’) 
- Về nhà học thuộc bảng nhân 4
- Nhận xét tiết học
- HS theo dõi, nhận xét: Mỗi tấm bìa đều có 4 chấm tròn
- Ta đã lấy 4 chấm tròn.
- 4 được lấy 1 lần.
- 4 x 1 = 4
- Bốn nhân một bằng bốn
- Cô đã lấy 2 lần 4 chấm tròn. 
- Hay 4 được lấy 2 lần
- 4 x 2 = 4 + 4 = 8.
Vậy: 4 x 2 = 8
- Học sinh đọc: Bốn nhân một bằng bốn; bốn nhân hai bằng tám.
- Trao đổi cùng bạn bên cạnh để lập tiếp và hoàn thành bảng nhân 4.
4 x 1 = 4
4 x 2 = 8
4 x 3 = 12
4 x 4 = 16
4 x 5 = 20
4 x 6 = 24
4 x 7 = 28
 4 x 8 = 32
 4 x 9 = 36
4 x 10 = 40
- Đọc bảng nhân trong nhóm
- Đồng thanh – cá nhân
Bài 1. Tính nhẩm.
- HS dựa vào kết quả bảng nhân rồi tính nhẩm.
- Lần lượt một số em nêu kết quả.
4 x 2 = 8; 4 x 1 = 4; 4 x 8 = 32
4 x 4 = 16; 4 x 3 = 12; 4 x 9 = 36
4 x 6 = 24; 4 x 5 = 20; 4 x 10 = 40
4 x 7 = 28
Bài 2. Học sinh đọc đề toán
- Mỗi xe ô tô có 4 bánh xe.
 5 xe ô tô như thế có bao nhiêu bánh xe ?
- Hs thảo luận nhóm tìm cách giải.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở
Giải
5 xe ô tô có số bánh xe là:
4 x 5 = 20 (bánh xe)
 ĐS: 20 bánh xe
Bài 3. Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Mỗi số cần tìm bằng số đứng liền trước nó cộng với 4.
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
- Đại diện các tổ thi đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 20
TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO? 
DẤU CHẤM - DẤU CHẤM THAN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số từ ngữ chỉ đoạn văn (BT3)
- Thời tiết về bốn mùa (BT1). Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấygiờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu vào
- GDHS có ý thức khi dùng từ, đặt câu
II. CHUẨN BỊ: 
GV: 6 bảng con ghi sẵn 6 từ ngữ ở bài tập 1
HS: SGK, VH, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định. (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
Giáo viên nêu tên tháng hoặc nêu những đặc điểm hay của mỗi mùa, cả lớp viết tên mùa vào bảng con.
- GV nêu: Tháng 1,2
- GV nêu: tháng 10, 11
- Ngày tựu trường.
- nhận xét.
3. Dạy bài mới. (27') 
3.1. Giới thiệu bài: Để giúp các em biết dùng các cụm từ bao giờ , lúc nào, mấy giờ để thay cho cụm từ từ khi nào.Và biết dùng dấu câu thích hợp trong đoạn văn.Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên giơ bảng con có ghi sẵn các từ ngữ cần chọn:
+ nóng bức, oi nồng.
+ ấm áp
+ se se lạnh
+ giá lạnh
+ mưa phùn gió bấc
 Bài tập 2.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu văn, lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
 Bài tập 3.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- GV : Bài tập yêu cầu ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu cách làm.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV chấm một số em làm nhanh.
- Nhận xét bài chấm và bài trên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài theo đúng nhân vật.
4. Củng cố. (3’) 
- Giáo viên lưu ý về cách dùng dấu chấm và dấu chấm than sao cho phù hợp.
5. Dặn dò. (1’) 
- Nhận xét tiết học..
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu ?
- HS viết: Mùa xuân
- HS viết: Mùa đông
- HS viết: Mùa thu
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm lại
- Học sinh nói tên mùa phù hợp với từ ngữ trên bảng con.
+ Mùa hạ: nóng bức, oi nồng.
+ Mùa xuân: ấm áp
+ Mùa thu: se se lạnh
+Mùa đông: mưa phùn gió bấc, giá lạnh.
- 2, 3 học sinh đọc lại lời giải
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời miệng, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
a. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng
b. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn nghỉ hè.
c. Bạn làm bài tập này khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)
d. Bạn gặp cô giáo khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)
- Học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Đánh dấu than hoặc dấu chấm vào ô trống cho thích hợp.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu cách làm.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở
a. Ông Mạnh nổi giận quát
- Thật độc ác ! 
b. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa thét - Mở cửa ra !
- Không ! Sáng mai ta mở cửa mời ông vào.
MỸ THUẬT - Tiết 20
VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI TÚI XÁCH
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách
- HS biết cách vẽ cái túi xách, vẽ được cái túi xách theo mẫu
- Giáo dục HS yêu thích môn học
I. CHUẨN BỊ
- GV: Sưu tập một số túi xách có hình dáng, trang trí khác nhau (túi thật và ảnh) 
- HS: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành, ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định : (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
- GV nhận xét bài vẽ tiết trước của HS
- Tuyên dương bài vẽ đẹp
Dạy – học bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’)
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ cái túi xách
GV ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (3’)
*. PP quan sát, giảng giải, hỏi đáp
GV cho HS quan sát một vài cái túi xách, đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận biết :
Túi xách có những hình dạng nào?
Người ta có thể trang trí gì trên túi?
Màu sắc của các túi xách như thế nào?
Túi xách có những bộ phận nào?
GV chốt :
Túi xách có rất nhiều kiểu dáng, các em thích kiểu nào chúng ta có thể chọn để vẽ, nhưng muốn vẽ cho đúng và đẹp ta cần quan sát mẫu cho kĩ, bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em vẽ một cái túi, từ sự hướng dẫn này các em có thể vẽ những kiểu túi khác
Hoạt động 2: Cách vẽ cái túi xách (4’)	
*. PP làm mẫu, quan sát, giảng giải
GV chọn một cái túi xách, treo lên bảng vừa tầm mắt để HS dễ quan sát 
GV vẽ mẫu và hướng dẫn từng bước :
Phác nét phần chính của cái túi xách và quai xách
Vẽ quai xách
Vẽ nét đáy túi
GV hướng dẫn HS cách trang trí :
HS có thể trang trí theo ý thích. Ví dụ :
Mặt túi bằng hình hoa, lá, quả, chim thú hoặc phong cảnh,
Trang trí đường diềm
Vẽ màu tự do
GV vẽ phác hình lên bảng để HS nhận thấy bố cục của túi xách so với phần giấy vẽ như thếnào là vừa
Hình cái túi xách quá nhỏ
Hình cái túi xách bị lệch
Hình cái túi xách vừa với phần giấy
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
*. PP thực hành
- GV cho HS vẽ cá nhân và vẽ vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng
4. Củng cố: (3’)
*. PP quan sát, nhận xét
GV gợi ý HS cách nhận xét bài vẽ của bạn :
Cách vẽ (có giống mẫu không)
Cách trang trí
Màu sắc
GV nhận xét, tuyên dương bài vẽ đẹp
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà quan sát dáng đi, đứng, chạy,của bạn để chuẩn bị cho bài Nặn hoặc vẽ hình dáng người
- Chuẩn bị đất nặn
- Nhận xét tiết học
Hát
HS hoạt động cá nhân, lớp
HS quan sát cái túi và trả lời những câu hỏi của GV 
Hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật ngang, hình vuông, hình thang,
Trang trí bằng những hình ảnh, hoặc những vật như khoá, dây kéo, nút gỗ,
Túi xách có rất nhiều màu sắc đa dạng
Phần thân túi và quai xách
- HS hoạt động lớp
- HS quan sát GV hướng dẫn và vẽ mẫu
- HS có thể tự nêu các cách trang trí mà mình biết
- HS hoạt động cá nhân
- HS thực hành
- HS hoạt động cá nhân, lớp
- HS quan sát bài vẽ của bạn và đưa ra nhận xét theo hướng dẫn của GV 
- Nghe
ÂM NHẠC - Tiết 20
ÔN TẬP BÀI HÁT : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Tập biểu diễn các bài hát đã học nhằm rèn luyện cho HS tư thế khi biểu diễn một bài hát, thể hiện tình cảm khi hát.
- Qua tiết học giáo giục HS yêu âm nhạc, hoà mình vào tập thể tham gia sinh hoạt thật vui.
 II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Chuẩn bị vài động tác múa phụ họa đơn giản.
- HS: Sách hát
III. PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn, thực hành luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’ Gọi 4 em hát bài Trên con đường đến trường
 Nhận xét
3. Bài mới: 26’
a. a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, ghi đề.
b. Hoạt động1: Ôn tập bài hát :“ Trên con đường đến trường ”
 Bắt giọng cho HS hát 2 lần bài hát.
 Cho HS luyện tập bài hát lần lượt theo nhóm, theo dãy, theo bàn.
 Nhận xét, tuyên dương nhóm hát tốt nhất.
Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca.
 Cho HS lên bảng biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca, song ca, đơn ca.
Nhận xét từng tiết mục.
 - Hướng dẫn cho HS những động tác phụ hoạ theo bài hát.
 Khi hát” Trên con đường đến trường có con là con chim hót” tay trái đưa lên ngang tầm mắt nhìn.
 Khi hát “Trên con đường đến trường có con là con chim hót” hai tay đưa lên miệng tượng trưng hình ảnh con chim hót chân nhún theo nhịp.
Hoạt động 2: Trò chơi “Rồng rắn lên mây”
 - Hướng dẫn cho HS thực hiện trò chơi: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ một em làm “thầy thuốc”, những em còn lại đứng thành hàng một tay bạn sau bắt lên vai bạn trước, sau đó đi lượn qua lượn lại tượng trưng con rắn đang bò, vừa đi vừa nói: Rồng rắn lên mây 
 Có cây núc nác
 Có ông thầy ở nhà không...
4. Củng cố : 4’ 
- Nêu nội dung tiết học ?
đông - Cho HS hát đồng ca bài hát 
 Nhận xét
5. Dặn dò: 1’
- VN học thuộc bài hát, tập biểu diễn bài hát.
chuẩn bị: Học hát bài: Hoa lá mùa xuân.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 2 lần bài hát.
- Luyện tập bài hát 
- Chú ý lắng nghe.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhip, theo phách và tiết tấu lời ca.
- Chú ý lắng nghe. 
- Thực hiện các động tác phụ hoạ đơn giản.
- Chú ý nhìn lên bảng thực hiện theo các động tác.
- Thực hiện trò chơi.
Ngày soạn: Ngày 6 tháng 1 năm 2015
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 15 tháng 1 năm 2015
THỂ DỤC - Tiết 40
BÀI 40
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiểng gót hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
- GDHS luôn có ý thức tập luyện TDTT
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm 	 : Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập .
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi . Kẻ sân chơi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1/ Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học : 1- 2 phút 
- Đứng vỗ tay và hát (1 - 2 phút)
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên, sau đó chuyển thành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Vừa đi vừa hít thở sâu 6 - 8 lần.
- Xoay cổ tay, đầu gối, hông, chân ( 1 - 2 phút)
5’
* * * * * * *
* * * * * * *
r
* * * * * * *
2/ Phần cơ bản:
- Ôn đứng kiểng gót hai tay chống hông (4 - 5 lần).
+ Lần 1: Giáo viên làm mẫu, giải thích để học sinh tập theo. 
+ Lần 2, 3: Do lớp trưởng điều khiển.
- Ôn động tác đứng kiểng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp. 
- Ôn phối hợp 2 động tác trên (3 - 4 lần).
- Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” (8 - 10 phút)
+ Giáo viên nêu tên trò chơi.
+ Cho một đôi làm mẫu theo chỉ dẫn và giải thích của Giáo viên , sau đó cho học sinh chơi 3 - 5 lần.
25’
r
3/ Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng : 5 - 6 lần .
- Nhảy thả lỏng :5 - 6 lần 
- Đứng vỗ tay và hát theo vòng tròn.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài 
- Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà 
5’
r
CHÍNH TẢ (Nghe-viết) – Tiết 40
MƯA BÓNG MÂY
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.
- Làm được BT2 (a, b) hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn.
- GDHS luôn có ý thức rèn chữ - giữ vở
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bảng phụ
	- HS: VH, Vở bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn, vấn đáp, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định. (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con: cá diếc, diệt ruồi, tai điếc, chảy xiết.
- Giáo viên nhận xét.
3. Dạy bài mới: (27') 
3.1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả trước, các em đã luyện nghe - viết hai khổ thơ của bài thơ: “Gió”. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết bài: “Mưa bóng mây” để vừa luyện viết chính tả, vừa biết thêm một hiện tượng thiên nhiên thú vị - mưa bóng mây. Sau đó các em sẽ làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu s/x.
3.2. Hướng dẫn nghe viết
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
- 2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con: cá diếc, diệt ruồi, tai điếc, chảy xiết.
- Giáo viên đọc bài thơ
- Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ
+ Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?
+ Mưa bóng mây có điểm gì lạ ?
+ Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú ?
b) Hướng dẩn cách trình bày.
+ Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy chữ ?
- Cho học sinh tìm những từ có vần ươi, vần oang, vần ay.
 c) Hướng dẫn học sinh viết từ khó 
- Cho học sinh viết bảng con: thoáng cười, tay, dung dăng.
- Giáo viên phân tích một số từ khó ở bảng.
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở.
 C )Chấm, chữa bài.
- Giáo viên chấm một số bài.
- Nhận xét bài chính tả.
3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài tập vào vở, gọi 2 họ

File đính kèm:

  • docTuần 20.doc
Giáo án liên quan