Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng. Hiểu nội dung câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

- Khuyến khích HS làm việc tốt.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- 2 HS đọc bài: Tự thuật.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.

- HS nhận xét - GV cho điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc (20)

 * GV đọc mẫu.

 * Hướng dẫn (HD) HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 + HS luyện đọc các từ ngữ có vần khó: trực nhật, lặng yên, sáng kiến.

 . HS đọc; HS nhận xét; GV sửa sai.

 + HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ lên bảng.

. Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con: năm, lớp, luôn luôn.
 * HS chép bài vào vở. (13 - 15’)
- GV theo dõi, uốn nắn.
 * Chấm , chữa bài (4 - 5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả. (7’)
Bài 2a: 
- GV nêu yêu cầu của bài: điền vào chỗ trống s hay x? 
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bảng con.
- Khi nào em điền s/ x? Lấy VD
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: xoa, sân, sâu, xâu.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD mẫu.
- 2, 3 HS lên bảng lần lượt viết từng chữ cái. Lớp làm vào vở Bài tập.
- 4, 5 HS đọc lại thứ tự đúng của bảng chữ cái.
Bài 4: Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- GV xoá những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu 2, 3 HS viết lại .
- GV xoá dần các chữ cái. Từng HS đọc thuộc lòng tên 10 chữ cái.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đọc thuộc lòng tên 10 chữ cái vừa học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: toán
Tiết 7: số bị trừ - số trừ - hiệu
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- Rèn kỹ năng thực hành phép trừ và giải toán.
- GDHS tính tích cực, chủ động trong học tập. 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ kẻ BT1, (trang 9- SGK) Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng- HS lớp làm bảng con:
+ Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 
 a) 23 và 44 b) 62 và 17 
 37 và 42 16 và 73 
- HS nhận xét, GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu: ( 5 - 6’)
* GV viết lên bảng phép trừ: 59 - 35 = 24
 Số bị trừ Số trừ Hiệu 
- GV chỉ từng số trong phép trừ và nêu tên gọi trong phép trừ này: 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 là hiệu.
- HS nêu lại tên các thành phần và kết quả của phép trừ đó.
- GV cho nhiều HS nhắc lại.
 GVhướng dẫn HS đặt tính và nêu tên gọi. 59 Số bị trừ 
+ Chú ý: 59 - 35 cũng gọi là Hiệu -
HĐ1: Thực hành: (20 - 25’) 35 Số trừ 
Bài 1: GV h/dẫn HS cách làm trên bảng phụ
- HS nêu: Muốn tìm hiệu thì lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 24 Hiệu 
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: GV h/dẫn HS tự nêu cách làm.
- HS làm cả bài- HS: làm phần a, b, c.
- 2HS lên bảng làm- cả lớp làm bảng con.
- GV chữa bài, lưu ý HS cách đặt tính đúng. 
Bài 3: Cho HS đọc thầm bài tự nêu tóm tắt và giải.
- 1HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở
- GV chấm chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi đua viết phép trừ tính hiệu nhanh. 
- GV nêu:Viết phép trừ có hiệu đều bằng 25 (Ai làm xong trước được khen).
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
 Tiết 2: Bộ xương
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết được tên một số xương và khớp xương của cơ thể. Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
- Nêu được tên và chỉ được vị chí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- GDHS năng vận động để xương phỏt triển tốt.
II. Đồ dùng: 
- Tranh vẽ bộ xương 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên bài học tiết trước? 
- Nói tên các cơ quan vận động của cơ thể? 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài cho HS nờu vị trớ, vai trũ của cỏc xương. 
b. Các hoạt động
HĐ1: Quan sỏt hỡnh vẽ bộ xương	
 + Mục tiêu: Nhận biết và núi được tờn 1 số xương của cơ thể.
 + Cách tiến hành:
- GV treo tranh, gọi 2 HS lờn bảng để HS vừa chỉ vừa núi tờn xương.
- Cho HS thảo luận cỏc cõu hỏi: 
 . Hỡnh dạng kớch thước cỏc xương?
 . Vai trũ của cỏc xương? 
- GV kết luận, cho HS nhắc lại.
HĐ2: Thảo luận về cỏch giữ gỡn và bảo vệ bộ xương
 + Mục tiêu: Hiểu được cần đi, đứng, ngồi đỳng tư thế khụng mang vật nặng.
 + Cách tiến hành:
- HS quan sỏt hỡnh 2, 3 đọc và trả lời cõu hỏi dưới mỗi hỡnh theo cặp.
- GV và HS cựng thảo luận: 
 . Tại sao phải đi, đứng ngồi đỳng tư thế?
 . Tại sao khụng mang xỏch vật nặng? 
 . Ta cần làm gỡ để xương phát triển tốt?
 *GV kết luận: Chỳng ta cần ngồi học ngay ngắn, khụng mang vỏc vật nặng. Để xương phỏt triển tốt cần cú thúi quen ngồi học ngay ngắn, khụng mang nặng.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại kết luận.
- Em nên làm gì để cột sống không bị cong vẹo?
- Nhận xột chung giờ học, tuyên dương. 
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Phần thưởng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu rõ hơn ND câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
- Củng cố cách đọc toàn bài: biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, thể hiện được lời nhân vật.
- GDHS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. 
II. Đồ dùng;
- Bảng phụ viết câu văn cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài: Phần thưởng + TLcác CH: 1, 2, 3 ( SGK ).
- 1 HS nêu ND chính của câu chuyện. 
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: (30 - 32’)
- HS đọc nối tiếp từng dòng, từng đoạn
- GV sửa cho HS, uốn nắn tư thế đọc + HDHS đọc đúng các từ: cục tẩy, trực nhật, lặng yên, túm tụm, sáng kiến,....
- GV treo bảng phụ chép câu văn HD HS đọc cho đúng.
- Vài HS đọc cả bài - HS khác nhận xét.
- GV nêu câu hỏi SGK để HS nhớ lại ND truyện.
- Hỏi thêm: Em học được gì qua câu chuyện?
* GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu ý nghĩa bài đọc.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Mít làm thơ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. Nắm được diễn biến câu chuyện. Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít. HS bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
- HS đọc trơn được toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi và dấu gạch ngang. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng;
- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ).
- Bảng phụ viết câu văn cần HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài: Phần thưởng + TLCH về ND từng đoạn, HS nêu ND bài.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: GV treo tranh - GT bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV uốn nắn tư thế đọc + HDHS đọc đúng các TN: nổi tiếng, dạo này, thi sĩ, làm thơ, ....
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn:
+ Đoạn 1: 2 câu đầu.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến " Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ."
+ Đoạn 3: còn lại. 
- GV dùng bảng phụ HDHS cách đọc một số câu:
+ ở thành phố Tí Hon,/ nổi tiếng nhất/ là Mít.//Ngời ta gọi cậu như vậy/ vì cậu chẳng biết gì.//
+ Một lần,/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy/ để học làm thơ.//
- GV kết hợp HDHS hiểu nghĩa một số từ mới trong từng đoạn: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
- HS luyện đọc tiếp nối từng đoạn theo nhóm. GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng.
- HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc từng đoạn, cả bài ). Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HĐ2: HDHS tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời CH 1 ( SGK ): ... vì cậu chẳng biết gì. Mít có nghĩa là chẳng biết gì.
- HS đọc tiếp đoạn 2 + TL các CH 2, 3 ( SGK ):
+ C.2: ... Mít ham học hỏi.
+ C.3: Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ.
+ Trước hết, Hoa Giấy dạy Mít điều gì ? (.. dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ ).
+ Hai từ ( hoặc tiếng ) như thế nào được coi là vần với nhau ? ( ... có phần cuối giống nhau hay giống nhau ở phần vần - GV lấy VD: vịt - thịt, cáo - gáo, ... ).
+ Mít gieo vần thế nào ? ( bé - phé ).
+ Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười ? ( tiếng phé không có nghĩa gì cả ).
 - GV nêu tiếp CH 4 ( SGK ) - HS tiếp nối nhau phát biểu. 
HĐ 3: Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho HS thi đọc kiểu phân vai giữa các nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen CN, nhóm đọc hay nhất
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- Em thấy nhân vật Mít thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS đọc tốt, hiểu bài HS kể lại câu chuyện Mít làm thơ cho người thân nghe.
Tiết 3: toán *
 Ôn: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ, giải toán có lời văn.
- HS làm được các bài toán có liên quan.
- HS tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ kẻ sẵn ND BT 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bảng lớp - Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính hiệu biết:
	a/ Số bị trừ là 57; số trừ là 26
	b/ Số bị trừ là 85; số trừ là 32
- HS nhận xét, GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ 1: Ôn tập về các thành phần và tên gọi của phép trừ.
- GV viết lên bảng phép cộng: 28 - 12. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính KQ - Dưới lớp làm ở bảng con.
- GV gọi một số HS nêu tên gọi các thành phần và KQ của phép trừ.
- HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
- HS nhắc lại tên gọi thành và kết quả của phép trừ:
 Số bị trừ, số trừ là các thành phần của phép trừ.
 Hiệu là KQ của phép trừ. 
GV nhận xột
HĐ 2: Thực hành.
 Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị trừ
53
87
75
55
19
Sốtrừ
13
26
20
55
9
Hiệu
- GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu BT.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu BT.
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài (mỗi em làm 1 cột)
- HS nhận xét; GV củng cố chốt kiến thức về cách tìm hiệu.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu biết:
	 a) Số bị trừ là 97 số trừ là 52
	 b) Số bị trừ là 59 số trừ là 14
	 c) Số bị trừ là 38; số trừ là 25
	 d) Số bị trừ là 99 số trừ là 32
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài.
- HS nhận xét; GV củng cố chốt kiến thức.
Bài 3: Một mảnh vải dài 58 dm. Cô thợ may cắt đi 12 dm để may quần. Hỏi mảnh vải còn lại bao nhiêu dm?
- 1 HS đọc đầu bài. GV HD HS cách làm.
- HS làm bài vào vở: 58 - 12 = 46 (dm).
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS - GV nhận xét
- GV chấm 3 - 5 bài; Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
Bài 4:
 Điền số thích hợp vào chỗ chấm : 
 60 -  = 3 48 - 3= 5
- GV ttreo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu BT.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài.
- HS nhận xét; GV củng cố chốt kiến thức
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 23/ 8/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: Ă, Â
I. mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Ă, Â; viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng và đủ các dòng tập viết ở lớp.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho HS.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. Biết ăn hợp vệ sinh để dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt.
II.Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ A, Ă, Â; Bảng phụ viết chữ mẫu, cụm từ ứng dụng.
- HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa A.
- HS viết bảng con: A, Anh.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’) GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD viết chữ hoa: (8’)
HD viết chữ hoa: (6 - 8’)
 * HD HS quan sát và nhận xét các chữ Ă, Â hoa:
- GV cho HS quan sát mẫu chữ A, Ă, Â. 
- HS nêu được điểm giống và khác nhau giữa chữ Ă, Â với chữ A. 
- GV HD HS cách viết: viết như viết chữ A, nhưng có thêm dấu phụ.
- GV HD cách viết các dấu phụ.
- GV viết mẫu chữ Ă, Â lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
 * HS viết chữ Ă, Â vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7 - 8’)
 * Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ; 2 HS đọc cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ .
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng:
 Khuyên ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
 * HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét; GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Ăn trên dòng kẻ; nhắc HS lưu ý: điểm cuối của chữ Ă nối liền với điểm bắt đầu chữ n.
 * HS viết chữ Ăn vào bảng con.
- HS nhận xét; GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo chữ hoa Ă, Â.
- HS nêu quy trình viết chữ hoa Ă, Â.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: Ă, Â.
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa Ă, Â.
- HS viết đúng chữ hoa Ă, Â., chữ và câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ . Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa Ă, Â..
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa Ă, Â..
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa Ă, Â. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa Ă, Â.., 2 dòng câu Ăn chậm nhai kĩ ”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa Ă, Â, 2 dòng câu Ăn chậm nhai kĩ 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: toán *
Luyện tập
I. mục đích, yêu cầu:	
- Ôn tập, củng cố cho HS về phép cộng, trừ ( không nhớ) các số có 2 chữ số.
- Rèn KN thực hành giải toán về cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên thành phần và kết quả ttrong phép tính sau: 
	13 + 12 = 25	 58 - 37 = 21
- HS nhận xét, GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Thực hành
	Treo bảng phụ ghi nội dung BT
HĐ 1: Ôn tập, củng cố KT về phép cộng và phép trừ.
- GV ghi bảng 2 phép tính: 
 25 + 12 = ? và 56 - 13 = ?
- HS tự đặt tính và tính KQ vào vở BT, 2 HS lên bảng làm.
- GV kết hợp hỏi để củng cố cho HS về tên gọi các thành phần và KQ của mỗi phép tính; cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV chốt KT về phép cộng và phép trừ.
HĐ 2: Thực hành.
- GV tổ chức, HDHS tự làm các BT sau: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	36 + 12 	53 + 24	17 + 22	56 - 33	74 – 44
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS làm bảng con. 2HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét; GV củng cố chốt cách đặt tính và cách THPT cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Số hạng
43
54
33
16
Số hạng
13
14
33
23
Tổng
Số bị trừ
68
77
66
59
Số trừ
14
52
33
13
Hiệu
- GV ttreo bảng phụ - 1HS đọc yêu cầu BT.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu BT.
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài (mỗi em làm 1 cột)
- HS nhận xét; GV củng cố chốt kiến thức về cách tìm tổng và hiệu.
Bài 3: Mẹ và chị hái được 58 quả cam. Mẹ hái được 32 quả. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam ?
- HS đọc đầu bài. GV HD HS cách làm.
- HS làm bài vào vở: 58 – 32 = 26 (quả).
- HS lên bảng chữa bài. 
- HS - GV nhận xét.
- GV chấm 3 - 5 bài; Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
- GV củng cố lại dạng toán.
Bài 4: (Nếu còn TG)
	 Xếp các số : 89, 98, 54, 95, 45, 38, 27
	 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
	 b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt KQ đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 23/ 8/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
I. mục đích, yêu cầu:	
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập. Tìm được các từ có tiếng học, có tiếng tập.
- Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới, biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết câu đúng.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 1, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS tìm các từ chỉ đồ vật, cây cối, tính nết học sinh.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập: (29 - 31’)
Bài 1: HS làm miệng.
- GV treo bảng phụ, HS nêu yêu cầu của bài tập: tìm các từ có tiếng học, tiếng tập.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- HS làm miệng - HS khác nhận xét; GV bổ sung.
 + GV chốt kiến thức: mở rộng vốn từ liên quan đến học tập.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1.
- GV HD cách làm
- 2HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở nháp.
 . HS - GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Làm miệng
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu).
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài:
 + Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành câu mới.
- HS làm miệng. GV nhận xét, chốt kiến thức.
Bài 4: làm viết.
- HS nêu yêu cầu của bài tập: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập. HS làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài. GV cùng cả lớp chữa bài.
 + GV chốt kiến thức: Cần đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu trên.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GVchốt kiến thức: 
	 + Có thể thay đổi vị trí các từ trong một câu để tạo thành câu mới.
	 + Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Làm việc thật là vui
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết đúng đoạn: “ Như mọi vật..lúc nào cũng vui.” Củng cố quy tắc viết g/ gh. Học thuộc bảng chữ cái.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Viết đúng: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn, bận rộn. Biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
- HS ngồi viết đúng tư thế. Chăm chỉ làm việc.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả với g/ gh. (Bài 2).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
- HS đọc thuộc lòng, rồi viết đúng thứ tự 10 chữ cái đã học: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. 
- HS nhận xét - GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: (8 - 10’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi:
+ Bài chính tả này trích từ bài tập đọc nào? (Làm việc thật là vui)	 
+ Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì? 
 ( Bé học bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.) 
	 + Bé thấy làm việc như thế nào? (Làm việc bận rộn nhưng rất vui).
- HD HS nhận xét: Bài chính tả có mấy câu? (3 câu). 
	Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất? (Câu thứ 2). 
- HS viết bảng con: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn, bận rộn.
* Đọc cho HS viết: (12 - 13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Chấm , chữa bài: (3 - 4’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (5’)
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh.
- 2 HS lên bảng làm mẫu. 
- GV gọi mỗi lần hai nhóm (mỗi nhóm 5 HS) lần lượt đố nhau

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc
Giáo án liên quan